Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
HÀM LƯỢNG URÊ TRONG HẢI SẢN Ở KHÁNH HÒA<br />
UREA CONTENTS IN SEAFOOD AT KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Thuần Anh1, Đỗ Thị Thanh Thủy1<br />
Ngày nhận bài: 03/8/2015; Ngày phản biện thông qua: 8/12/2015; Ngày duyệt đăng:15/12/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin về hàm lượng urê trong các loài hải sản<br />
(cá ngừ bò, cá nục, mực, cá đổng và cá cờ) đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác có sản lượng lớn và tiêu<br />
thụ nhiều ở Khánh Hòa. Hàm lượng urê được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu<br />
dò huỳnh quang (HPLC-FLD: High-performance liquid chromatography with fluorescence detection) trên các<br />
mẫu được lấy tại các cảng cá, cơ sở thu mua hải sản và các chợ ở Khánh Hòa. Kết quả phân tích cho thấy có<br />
271 trong số 390 mẫu có urê với các hàm lượng khác nhau, cao nhất là 5,01 g/kg. Tỷ lệ mẫu phát hiện có urê<br />
ở các loài hải sản khai thác như sau: cá nục (15,9%), cá ngừ bò (13,8%), cá cờ (13,8%), cá đổng (13,8%) và<br />
mực (12,1%). Tại các chợ cá, tỷ lệ mẫu phát hiện có urê (32,6%) cao hơn so với cơ sở thu mua hải sản (24,6%)<br />
và cảng (12,3%). Hàm lượng urê trung bình trong cá ngừ bò (1,69 g/kg), mực (1,81 g/kg), cá đổng (1,62 g/kg)<br />
cao hơn trong cá cờ (1,27 g/kg) và cá nục (0,99 g/kg). Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin có giá trị để<br />
tiếp tục thực hiện việc đánh giá nguy cơ phơi nhiễm urê đối với người tiêu dùng do ăn hải sản và từ đó có các<br />
giải pháp quản lý an toàn thực phẩm hải sản hiệu quả.<br />
Từ khóa: thủy sản, urê, cảng cá, cơ sở thu mua hải sản, chợ cá, Khánh Hòa<br />
ABSTRACT<br />
This paper aims to provide data of urea contents in the seafood consumed in a great amount which<br />
are representative of the 5 popular fisheries exploitation types having great yields at Khanh Hoa province.<br />
The urea contents of the samples from the fish ports, seafood purchace agencies and fish markets at Khanh<br />
Hoa province are determined by HPLC-FLD (High Performance Liquid Chromatography with fluorescence<br />
detection). The results showed that there were 271 in 390 samples contaminated by urea in different contents,<br />
the maximum is 5.01 g/kg. The rate of the seafood sample contaminated by urea decreased in the following<br />
order: tune (15.9%), round scad (13.8%), squid (13.8%), horsehead fish (13.8%) and paradise fish (12.1%).<br />
In the markets, the rate of the seafood sample contaminated by urea (37.7%) is higher than those in the<br />
seafood purchase agencies (31.8%) and in the fish ports (16.9%). The average urea contents in the tune (1.69<br />
g/kg), the squid (1.81 g/kg), the horsehead fish (1.62 g/kg) are higher than those in the paradise fish (1.27 g/kg)<br />
and the round scad (0.99 g/kg). This study provided valuable information for continuing to assess urea risk to<br />
consumers due to seafood consumption, hence giving the solutions for the efficient seafood safety management.<br />
Keywords: seafood, urea, fish port, seafood purchase agency, fish market, Khanh Hoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 11<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Urê là một loại phân bón hóa học được<br />
dùng trong nông nghiệp để tăng lượng đạm<br />
cho cây trồng và không phải là hóa chất bảo<br />
quản thực phẩm. Ở Việt Nam trong mấy năm<br />
gần đây đã có nhiều người kinh doanh thực<br />
phẩm, thủy sản tươi sống sử dụng urê trộn với<br />
đá để bảo quản thực phẩm vì khi urê hòa tan<br />
trong nước, nước sẽ trở nên lạnh do phản ứng<br />
thu nhiệt, nhờ vậy mà thịt cá được tươi lâu.<br />
Việc lạm dụng urê trong bảo quản là do các<br />
chuyến đi biển kéo dài, thời gian bảo quản cá<br />
sau thu hoạch dài, nước đá bảo quản không<br />
đủ, trang bị thiết bị bảo quản chưa đầy đủ,<br />
chưa phù hợp cho việc bảo quản hải sản dài<br />
ngày. Bên cạnh đó, urê lại rất dễ mua, dễ sử<br />
dụng, giá rẻ; cộng với sự thiếu hiểu biết, ý thức,<br />
thái độ không tốt của người tham gia cung ứng<br />
hải sản về vấn đề an toàn thực phẩm. Ngoài<br />
ra, công tác quản lý còn chưa tốt, chế tài xử<br />
phạt chưa đủ sức răn đe, công tác phối hợp<br />
giữa các đơn vị chưa hợp lý; tổ chức chưa<br />
hoàn thiện, thiếu kinh phí hoạt động, hình thức<br />
truyền thông về các mối nguy gây mất an toàn<br />
thực phẩm chưa thật sự phong phú. Các lý do<br />
trên đã tạo nên nguy cơ về mối nguy urê trong<br />
hải sản.<br />
Urê không nằm trong danh mục các chất<br />
phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm<br />
được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/<br />
TT-BYT - Thông tư quản lý phụ gia thực phẩm<br />
của Bộ Y tế [4] cũng không có trong danh mục<br />
phụ gia thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực<br />
phẩm (CODEX) ban hành.<br />
Thường xuyên ăn phải những thức ăn có<br />
ướp urê mặc dù hàm lượng thấp sẽ bị ngộ<br />
độc mãn tính với các dấu hiệu mất ngủ kéo<br />
dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, giảm trí nhớ,<br />
thường bị chuột rút, chán ăn dẫn đến suy dinh<br />
dưỡng, viêm loét ruột, mất cân bằng canxi và<br />
phospho gây loãng xương… Khi ăn phải thực<br />
phẩm chứa dư lượng urê cao thì người ăn có<br />
thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau<br />
bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, suy tim,<br />
xơ cứng động mạnh có thể dẫn tới tử vong.<br />
<br />
12 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Số 4/2016<br />
Ngoài ra, còn có các tổn thương khác như: tiểu<br />
đường, suy giảm chức năng tuyến giáp, suy<br />
giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.<br />
Trên động vật thí nghiệm, cho tiếp xúc với liều<br />
lượng lớn, kéo dài bằng các đường khác nhau<br />
(da, hô hấp, tiêu hóa, tĩnh mạch), có thể làm<br />
rối loạn chuyển hóa, rối loạn sinh sản… Ngoài<br />
ảnh hưởng đối với sức khỏe người tiêu dùng<br />
của chính urê, thì chúng còn có thể gây hại<br />
cho sức khỏe do các kim loại nặng như chì,<br />
thủy ngân, cadimi… có thể còn lẫn nhiều trong<br />
urê sử dụng trong nông nghiệp có độ tinh khiết<br />
không cao [12].<br />
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm<br />
Thủy sản Bình Thuận (2010) đã báo cáo có<br />
33,3% số mẫu thủy sản lấy tại Bình Thuận<br />
trong 8 tháng đầu năm 2010 có chứa urê [6].<br />
Chi cục VSATTP TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện<br />
40/67 mẫu ở chợ Bình Điền có urê [14].<br />
Ở tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu của Nguyễn<br />
Thị Ngọc Huệ (2005) cho thấy 42,39% số mẫu<br />
