intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÀ NỘI CÓ MỘT LÀNG NGHỀ

Chia sẻ: Haivan Haivan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

232
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ven Tây Hồ, một cảnh quan đẹp và nên thơ bậc nhất Thăng Long - Hà Nội, có những làng chuyên trồng quất Nghi Tàm, làng chuyên trồng đào như Nhật Tân, trồng các loại hoa như Phú Xá, vào xuân rực lên đủ màu, đủ sắc. Bên cạnh đó lại còn có những làng nghề, từng vào ca dao, sử sách thời xưa. Không biết làng Võng Thị xưa có chuyên nấu rượu hay không, tôi sinh sau để muộn không rõ, nhưng đọc thơ phú xưa thấy .........

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÀ NỘI CÓ MỘT LÀNG NGHỀ

  1. HÀ NỘI CÓ MỘT LÀNG NGHỀ Trong bài "Phú thượng Tây Hồ" Nguyễn Huy Lượng thời Tây Sơn nói về nghề làm giấy rất thơ: "Chày Yên Thái nện trong sương loảng choảng" .... Ven Tây Hồ, một cảnh quan đẹp và nên thơ bậc nhất Thăng Long - Hà Nội, có những làng chuyên trồng quất Nghi Tàm, làng chuyên trồng đào như Nhật Tân, trồng các loại hoa như Phú Xá, vào xuân rực lên đủ màu, đủ sắc. Bên cạnh đó lại còn có những làng nghề, từng vào ca dao, sử sách thời xưa. Không biết làng Võng Thị xưa có chuyên nấu rượu hay không, tôi sinh sau để muộn không rõ, nhưng đọc thơ phú xưa thấy ... hình như nơi đây có lò rượu nên trong "Phú chiến tụng Tây Hồ", Phạm Thái mới viết: Chợ Võng Thị rượu nồng hương mới chín Lũ tuy ông tất tả dáng sang đò... Hẳn là nơi đây khi xưa phải có lò rượu, nên khi mẻ rượu vừa cất xong toả nức hương thơm, gió Tây Hồ toả hương rượu sang bên kia bờ nên đám dân "nghiền" mới tất tả kéo sang chợ Võng Thị mà say sưa. Trong "Địa dư chí" của Nguyễn Trãi, những làng khác ven Hồ Tây cũng được ông ghi như sau: "Phường Thuy Chương dệt lụa, phường Yên Thái làm giấy". Yên Thái nằm trong vùng Bưởi bây giờ, nhưng cách Bưởi không xa có làng Cầu Giấy, Cầu Giấy nằm bên sông Tô Lịch. Cạnh đó còn có Đông Xá, Hồ Khẩu, thôn Nghè... xưa đều nằm trong vùng Bưởi. Trong bài "Phú thượng Tây Hồ" Nguyễn Huy Lượng thời Tây Sơn nói về nghề làm giấy rất thơ: "Chày Yên Thái nện trong sương loảng choảng". Hẳn là, tà mạn Bưởi, Yên Thái, tiếng chày giã "dó" thành bột để làm giấy đã vang động cả một vùng hồ nước mênh mông, nên mới được Nguyễn Huy Lượng tán dụng đến như vậy. Cây dó trên rừng có thứ vỏ để làm giấy rất tốt. Khi vỏ dó được bóc đem phơi khô chuyển về kinh thành Thăng Long, nó được lọc kỹ càng, thứ tốt để riêng, còn thứ xấu để làm giấy "xề". cho nên trong câu ca dao cũ mới kể: "Con gái Kẻ Cót thì đi buôn "xề". Kẻ Cót là tên nôm của Yên Hoà xưa có tên Thượng Yên Quyết. Buôn "xề" là buôn loại giấy xấu, giấy "xề". Tuy vậy con gái Kẻ Cót lại xinh tươi chứ không như ai đó đùa cợt dùng chữ "xề" như gái xề là chẳng đúng. Các cụ ở Bưởi khi nói về cái nghề "tổ" của làng mình đã cho rằng nghề làm giấy có từ thời Lý Công Uẩn. "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ ban bổ khi Hoa Lư viết trên giấy của làng này. Như trên đã nói, nghề làm giấy nói chung có ở vùng Bưởi, vùng Nghĩa Đô, Bác Ninh, phụ trách thông tin phường Bưởi nhắc đến nhiều nhất thôn Nghè, họ Lại, đọc một câu ca dao cũ: "Họ Lại làm giấy sắc vua". Họ Lại ở thôn Nghè. Tại thôn này, người ta
  2. giữ được tờ giấy "sắc" thời phong kiến vẽ mây rồng. Bác Ninh kể lai lịch thôn Nghè, làng Nghè: -Nghè đây không phải là ông nghè, ông trạng mà là nghề "nghè giấy" hay nện giấy. Ngày xưa chưa có máy ép thì khi đúc xong những tờ giấy trên khuôn, nhuộm xong, phơi khô xong, người ta xếp thành từng tập, mươi mười lăm "rồ" một, đặt trên phiến đá phẳng, dùng chày mà nện cho thật kỹ, đến khi giấy mịn mặt mới thôi. Ra thế, có được những tờ giấy mịn, dai là nhờ giấy được "nghè". Làm giấy thường thì những công đoạn không phức tạp lắm. Đáng chú ý là việc làm giấy sắc. Đó là loại giấy đặc biệt. Các loại giấy thông thường có thể làm từ cây giang, cây nứa, bã mía... nhưng làm giấy sắc thì hoàn toàn phải dùng vỏ cây dó sạch, không pha tạp chút nguyên liệu nào khác để giấy không nát, bền và dai. Tờ giấy khi đã đúc từ khuôn ra đem phơi cho khô rồi nhuộm. Màu vàng của giấy sắc không quá sẫm. Người ta pha hoa hoè với phẩm hoa hiên, phẩm hồng. Hoa hoè phải đem rang. Pha những thứ màu đó rồi đổ lẫn với nhau cho ra một màu chung để nhuộm giấy. Xong khâu nhuộm thì đến khâu vẽ. Chất liệu vẽ là kim nhũ hoà với keo da trâu. Người vẽ dùng bút lông vẽ hình long, ly, quy, phượng, mây, hoa...Những hình vẽ trên giấy sắc đã được quy định rõ ràng, giấy sắc phong cho phẩm trật nào thì có vẽ hình ấy. Có hai loại giấy đặc biệt, một là giấy sắc và giấy lệnh. Giấy sắc phong các vị thần, các vị có chức tước cao thì dùng giấy màu vàng còn giấy sắc thường thì dùng giấy "lệnh". Các cụ làng giấy kể về thứ giấy đặc biệt thời phong kiến như sau: -Các vua nhà Nguyễn muốn có giấy sắc thì từ trong Huế lệnh cho Tổng đốc Hà Nội. Viên quan này bèn cho lính đến Nghĩa Đô bắt thợ tập trung làm giấy. Mỗi nhà làm giấy đều có lính đóng tại đó để kiểm tra, xem xét. Nhà làm giấy khi bắt tay làm giấy sắc phải dọn dẹp sạch sẽ, bàn thờ tổ phải có khói hương vì việc làm giấy sắc là việc vô cùng quan trọng theo lệnh vua. Giấy làm xong thì lính áp tải về dinh Tổng đốc, nhập kho rồi mới được trả tiền công. Những người chuyên làm giấy cũ vùng Bưởi ven Tây Hồ không còn nữa. Tuy nhiên, vẫn có nhà giữ lấy nghề "tổ". Họ không làm giấy bản, giấy sắc nhưng vẫn làm một loại giấy mà hiện Hà Nội và các địa phương rất cần. Đó là mà người ta hay gọi nôm na là giấy vệ sinh. Giấy này cũng đang được sản xuất nhiều và bán chạy lắm. Những cuộn giấy màu vàng, màu đỏ, màu trắng được sản xuất từ các loại giấy "phế liệu", hoặc những nguyên liệu sẵn có in nhãn hiệu các nhà sản xuất, mỗi cửa hàng ăn uống, mỗi gia đình cần đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2