Hai đứa cháu
lượt xem 3
download
Ở làng Trường Cát có một ngôi nhà nhỏ, nằm ở bìa làng, cách xa xóm Trường An mấy đám ruộng bao quanh, nên trông cảnh nhà có vẻ đìu hiu. Chủ nhà là một cụ bà, trạc chừng bảy lăm, bảy bảy tuổi. Dân làng ở đây gọi bà là cụ Bảy. Cụ Bảy tuy tuổi đã cao như vậy, nhưng cụ vẫn còn minh mẫn và làm được những việc nhẹ nhàng trong gia đình. Thường ngày, cụ hay lui cui ngoài đường. Lúc thì cụ dâm mấy cọng rau lang, khi thì cụ rào lại hàng rào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hai đứa cháu
- Hai đứa cháu Truyện ngắn của Nguyễn Đắc Hoa Ở làng Trường Cát có một ngôi nhà nhỏ, nằm ở bìa làng, cách xa xóm Trường An mấy đám ruộng bao quanh, nên trông cảnh nhà có vẻ đìu hiu. Chủ nhà là một cụ bà, trạc chừng bảy lăm, bảy bảy tuổi. Dân làng ở đây gọi bà là cụ Bảy. Cụ Bảy tuy tuổi đã cao như vậy, nhưng cụ vẫn còn minh mẫn và làm được những việc nhẹ nhàng trong gia đình. Thường ngày, cụ hay lui cui ngoài đường. Lúc thì cụ dâm mấy cọng rau lang, khi thì cụ rào lại hàng rào dâm bụt, không cho mấy con gà, con vịt của cụ vào ăn và bư phá ruộng đang sạ của bà con xung quanh. Mọi ngày là như vậy, nhưng cả ngày hôm nay, cụ Bảy chẳng làm được việc gì. Trông gương mặt của cụ rất buồn. Nỗi buồn mang dáng dấp như cụ đang bực dọc điều gì. Cụ cứ đi ra, đi vào và hướng cặp mắt về phía đường lớn. Đi lại riết rồi cũng mỏi chân, nên cụ Bảy lại nằm nghỉ lưng trên chiếc giường tre, đặt ở góc nhà phía tây. Gác tay lên trán, cụ Bảy suy nghĩ: “Có lẽ mẹ con nó gặp chuyện chẳng lành rồi. Mọi năm, đến ngày này, mẹ con nó không về trước một ngày, thì cùng lắm là mặt trời mọc, bọn nó cũng có mặt ở đây rồi mà? Chẳng lẽ con Lan nó quên ngày giỗ chồng? Không, không thể như thế được. Ai chớ con ấy mình hiểu lòng dạ của nó. Chà! Còn thằng Ba, hôm nay cũng không thấy về. Thế là nghĩa làm sao? Mọi năm, cả chồng lẫn vợ cùng con cái kéo về đông đủ cả, còn năm nay, chẳng thấy đứa nào. Dù gì thì gì, trong ngày giỗ cha, giỗ anh của nó cũng phải nhớ chớ!”. Cụ Bảy càng suy nghĩ, càng ấm ức trong lòng. Lúc này, ngoài sân bầy gà và mấy con vịt đang kêu cục cục, cạc cạc… đòi ăn bữa chiều. Cụ Bảy trở mình ngồi dậy, đi xuống nhà dưới mở nắp lu gạo thóc, hốt mấy nắm quẳn ra sân. Đứng nhìn mấy con vật nhường ăn trong cảnh mặt trời khuất núi, cụ Bảy liên tưởng đến người và vật. Cụ ứa nước mắt.
- *** - Nội ơi ! Ớ Nội! Nôi Ơ .ơ .ơ .ơ i.i.i…? - Đứa nào giống thằng Hân vậy con? Cụ Bảy hỏi. - Dạ! Cháu là Hân đây Nội. - Mẹ mày đâu mà để cháu về một mình giờ này ? - Dạ! Dạ thưa Nội, mẹ cháu đang bán lỡ hàng, nên mẹ không về giỗ ba, giỗ ông được. Mẹ bảo cháu đem quà về cúng ông, cúng ba khi sáng, nhưng hôm nay cháu học hai buổi, nên bây giờ cháu mới về được Nội à! Hân nói. - Mẹ mày bán hàng gì ở dưới? Hàng gì thì hàng, đến ngày này nó phải về chớ ? Cụ Bảy bực mình nói. - Dạ….dạ…thưa Nội… - Có phải mẹ bệnh đau gì ở dưới không cháu? Cụ Bảy nhìn thấy Hân buồn buồn muốn khóc, nên nhẹ nhàng hỏi. - Dạ…dạ đâu có Nội. Hân trả lời. - Sao cháu lại khóc? Cháu kể Nội nghe đi. Mẹ đau nặng lắm phải không cháu ? Cụ Bảy hỏi. - Dạ! Hu…hu…h.u.u.u…..Mẹ cháu nằm viện cả tháng nay rồi Nội ơi! - Nội thấy hôm nay mẹ con bay không về, là Nội đoán có chuyện chẳng lành xảy ra rồi. Mà đúng thế thật. Chớ mẹ mày bệnh đau thế nào, mà phải đi nằm viện hở cháu? Tại sao mẹ con bay không cho Nội hay? Cụ Bảy nói. - Dạ! Mẹ sợ Nội biết, Nội lo. Hân trả lời. - Chú Ba, thiếm Ba có đến thăm mẹ không cháu ? - Dạ ! Chú thiếm có đến thăm một lần. - Mẹ mày nằm bệnh viện cả tháng nay, mà chú thiếm chỉ đến thăm có một lần thôi à ? Cụ Bảy nói tiếp: - Chắc là mẹ bị chứng cũ tái phát, có phải không cháu ? - Không phải Nội à, mẹ bị tai biến mạch máu não, hiện nay mẹ bị liệt nửa người, không
- đi lại được, cả tháng nay cháu phải nghỉ học để chăm sóc mẹ hu.hu.hu.h.u.u.u…. - Nín đi cháu. Để Nội dọn cơm cháu ăn, rồi đi về với mẹ. Ngó chừng bọn bay không thấy đứa nào về, Nội bắt con gà làm thịt, sắm sửa mâm cơm cúng ông, cúng ba mày, đang còn trên bàn thờ đó. - Dạ thưa Nội, cháu ăn rồi. Để cháu sắp bánh cúng ông, cúng ba rồi cháu đi xuống. Hân nói. - Ừ, để Nội múc nước. Cụ bảy vừa bước ra giếng múc nước, vừa ca cẩm: - Tội nghiệp, đường sá xa xôi, mà đạp chiếc xe cọc cạch thế này. Trời lại mưa lâm râm rồi đây. Sau khi đốt ba cây nhang cắm lên bàn thờ ở giữa nhà, thằng Hân xin phép Nội của nó đi về cho kịp giờ đóng cửa của bệnh viện. Bởi vì, đường từ nhà cụ Bảy đến bệnh viện thì xa, mà cổng bệnh viện chỉ mở đến mười một giờ đêm. Khi thằng Hân sắp về, cụ Bảy sực nhớ. Cụ nói : - Cháu, cháu chờ bà một chút. Cụ Bảy lật đật đi lại chiếc giường mình nằm. Cụ lần tay vào mặt dưới chiếc gối lấy ra một túi vải hình chữ nhật đã cũ. Cụ mở cây kim cài trên miệng túi, rồi dốc ngược nó xuống. Một xấp tiền phẳng phiu rơi ra. Cụ bảy cầm xấp tiền đưa cả cho thằng Hân và nói: - Cháu cầm về lo thuốc thang cho mẹ. - Dạ, cháu không dám nhận đâu Nội. Cháu sợ mẹ ngầy. Hân nói. - Ngầy cái gì. Cụ Bảy vừa nói vừa ấn xấp tiền vào túi áo ngực thằng Hân. - Cháu về bảo mẹ chịu khó uống thuốc để mau khỏi bệnh. Khi nào chú Ba về, Nội sẽ theo xe chú xuống thăm má cháu. Cụ Bảy nhìn về một cõi xa xăm nói tiếp: - Cháu vì nuôi mẹ mà phải bỏ học sao cháu ? - Dạ, cháu mong mẹ sớm bớt bệnh để cháu tiếp tục đi học. Hân nói. - Khổ quá, Nội gìa rồi, đâu giúp gì được cho mẹ con bay. Thôi về đi cháu, kẻo mẹ mày nó mong. Thằng Hân ra về đã lâu, mà cụ Bảy vẫn còn tựa cửa nhìn ra ngoài ngõ. Bên ngoài trời tối đen. Tiếng ếch nhái, ễnh ương đua nhau hoà tấu bản nhạc đồng quê. Một luồng gió lạnh thổi tạt vào nhà. Nước mưa thấm qua da thịt của cụ. Lúc này cụ Bảy mường tượng đến
- cảnh thằng Hân đang còng lưng trên chiếc xe đạp cọc cà, cọc cạch, cố vượt qua những đoạn đường lỗ chỗ ổ gà, mà xa lơ xa lắc, dưới cơn mưa phùn cuối hạ ở dải đất miền Trung. Khi những giọt nước mắt chảy thành hàng xuống đôi gò má nhăn nheo của mình, cụ Bảy mới quay vào nhà, bước lại bên bàn thờ đang còn đèn nhang nghi ngút. Cụ đốt ba cây nhang lạy ba lạy rồi lâm râm: - Ông và thằng Hai có linh thiêng thì hôm nay về đây để biết hoàn cảnh cơ cực của mẹ con con Lan, mà phù hộ cho nó vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này. Cụ Bảy còn thì thầm những gì nữa với những người quá cố nghe không rõ. Cầu khấn xong, cụ Bảy lên giường nằm ngủ, trong giấc ngủ chập chờn cụ nhớ lại: “Cách đây năm mươi lăm năm, sáu tháng ba ngày, cụ sinh ra người con thứ Hai. Sau đó đúng bảy năm tròn cụ sinh người con thứ Ba. Tuy hai người con trai của cụ cùng cha, cùng mẹ nhưng tính tình mỗi người lại khác. Người anh nóng nảy, bộc trực, thấy điều gì trái tai, gai mắt là không chịu nổi. Khi anh ta mới muời bốn tuổi là theo cha lên rừng làm cách mạng. Người em có bản tính thâm trầm, so đo tính toán, chi li từ việc nhỏ đến việc lớn. Cả làng, chỉ có anh Ba theo học lên bậc trung học, còn những người cùng tuổi với anh, số thì chịu dốt, số thì cố leo hết bậc tiểu học là phải ở nhà làm ruộng hay học nghề lao động bằng chân tay kiếm miếng cơm, manh áo qua ngày. Bởi vì, làng của anh Ba lúc bấy giờ thuộc vùng tranh tối, tranh sáng. Người dân ở đây thường gọi: “ Sáng quốc gia, tối cộng sản”, cho nên trong làng chẳng thấy lúc nào ngớt tiếng đạn bom và cũng chẳng có trường học. Trẻ em ở đây muốn đi học, phải đạp xe hoặc cuốc bộ hàng chục cây số đến làng khác mới có trường. Thấy người con thứ Ba của cụ Bảy chịu khó cơm đùm, cơm nắm đi học hết lớp này, đến lớp khác, dân chúng trong làng, người thì cho rằng : “ Thằng này xem cái tôi lớn quá. Nhà nghèo như thế mà bắt mẹ già phải lao động cực khổ để mình được vinh thân, phì da.”. Bởi vì, anh Ba khi học lên cấp trung học là phải đến thị trấn, thị xã mới có trường, mà nơi đây là vùng ít bơm đạn hơn ở quê anh. Hơn nữa, cuộc sống thành thị có phần dễ thở hơn ở thôn quê, nơi chôn nhau cắt rốn của anh. Người thì cho rằng: “Thằng này có chí tiến thủ, biết chịu thương, chịu khó, chắc sau này sẽ ăn nên làm ra đây”.
- Rồi sao nữa cà? Cụ Bảy tự hỏi : “À, à thế này, đó là những năm đầu chống Mỹ, người con thứ Hai của mình lấy vợ. Đó, con Lan, mẹ thằng Hân bây giờ. Chuyện của anh chị thế nào mình không rõ lắm. Chỉ biết chị Lan đích thực là vợ của anh Hai. Còn thằng Hân là cháu đích tôn của mình. Chỉ tội, đến nay, ngoài mình ra chẳng ai chịu công nhận chị Lan là vợ của liệt sỹ Hoàng (tức là thằng Hai con của mình) và thằng Hân, cháu của mình có cha là liệt sỹ.” Câu chuyện chỉ đơn giản thế này: Lúc anh Hoàng còn sống, những lần anh về làng thường tạt qua nhà thăm mẹ năm bảy phút. Những lần như vậy, anh thấy cuộc sống của mẹ đơn chiếc quá. Mẹ anh tuổi cũng đã cao, nên đau yếu luôn. Do vậy anh quyết định lấy vợ, cũng nhằm để có người đỡ đần chăm sóc cho mẹ lúc tối lửa, tắt đèn. Việc Tư Hoàng lấy vợ chẳng biết anh có báo cho tổ chức biết hay không? Chỉ biết có một đêm, cụ Bảy nhớ rất rõ, đó là đêm trời tối đen như mực, khi tiếng gà gáy đầu ò ó o.o.o.o o o một lúc thì anh Hoàng gõ cửa nhà cụ gọi khe khẽ: - Mẹ! Mẹ dậy mở cửa, con về đây. - Nghe tiếng con gọi, cụ Bảy mở cửa. Lúc này, anh Hoàng không vào nhà, mà đứng ngay ở cửa ra vào vội vàng nói: - Mẹ ơi! Cô Lan là dâu của mẹ đó. Ở nhà mẹ chăm sóc Lan thay con mẹ nhé! Cô ấy tốt người nhưng còn trẻ lắm mẹ ạ. Mẹ có cháu Nội rồi đó mẹ ơi! Mẹ đừng cho ai biết việc này nghe. Chỉ nói được như thế, thì anh Hoàng vội vã ra đi. Chuyện anh Hoàng cưới vợ trong chiến tranh là như vậy, nên dân làng ở đây chẳng ai biết Lan là dâu của cụ Bảy. Việc này chỉ mỗi một mình cụ biết. Đến khi chị Lan có mang thằng Hân, nhiều người trong làng nghĩ rằng chị chửa hoang. Vì nghe lời chồng và con trai nên cụ Bảy chẳng hở răng với ai việc này, còn chị Lan cũng chịu tiếng xấu là mình chửa hoang. Còn chuyện cha con ổng hy sinh trong một ngày thì sao hè? Cụ Bảy tự hỏi. Cụ nhớ lại: “Ừ ừ chú Bốn bí thư kể như vầy: - Ổng, lúc đó công tác ở miền Nam, nhưng có công việc của Nhà nước cử ra miền Trung, thì tranh thủ về thăm mình. Ổng xa mình gần cả chục năm rồi chớ it đâu mà không nhớ. Vậy là, một buổi chiều lúc ánh nắng chưa tắt hẳn, ổng tìm đến đơn vị của thằng Hoàng đang đóng ở trên cứ. Cha con gặp nhau, mừng mừng tủi
- tủi, vì cha con ổng xa cách cũng gần năm năm rồi, nay mới có dịp gặp lại. Lúc này, ổng xin phép lãnh đạo đơn vị thằng Hoàng, cho nó được về thăm nhà với ổng ngay tối hôm đó. Ý định của cha con ổng là về chuyến này sẽ dẫn thằng Ba lên rừng để nó đi làm cách mạng, nhưng đêm hôm đó, khi cha con về đến bìa làng, thì được tin báo thằng Ba đang trốn mấy ông trên núi ở làng Thanh kế bên. Vì vậy, cha con ổng không về thẳng nhà, mà đến làng Thanh trước để tìm thằng Ba. Chẳng may, khi cha con đi đến giữa đồng, nơi ranh giới giữa làng Thanh và làng Trường Cát thì bị giặc phục kích giết chết.” Nhớ lại đến đây cụ Bảy ứa nước mắt và nghĩ tiếp: Còn thằng Ba tức ghê. Lúc nhỏ, nó chỉ biết ăn học. Khi lớn lên đất nước đã hoà bình. Nhờ công lao của cha và anh, mà nó được thăng quan tiến chức, được vợ đẹp con xinh, vậy mà…” *** Lách tách, lách tách… những giọt mưa khuya rơi trên mái nhà. Cụ Bảy ngáy đều. - Bin! Bin! Bin… Tiếng còi xe, làm cho cụ Bảy tỉnh giấc. - Mồ cha mày, sao không chịu vô nhà, mà ngồi trên xe bóp còi inh ỏi. Cụ Bảy vừa dụi cặp mắt, vừa nói. - Cháu bóp còi xem thử Nội có ở trong nhà không chớ! Thằng Trọng con anh Ba vừa trả lời, vừa bước xuống xe, với tay xách một bọc ni lông đi vào nhà. Trong khi Trọng xếp các loại bánh ngọt, đường, sữa, coca, cam, táo lên bàn, cụ Bảy nói: - Sao hôm nay là ngày giỗ ông, giỗ bác Hai mà ba má cháu không về ? - Thưa Nội, hôm nay, buổi sáng ba cháu bận họp ở cơ quan, má cháu lo công việc buôn bán, cháu và em Hà thì đi học, còn buổi chiều ba cháu định về, nhưng má cháu không cho, vì má đã hứa với mấy người buôn gỗ là ba phải làm việc với họ ngay buổi chiều hôm nay, còn cháu thì đi học ngoại ngữ, em Hà thì đi học nhạc ạ ! Nghe thằng cháu nội nói vừa hết câu, cụ Bảy rưng rưng nước mắt. - Sao hôm nay Nội buồn quá vậy? Sao Nội lại khóc? Thằng Trọng ngạc nhiên hỏi: - Ừ ! ừ cháu về nói lại với ba, về chở Nội đi thăm bác Hai gái nghe cháu!
- - Dạ! Thôi Nội nghỉ đi. Cháu về đây. Trọng nói. - Bin! Bin! Bin! Trọng bóp còi, rồ máy. Tiếng xe Dream II xa dần. Trước mặt cụ Bảy lúc này là những đám bụi mờ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Seahorse Resort: ''đưa miền quê xuống biển''
11 p | 148 | 23
-
Tarzan - Đứa Con Của Rừng Xanh - Edgar Rice Burroughs
386 p | 70 | 10
-
Đổi món với cơm Triều Châu ở khu người Hoa
5 p | 92 | 8
-
Thần Châu Tam Kiệt
147 p | 52 | 7
-
con châu chấu bay: phần 2
21 p | 62 | 6
-
Sự hài lòng điểm đến và truyền miệng tích cực của khách du lịch Châu Âu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
20 p | 69 | 6
-
Em cháu cù lần lắm!
4 p | 67 | 6
-
Xích Long Châu-Chương 18
10 p | 75 | 5
-
Ông trùm quyền lực cuối cùng: phần 1
335 p | 74 | 5
-
Cửa sổ bị chia làm hai
3 p | 60 | 4
-
Phong Thần Diễn Nghĩa-Hồi 34
16 p | 66 | 4
-
Ông Cháu
31 p | 86 | 4
-
Vì nó là bạn cháu
3 p | 84 | 3
-
Đứa Con Nuôi
17 p | 82 | 3
-
Thấy Chim Hồng Nhạn Bay Đi
4 p | 65 | 3
-
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 56
23 p | 64 | 3
-
Ông Cháu
22 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn