5. Trần Thiện Trung, Nguyễn Hoàng Bắc,<br />
Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Đỗ Trọng<br />
Hải, Đỗ Trọng Khanh, Nguyễn Tấn Cường<br />
(2007), “Kết quả sớm của phẫu thuật điều<br />
trị nang đường mật ở người lớn”, Y học TP<br />
Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 146-153.<br />
6. Phạm Anh Vũ (2002), Nghiên cứu<br />
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
kết quả điều trị bệnh giãn đường mật bẩm<br />
sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế,<br />
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Huế<br />
- Đại học Huế, Huế.<br />
<br />
7. Abramson L.P., Superina R., Radhakrishnan<br />
J. (2009), “Choledochal cyst”, Pediatric<br />
surgery, 2nd edition, pp. 306-310.<br />
8. Brunicardi F.C. (2002), “Gallbladder and<br />
the Extrahepatic biliary system”, Schwartz’s<br />
principles of surgery, 8th edition, pp. 25562573.<br />
9. Karrer F.M. (2009), “Complications of<br />
hepatobiliary surgery”, Compli53. Tiao G.M.<br />
(2007), “Operative treatment of Choledochal<br />
cysts”, Mastery of surgery, 5th edition,<br />
pp. 2788-2799.<br />
<br />
HAI HỢP CHẤT POLYOXYGENATED STEROID PHÂN<br />
LẬP TỪ LOÀI SAN HÔ MỀM SINULARIA CRUCIATA<br />
Võ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Hoài<br />
Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế<br />
Tóm tắt<br />
Đặt vấn đề: Sinh vật biển là một nguồn dự trữ hợp chất chuyển hóa hết sức phong phú và<br />
phức tạp, đồng thời thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị. Trong số đó, San hô mềm cũng<br />
là một đối tượng nhiều năng nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu này tiếp tục xác<br />
định cấu trúc các thành phần hóa học được phân lập từ loài Sinularia cruciata. Đối tượng và<br />
phương pháp nghiên cứu: Mẫu San hô mềm Sinularia cruciata, được thu thập tại Khu Bảo<br />
tồn biển Cồn Cỏ - Quảng Trị. Phân lập các chất bằng sắc ký cột silica gel pha thường, pha đảo,<br />
sắc ký lớp mỏng điều chế, Sephadex LH 20, sắc ký lớp mỏng pha thường và pha đảo. Xác định<br />
cấu trúc bằng số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR, phổ khối lượng ESI-MS. Kết quả Kết luận: Đã phân lập và xác định được cấu trúc của 2 hợp chất thuộc nhóm polyoxygenated<br />
steroid là: (1) ergosta-3β,5α,6β,11α-tetraol (sarcoaldesterol B) và (2) ergosta-1β,3β,5α,6βtetraol. Hiện chưa có báo cáo nào về tác dụng sinh học của 2 chất này nhưng nhiều nghiên cứu<br />
về polyoxygenated steroid cho thấy nhóm chất này sở hữu nhiều tác dụng sinh học quý, trong<br />
đó có hoạt tính chống ung thư.<br />
Từ khóa: Sinularia cruciata, sarcoaldesterol B , polyoxygenated steroid, San hô mềm, ung thư.<br />
Abstract:<br />
<br />
TWO POLYOXYGENATED STEROIDS FROM SOFT CORAL<br />
SINULARIA CRUCIATA<br />
Vo Quoc Hung, Nguyen Thi Hoai<br />
Faculty of Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy<br />
<br />
Background: Marine organisms are rich sources of complicated and various secondary<br />
metabolites which have a lager number of valuable bioactivities. Among those, although soft<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9<br />
<br />
57<br />
<br />
corals are potential materials, they have not been deeply investigated yet. This is an ongoing<br />
research to determine the chemical constituents of Vietnamese octocorals Sinularia cruciata.<br />
Materials and method: The whole bodies of soft coral Sinularia cruciata collected from Con<br />
Co, Quang Tri province. Pure compounds were isolated by using column chromatography normal<br />
phase and inverse phase, preparative thin layer chromatography, thin layer chromatography<br />
and Shephadex LH-20. Structures of them were determined by spectral data of nuclear<br />
magnetic resonance (NMR), electrospray ionization mass spectrometry (ESI-MS). Results &<br />
Conclusion: Structures of 2 polyoxygenated steroids were identified: (1) ergosta-3β,5α,6β,11αtetraol (sarcoaldesterol B) and (2) ergosta-1β,3β,5α,6β-tetraol. Till now, there are no reports<br />
about biological effects of these compounds. However, this steroidal group has shown many of<br />
precious bioactivities, especially anti-cancer.<br />
Key words: Sinularia cruciata, sarcoaldesterol B, polyoxygenated steroid, soft coral, cancer.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bề mặt Trái Đất được bao phủ đến 3/4<br />
diện tích bởi các đại dương rộng lớn, nơi<br />
nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ những<br />
hệ sinh thái đa dạng về chủng loại và phong<br />
phú về số lượng trong sinh quyển. Môi<br />
trường sinh thái biển với đặc thù riêng tiềm<br />
tàng những nguồn hợp chất chuyển hóa<br />
phức tạp, đồng thời thể hiện nhiều hoạt tính<br />
sinh học quý giá. Tuy nhiên, cho đến thời<br />
điểm này, số loài sinh vật biển được nghiên<br />
cứu vẫn rất khiêm tốn và còn nhiều đối<br />
tượng tiềm năng nhưng chưa được khám<br />
phá. San hô mềm chính là một trong số<br />
những đối tượng như vậy. San hô mềm<br />
phát triển rộng khắp tại nhiều nơi trên thế<br />
giới. Ở Việt Nam, chúng phân bố nhiều ở các<br />
đảo Cát Bà (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị),<br />
Nha Trang… San hô mềm tập trung ở độ sâu<br />
từ 5 - 30 m và có 3 giống chiếm ưu thế nhất<br />
trong quần thể rạn là Sinularia, Sarcophyton<br />
và Lobophytum [3], [6].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi về thành<br />
phần hoá học loài Sinularia cruciata, 4<br />
hợp chất bao gồm 5,8-epidioxycholest6-en-3-ol, Cholesterol, 1-O-hexadecylglycerol (Chimyl alcohol) và Glycerol<br />
1-O-octadecyl ether (Batyl alcohol) đã<br />
được thông báo [2]. Bài báo này tiếp tục<br />
công bố quá trình chiết xuất và phân lập<br />
2 hợp chất thuộc nhóm polyoxygenated<br />
steroid từ phân đoạn ethyl acetat của<br />
Sinularia cruciata.<br />
58<br />
<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nguyên liệu là toàn thân San hô mềm – tên<br />
khoa học Sinularia cruciata - họ Alcyoniidae.<br />
Mẫu thu tại Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ - Quảng<br />
Trị vào tháng 5 năm 2011. Tên khoa học được<br />
xác định bởi PGS.TS. Đỗ Công Thung – Viện<br />
Tài nguyên Môi trường biển Hải Phòng. Mẫu<br />
được rửa sạch, thái nhỏ, phơi sấy ở 50 – 60oC,<br />
xay thành bột thô và bảo quản nơi khô thoáng.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp<br />
Tạo dịch chiết toàn phần bằng phương<br />
pháp ngâm và chiết siêu âm với máy Amsco<br />
Reliance Sonic 550.<br />
Chiết xuất phân đoạn bằng các phương<br />
pháp chiết lỏng-lỏng, rắn-lỏng.<br />
Phân lập các chất tinh khiết bằng sắc ký<br />
cột silica gel pha thường (silica gel 60 0,0400,063mm (230-400 mesh ASTM), Merck);<br />
silica gel pha đảo YMC (30-50 µm, FuJisilisa<br />
Chemical Ltd.); Sephadex LH-20, sắc ký<br />
lớp mỏng điều chế sử dụng bản mỏng tráng<br />
sẵn silica gel 60G F254 (Merck). Theo dõi<br />
các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha<br />
thường, pha đảo (TLC-Silicagel 60 F254<br />
Merck). Phát hiện vết chất bằng đèn tử ngoại<br />
ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm hoặc dùng<br />
thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% phun đều<br />
lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng từ từ đến<br />
khi hiện màu [1].<br />
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9<br />
<br />
được dựa trên các phương pháp phổ bao<br />
gồm: phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều<br />
(1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) và hai chiều<br />
(HMBC, HSQC); phổ khối lượng ESI-MS<br />
[4]. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên<br />
máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại<br />
Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam, chất chuẩn nội là tetramethyl<br />
silan. Phổ khối lượng đo trên máy LCMSD-Trap-SL tại Viện Hóa học các hợp<br />
chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công<br />
nghệ Việt Nam.<br />
2.2.2. Tiến hành<br />
Bột San hô mềm (SHM) khối lượng 11,2 kg<br />
được chiết siêu âm 3 đợt với methanol tuyệt<br />
đối, mỗi đợt 3 lần, cách nhau 15 phút, mỗi<br />
lần trong 1giờ ở 56oC. Dịch chiết thu được<br />
đem cô quay hút chân không ở 56oC thành<br />
cắn ở dạng cao đặc. Phân tán cắn trong<br />
nước, sau đó lắc với các dung môi có độ<br />
phân cực tăng dần là n-hexan, chloroform,<br />
ethyl acetat và n-butanol. Cô quay cất thu<br />
hồi các phân đoạn dung môi dưới áp suất<br />
giảm được các cắn, ký hiệu theo thứ tự từ<br />
SHM-A đến SHM-D, phần dịch nước còn<br />
lại ký hiệu SHM-E. Tiến hành chiết pha rắn<br />
cắn SHM-C với hệ dung môi chloroform :<br />
aceton lần lượt với tỷ lệ 100:1, 50:1, 25:1,<br />
10:1, 5:1, 1:1 và aceton 100%, thể tích 0,5<br />
lít mỗi hệ, thu được 7 phân đoạn ký hiệu từ<br />
C1 đến C7.<br />
Phân đoạn C4 được triển khai trên sắc ký<br />
cột pha đảo với hệ dung môi aceton : nước<br />
(7,5:1). Theo dõi quá trình khai triển bằng<br />
sắc ký lớp mỏng, các phân đoạn tương tự<br />
nhau được gộp chung. Sau khi cô quay cất<br />
loại dung môi được 5 phân đoạn ký hiệu lần<br />
lượt từ C4A đến C4E. Phân đoạn C4D được<br />
phân tích trên cột Sephadex LH-20 bằng<br />
methanol 80 % (v/v, pha trong nước cất) lần<br />
lượt thu được 6 phân đoạn ký hiệu từ C4D1<br />
đến C4D6. Sắc ký cột pha thường được sử<br />
dụng để phân tích C4D5 với hệ dung môi<br />
rửa giải là chloroform : aceton : methanol<br />
(12:8:0,5) cho các phân đoạn từ C4D5A đến<br />
C4D5D. Tiếp tục phân tách C4D5B bằng<br />
<br />
sắc ký cột pha đảo với hệ methanol : nước<br />
(8:1) được 2 phân đoạn tương đối sạch là<br />
C4D5B1 và C4D5B2. C4D5B1 được tinh<br />
chế tiếp bằng sắc ký lớp mỏng điều chế<br />
triển khai bằng hệ dung môi chloroform :<br />
methanol: formic acid (5:1:0,1). Cắt rìa<br />
bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch<br />
H2SO4 10% trong ethanol, hơ nóng. Ghép<br />
bản mỏng lại như cũ để xác định vùng chất,<br />
sau đó cạo lớp silica gel tương ứng, giải hấp<br />
phụ bằng methanol, thu được 7,6 mg chất,<br />
ký hiệu C4D5B1 (1). Kiểm tra bằng sắc ký<br />
lớp mỏng với 3 hệ dung môi là chloroform:<br />
methanol (5:3), chloroform : aceton (2:3) và<br />
ethyl acetat : methanol (8,5:3) cho thấy đây<br />
là một chất sạch.<br />
Phân đoạn C6 sau khi khai triển bằng<br />
sắc ký cột pha thường với hệ ethyl acetat :<br />
methanol : nước (5:1:0,5) thu được 6 phân<br />
đoạn từ C6A đến C6F. C6B được phân tích<br />
bằng sắc ký cột pha đảo bởi hệ methanol :<br />
nước (6:1) cho 4 phân đoạn từ C6B1 đến<br />
C6B4. Quá trình rửa giải C6B3 trên cột sắc<br />
ký pha thường với hệ chloroform : methanol<br />
(3:2) thu được 5 phân đoạn từ C6B3A đến<br />
C6B3E. Trong đó, tại phân đoạn C6B3B<br />
nhận thấy có các tinh thể hình kim màu<br />
trắng xuất hiện. Lọc rửa tinh thể bằng nước<br />
cất, hòa tan hoàn toàn trong hệ chloroform:<br />
methanol (3:2) rồi cho dung môi bay hơi<br />
để kết tinh tự nhiên. Quá trình trên được lặp<br />
lại 2 lần, sau cùng thu được một hợp chất kết<br />
tinh ký hiệu C6B3B (2), khối lượng 21,3 mg.<br />
Kiểm tra trên sắc ký lớp mỏng với 3 hệ dung<br />
môi khác nhau cho thấy đây là một hợp chất<br />
tinh khiết.<br />
3. KẾT QUẢ<br />
3.1. Nhận dạng hợp chất C4D5B1 (1)<br />
Hợp chất C4D5B1 có dạng chất bột màu<br />
trắng. Công thức phân tử được xác định là<br />
C28H50O4 bằng các dữ kiện phổ khối lượng<br />
(positive ESI-MS: m/z 473,1 [M + Na]+, 433,1<br />
[M - H2O + H]+, 415,1 [M - 2H2O + H]+, 397,1<br />
[M - 3H2O + H]+).<br />
Phổ 1H-NMR của C4D5B1 đặc trưng cho<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9<br />
<br />
59<br />
<br />
một hợp chất steroid. Trong đó, sự xuất hiện<br />
của ba nhóm oximethin được khẳng định bởi<br />
các tín hiệu cộng hưởng tại δ 3,84 (1H, m,<br />
H-3), 3,46 (1H, br s, H-6) và 4,01 (1H, m,<br />
H-11). Ngoài ra các tín hiệu cộng hưởng tại<br />
δ 0,75 (3H, s, H-18), 1,29 (3H, s, H-19), 0,99<br />
(3H, d, J = 7,0 Hz, H-21), 0,83 (3H, d, J = 7,0<br />
Hz, H-26), 0,90 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27) và<br />
0,82 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-28) khẳng định sự<br />
tồn tại của nhóm methyl và gợi ý cho cấu trúc<br />
nhánh bên dạng ergosterol.<br />
Phổ 13C-NMR của C4D5B1 xuất hiện các<br />
tín hiệu đặc trưng cho một hợp chất steroid có<br />
28 carbon. Trong đó sự xuất hiện tín hiệu của 6<br />
nhóm methyl tại δ 13,40 (C-18), 17,56 (C-19),<br />
19,39 (C-21), 18,12 (C-26), 20,96 (C-27) và<br />
16,00 (C-28) khẳng định sự tồn tại của nhánh<br />
bên dạng ergosterol. Ngoài ra, sự có mặt của<br />
ba nhóm oximethin và một carbon bậc bốn nối<br />
với nguyên tử oxy cũng được xác định bởi các<br />
tín hiệu cộng hưởng tương ứng tại δ 69,43 (C3), 76,55 (C-6), 68,17 (C-11) và 77,45 (C-5).<br />
Các tín hiệu carbon được gán với các tín hiệu<br />
proton tương ứng thông qua phổ HSQC.<br />
Như vậy có thể sơ bộ xác định, C4D5B1<br />
là một steroid dạng ergosterol chứa 3 nhóm<br />
oximethin và một carbon bậc bốn nối với<br />
nguyên tử oxy. Nhóm β-hydroxyl tại vị trí C-3<br />
dễ dàng được xác định qua tín hiệu proton đặc<br />
trưng tại 3,84 (1H, m, H-3). Phổ cộng hưởng<br />
từ hạt nhân hai chiều tương tác xa HMBC<br />
được đo nhằm xác định vị trí của các nhóm<br />
hydroxyl còn lại.<br />
Tín hiệu tương tác HMBC từ proton H-19<br />
sang C-5 khẳng định vị trí của nhóm hydroxyl<br />
tại C-5. Nhóm hydroxyl C-6 được xác định<br />
bởi các tín hiệu tương tác HMBC từ proton<br />
của nó sang carbon C-5, C-8 và C-10. Cuối<br />
cùng các tín hiệu tương tác từ proton H-12<br />
sang C-11 và từ proton H-11 sang C-10 cho<br />
biết vị trí của nhóm hydroxyl tại C-11.<br />
Từ các phân tích nêu trên và sự phù hợp<br />
hoàn toàn về số liệu phổ NMR của C4D5B1<br />
với các số liệu đã được công bố [5], có thể<br />
khẳng định cấu trúc hóa học của nó là ergosta3β,5α,6β,11α-tetraol hay còn được gọi là<br />
sarcoaldesterol B.<br />
60<br />
<br />
28<br />
<br />
21<br />
<br />
26<br />
24<br />
<br />
18<br />
<br />
HO<br />
<br />
25<br />
<br />
20<br />
17<br />
<br />
1<br />
<br />
27<br />
<br />
13<br />
<br />
11<br />
<br />
19<br />
<br />
9<br />
10<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
HO<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc hóa học của C4D5B1(1)<br />
3.2. Nhận dạng hợp chất C6B3B (2)<br />
Hợp chất C6B3B có dạng tinh thể hình kim<br />
màu trắng. Công thức phân tử được xác định<br />
trùng với công thức phân tử của C4D5B1 bằng<br />
các dữ kiện phổ khối lượng (positive ESI-MS:<br />
m/z 473,1 [M + Na]+, 450,9 [M + H]+).<br />
Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của C6B3B<br />
tương tự như số liệu của C4D5B1. Tuy nhiên,<br />
có sự thay đổi dễ nhận thấy là tín hiệu carbon<br />
oximethin C-11 trong phân tử của C4D5B1<br />
tại δ 68,17 đã bị dịch chuyển lên vùng trường<br />
thấp tại δ 74,33 trong phân tử của C6B3B.<br />
Điều này cho biết nhóm oximethin C-11 đã bị<br />
thay đổi vị trí. Phổ HMBC được đo nhằm xác<br />
định vị trí của nhóm hydroxyl này. Tín hiệu<br />
tương tác HMBC giữa proton H-19 và carbon<br />
C-1 (δ 74,33) cho phép khẳng định vị trí thế<br />
của nhóm hydroxyl ở C-1.<br />
Những phân tích đã nêu cùng với sự phù<br />
hợp hoàn toàn về số liệu phổ NMR tại các vị<br />
trí tương ứng của C6B3B so với các số liệu<br />
đã công bố [10], cho phép khẳng định cấu<br />
trúc hóa học của nó là ergosta-1β,3β,5α,6βtetraol.<br />
28<br />
<br />
21<br />
<br />
26<br />
24<br />
<br />
18<br />
<br />
OH<br />
<br />
20<br />
17<br />
<br />
19<br />
<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
11<br />
<br />
25<br />
<br />
27<br />
<br />
9<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
HO<br />
<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc hóa học của C6B3B (2)<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9<br />
<br />
4. BÀN LUẬN<br />
Hai hợp chất đề tài phân lập được đều thuộc<br />
nhóm polyoxygenated steroid. Đây là nhóm<br />
hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị.<br />
Có thể kể đến các hoạt tính như: ức chế tổng<br />
hợp cholesterol, ức chế enzym 5α-reductase,<br />
khả năng điều hòa miễn dịch và đáng chú ý<br />
nhất là tác dụng kháng tế bào khối u [8].<br />
Các nghiên cứu về hợp chất thuộc nhóm<br />
polyoxygenated steroid phân lập từ giống<br />
Sinularia đã cho thấy hoạt tính kháng tế bào<br />
ung thư chọn lọc trên dòng ung thư biểu mô<br />
(KB) và kết tràng (HT-29) với các giá trị ED50<br />
tương ứng rất thấp 1,9 và 1,5μg/ml [9]. Nghiên<br />
cứu khác về những hợp chất thuộc nhóm này<br />
đã chứng minh chúng khả năng ức chế mạnh<br />
trên cả 3 dòng tế bào ung thư là ung thư máu<br />
ở người (HL60), u sắc tố da ác tính (M14) và<br />
tế bào ung thư vú (MCF7) với các giá trị EC50<br />
