intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hàm tài chính phần 2.1

Chia sẻ: Vu Tien DUNG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

213
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàm ACCRINT() Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo định kỳ. Cú pháp: = ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method) Issue : Ngày phát hành chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hàm tài chính phần 2.1

  1. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech H à m t à i ch í nh (Financial functions)ph ầ n 2.1 Hàm ACCRINT() Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo định kỳ. Cú pháp: = ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method) Issue : Ngày phát hành chứng khoán. First_interest : Ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán. Settlement : Ngày tới hạn của chứng khoán. Ngày này phải là một ngày sau ngày phát hành chứng  khoán khi chứng khoán được giao dịch với người mua.  Rate : Lãi suất hằng năm của chứng khoán. Par : Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000 Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Calc_method : Là một giá trị logic chỉ cách để tính số lãi gộp khi ngày kết toán chứng khoán (settlement)  xảy ra sau ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán (fisrt_interest). Nếu là 1 (TRUE): số lãi gộp sẽ được  tính từ ngày phát hành chứng khoán; nếu là 0 (FALSE): số lãi gộp sẽ chỉ tính từ ngày tính lãi đầu tiên của  chứng khoán. Nếu bỏ qua, mặc định calc_method là 1. Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • issue, first_interest, settlement, frequency và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải  • là số nguyên Nếu issue, first_interest và settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • 1|Page
  2. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Nếu frequency không phải là các con số 1, 2, hoặc 4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu issue > settlement, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Hàm ACCRINT() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với:  Ai : Số ngày tích lũy trong kỳ lãi thứ i với kỳ lẻ (1, 3, 5...) NC : Số kỳ tính lãi thuộc kỳ lẻ. Nếu NC có phần lẻ thập phân, NC sẽ được làm tròn tới số nguyên kế tiếp NLi : Số ngày bình thường trong kỳ tính lãi thứ i với kỳ lẻ  Ví dụ: Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày  • tới hạn là 1/5/2009, ngày tính lãi đầu tiên là 31/8/2008 (tính lãi 6 tháng một lần) với lãi suất hằng  năm là 10%, cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ? = ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, TRUE)  =  $116,944.44 = ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, FALSE)  =  $116,667.67 Công thức trên tính tổng lãi gộp từ ngày phát hành trái phiếu, còn công thức dưới chỉ tính lãi gộp từ ngày  đầu tiên bắt đầu tính lãi (31/8/2008) Hàm ACCRINTM() Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo kỳ hạn (trả lãi một lần vào ngày đáo hạn) Cú pháp: = ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, basis) Issue : Ngày phát hành chứng khoán. Settlement : Ngày đáo hạn chứng khoán.  Rate : Lãi suất hằng năm của chứng khoán. 2|Page
  3. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Par : Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000 Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)  = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • issue, settlement, và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu issue và settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE! • Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu issue > settlement, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Hàm ACCRINTM() sẽ tính toán theo công thức sau đây: • Với:  A : Số ngày tích lũy tính theo tháng. Đối với lợi tức theo các khoản đáo hạn, số ngày được tính từ ngày  phát hành tới ngày đáo hạn. D : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis)  Ví dụ: Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày  • tới hạn là 1/5/2009, lãi suất hằng năm là 10%, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một  tháng 30 ngày ? 3|Page
  4. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = ACCRINTM(DATE(2008,3,1), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000)  = $116,667.67 Xem lại ví dụ ở hàm ACCRINT(), thấy rằng: cũng cùng số tiền, cùng lãi suất, cùng thời gian, thì mua trái  phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ có lợi hơn (?) Hàm AMORDEGRC() Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.  Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào  giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản. Hàm này tương tự như hàm AMORLINC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính tùy theo  thời hạn sử dụng của tài sản. Cú pháp: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis) Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào) Date_purchased : Ngày mua tài sản. First_period : Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng. Period : Kỳ kế toán muốn tính khấu hao. Rate : Tỷ lệ khấu hao của tài sản. Tùy thuộc vào hạn sử dụng của tài sản đó: = 15% : Từ 3 đến 4 năm = 20% : Từ 5 đến 6 năm = 25% : Từ 6 năm trở lên Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • 4|Page
  5. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Hàm này sẽ tính khấu hao cho đến kỳ cuối cùng của thời hạn sử dụng của tài sản, hoặc cho tới  • khi giá trị tích lũy khấu hao lớn hơn giá trị khi mua vào của tài sản trừ đi giá trị còn lại của tài sản  khi hết hạn sử dụng. Tỷ lệ khấu hao sẽ đạt tới 50% vào kỳ áp chót và sẽ đạt tới 100% vào kỳ chót. • Nếu thời hạn (số năm) sử dụng của tài sản nằm giữa 0 và 1, 1 và 2, 2 và 3, hoặc 4 và 5, hàm sẽ  • trả về giá trị lỗi #NUM! Ví dụ: Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là  • $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của  sản phẩm khi hết hạn sử dụng 3 năm là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ? = AMORDEGRC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1)  = $776 Hàm AMORLINC() Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.  Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào  giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản. Hàm này tương tự như hàm AMORDEGRC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính không  phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của tài sản. Cú pháp: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis) Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào) Date_purchased : Ngày mua tài sản. First_period : Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng. Period : Kỳ kế toán muốn tính khấu hao. Rate : Tỷ lệ khấu hao của tài sản.  Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày 5|Page
  6. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Ví dụ: Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là  • $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của  sản phẩm khi hết hạn sử dụng là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ? = AMORLINC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1)  = $360 Hàm COUPDAYBS() Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của một chứng khoán.  Cú pháp: = COUPDAYBS(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. 6|Page
  7. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Ví dụ: Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là  • 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình  thường (theo thực tế ngày tháng năm) = COUPDAYBS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 71 (ngày)  Hàm COUPDAYS() Tính số ngày trong kỳ lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của một chứng khoán.  Cú pháp: = COUPDAYS(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • 7|Page
  8. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Ví dụ: Tính số ngày trong kỳ trả lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của chứng khoán có ngày kết toán là  • 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình  thường (theo thực tế ngày tháng năm) = COUPDAYS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1)  = 181 (ngày)  Hàm COUPDAYSNC() Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày tính lãi kế tiếp của một chứng khoán.  Cú pháp: = COUPDAYSNC(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: 8|Page
  9. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Ví dụ: Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày trả lãi kế tiếp của chứng khoán có ngày kết toán là  • 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình  thường (theo thực tế ngày tháng năm) = COUPDAYSNC(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1)  = 110 (ngày)  Hàm COUPNCD() Cho biết ngày tính lãi kế tiếp kể từ sau ngày kết toán của một chứng khoán.  Cú pháp: = COUPNCD(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) 9|Page
  10. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPNCD() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Ví dụ: Tính ngày trả lãi kế tiếp kể từ sau ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007  • và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo  thực tế ngày tháng năm) = COUPNCD(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1)  = 39217 (ngày 15/5/2007)  Hàm COUPNUM() Cho biết số lần phải trả lãi kể từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn của một chứng khoán (số lần sẽ được tự  động làm tròn đến số nguyên gần nhất)  Cú pháp: = COUPNUM(settlement, maturity, frequency, basis) Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán  được giao dịch với người mua.  Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.  Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần:  frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4. Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0) 10 | P a g e
  11. Dungvt0907i@gmail.com FPT-aptech = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ) = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu) Lưu ý: Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng. • Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ,  • giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua  vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày  1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành. Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên • Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi  • #VALUE! Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu basis  4, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Nếu settlement ≥ maturity, COUPNUM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM! • Ví dụ: Tính số lần phải trả lãi kể từ ngày kết toán đến ngày đáo hạn của chứng khoán có ngày kết toán  • là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình  thường (theo thực tế ngày tháng năm) = COUPNUM(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1)  = 4 (lần)  11 | P a g e
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2