Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ PSP (Paralytic Shellfish Poisoning)<br />
TRONG CÁC LOÀI HAI MẢNH VỎ Ở NHA TRANG<br />
PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) CONTENTS IN BIVALVES IN NHA TRANG<br />
Nguyễn Thuần Anh1<br />
Ngày nhận bài: 14/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá<br />
nguy cơ của người dân thành phố Nha Trang đối với độc tố gây liệt cơ PSP (paralytic shellfish poisoning) do tiêu thụ các<br />
loài hai mảnh vỏ. Hàm lượng độc tố gây liệt cơ PSP trong các loài hai mảnh vỏ thu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 ở<br />
thành phố Nha Trang được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Hàm lượng PSP trung bình trong mẫu<br />
sò (Anadara granosa), nghêu (Meretrix meretrix) và hàu (Crassostrea belcheri) lần lượt là 0,022; 4,549 và 0,019 µg/100g,<br />
trong khi PSP không phát hiện thấy trong mẫu vẹm xanh (Perna viridis) và điệp (Comptopallium radula). Các giá trị này<br />
đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép được qui định bởi Việt nam và quốc tế.<br />
Từ khóa: Độc tố gây liệt cơ, Nhuyễn thể, PSP<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aim of this study was to provide valuable information for exposure evaluation and risk assessment of Nha Trang<br />
population to paralytic shellfish poisoning (PSP) due to bivalves consumption. The PSP (paralytic shellfish poisoning)<br />
contents in some bivalves sampled from August to December 2009 in Nha Trang city have determined by the High<br />
Performance Liquid Chromatography (HPLC). The mean PSP contents in cockle (Anadara granosa), clam (Meretrix<br />
meretrix), tropical oyster (Crassostrea belcher) are 0,022; 4,549 and 0,019 µg/100g, respectively, while PSP was not<br />
detected in green musel (Perna viridis) and scalop (Comptopallium radula). These results are lower than the maximum<br />
limit permitted fixed by the Vietnamese and international regulations.<br />
Keywords: Paralytic Shellfish Poisoning, Shellfish, PSP<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng tích lũy<br />
PSP (Paralytic Shellfish Poisoning), một loại độc<br />
tố tảo nguy hiểm và được coi là vấn đề của toàn<br />
cầu (Martínez & Lawrence, 2003) với 2000 ca ngộ<br />
độc được thống kê trên toàn thế giới mỗi năm (Van<br />
Dolah, 2000; Chateau-Degat, 2003; Yan và cộng sự,<br />
2003) và tỷ lệ tử vong từ 8 đến 10% (Sierra-Beltran<br />
và cộng sự, 1998). Nhóm độc tố PSP gồm khoảng<br />
30 độc tố, trong đó độc nhất là saxitoxin (STX). Các<br />
độc tố PSP được sinh ra chủ yếu trong giai đoạn nở<br />
hoa của tảo Alexandrium spp. Vì PSP có tính tích<br />
lũy nên chúng có thể gây độc cho người ngay cả khi<br />
không có hiện tượng nở hoa của tảo (Van Egmond<br />
1<br />
<br />
và cộng sự, 2004). Dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm<br />
độc xuất hiện sau khoảng 5 đến 30 phút sau khi ăn<br />
nhuyễn thể bị nhiễm với các triệu chứng: cảm giác<br />
kim châm hoặc tê nhẹ đến liệt cơ hô hấp hoàn toàn.<br />
Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong do liệt cơ hô<br />
hấp, xảy ra trong vòng từ 2 đến 12 giờ sau khi ăn<br />
các loài hai mảnh vỏ có hàm lượng PSP cao. Nhóm<br />
nhuyễn thể có chứa PSP gồm chủ yếu là động<br />
vật thân mềm hai mảnh vỏ, nhóm này gồm vẹm,<br />
nghêu, hàu, điệp và sò (Dao, 2004; Van Egmond và<br />
cộng sự, 2004; Dao, 2003; Do và cộng sự, 2002;<br />
Dao, 2001).<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu<br />
xác định hàm lượng PSP trong các loài hai mảnh<br />
<br />
TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 3<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
vỏ ở thành phố Nha Trang - một thành phố đại diện<br />
<br />
Sáu mẫu thành phần ở 6 nơi bán có nguồn gốc và<br />
<br />
cho khu vực ven biển có mức tiêu thụ nhuyễn thể<br />
<br />
được phân bố như sau: 1, 2 và 3 mẫu thành phần<br />
<br />
cao (Nguyễn và cộng sự, 2009) - để cung cấp các<br />
<br />
được lần lượt lấy ở Nhà hàng Biển Ngọc, chợ Tạm<br />
<br />
thông tin có giá trị cho việc đánh giá nguy cơ của<br />
<br />
và chợ Xóm mới của thành phố Nha Trang (Nguyễn<br />
<br />
người tiêu dùng đối với PSP do tiêu thụ nhuyễn thể<br />
<br />
và cộng sự, 2009).<br />
<br />
hai mảnh vỏ.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và địa điểm thu mẫu<br />
Năm loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (vẹm xanh<br />
(Perna viridis), điệp (Comptopallium radula), hàu<br />
(Crassostrea belcheri), sò (Anadara granosa) và<br />
nghêu (Meretrix meretrix)) được thu ở các địa<br />
điểm mua bán nhuyễn thể phổ biến: Nhà hàng<br />
Biển Ngọc, chợ Tạm và chợ Xóm mới của thành<br />
phố Nha Trang (tổng số là 25 mẫu) từ tháng 8 đến<br />
tháng 12 năm 2009 (đại diện cho các tháng trong<br />
hai mùa mưa và mùa khô). Việc lấy mẫu được<br />
thực hiện theo phương pháp xác suất và tuân thủ<br />
nguyên tắc lấy mẫu ở nơi mua bán theo qui định<br />
2002/63/EC và 333/2007/EC (WHO, 1985; EC,<br />
2002; EC, 2007).<br />
Mẫu đồng nhất (600g) để xác định PSP được<br />
tập hợp từ 6 mẫu thành phần (100g) bao gồm các<br />
<br />
2. Phương pháp xử lý mẫu<br />
Trước khi phân tích, các mẫu được chiết theo<br />
phương pháp AOAC (1990): 100g mẫu đã đồng hóa<br />
được trộn với 100ml HCl 0,1N trong một ống đựng<br />
mẫu; kiểm soát và điều chỉnh pH nếu thấy cần thiết<br />
(pH