hải sản có urê, trong đó mực 23,33% và cá<br />
61,76% [10]. Lê Tấn Phùng và cộng sự (2010)<br />
đã xác định được 24/30 (80%) mẫu cá ở<br />
Khánh Hòa có chứa urê, hàm lượng urê cao<br />
nhất là 2,66 g/kg, thấp nhất là 0,28 g/kg; số<br />
mẫu có hàm lượng urê trên 1g/kg là 11 mẫu,<br />
chiếm tỷ lệ 45,8% [9]. Trong năm 2012, Chi cục<br />
ATVSTP đã tiến hành kiểm tra 234 mẫu và có<br />
28 mẫu không đạt các chỉ tiêu an toàn thực<br />
phẩm, trong đó phát hiện có mẫu mực tươi sử<br />
dụng phân urê bảo quản [5].<br />
Báo cáo của Cục ATTP (2012) cho thấy<br />
54/60 mẫu cá biển tại tàu cá, cảng cá, bến<br />
cá và các chợ bán buôn, bán lẻ thủy sản có<br />
urê nhưng ở mức thấp (nằm trong khoảng<br />
10-125 ppm) [8].<br />
Mặc dù việc sử dụng urê trong hải sản khá<br />
phổ biến nhưng những nghiên cứu, những<br />
phân tích kiểm nghiệm liên quan lại không<br />
nhiều và cũng chưa thực hiện trên toàn bộ<br />
chuỗi cung ứng để có được những nhận định<br />
cụ thể về nguyên nhân nhiễm mối nguy urê.<br />
Tỉnh Khánh Hòa, một tỉnh có sản lượng đánh<br />
bắt và tiêu thụ hải sản lớn, là đầu mối cung cấp<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
hải sản quan trọng cho cả nước thì việc đánh<br />
giá hàm lượng urê trong hải sản khai thác là<br />
vấn đề mang tính chất thời sự và cấp thiết cao.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: là 5 loại hải sản đại<br />
diện cho 5 loại hình nghề khai thác ở Khánh<br />
Hòa (Sản phẩm nghề chụp: mực, sản phẩm<br />
nghề lưới kéo: cá đổng, sản phẩm nghề lưới<br />
rê: cá ngừ bò, sản phẩm nghề lưới vây: cá nục,<br />
sản phẩm nghề câu: cá cờ). Đây là các loại hải<br />
sản được khai thác với sản lượng lớn và tiêu<br />
thụ nhiều tại Khánh Hòa.<br />
Mẫu để phân tích urê được lấy tại:<br />
- 5 cảng cá (cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh<br />
Trường, cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá Đá Bạc<br />
và cảng cá Đại Lãnh)<br />
- 11 chợ loại 1 và loại 2 ở Khánh Hòa gồm<br />
5 chợ loại 1 và 2 ở Nha Trang (chợ Đầm, chợ<br />
Xóm Mới, chợ Vĩnh Hải, chợ Phước Thái, chợ<br />
Phương Sơn), 1 chợ loại 2 ở Cam Ranh (chợ<br />
Ba Ngòi), 2 chợ loại 2 ở Ninh Hòa (chợ Dinh,<br />
chợ Dục Mỹ), 2 chợ loại 2 ở Vạn Ninh (chợ<br />
Đại Lãnh, chợ Tu Bông) và chợ cá Nam Trung<br />
Bộ. Lý do chỉ chọn các chợ loại 1, loại 2 (trong<br />
tổng cộng 140 chợ thương mại ở Khánh Hòa)<br />
và chợ cá Nam Trung Bộ làm đối tượng nghiên<br />
cứu là do các chợ trên có tổng số người buôn<br />
bán hải sản nhiều, có quy mô lớn, có khu vực<br />
riêng để bán hải sản và cũng là các đầu mối<br />
phân phối hải sản đến các khu vực buôn bán<br />
hải sản khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.<br />
- 101 cơ sở mua bán hải sản (47 cơ sở<br />
mua bán ở thành phố Nha Trang, 22 cơ sở<br />
mua bán hải sản ở Cam Ranh, 14 cơ sở mua<br />
bán hải sản ở huyện Ninh Hòa, 18 cơ sở mua<br />
bán hải sản ở huyện Vạn Ninh [7]): lập danh<br />
sách 101 cơ sở mua bán hải sản theo địa<br />
phương và theo thứ tự alphabet của tên cơ<br />
sở, số cơ sở thu mua cần được chọn lựa để<br />
lấy mẫu là 10<br />
<br />
[1]. Các<br />
cơ sở được chọn lựa để lấy mẫu theo phương<br />
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Khoảng<br />
cách chọn lựa các cơ sở là 10 (101/10), tức là<br />
<br />
Số 4/2016<br />
cứ cách 10 cơ sở thì 1 cơ sở mua bán lại được<br />
chọn trong danh sách. Cụ thể số cơ sở mua<br />
bán được chọn là: 4 cơ sở mua bán tại Nha<br />
Trang, 2 cơ sở mua bán tại Cam Ranh, 2 cơ<br />
sở mua bán tại Ninh Hòa và 2 cơ sở mua bán<br />
tại Vạn Ninh. Tại 10 cơ sở được chọn lựa, tiến<br />
hành lấy mẫu. Nếu cơ sở nào không có loại hải<br />
sản cần lấy mẫu thì tiến hành lấy mẫu hải sản<br />
đó tại các cơ sở mua bán hải sản kế tiếp trong<br />
danh sách.<br />
Số lượng mẫu của 5 loại hải sản được lấy<br />
tại 5 cảng, 11 chợ và 10 cơ sở mua bán hải sản<br />
ở 3 đợt trải đều trong năm 2014 là 390 mẫu<br />
(5 loại*(5 cảng + 11 chợ +10 cơ sở mua bán)* 3<br />
đợt = 390 mẫu). Lấy mẫu được thực hiện theo<br />
quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 14/2011/<br />
TT-BYT ngày 01/4/2011 với khối lượng mẫu<br />
lấy tại 1 điểm trong 1 lần thu mẫu là 1,5 kg (nếu<br />
khối lượng của cá thể lớn hơn 1,5 kg thì lấy<br />
toàn bộ cá thể ấy) [3]. Mẫu được lấy phải đảm<br />
bảo tính đại diện, khách quan và ngẫu nhiên.<br />
Mẫu sau khi lấy được bao gói và ghi ký mã<br />
hiệu nhận diện. Các mẫu nhanh chóng được<br />
mang đi phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc<br />
Trung tâm Thí nghiệm Thực hành - Trường<br />
Đại học Nha Trang. Điều kiện bảo quản mẫu<br />
ở nhiệt độ -800C.<br />
Hàm lượng urê được xác định bằng<br />
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với<br />
đầu dò huỳnh quang (TCVN 8025:2009) [15]<br />
với giới hạn phát hiện LOD = 10 mg/kg. Kết<br />
quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.<br />
Sự khác biệt về hàm lượng urê trung bình<br />
giữa các loại hải sản khai thác tại Khánh Hòa<br />
đã được kiểm tra bằng phép phân tích phương<br />
sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân<br />
phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác có ý<br />
nghĩa thống kê của các giá trị hàm lượng urê.<br />
Sự khác biệt hàm lượng urê trung bình được<br />
coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Tỷ lệ mẫu phát hiện có urê<br />
Tỷ lệ (%) mẫu các loại hải sản được phát<br />
hiện có urê được thể hiện trong Hình 1.<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 13<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ (%) mẫu phát hiện có urê trong các loại<br />
hải sản khác nhau<br />
<br />
Tỷ lệ (%) mẫu hải sản tại các địa điểm lấy<br />
mẫu khác nhau (cảng, cơ sở thu mua hải sản,<br />
chợ cá) được phát hiện có urê được trình bày<br />
ở Hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ mẫu phát hiện có urê tại cảng, chợ<br />
và cơ sở thu mua ở Khánh Hòa<br />
<br />
Kết quả trình bày ở Hình 1 và 2 cho thấy<br />
có 69,5% số mẫu (271 mẫu trong số 390 mẫu<br />
hải sản phân tích) phát hiện có urê. Trong đó<br />
tỷ lệ mẫu phát hiện có urê ở các loài hải sản<br />
khai thác như sau: cá nục (15,9%), cá ngừ bò<br />
(13,8%), cá cờ (13,8%), cá đổng (13,8%) và<br />
mực (12,1%). Các mẫu phát hiện có urê nhiều<br />
nhất là ở chợ cá (32,6%) sau đó là cơ sở thu<br />
mua (24,6%) và ít nhất là ở cảng cá (12,3%).<br />
Urê nếu có trong hải sản có thể do nội sinh<br />
hoặc ngoại sinh (thêm từ ngoài vào):<br />
- Urê nội sinh do quá trình phân giải các<br />
thành phần có đạm trong cơ thịt động vật thủy<br />
sản như: protein, axit amin, axit creatinin...<br />
Hàm lượng urê trong loài cá xương sụn<br />
như cá nhám khoảng 1.000 - 2.000 mg%.<br />
Với cá xương cứng và những động vật thủy<br />
sản không xương sống khác chỉ có khoảng<br />
1-10 mg% [11].<br />
<br />
14 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Số 4/2016<br />
- Urê ngoại sinh là urê do người tham gia<br />
cung ứng hải sản (ngư dân và người buôn<br />
bán) đưa vào để bảo quản hải sản tươi vì khi<br />
hòa tan urê trong nước sẽ làm lạnh môi trường<br />
nước. Tuy nhiên, urê khi sử dụng trong bảo<br />
quản hải sản sau thu hoạch có thể làm hải sản<br />
nhiễm mối nguy urê (urê ngoại sinh).<br />
Tại các chợ cá, tỷ lệ mẫu phát hiện có urê<br />
(32,6%) cao hơn so với cơ sở thu mua hải sản<br />
(24,6%) và cảng (12,3%). Nguyên nhân có<br />
thể do: tại các chợ thương mại, khi thời gian<br />
lưu giữ hải sản kéo dài hơn 12 tiếng, đặc biệt<br />
có trường hợp hải sản không bán hết trong<br />
ngày nhưng không được bảo quản đúng cách<br />
đã làm hải sản giảm chất lượng và nhanh hư<br />
hỏng, quá trình phân hủy protein tạo urê cũng<br />
diễn ra nhanh hơn, do đó mà urê nội sinh sinh<br />
ra nhiều. Nguyên nhân khác có thể do người<br />
cung ứng hải sản tại chợ muốn hải sản nhìn<br />
tươi hơn và bảo quản lâu hơn nên đã sử dụng<br />
urê để bảo quản hải sản.<br />
Tại các cơ sở thu mua hải sản, tỷ lệ mẫu<br />
phát hiện có urê ở mức thấp hơn so với chợ có<br />
thể là do cơ sở thu mua có điều kiện bảo quản<br />
tốt hơn ở chợ nên hàm lượng urê nội sinh sinh<br />
ra trong quá trình bảo quản thấp hơn ở chợ.<br />
Mặt khác, tại cơ sở thu mua khi bán cho các<br />
công ty chế biến hải sản thì cơ sở thu mua phải<br />
cam kết đảm bảo chất lượng ATTP hải sản nên<br />
họ ít sử dụng urê để bảo quản hải sản hơn so<br />
với chợ.<br />
Tại các cảng cá, tỷ lệ mẫu hải sản phát<br />
hiện có urê ở mức thấp nhất có thể là do đây<br />
là mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng hải<br />
sản khai thác nên thời gian bảo quản hải sản<br />
kể từ khi đánh bắt ngắn hơn so với tại các mắt<br />
xích tiếp theo nên lượng urê nội sinh hay ngoại<br />
sinh nếu có cũng không nhiều bằng ở các mắt<br />
xích tiếp theo.<br />
2. Hàm lượng urê trung bình trong hải sản<br />
khai thác tại Khánh Hòa<br />
Hàm lượng urê trong 5 loại hải sản (Cá<br />
nục, cá cờ, cá ngừ bò, mực và cá đổng) được<br />
trình bày trong Bảng 1.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
Bảng 1. Hàm lượng urê (g/kg) trong 5 loại hải sản (cá nục, cá cờ, cá ngừ bò, mực và cá đổng)<br />
Hàm lượng urê (g/kg)<br />
<br />
Loại hải sản<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Cá ngừ bò<br />
<br />
1,69<br />
<br />
0,91<br />
<br />
3,12<br />
<br />
Mực<br />
<br />
1,81<br />
<br />
0,32<br />
<br />
3,38<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
1,62<br />
<br />
0,04<br />
<br />
3,67<br />
<br />
Cá cờ<br />
<br />
1,27<br />
<br />
0,21<br />
<br />
5,01<br />
<br />
Cá nục<br />
<br />
0,99<br />
<br />
0,27<br />
<br />
2,67<br />
<br />
Việc kiểm tra bằng phép phân tích phương<br />
sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân<br />
phiên từng cặp cho thấy không có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) hàm lượng<br />
urê trung bình giữa cá ngừ bò, mực, cá đổng;<br />
và giữa cá cờ với cá nục. Kết quả trình bày<br />
ở Bảng 1 cho thấy hàm lượng urê trung bình<br />
<br />
trong cá ngừ bò (1,69 g/kg), mực (1,81 g/kg),<br />
cá đổng (1,62 g/kg) cao hơn trong cá cờ<br />
(1,27 g/kg) và cá nục (0,99 g/kg).<br />
Hàm lượng urê (g/kg) trong 5 loài hải sản<br />
(Cá nục, cá cờ, cá ngừ bò, mực và cá đổng)<br />
được thu mẫu tại cảng, chợ và cơ sở thu mua<br />
được trình bày trong Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Hàm lượng urê (g/kg) trong 5 loài hải sản (Cá nục, cá cờ, cá ngừ bò, mực và cá đổng)<br />
được thu mẫu tại cảng, chợ và cơ sở thu mua<br />
Cảng<br />
<br />
Chợ<br />
<br />
Cơ sở thu mua<br />
<br />
Hàm lượng urê (g/kg)<br />
<br />
Loại hải sản<br />
Trung bình Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
Cá ngừ bò<br />
<br />
2,07<br />
<br />
1,02<br />
<br />
3,12<br />
<br />
1,42<br />
<br />
1,15<br />
<br />
1,88<br />
<br />
1,72<br />
<br />
0,91<br />
<br />
2,88<br />
<br />
Mực<br />
<br />
1,33<br />
<br />
1,06<br />
<br />
1,51<br />
<br />
2,02<br />
<br />
0,32<br />
<br />
3,38<br />
<br />
1,79<br />
<br />
1,26<br />
<br />
2,91<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
2,01<br />
<br />
0,04<br />
<br />
3,67<br />
<br />
1,19<br />
<br />
0,27<br />
<br />
2,21<br />
<br />
1,80<br />
<br />
0,15<br />
<br />
3,57<br />
<br />
Cá cờ<br />
<br />
0,95<br />
<br />
0,32<br />
<br />
1,46<br />
<br />
1,36<br />
<br />
0,21<br />
<br />
5,01<br />
<br />
1,34<br />
<br />
0,21<br />
<br />
4,31<br />
<br />
Cá nục<br />
<br />
1,05<br />
<br />
0,53<br />
<br />
1,52<br />
<br />
0,92<br />
<br />
0,27<br />
<br />
1,92<br />
<br />
1,02<br />
<br />
0,27<br />
<br />
2,67<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
1,50<br />
<br />
0,04<br />
<br />
3,67<br />
<br />
1,35<br />
<br />
0,21<br />
<br />
5,01<br />
<br />
1,51<br />
<br />
0,15<br />
<br />
4,31<br />
<br />
Tuy nhiên, thông tư 29/TT-BNNPTNT của<br />
Bộ NN&PTNT và Quyết định 46/2007/QĐ-BYT<br />
của Bộ Y tế chưa quy định mức giới hạn urê<br />
trong thực phẩm thủy sản [2]. Từ 01/7/2011,<br />
theo Luật An toàn thực phẩm [13], việc đưa ra<br />
quy định về chỉ tiêu phân tích, mức giới hạn<br />
cho phép đối với từng loại sản phẩm sẽ thuộc<br />
trách nhiệm của Bộ Y tế và thường dựa trên<br />
việc tham khảo các quy định hiện hành của<br />
Codex, hoặc các tổ chức quốc tế khác về vệ<br />
sinh an toàn thực phẩm trong khi hiện nay các<br />
tổ chức này đều chưa qui định mức giới hạn<br />
cho phép của urê trong thực phẩm. Tuy vậy,<br />
kết quả ở Bảng 2 cho thấy hàm lượng ure phát<br />
hiện trong các loại hải sản thu mua ở Khánh<br />
Hòa gấp 10 - 20 lần hàm lượng ure nội sinh<br />
<br />
trong các loài cá xương cứng và những động<br />
vật thủy sản không xương sống khác (khoảng<br />
1-10 mg%) [11]. Như vậy, các số liệu này là<br />
đáng suy ngẫm và sẽ là cơ sở để thực hiện<br />
các nghiên cứu cần thiết tiếp theo nhằm cung<br />
cấp số liệu cho việc xây dựng các qui định liên<br />
quan đến giới hạn tối đa cho phép của urê<br />
trong hải sản, từ đó thực sự đảm bảo an toàn<br />
cho người tiêu dùng.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Tại các chợ cá, tỷ lệ mẫu phát hiện có urê<br />
(32,6%) cao hơn so với cơ sở thu mua hải sản<br />
(24,6%) và cảng (12,3%). Tỷ lệ mẫu phát hiện<br />
có urê ở các loài hải sản khai thác như sau:<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 15<br />
<br />