có ý nghĩa (2,8; 4,3 và 4,9μg/ml) [7]. Điểm<br />
đáng chú ý là khi hợp chất thuộc nhóm này<br />
được thử tác dụng trên tế bào lympho người<br />
bình thường ở máu ngoại vi (PBLs), kết quả<br />
cho thấy độc tính đối với tế bào lympho là tối<br />
thiểu, nghĩa là đã có sự tác dụng chọn lọc đối<br />
với tế bào khối u [7].<br />
Hợp chất ergosta-3β,5α,6β,11α-tetraol<br />
(sarcoaldesterol B) (1) đã được phân lập từ<br />
một số loài thuộc giống Sarcophyton [5], còn<br />
ergosta-1β,3β,5α,6β-tetraol (2) cũng đã được<br />
phân lập từ các loài San hô mềm Sarcophyton<br />
glaucum và Lobophytum pauciflorum [10].<br />
<br />
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng được<br />
phân lập từ loài San hô mềm Sinularia<br />
cruciata Tixier-Durivault thu thập tại vùng<br />
biển Việt Nam. Hiện tại chưa có báo cáo nào<br />
về tác dụng sinh học của hai hợp chất này. Tuy<br />
nhiên, qua vài dẫn chứng trong số rất nhiều<br />
nghiên cứu được công bố, có thể thấy rằng<br />
polyoxygenated steroid là một nhóm hợp chất<br />
đầy triển vọng trong việc tìm kiếm các loại<br />
thuốc mới, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư<br />
hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Cùng<br />
với các thành phần đã phân lập trong công bố<br />
trước đây [2], có thể thấy San hô mềm nói<br />
chung và loài Sinularia cruciata nói riêng<br />
chứa đựng nguồn hợp chất chuyển hóa phong<br />
phú và có giá trị, cần được nghiên cứu sâu hơn<br />
trong thời gian tiếp theo.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Từ loài San hô mềm Sinularia cruciata Alcyoniidae, thu mẫu tại Khu bảo tồn biển<br />
Cồn Cỏ - Quảng Trị, đã phân lập được 2 hợp<br />
chất trong phân đoạn ethyl acetat bằng các<br />
phương pháp sắc ký kết hợp. Cấu trúc của<br />
chúng được xác định là ergosta-3β,5α,6β,11αtetraol (còn gọi là sarcoaldesterol B) (1) và<br />
ergosta-1β,3β,5α,6β-tetraol (2).<br />
Lời cảm ơn: Công trình nghiên cứu này<br />
được hoàn thành với sự giúp đỡ của PGS.TS.<br />
Phan Văn Kiệm và các đồng nghiệp tại Viện<br />
Hóa Sinh Biển - Viện Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam - 18 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985),<br />
Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc,<br />
Nxb. Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.<br />
19-23, 43-52, 58-74.<br />
2. Võ Quốc Hùng, Đoàn Nguyễn Phương Nhi,<br />
Nguyễn Đình Quỳnh Phú, Hồ Thị Diệu<br />
Trâm, Nguyễn Thị Hoài (2012), Nghiên cứu<br />
thành phần hoá học có hoạt tính chống ung<br />
thư từ loài San hô mềm Sinularia cruciata –<br />
Họ Alcyoniidae, Tạp chí Y học Thực hành,<br />
818-819, 7-11.<br />
3. Châu Văn Minh (2006), “Nghiên cứu khả<br />
<br />
năng khai thác và sử dụng nguồn dược liệu<br />
biển Việt Nam”, Tuyển tập các kết quả chủ<br />
yếu của chương trình “Điều tra cơ bản và<br />
nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển”,<br />
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, tr.<br />
176-293.<br />
4. Trần Văn Sung (2002), Phổ cộng hưởng từ<br />
hạt nhân trong hoá hữu cơ, Nxb. Đại học<br />
Quốc gia, Hà Nội, tập 1.<br />
5. Akemi Umeyama, Noboru Shoji, Mai<br />
Ozeki,<br />
Shigenobu<br />
Arihara<br />
(1996),<br />
“Sarcoaldesterols A and B, Two New<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9<br />
<br />
61<br />
<br />