Hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) ở miền Bắc Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) ở miền Bắc Việt Nam trình bày xác định được hàm lượng, thành phần của tinh dầu Xá xị từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen cây Xá xị tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) ở miền Bắc Việt Nam
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng HÀM LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Vũ Kim Dung1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Nguyễn Thị Lan Anh2, Lê Sỹ Dũng1, Hoàng Văn Sâm1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp 2 Công ty TNHH Vestergaard Frandsen Vietnam TÓM TẮT Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) thuộc họ Long não (Lauraceae) là loài cây đa tác dụng, quý hiếm, có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Bài báo là kết quả nghiên cứu hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu Xá xị được thu mẫu tại 05 tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuối hơi nước đã xác định được tỷ lệ tối ưu: nguyên liệu lá/dung môi nước tỷ lệ 1/20, tỷ lệ 1/6 (với nguyên liệu vỏ thân, cành), trong thời gian là 4 giờ cho lượng tinh dầu thu được ở mức cao. Hàm lượng tinh dầu Xá xị ở vỏ thân cao hơn lá và cành, hàm lượng tinh dầu mùa khô cao hơn mùa mưa và hàm lượng tinh dầu trung bình của Xá xị trên 5 tỉnh miền Bắc khá tương đồng (1-1,2%). Kết quả phân tích GC-MS cho thấy tinh dầu từ lá Xá xị có 27 chất được nhận diện, thành phần chính là các chất thuộc nhóm terpenoids như Caryophyllene (E) (47,01%), Humulene (a) (14,46%), Caryophyllene oxide (12,65%), Germacrene D (5%). Tinh dầu từ cành Xá xị đã xác định được 47 chất, với các chất chính thuộc nhóm mono và sesquiterpenes: β-Caryophyllene (12,10%), Myrcene (10,61%), Linalool (8,20%), Cadino (a) (11,21%), Cadinene (d) (5%). Tinh dầu từ vỏ thân Xá xị có 45 chất được nhận diện với các chất chính thuộc nhóm terpenoids: Cadinene (d) (18,68%), Cadinol (a) (5,01%), Muuurolene (g) (4,7%) và Muurolene (a) (4,29%). Các chất này đều có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi sinh vật. Từ khóa: bảo tồn, hàm lượng tinh dầu, thành phần hóa học, tinh dầu, Xá xị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thị trường Quốc tế (Kumar S. & Kumari R., Xá xị hay còn gọi là Gù hương, Re hương 2019a) được sử dụng rộng rãi trong công nghệ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) hoá mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Tác thuộc họ Long não (Lauraceae) là loài thực vật dụng dược lý của vỏ, gỗ và lá Xá xị gồm: chống quý hiếm và có giá trị kinh tế cao (Phạm Quốc đái tháo đường (Jia, 2009; Jia et al., 2009), chống Hùng và cs, 2010). Xá xị là cây thân gỗ và có viêm (Pukdeekumjorn, 2016), hạ huyết áp, ghi nhận phân bố tự nhiên tại Trung Quốc, Ấn kháng khuẩn (Adfa M, 2016; Charles, 2014; Li Độ, Indonexia và Việt Nam. Tại Việt Nam, Xá et al., 2014), chống oxy hóa (Pardede, 2017), tan xị được ghi nhận có phân bố ở một số tỉnh miền máu, hoạt hóa glycosidase (Li X.D. 1996; Li et Bắc đến Tây Nguyên (Phạm Quốc Hùng và cs, al., 2014). Trên thế giới cũng như tại Việt Nam 2010; Trần Hợp, 2002). Do có giá trị kinh tế cao đã có một số nghiên cứu về Xá xị. Tuy nhiên nên loài này còn rất ít gặp ngoài tự nhiên và những nghiên cứu sâu về hàm lượng và thành đang đối diện với nguy cơ đe dọa tuyệt chủng phần hóa học tinh dầu Xá xị còn chưa nhiều, đặc cao. Do đó, Xá xị được xếp trong nhóm IIA biệt là so sánh giữa các khu vực phân bố khác thuộc Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ nhau. Do vậy, với mục tiêu xác định được hàm năm 2019, nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) trong lượng, thành phần của tinh dầu Xá xị từ các tỉnh Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. miền Bắc Việt Nam, kết quả của nghiên cứu là cơ Tinh dầu Xá xị có trong cả lá, vỏ thân, rễ với sở khoa học cho việc khai thác, bảo tồn và phát hàm lượng 1 – 2% (Vũ Văn Thông, 2017), triển bền vững nguồn gen cây Xá xị tại Việt Nam. Nguyễn Xuân Dũng và cs, 1995; Pardede, 2017). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tinh dầu Xá xị có giá trị thương mại rất lớn trên 2.1. Vật liệu TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021 3
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng Mẫu lá, cành và vỏ thân Xá xị thu thập từ các Thành phần hóa học của tinh dầu Xá xị được tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Vĩnh Phúc, xác định bằng phương pháp sắc ký khí nối ghép Thanh Hóa, Quảng Ninh, Phú Thọ), với thời gian khối phổ (GS-MS) trên máy GC7890A-MS từ 11-12/2019 (mùa khô) và 5-8/2020 (mùa mưa). 5975C của hãng Agilent Technologies, Phòng Mẫu phân tích thành phần hóa học tinh dầu Xá xị Phân tích hóa học, Viện Hóa học các hợp chất được thu ở Thanh Hóa vào tháng 3 năm 2020. thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 2.2. Phương pháp nghiên cứu nghệ Việt Nam với điều kiện: Nhiệt độ cột 2.2.1. Tách chiết thu tinh dầu Xá xị HP5MS từ 60 – 240oC, tốc độ tăng nhiệt Thu thập mẫu thân, lá, vỏ trên mỗi cây Xá xị 4oC/phút, nhiệt độ buồng bơm mẫu ở 180oC, khí vào buổi sáng, thời tiết khô ráo. Mẫu thu hái bảo mang là heli tốc độ 1,0 ml/phút. quản trong túi zip có gắn nhãn với thông tin bao 2.3. Phương pháp xử lý số liệu gồm (số hiệu cây, loại mẫu, thời gian thu hái) và Các thí nghiệm đều được lặp lại ít nhất 3 lần và được vận chuyển về phòng thí nghiệm. các số liệu thu được xử lý sai số bằng phần mềm Phương pháp tách chiết: Tinh dầu Xá xị được Excel. tách chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN hơi nước theo TCVN 7039: 2013 (ISO 3.1. Hàm lượng tinh dầu xá xị thu thập từ các 6571:2008): Gia vị và thảo mộc - xác định hàm tỉnh miền Bắc lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chưng cất 3.1.1. Xác định các thông số cơ bản của quá bằng hơi nước) và Dược Điển Việt Nam IV trình chưng cất (2009) đối với mẫu tinh dầu có tỷ trọng >1. a) Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (nước) Hàm lượng tinh dầu (d>1) được tính theo Trong quá trình tách chiết bằng phương pháp công thức: lôi cuốn hơi nước, khi gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu và nước, hơi nước thẩm thấu vào trong các a -c X (%, v/w) = x 100% lớp tế bào, làm phá vỡ túi tinh dầu và lôi cuốn b tinh dầu theo hơi nước. Nếu lượng nước quá ít Trong đó: thì không đủ hòa tan các chất keo, muối bao bọc a: thể tích của tinh dầu và xylen (ml); xung quanh túi tinh dầu, làm tinh dầu không b: khối lượng của mẫu đã trừ độ ẩm (g); thoát ra được. Sử dụng càng nhiều nước để tách c: thể tích xylen cho vào trước khi định chiết thì khả năng khuếch tán của tinh dầu càng lượng (ml). lớn, nước dễ dàng thẩm thấu vào nguyên liệu và 2.2.2. Xác định thông số cơ bản của quá trình hòa tan các cấu tử cần tách chiết nên lượng tinh chưng cất tinh dầu Xá xị dầu trong hỗn hợp càng cao (Nguyễn Năng Quá trình tách chiết tinh dầu Xá xị được thực Vinh và Nguyễn Thị Minh Tú, 2009). Tuy hiện với mẫu thu thập từ Vĩnh Phúc. Mỗi thí nhiên, ở một giới hạn nhất định lượng tinh dầu nghiệm trong nghiên cứu sử dụng 100 g mẫu, thu hồi sẽ tăng lên không đáng kể dù tăng lượng được nghiền tới kích thước
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng Bảng 1. Hàm lượng tinh dầu theo tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (NL/DM) Loại mẫu Hàm lượng tinh dầu theo tỷ lệ NL/DM (%) TL 1/10 TL 1/20 TL1/30 TL1/40 Lá 0,74 ± 0,019 0,91 ± 0,022 0,93 ± 0,024 0,93 ± 0,023 TL 1:4 TL 1:5 TL1:6 TL1:7 Vỏ thân 1,19 ± 0,027 1,37 ± 0,039 1,39 ± 0,037 1,39 ± 0,036 TL 1:4 TL 1:5 TL1:6 TL1:7 Cành 0,85 ± 0,026 1,13 ± 0,028 1,17 ± 0,030 1,17 ± 0,032 Với mẫu lá, tỷ lệ nguyên liệu: dung môi lớn nghiệm tiếp theo. hơn nhiều so với mẫu vỏ thân và cành do trong b) Thời gian chưng cất lá của xá xị chứa hàm lượng pectin lớn, gây nhớt Một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu và tạo lớp màng dày trên bề mặt hỗn hợp, cản suất tách chiết tinh dầu là thời gian. Thời gian trở quá trình bay hơi của tinh dầu xá xị. Tuy chưng cất càng dài thì hàm lượng tinh dầu thu nhiên, lượng tinh dầu thu được ở các mẫu với tỷ hồi càng cao. Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian lệ 1/30, 1/40 (lá) và tỷ lệ 1/6, 1/7 (vỏ thân, cành) đến một giới hạn nhất định thì lượng tinh dầu ở mức cao và không có sự sai khác có ý nghĩa thu được không tăng nữa, đồng thời có thể ảnh thống kê. Quy luật biến thiên này cũng phù hợp hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, với công bố trước đây của Nguyễn Thị Hoàng cần xác định thời gian chưng cất thích hợp. Thời Lan và cộng sự trong nghiên cứu công nghệ tách gian chưng cất được khảo sát là từ 2 đến 5 giờ. chiết tinh dầu từ lá tía tô (Nguyễn Thị Hoàng Kết quả được thể hiện ở bảng 2 chỉ ra lượng tinh Lan và cs, 2015). dầu thu hồi có xu hướng tăng theo thời gian Thêm vào đó, với tỷ lệ NL/DM 1/20 (lá), chưng cất. Cụ thể lượng tinh dầu từ các mẫu thí hàm lượng tinh dầu thu được xấp xỉ lượng tinh nghiệm chưng cất ở 3, 4, 5 giờ thu được tương dầu ở tỷ lệ 1/30 (giá trị lần lượt là 0,91 và ứng là: 0,67 – 0,92% (mẫu lá); 1,13 – 1,42% 0,93%) trong khi lượng dung môi lại ít hơn (mẫu vỏ thân); 0,72 – 1,17% (mẫu cành). Tuy nhiều, giảm năng lượng và thời gian chưng cất. nhiên, khi mẫu được chưng cất ở 4 và 5 giờ thì Do vậy, lựa chọn tỷ lệ NL/DM là 1/20 với mẫu lượng tinh dầu thu hồi hầu như không thay đổi. lá và 1/6 với mẫu vỏ thân và cành cho các thí Bảng 2. Sự biến thiên lượng tinh dầu xá xị theo thời gian chưng cất Hàm lượng tinh dầu theo thời gian (%) Loại mẫu 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ Lá 0,44 ± 0,010 0,67 ± 0,019 0,90 ± 0,022 0,92 ± 0,023 Vỏ thân 0,69 ± 0,021 1,13 ± 0,027 1,38 ± 0,038 1,42 ± 0,046 Cành 0,55 ± 0,017 0,72 ± 0,024 1,15 ± 0,028 1,17 ± 0,032 Kết quả này cũng phù hợp với quy luật biến cành bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi thiên của lượng sản phẩm thu được khi tách chiết nước là 4 giờ. tinh dầu sa nhân (Trần Vũ Thị Như Lành và cs, 3.1.2. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu Xá 2016), tinh dầu riềng (Võ Kim Thành và Đỗ Thị xị từ các tỉnh miền Bắc Triệu Hải, 2010), tinh dầu nhài (Nguyen Dinh Sau khi đã lựa chọn được các thông số cơ bản Phuc et al., 2019). Mặt khác, thời gian chưng cất của quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh kéo dài làm tiêu hao nhiều năng lượng cho quá dầu xá xị, tiến hành xác định hàm lượng tinh dầu trình cấp nhiệt. Vì vậy, thời gian thích hợp để từ các mẫu thu thập được từ 5 tỉnh miền Bắc trích ly tinh dầu Xá xị từ cả 3 loại mẫu lá, vỏ thân, (Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021 5
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng Ninh, Phú Thọ), với thời gian từ 11-12/2019 lượng tinh dầu thu được thể hiện ở bảng 3. (mùa khô) và 5-8/2020 (mùa mưa). Kết quả hàm Bảng 3. Hàm lượng tinh dầu Xá xị thu thập từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam Hàm lượng tinh dầu (%) Tên Số TT Lá Vỏ thân Cành tỉnh cây Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa 1 Vĩnh Phúc 21 1,15±0,03 0,80±0,04 1,40±0,06 0,89±0,02 1,26±0,03 0,82±0,03 2 Phú Thọ 25 1,21±0,03 1,02±0,04 1,41±0,05 1,14±0,04 1,28±0,03 1,10±0,05 3 Thanh Hóa 37 1,16±0,03 0,91±0,03 1,34±0,04 1,03±0,03 1,27±0,03 0,96±0,02 4 Quảng Ninh 16 1,19±0,03 1,25±0,05 1,38±0,04 1,36±0,06 1,26±0,03 1,31±0,05 5 Hòa Bình 22 1,10±0,02 1,15±0,03 1,33±0,05 1,31±0,06 1,29±0,03 1,26±0,03 TB 1,16 1,03 1,37 1,15 1,27 1,09 Kết quả cho thấy phần vỏ thân Xá xị chứa 1-1,2% (trên tổng số 116 cây lấy mẫu). hàm lượng tinh dầu cao nhất trong 3 mẫu (hàm Hàm lượng tinh dầu Xá xị trung bình đạt 1% lượng tinh dầu ở vỏ thân, cành và lá lần lượt là tương đương với hàm lượng tinh dầu của 1,37; 1,27 và 1,16% với mùa khô). Tuy nhiên, Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm phần lá và cành cũng chứa hàm lượng tinh dầu (1,1% trọng lượng tươi) (Palanuvej et al., tương đối cao (hàm lượng 1,03 – 1,16% ở lá và 2006). Tuy nhiên, hàm lượng tinh dầu ở lá và 1,09 – 1,27% ở cành). Hơn nữa, hàm lượng tinh vỏ từ cây Xá xị thu thập từ các tỉnh miền Bắc dầu ở đa số các tỉnh đều cao hơn ở mùa khô và Việt Nam cao hơn so với hàm lượng này trong thấp hơn với mùa mưa (1,37% và 1,15% lần cây được trồng tại Malaysia (lá 0,9%, vỏ lượt là hàm lượng tinh dầu ở vỏ thân vào mùa 1,25%). Trái lại, hàm lượng tinh dầu ở gỗ (cành) khô và mùa mưa). Do đó, khi khai thác cây Xá lại thấp hơn so với nghiên cứu của Syaliza và xị có thể sử dụng toàn bộ phần lá, vỏ thân và cộng sự (Syaliza et al., 2016) (2,76%) và tương cành để sản xuất tinh dầu, đặc biệt, việc thác đương so với nghiên cứu của Wan và cộng sự tinh dầu Xá xị nên được thực hiện vào mùa khô. (Wan et al., 2016) (1%) với cùng phương pháp Với cùng một loại mẫu, hàm lượng tinh dầu chưng cất lôi cuốn theo hơi nước. thu được từ Xá xị ở các tỉnh thay đổi không lớn 3.2. Thành phần hóa học của tinh dầu Xá xị vào mùa khô, nhưng lại có sự biến động lớn hơn Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh vào mùa mưa. Cụ thể, ở lá, hàm lượng tinh dầu dầu Xá xị từ mẫu lá, cành và vỏ thân thu thập chỉ từ 1,1 – 1,2% (chênh lệch 8,6% so với hàm tại Thanh Hóa vào tháng 3/2020 cho thấy số lượng tinh dầu trung bình ở lá) vào mùa khô lượng các chất được nhận diện trong tinh dầu nhưng hàm lượng tinh dầu vào mùa mưa là 0,8 Xá xị khác nhau (27 chất với lá, 47 chất từ cành, – 1,25% (chênh lệch 43,7%); tương tự, ở vỏ 45 chất từ vỏ thân) trong khoảng thời gian lưu thân, hàm lượng tinh dầu là 1,33 – 1,41% (mùa 34 – 36 phút. Các thành phần có hàm lượng khô – chênh lệch 5,8%) và 0,89 – 1,36% (mùa >2% được thống kê trong bảng 4. mưa – chênh lệch 40,9%); ở cành, hàm lượng Kết quả phân tích GC-MS cho thấy tinh dầu tinh dầu là 1,26 – 1,29% (mùa khô – chênh lệch từ lá Xá xị thu hái tại Thanh Hóa có 27 chất được 2,4%) và 0,82 – 1,31% (mùa mưa – chênh lệch nhận diện, tổng hàm lượng là 95,55% nhưng chỉ 45%). Do vậy, hàm lượng tinh dầu Xá xị vào có 7 chất cho hàm lượng >2%. Thành phần chính mùa khô khá ổn định. là các chất thuộc nhóm terpenoids như Cùng với đó, hàm lượng tinh dầu trung bình Caryophyllene Caryophyllene (E) (47,01%), của Xá xị từ các tỉnh miền Bắc khá tương đồng Humulene (a) (14,46%), Caryophyllene oxide (khoảng 1,09 - 1,26%), do vậy, hàm lượng tinh dầu trung bình của Xá xị trên 5 tỉnh miền Bắc (12,65%), Germacrene D (5%). 6 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng Bảng 4. Bảng tổng hợp thành phần tinh dầu từ lá, cành và vỏ Xá xị Lá Cành Vỏ thân TT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Thành phần Thành phần Thành phần (%) (%) (%) 1 Elemene (b) 2,48 Myrcene 10,61 Guaia-6,9-diene 2,01 2 Caryophyllene (E) 47,01 Linalool 8,20 Muurolene (g) 4,70 3 Germacrene D 5,00 Cubebene (a) 2,05 Amorphene (g) 2,27 4 Humulene (a) 14,46 Farnesene (Z,b) 2,61 CXD 2,03 5 Selinene (b) 2,31 Caryophyllene (E) 12,10 Cadinene (g) 3,00 6 Humulene epoxide II 2,20 Humulene (a) 2,73 Muurolene (a) 4,29 7 Caryophyllene oxide 12,65 Selinene (a) 2,69 Zonarene 2,78 8 Selinene (b) 3,11 Cadina-1,4-diene 3,78 9 Cadinene (d) 5,00 Cadinene (d) 18,68 10 Nerolidol (E) 2,69 Tetradecanal 3,36 11 Caryophyllene oxide 3,10 Eudesmol (7-epi-a) 2,23 12 Cubenol (1-epi) 2,28 Muurola (a) 2,76 13 Cadinol (epi, a) 5,92 Cubenol (1-epi) 3,92 14 Cadinol (a) 5,29 Cadinol (epi, a) 3,14 15 Cadinol (a) 5,01 … … … … … … … Tổng 27 chất 95,55 47 chất 95,58 45 chất 89,44 Tinh dầu từ cành Xá xị đã xác định được (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) 14/47 chất có hàm lượng >2%, đạt tổng hàm trong nghiên cứu với các dữ liệu công bố về lượng là 99,58% với các chất thuộc nhóm mono thành phần tinh dầu của chi Cinnamomum cho và sesquiterpenes: β-Caryophyllene (12,10%), thấy sự tương đồng về một số hợp chất có mặt Myrcene (10,61%), Linalool (8,20%), Cadino trong chi Cinnamomum, tuy nhiên một số thành (a) (11,21%), Cadinene (d) (5%). phần lại có sự khác biệt đáng chú ý. Báo cáo của Tinh dầu từ vỏ thân Xá xị có 15/45 chất được Kumar et al. (2019) công bố thành phần tinh nhận diện có hàm lượng >2%, tổng hàm lượng dầu của loài Cinnamomum, nhận thấy thành là 89,44% với 2 chất chính thuộc nhóm phần tinh dầu từ lá, cành và vỏ thân có nhiều terpenoids: Cadinene (d) (18,68%), Cadinol (a) hợp chất cũng có trong tinh dầu Xá xị với hàm (5,01%), Muuurolene (g) (4,7%) và Muurolene lượng cao (Caryophyllene (47,01%), Humulene (a) (4,29%). (14,46%), Caryophyllene oxide (12,65%) từ lá; Các hợp chất có hàm lượng cao (β- Cadinene 18,68% từ vỏ thân; Cadinol (a) 5,29% caryophyllene, caryophyllene oxide, myrcene, từ cành). Trong báo cáo của Giang et al. (2006) humulene, cadinene, linalool…) trong tinh dầu đã xác định được 53 thành phần từ tinh dầu của từ 3 nguồn lá, cành và vỏ thân Xá xị đều là cây C. illicioides với 3 thành phần chính những chất có tác dụng dược lý như: có khả (Terpinen-4-ol (10,4%), eugenol (41,2%) và δ- năng kháng viêm, kháng khuẩn (Elizabeth et al., cadinene (5,6%)). Những thành phần bao gồm 2007), chống nấm (Yang et al., 2000) chống Muurolene 0,7%, Cadina-1,4-diene 0,6%, oxy hóa tốt (Legault & Pichette, 2007) giảm Cadalene 0,1%, Cubenol (1-epi) 1,2%, đau, chống viêm và an thần, kháng ung thư Cadinene 5,6%, cadinol 1,6% cũng có trong (Adfa M, 2016; Legault & Pichette, 2007), hoạt thành phần vỏ cây loài này. Tương tự, theo hóa glycosidase (Li Z. W, 2014). nghiên cứu Charles đã xác định được 65 thành So sánh kết quả phân tích thành phần hóa phần hóa học có mặt trong 6 loài Cinnamomum học của tinh dầu từ lá, cành và vỏ thân Xá xị (C. crassinervium Miq., C. racemosum TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021 7
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng Kosterm, C. cuspidatum Miq., C. politum Miq., với các loài khác thuộc chi Quế (Cinnamomum). C. javanicum Blume, Cinnamomum sp.) có Lời cảm ơn phần chính gồm: Eucalyptol (1,2 ~ 31,1%), Công trình được thực hiện với sự hỗ trợ kinh terpinen-4-ol (7,9 ~ 22,1%), eugenol (0,4 ~ phí từ nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc 37,9%) và α-cadinol (0,4 ~ 1,8%) (Charles S. gia “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Xá V., 2014). xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Ngược lại, một số hợp chất lại không có Meisn)” Mã số NVQG-2019/ĐT.14. trong công bố của nhóm tác giả Kumar và cộng TÀI LIỆU THAM KHẢO sự (Kumar S., Kumari R. 2019a) như: 1. Adfa M, (2016), Antileukemic activity of lignans Germacrene D, Pogostol, Farnesol, Nerolidol, and phenylpropanoids of Cinnamomum parthenoxylon, Bioorg Med Chem Lett, 26: 761–764. Copaene... Tương tự như vậy, Palanuvej và 2. Charles S. V., Thilahgavani N., Julius K. (2014), cộng sự cho rằng thành phần chính của tinh dầu The Essential Oil Profiles and Antibacterial Activity of từ lá cây Cinnamomum porrectum là safrole Six Wild Cinnamomum species, Natural Product (0,98%) trong khi tinh dầu Xá xị không chứa Communications, 9(9):1387-9. safrole (Palanuvej et al., 2006). Bên cạnh đó, Li 3. Elizabeth S.F., Giselle F.P., Rodrigo M., Fernanda M. da C., Juliano F., Maria M. C., Luiz F. P., Z. et al. (2014) đã xác định thành phần chính João B.C. (2007), Anti-inflammatory effects of trong tinh dầu cây Cinnamomum compounds alpha-humulene and (−)-trans-caryophyllene longepaniculatum bao gồm 5 chất (1,8-cineole; isolated from the essential oil of Cordia verbenacea, ⍺-terpineol, terpinene-4-alcoho, Safrole và γ- European Journal of Pharmacology, 569(3), 228-236, terpinene), các chất này không có mặt sau khi http://dx.doi. org/10.1016/j.ejphar.2007.04.059. 4. Jia Q, (2009), Hypoglycemic activity of a phân tích tinh dầu từ lá Xá xị bằng phương pháp polyphenolic oligomer-rich extract of Cinnamomum GC - MS. Do vậy có thể thấy thành phần tinh parthenoxylon barkin normal and streptozotocin-induced dầu Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) diabetic rats, Phytomedicine, 16: 744–750. Meisn.) từ Thanh Hóa trong nghiên cứu có sự 5. Jia Q., Liu X., Wua X., Wang X., Hua Y., Lia C.H. biệt với các loài khác thuộc chi Quế (2009), Hypoglycemic activity of a polyphenolic oligomer-rich extract of Cinnamomum parthenoxylon (Cinnamomum) đã được công bố. bark in normal and streptozotocin-induced diabetic rats, 4. KẾT LUẬN Phytomedicine 16(8): 744-750. Từ kết quả thí nghiệm, nghiên cứu đã xác 6. Kumar S., Kumari R. (2019), Cinnamomum: định được các thông số tối ưu cho quá trình tách review article of essential oil compounds, ethnobotany, chiết tinh dầu từ cây Xá xị. Xác định hàm antifungal and antibacterial effects, Open Access Journal of Science 3(1): 13-16. lượng, thành phần cơ bản của các mẫu tinh dầu 7. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, của 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Theo đó, điều Nxb Nông Nghiệp. kiện phù hợp để chưng cất tinh dầu Xá xị là 8. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước với Quốc Dựng, Lê Đức Thanh, Lê Mạnh Tuấn, Nguyễn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi nước tỷ lệ 1/20 (lá), Mạnh Hùng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Thị Hằng (2010), Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng tỷ lệ 1/6 (vỏ thân, cành) với thời gian là 4 giờ. nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định Hàm lượng tinh dầu ở vỏ thân cao hơn lá và 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái, Bộ Nông nghiệp và cành, hàm lượng tinh dầu mùa khô cao hơn mùa Phát triển Nông thôn. mưa. Hàm lượng tinh dầu thu được thay đổi 9. Giang P.M., König W.A. & Son P.T. (2006), theo từng tỉnh và loại mẫu, tuy nhiên hàm lượng Chemical constituents of the essential oil from the bark of Cinnamomum illicioides A. Chev. from Vietnam. J tinh dầu trung bình của Xá xị trên 5 tỉnh miền Nat Med 60, 248–250. Bắc khá tương đồng (khoảng 1 - 1,2%). Kết quả 10. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê phân tích GC-MS cho thấy tinh dầu từ lá Xá xị Danh Tuyên và Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2015), Khả thu hái tại Thanh Hóa có thành phần chính là các năng kháng khuẩn của tinh dầu lá Tía tô, Tạp chí Khoa chất Caryophyllene, Myrcene, Linalool, học và Phát triển 2015, tập 13, số 2: 245-250. 11. Trần Vũ Thị Như Lành, Nguyễn Hiền Trang, Humulene, Caryophyllene oxide, Cadinene, Nguyễn Cao Cường, Nguyễn Đức Chung (2016), Nghiên Muurolene với hàm lượng khác nhau ở lá, cành cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tách chiết tinh và vỏ thân. Nghiên cứu cũng cho thấy thành dầu từ hạt sa nhân, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế phần tinh dầu Xá xị (Cinnamomum 121(7), 69-76. parthenoxylon (Jack.) Meisn.) có sự khác biệt 12. Legault J., Pichette A. (2007). Potentiating effect of β-caryophyllene on anticancer activity of α-humulene, 8 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021
- Công nghệ sinh học & Giống cây trồng isocaryophyllene and paclitaxel. J. Pharm. Pharmacol. 59 19. Nguyen Dinh Phuc, Le Hoang Phuong Thy, Tri (12): 1643–1647. Duc Lam, Vo Hoang Yen, Nguyen Thi Ngoc Lan (2019), 13. Li X.D. (1996), Purification of a new ribosome- Extraction of Jasmine essential oil by hydrodistillation inactivating protein fromthe seeds of Cinnamomum method and applications on formulation of natural facial porrectumand characterization of the RNA N- cleansers, Materials Science and Engineering 542, 1 - 6, glycosidase activity of the toxic pro-tein, Bio Chem doi:10,1088/1757-899X/542/1/012057. Hoppe-Seyler, 377: 825–832. 20. Syaliza A.H., Zaini A., Fasihuddin A. (2016), 14. Li Z. W., Yin Z.Q., Qin W., Jia R.Y., Zhou L.J., Chemical Composition of Cinnamomum Species Xu J. (2014), Anti -bacterial activity of leaf essential oil Collected in Sarawak, Sains Malaysiana 45(4): 627–632. and its constituents from Cinnamomum 21. Võ Kim Thành và Đỗ Thị Triệu Hải (2010), longepaniculatum, Int J Clin Exp Med; 7(7): 1721–1727. Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học 15. Nguyen Xuan Dung, La Dinh Moi, Nguyen Dinh tinh dầu củ Riềng ở Hội An, Quảng Nam, Tạp chí Khoa Hung (1995), Constituents of the essential oils of học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 5(40). Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Nees from Vietnam, 22. Vũ Văn Thông (2017), Bảo tồn nguồn gen cây Re Journal Essential Oil Research 7: 53 – 56. hương (Cinnamomum parthenoxylon) trên địa bàn tỉnh 16. Palanuvej C., Werawatganone P., Lipipun V. and Thái Nguyên, B2017-TNA-33, 7759_Báo cáo tổng kết Ruangrungsi N. (2006), Chemical composition and B2017-TNA-33. antimicrobial activity against Candida albicans of 23. Nguyễn Năng Vinh và Nguyễn Thị Minh Tú essential oil from leaves of Cinnamomum porrectum. (2009), Công nghệ chất thơm thiên nhiên, Nhà xuất bản Thai Journal of Health Research 20 (1): 69-78. Bách khoa Hà Nội. 17. Pardede A. (2017), Flavonoid rutinosides from 24. Wan M.N.H.W.S., Farediah A., Khong H.Y., Cinnamomum parthenoxylon leaves and their Razauden M.Z. (2016), Essential Oil Compositions of hepatoprotective andantioxidant activity, Med Chem Malaysian Lauraceae: A Mini Review, Pharmaceutical Res, 26: 2074–2079. Sciences, 22: 60-67. 18. Pukdeekumjorn P. (2016), Anti-inflammatory 25. Yang D., Michel L., Chaumont JP. (2000). Use activities of extracts of Cinnamomum porrectum (Roxb,) of caryophyllene oxide as an antifungal agent in an in Kosterm, wood (Theptharo), J Med Assoc Thai, 99: 138– vitro experimental model of onychomycosis. 143. Mycopathologia 148: 79–82. YIELD AND CHEMICAL COMPOSITION OF THE ESSENTIAL OIL OF Cinnamomum parthenoxylon (jack.) Meisn. FROM NORTHERN VIETNAM Vu Kim Dung1, Nguyen Thi Mai Huong1, Nguyen Thi Lan Anh2, Le Sy Dung1, Hoang Van Sam1 1 Vietnam National University of Forestry 2 Vestergaard Frandsen Vietnam Company Limited SUMMARY Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. is a precious plant species with high medicinal and economic value. The article is the result of studying the yield and the chemical composition of the essential oil of Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. collected from Hoa Binh, Quang Ninh, Vinh Phuc, Phu Tho and Thanh Hoa provinces. The results show that using the steam distillation method, the optimal ratio: raw leaves material/water at the ratio of 1/20, stem bark and branches the ratio of 1/6 within 4 hours for the amount of essential oil obtained at a high level. The yield of essential oil in the bark of the stem is higher than that in leaves and branches, the oil content in the dry season is higher than in the rainy season, and the average oil content in 5 Northern provinces is quite similar (about 1 to 1.2%). The results of GC-MS analysis showed that the essential oil from leaves has 27 identified substances, the main components are terpenoids such as Caryophyllene (E) (47.01%), Humulene (a) (14.46%), Caryophyllene oxide (12.65%), Germacrene D (5%). Essential oil from branches of Cinnamomum parthenoxylon has been identified 47 substances, with main substances belonging to the group of mono and sesquiterpenes: β-Caryophyllene (12.10%), Myrcene (10.61%), Linalool (8.20%), Cadino (a) (11.21%), Cadinene (d) (5%). Essential oil from the bark of this species has 45 substances identified with some main substances belonging to the group of terpenoids: Cadinene (d) (18.68%), Cadinol (a) (5.01%), Muuurolene (g) (4.7%) and Muurolene (a) (4.29%). These substances have antioxidant, anti-inflammatory, and antimicrobial properties. Keywords: Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn, chemical compostion, conservation, essential oil, yield. Ngày nhận bài : 16/7/2021 Ngày phản biện : 19/8/2021 Ngày quyết định đăng : 09/9/2021 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2021 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
9 p | 205 | 13
-
Sự biến đổi thành phần hóa sinh của tỏi xuất xứ từ một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trong quá trình chế biến tỏi đen
6 p | 74 | 6
-
Thành phần hóa học cơ bản và một số tính chất vật lý của cá ngừ đại dương đánh bắt tại Việt Nam
9 p | 136 | 4
-
Sự thay đổi thành phần hóa học của xoài Ba Màu (Mangifera Indica) theo độ tuổi thu hoạch trồng tại huyện Chợ Mới, An Giang
8 p | 75 | 4
-
Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu thiên niên kiện (Homalomena occulta) thu hái từ tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
12 p | 13 | 3
-
Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng oxy hóa của các phân đoạn cao chiết lá già từ cây bình bát nước (Annona glabra L.)
11 p | 46 | 3
-
Đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cây Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum Elmer)
8 p | 10 | 3
-
Hàm lượng một số thành phần hoá học từ cây trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen - Stuart)
5 p | 12 | 2
-
Xác định năng suất tinh dầu và hàm lượng axit chlorogenic của một số giống cúc hoa (chrysanthemum) trồng thử nghiệm tại Hà Nội
7 p | 5 | 2
-
Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ phần trên mặt đất của cây Cơm rượu hoa nhỏ (Glycosmis parviflora (Sims) Little)
8 p | 61 | 2
-
Thành phần hóa học tinh dầu từ lá loài Trâm bullock (Syzygium bullockii) và loài Trâm quả trắng (Syzygium tsoongii) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
6 p | 55 | 2
-
Ảnh hưởng của nẩy mầm đến hàm lượng axit gamma-aminobutyric, axit phytic và thành phần hóa học của đậu ván trắng (Lablab purpureus (L.) sweet)
8 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm của củ cây Đảng sâm Codonopsis pilosula
6 p | 31 | 2
-
Sự thay đổi hàm lượng axit gamma-aminobutyric, axit phytic và một số thành phần hóa học khác của hạt đậu nành trong quá trình nẩy mầm
9 p | 73 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây, vị trí trên thân cây đến một số thành phần hoá học của Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li) tại Thanh Hoá
6 p | 45 | 2
-
Phân tích thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của sulfate polysaccharide chiết xuất từ rong nâu Việt Nam bằng phương pháp hóa học và hỗ trợ enzyme
8 p | 5 | 2
-
So sánh một số chỉ tiêu hóa lý và thành phần hóa học trên mẫu hạt tiêu đen từ Phú Quốc và Cùa, Quảng Trị
0 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn