HAI ANH EM (truyện tập cho trẻ kể lại)
lượt xem 76
download
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm, hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lỏng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em : - Em ạ! Cha mẹ chết đi cũng có để cho mình một ít của cải, nhưng nếu chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình sẽ đói khổ. Vì vậy ngày mai chúng mình sẽ đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HAI ANH EM (truyện tập cho trẻ kể lại)
- HAI ANH EM (truyện tập cho trẻ kể lại) Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm, hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lỏng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em : - Em ạ! Cha mẹ chết đi cũng có để cho mình một ít của cải, nhưng nếu chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình sẽ đói khổ. Vì vậy ngày mai chúng mình sẽ đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả chúng mình quay về gặp nhau. Người em vâng lời . Sáng hôm sau hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngả, người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa đang nở chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt. Người anh bằng xuống đồng gặt giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu, sạch đến đó, những người thợ gặt rất hài lòng. Gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem đổi lấy gạo làm
- lương ăn đường. Anh lại tiếp tục đi. Một quãng anh lại gặp một ruộng bông. Những quả bông chín trắng xoá khắp cả cánh đồng. Nhiều người đang mãi miết hái bông. Trời nắng gắt, người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Thấy thế anh bèn xuống hái giúp. Anh hái cũng rất nhanh không xót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải, may quần áo mặc rồi lại lên đường. Đi một quãng nữa anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh cụ già nói : - Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó . Người anh nhận lời rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh nhìn thấy một cây bí ngô bị héo rũ trên mặt ruộng, cạnh đấy có một đôi vò của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi vò đi gánh nước. Đường ra suối rất xa lại gồ nghề, khúc khuỷu, nhưng anh vẫn chịu khó sách hết vò này đến vò khác để tưới cho cây bí ngô. Ròng rã ba tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả, những quả bí ngô lớn rất nhanh chỉ mới mấy ngày mà nó đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm đang sách nước thì cụ già đến, cụ nói với anh :
- - Con đã khó nhọc tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn lão tặng cho con quả bí ngô to nhất. Người anh tạ ơn cụ rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thi cụ già biến mất. Ngạc nhiên, người anh lấy dao mổ quả bí ngô ra xem thử thì thấy trong ruột quả bí ngô toàn là vàng. Những thỏa vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình. Người anh bằng nhặt số vàng rồi quay về. Còn người em thì lúc ra đi cũng gặp một cánh lúa nở chín rộ. Những người thợ nhờ người em gặt giúp, người em đáp : - Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm! Anh ta nói thế rồi bỏ đi . Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng : - Rõ đồ lười biếng! Đi một quãng, người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá nở tung ra rơi cả xuống đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Người em đáp : - Hái bông đau tay lắm! Tôi chịu thôi!
- Rồi anh ra cũng bỏ đi. Ði một quãng nữa, gặp cụ già, cụ cũng nhờ người em cho cây bí ngô uống nước. Người em từ chối. Cụ già lại mắng: - Rõ đồ lười biếng ! Anh ta chẳng chịu làm gì cả nên không ai cho lúa, không ai cho bông, vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc, đói khát, rách rưới, phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí, bổ ra trong ruột chỉ có toàn đất là đất. Xấu hổ, người em không dám quay về gặp anh nữa. Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em đang nằm lả ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về, lấy cơm cho em ăn, lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Ðược ăn uống, người em dần dần tỉnh táo trở lại, rồi kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, không hái bông, và không cho bí ngô uống nước. Nghe xong người anh bảo : - Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy. Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người.
- Nghe anh nói, người em rất hối hận. Từ đấy, người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất sung sướng. Bội Ngọc . Truyện kể mẫu giáo NXBGD - 1984 . I. Yêu cầu : - Hiểu nội dung truyện : người anh chăm chỉ, được mọi người yêu mến. Người em lười biếng. - Qua đó giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, giúp đỡ mọi người. II. Chuẩn bị : - Rối dẹt : người anh và người em - Tranh 1 : Cánh đồng lúa chín vàng, mọi người đang gặt lúa. - Tranh 2 : Cánh đồng bông trắng xóa, mọi người đang hái bông. - Tranh 3 : cây bí, những quả bí và ông già. III. Hướng dẫn :
- - Kể diễn cảm: + Ðoạn kể về người anh, kể bằng giọng vui vẻ, thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ mọi người của người anh. + Giọng của cụ già (tiên) nhẹ nhàng. + Giọng của người em biểu hiện sự ngần ngại, nên kể chậm rãi. - Trích dẫn và làm rõ ý: + Người anh chăm chỉ chịu khó thể hiện ở các chi tiết : gặt lúa giúp mọi người, hái bông giúp mọi người, tưới và chăm sóc bí ngô giúp cụ già. Vì vậy người anh được thường công rất nhiều vàng bac, châu báu. + Người em lười biếng thể hiện : không gặt lúa, không hái bông, không chăm sóc cây vì vậy người em đã bị trừng phạt + Tình cảm thương yêu em của người anh (trích đoạn từ "chờ mãi không thấy em về ….đến hết”) Lưu ý: Cho trẻ làm quen và hiểu câu tục ngữ "Lười biếng ai thiết, siêng việc ai cũng chào mời”. - Câu hỏi tiết 1 :
- + Người anh là người như thế nào ? + Người em có chăm chỉ như vậy không ? + Ai đã cứu người em khỏi chết đói ? - Câu hỏi cho tiết 2 - 3 : + Người anh đã nói gì với người em ? + Người anh chăm chỉ như thế nào? + Vì sao cháu biết người em lười biếng ? + Mọi người đã nói gì với người em ? + Người anh đã thương em như thế nào ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 9: Hai cây phong - Giáo án Ngữ văn 8
10 p | 1074 | 40
-
Giáo án tuần 8 bài Tập đọc: Người mẹ hiền - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
8 p | 582 | 34
-
Giáo án tuần 13 bài Tập đọc: Há miệng chờ sung - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 325 | 29
-
Giáo án tuần 15 bài Kể chuyện: Hai anh em - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 385 | 28
-
Giáo án tuần 15 bài Tập đọc: Bán chó - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 245 | 28
-
Giáo án tuần 17 bài Tập đọc: Thêm sừng cho ngựa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 259 | 26
-
Giáo án tuần 11 bài Tập đọc: Đi chợ - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
6 p | 330 | 25
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 432 | 15
-
Một nửa đàn ông là đàn bà Hiếu P3 -chương 2
12 p | 110 | 12
-
Bài 17: Hai chữ nước nhà - Bài giảng Ngữ văn 8
20 p | 206 | 11
-
Bài 9: Từ đồng Nghĩa - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 355 | 9
-
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn: “Cúng mẹ và cơm nước xong… sang bưng khác” (trích “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi – Ngữ văn 12, tập hai). Sau đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của tình cảm gia đình đối với con người trong cuộc sống hiện nay?
9 p | 308 | 8
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 286 | 6
-
Phân tích tính nghệ thuật trong Hai đứa Trẻ của Thạch Lam
5 p | 67 | 6
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
9 p | 10 | 5
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 197 | 3
-
Giải bài tập Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ SGK Vật lý 9
6 p | 145 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn