intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ nhiệt - Hiểm họa do lạnh giá

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạ nhiệt là tình trạng nhiệt độ của cơ thể xuống dưới 35°C. Hạ nhiệt bất ngờ là hậu quả do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh. Hạ nhiệt bất ngờ gây tử vong cao hơn nhiều so với bệnh nhân bị hạ nhiệt thứ phát do biến chứng của một rối loạn toàn thân nặng. Vì sao cơ thể bị hạ nhiệt? Tình trạng mất nhiệt của cơ thể xảy ra qua 5 cơ chế: bức xạ làm mất nhiệt từ 55 - 65%; dẫn truyền, mất nhiệt từ 10 15%; đối lưu, mất nhiệt tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ nhiệt - Hiểm họa do lạnh giá

  1. Hạ nhiệt - Hiểm họa do lạnh giá Hạ nhiệt là tình trạng nhiệt độ của cơ thể xuống dưới 35°C. Hạ nhiệt bất ngờ là hậu quả do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh. Hạ nhiệt bất ngờ gây tử vong cao hơn nhiều so với bệnh nhân bị hạ nhiệt thứ phát do biến chứng của một rối loạn toàn thân nặng. Vì sao cơ thể bị hạ nhiệt? Tình trạng mất nhiệt của cơ thể xảy ra qua 5 cơ chế: bức xạ làm mất nhiệt từ 55 - 65%; dẫn truyền, mất nhiệt từ 10 - 15%; đối lưu, mất nhiệt tăng khi có gió; hô hấp; bốc hơi, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ xung quanh và độ ẩm tương đối.
  2. Có nhiều yếu tố dẫn đến mất nhiệt của cơ thể: hạ nhiệt bất ngờ thường xảy ra vào mùa đông giá rét khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh; người cao tuổi bị hạ nhiệt do: ít hoặc không vận động, suy dinh dưỡng; bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, tâm thần, không biết cách mặc ấm. Trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt do thiếu các phản ứng run hay các phản ứng thích nghi. Những người lao động hoặc sinh hoạt ngoài trời phải tiếp xúc nhiều với thời tiết lạnh có nguy cơ, hạ nhiệt cao; nhiều bệnh gây hạ nhiệt như: thiểu năng tuyến thượng thận, giảm năng tuyến yên, giảm glucose huyết do insulin hay thuốc làm giảm glucose huyết...; tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống; nhiễm khuẩn huyết, bỏng nặng... Biểu hiện hạ nhiệt như thế nào? Đa số các trường hợp hạ nhiệt, bệnh nhân đều có quá trình
  3. tiếp xúc với thời tiết lạnh nên dễ chẩn đoán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng của bệnh. Người ta chia ra ba mức độ hạ nhiệt: nhẹ, vừa và nặng Mức hạ nhiệt nhẹ, thân nhiệt từ 35°C – 32,2°C. Bệnh nhân có các dấu hiệu: bị tăng trương lực cơ, trước run, sau đó yếu cơ, mất điều hoà cơ; tăng bài niệu, tăng chuyển hoá do run; nhịp thở nhanh, sau đó giảm dung lượng hô hấp mỗi phút, tăng tiết phế quản, co thắt phế quản; nhịp tim lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, co mạch, tăng lưu lượng tim và huyết áp; mất trí nhớ, mất tình cảm, rối loạn lời nói, ứng xử không thích đáng... Mức hạ nhiệt vừa, thân nhiệt dưới 32,2°C- 28°C, các triệu chứng gồm: giảm phản xạ, giảm sinh nhiệt do run, cứng đờ; giảm thông khí, không có phản xạ đường thông khí bảo vệ; giảm dần mạch và lưu lượng tim, tăng loạn nhịp tâm nhĩ và tâm thất; giảm dần mức độ ý thức, giãn đồng tử, cởi quần áo nghịch lý (trong khi đang lạnh), ảo giác...
  4. Mức độ hạ nhiệt nặng, thân nhiệt dưới 28°C, có nhiều triệu chứng nặng: bệnh nhân không cử động, giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, mất phản xạ ngoại vi; thiểu niệu nặng, giảm 80% chuyển hoá cơ bản; sung huyết phổi và phù phổi, ngạt; giảm dần áp huyết, nhịp tim, suy tâm thu; hôn mê, mất phản xạ mắt, giảm dần điện não đồ... Lưu ý rằng bệnh nhân hạ nhiệt có thể bị bối rối hoặc hay gây gổ; những triệu chứng này giảm đi nhanh nếu làm cho bệnh nhân ấm lại hơn là dùng chất hạn chế. Chăm sóc và điều trị Việc làm ấm lại bệnh nhân là rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị người bị hạ nhiệt. Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường lạnh. Nếu phủ ấm đầu thì tốc độ ấm lại mỗi giờ là 0,5°C - 2,0°C đối với người khoẻ mạnh mới bị hạ nhiệt đột xuất, nhẹ, bệnh nhân có đủ dinh dưỡng và glycogen để giúp quá trình nội sinh nhiệt.
  5. Làm ấm lại tốt nhất bằng cách dùng chăn toả nhiệt hoặc đắp khăn nóng. Có thể dùng các liệu pháp: ngâm bàn tay, cẳng tay, bàn chân và bắp chân trong nước 44°C - 45°C; dùng ôxy ẩm nóng (40°C - 45°C) làm ấm đường thông khí qua khẩu trang. Việc dùng thuốc Khi bệnh nhân bị hạ nhiệt, các cơ quan và hệ tim mạch đáp ứng tối thiểu với hầu hết các thuốc. Liều tích luỹ có thể gây ngộ độc trong lúc làm ấm lại vì thuốc tăng liên kết với protein và vì các cơ chế chuyển hoá và bài tiết kém đi. Vì vậy nên thận trọng dùng thuốc, nhất là các thuốc tim mạch, hô hấp, thuốc tác dụng với tuyến giáp, tuyến thượng thận... Hạ nhiệt che giấu các triệu chứng của nhiễm khuẩn nên cần phải điều trị dự phòng bằng kháng sinh theo kinh nghiệm cho bệnh nhân cao tuổi, trẻ sơ sinh và bênh nhân suy giảm miễn dịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2