intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe xem xét đến một số khía cạnh trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay, đặc biệt vai trò của công tác này đối với hạn chế tai nạn giao thông và các lỗi của người điều khiển phương tiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

  1. HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - GÓC NHÌN TỪ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE ThS. Vương Xuân Cần ThS. Cù Thị Thục Anh Khoa Môi Trường và ATGT, Trường Đại học GTVT TÓM TẮT: Kết quả phân tích những số liệu về tai nạn giao thông trong những năm qua cho thấy rằng lỗi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện là một yếu tố gây tai nạn chủ yếu dưới hình thức này hay hình thức khác (trên 70%). Các lỗi của người điều khiển phương tiện trở thành vấn đề cấp bách cần được xử lý để hạn chế tai nạn giao thông. Việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe phải được đặt lên hàng đầu trong các trương trình, chiến lược và các giáp đề xuất nhằm giảm bớt số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trong bài viết này, xem xét đến một số khía cạnh trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay, đặc biệt vai trò của công tác này đối với hạn chế tai nạn giao thông và các lỗi của người điều khiển phương tiện. Từ khóa: Tai nạn giao thông, hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện, công tác đào tạo, sát hạch và cấp phép lái xe 1. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông đường bộ 6 tháng đầu năm 2020 giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể giảm gần 20% số vụ, giảm gần 15% số người chết và hơn 22% số người bị thương. Tuy nhiên do nhu cầu đi lại của người dân vẫn tiếp tục tăng, số phương tiện được đăng kỹ và lưu thông tăng, trong khi cở sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa thật sự hoàn thiện, nên tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm TNGT hiệu quả. Phân tích nguyên nhân của TNGT trong nhiều năm qua cho thấy, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người điều khiển phương tiện (Hình 1 [1]). Những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà người điều khiển phương thực hiện khi gây TNGT bao gồm đi không đúng làn đường, phần đường quy định; không chấp hành quy định về tốc độ; chuyển hướng không đúng quy định; vượt xe không đúng quy định; do quy trình thao tác lái xe; sử dụng rượu bia có nồng độ cồn vượt mức quy định; tránh xe không đúng quy định; không có giấy phép lái xe; không chấp hành báo hiệu đường bộ và dừng đỗ không đúng quy định [2]. Theo quan điểm hệ thống trong chiến lược an toàn đường bộ, các yếu tố chính ảnh hưởng đến TNGT đường bộ bao gồm người điều khiển phương tiện, phương tiện giao thông và cở sở hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, các giải pháp can thiệp với hướng tiếp cận 3Es, bao gồm kỹ thuật (Engineering), chế tài (Enforcement) và giáo dục - tuyên truyền (Education) sẽ được vận dụng cho từng yếu tố ảnh hưởng đến TNGT. Trong đó, các giải pháp kỹ thuật thông thường được sử dụng để đối phó với các yếu tố liên quan đến phương tiện giao thông và cở sở hạ tầng giao thông đường bộ, còn các giải pháp liên quan đến giáo dục- tuyên truyền và chế 256
  2. tài thường được sử dụng để đối phó với người điều khiển phương tiện. Công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) có thể được coi là một trong những nội dung quan trong hàng đầu trong công tác giáo dục - tuyên truyền về ATGT đối với người điều khiển phương tiện, giữ một vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn giao thông. Bên cạch đó, khi tiếp cận chiến lược an toàn đường bộ theo hướng 5 trụ cột (5-Pillar), bao gồm quản lý an toàn đường bộ (Pillar1-road safety management), phương tiện an toàn hơn (Pillar 2-safer vehicle), người tham gia giao thông an toàn hơn (Pillar3-safer road user), ứng phó sau tai nạn (Pillar4-post-crash response) và môi trường lái xe an toàn hơn (Pillar 4-safer driving environment) [3], đào tạo và nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông chính là giải pháp chính trong Trụ cột số 3 (người tham gia giao thông an toàn hơn). Hiện nay ở nước ta chưa có các đánh giá hiệu quả cụ thể qua con số của công tác công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đối với hạn chế TNGT. Chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến sự ảnh hưởng của giáo dục và cưỡng chế đối với ATGT ở nước ta, các nghiên cứu đều cho thấy giáo dục có tác động tích cực đối với ATGT ở những nơi được thí điểm, đặc biệt nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện đối với ATGT [4]. Ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đào tạo lái xe đến ATGT [5,6,7], cũng như phân tích được lợi ích của hệ thống bằng lái theo điểm (Driving licenses based on points systems) đối với ATGT [8]. Một số nghiên cứu nước ngoài cũng đánh giá rằng, không có sự khác biệt lớn giữa đào tạo lái xe đi trên đường thực tế và lái xe trên thiết bị phải đầu tư với chi phí cao. Tuy nhiên, môi trường giao thông của chúng ta rất phức tạp, đánh giá trên chưa hẳn đã đúng, tiếc rằng đến nay chúng ta chưa có các đánh giá tương tự. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giáo dục lái xe an toàn sẽ làm gia tăng nhận thức về rủi ro TNGT trên đường [9]. Phân tích trên cho thấy, nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe phù hợp với điều kiện môi trường đường bộ có nhiều thay đổi như nước ta hiện nay chính là một phương tiện cải thiện hành vi lái xe và kéo giảm TNGT. Xuất phát từ đó, bài viết này phân tích hiện trạng và đưa ra một số khuyến nghị trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta nhằm thấy rõ bức tranh chung trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, cũng như vai trò đối với hạn chế TNGT và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT đường bộ 2. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE Theo Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ, việc thẩm định và cấp giấy phép đào tạo lái xe cho các cơ sở đào tạo lái xe là thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam quản lý việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Trung tâm đào tạo gồm 257
  3. 02 loại nhà nước và tư nhân, giữa 2 loại trung tâm này có sự có sự khác nhau về quản lý tài chính, nhưng tuân thủ cơ cấu chung về quản lý đào tạo như Hình 2 thể hiện [10]. Hình 2. Cơ cấu chung về quản lý đào tạo lái xe Tính đến nay, theo thống kê của Tổng cục ĐBVN, cả nước có 333 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo thuộc các bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó còn có 133 trung tâm sát hạch lái xe, gồm 45 trung tâm loại 1 (sát hạch từ hạng mô tô A1 đến xe kéo rơmooc hạng F), 88 trung tâm loại 2 (sát hạch từ mô tô hạng A1 đến xe tải hạng C) do các cơ quan, tổ chức và các thành phần kinh tế xây dựng. Các trung tâm sát hạch lái xe đều đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất như phòng sát hạch lý thuyết, phòng điều hành thiết bị sát hạch thực hành lái xe, sân sát hạch, xe sát hạch, được lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động sát hạch lý thuyết và thực hành, hệ thống loa, màn hình tại phòng chờ để công khai quá trình và kết quả sát hạch từng khâu,...Bên cạch đó, các trang thiết bị, công nghệ tự động như camera giám sát, thiết bị tự động chấm điểm,...góp phần không nhỏ chất lượng sát hạch cũng như sự minh bạch trong công tác đào tạo và sát hạch lái xe. Giáo trình đào tạo cũng được cập nhật để tiệm cận với các quy chuẩn thế giới trên cơ sở kế thừa, chắt lọc các giáo trình hiện tại. Nội dung giáo trình tập trung vào 5 khía cạch chính, bao gồm cấu tạo ô tô; luật Giao thông đường bộ; sửa chữa thông thường ô tô; nghiệp vụ vận tải và kỹ thuật lái xe ô tô. Đến nay đã trải qua 4 lần biên soạn chỉnh sửa, cụ thể bộ 300 câu hỏi năm 2005, 405 câu hỏi năm 2009, 450 câu hỏi năm 2012, 600 câu hỏi dự kiến từ ngày 1/8/2020, bộ giáo trình ngày càng hoàn chỉnh. Để nâng cao sự quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý cấp GPLX đả bảo ATGT, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, điển hình như: Nghị định số 138/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, trong đó yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị thiết bị mô phỏng, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên; Quyết định số 2782/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 24-12-2018, về việc phê duyệt “Đề án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông”. Mục tiêu của đề án nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo chất lượng của đội ngũ lái xe, phát huy hiệu quả của các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch hiện có với quy mô theo 258
  4. hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng địa phương; Thông tư số 38/2019 TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 08-10-20019, sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy địnhvề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, nhằm siết chặt quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, quy trình sát hạch lái xe ngày càng được cải tiến sát với các tình huống tham gia giao thông; Thông tư số 84/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 30-12-2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư liên tịch số 72/2011/ TTLT-BTC-BGTVT ngày 27-05-2011 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Như vậy có thể thấy rằng hiện nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp GPLX. Các văn bản này đã góp phần quan trọng tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe; nâng cao ý thức của học viên, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo. Nếu làm phép so sánh đối với năm 1995 (năm chuyển giao quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch cấp GPLX từ Bộ Công an sang Bộ GTVT), số lượng phương tiện cơ giới đường bộ đã tăng gần 17 lần (năm 1995 là hơn 3,9 triệu phương tiện; năm 2019 là hơn 66 triệu phương tiện), tăng trưởng dân số giai đoạn 1995-2019 là 33,6% (từ gần 72 triệu người năm 1995 lên hơn 96,2 triệu người năm 2019) nhưng số người chết do TNGT trên 100.000 GPLX giảm hơn 44 lần (năm 1995 là 661 người, năm 2019 còn dưới 15 người), số người chết do TNGT trên 10.000 phương tiện đường bộ giảm hơn 12 lần (năm 1995 là 13,9 người, năm 2020 là 1,29 người). Những con số cũng cho thấy phần nào hiệu quả mang lại đối với kéo giản TNGT của công tác đào tạo và sát hạch lái xe trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề còn tồn tại trong công tác này cần tiếp tục được cải thiện để nâng cao vai trò của công tác này trong hạn chế TNGT cũng như giảm vi phạm pháp luật đường bộ của người điều khiển phương tiện. Một số vấn đề còn tồn tại có thể chỉ ra như sau: - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tại nhiều trung tâm đào tạo chưa đảm bảo so với quy định, một số hạn chế như: một số hình tập bố trí chung với đường nội bộ của trung tâm, không đảm bảo an toàn khi tập lái xe. - Thiếu các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ở các vùng nông thôn và vùng núi, làm tăng số người lái xe không có giấy phép ở khu vực này [1]. - Giáo dục về nhận thức an toàn và đạo đức người lái xe chưa được xem trọng. Giáo trình và bài giảng liên quan đến đạo đức người lái xe luôn được cập nhật và là môn học lý thuyết bắt buộc trong đào tạo lái xe, nhưng nội dung phong phú, nhưng chưa hướng vào các đối tượng khác nhau, chưa có giờ thực hành đi kèm, cũng chưa có các đánh giá hiệu quả môn học trong chương trình đào tạo lái xe. - Hiện tượng dạy lý thuyết mang tính hình thức, dạy thực hành chưa đảm bảo theo chương trình đào tạo quy định vẫn tồn tại ở không ít trung tâm đào tạo. - Triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đào tạo và sát hạch lái xe triển khai còn chậm. 259
  5. - Bài giảng và giáo trình tuy đã được cập nhật thường xuyên nhưng vẫn chưa những bất cập nhất định. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Trên cở sở phân tích nêu trên, một số khuyến nghị được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và cấp GPLX góp phần hạn chế TNGT và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện như sau: - Giáo trình giảng dạy cần được cải tiến để cho dễ hiểu và phải có nội dung cơ bản về ATGT. Đặc biệt nội dung về dự báo tình huống nguy hiểm có thể góp phần giảm TNGT. Hơn nữa những kiến thức cơ bản về các hoạt động cấp cứu cần được trú trọng trong đào tạo lái xe [1]. - Tập huấn thường xuyên và đào tạo lại đối với giáo viên và sát hạch viên để cập nhật và nâng cao kỹ năng của giáo viên phù hợp với những công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải [10]. - Cải tiến chương trình đào tạo và sát hạch đối với xe máy, đồng thời tăng cường giáo dục và tuyên truyền về ATGT đối với người điều khiển xe máy, bởi đây là đối tượng chính trong các vụ TNGT đường bộ ở nước ta. - Tăng thời gian đào tạo thực hành lái xe. Lý thuyết cần thiết gắn với thực hành, đặc biệt đối với người điều khiển phương tiện làm việc chủ yếu trong môi trường giao thông thực tế. Để làm được điều này, cũng cần thiết tăng số giáo viên và đầu xe thực hành để giảm thời gian chờ đợi trên xe do nhiều học việc thực hành trên một xe. - Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô tập lái để giám sát thời gian, nội dung chương trình và quãng đường học thực hành. Thực hiện giám sát trực tuyến quá trình dạy cũng giúp nâng cao ý thức của giáo viên, học viên. - Xây dựng quy chuẩn cabin học lái xe ô tô trước khi cho học viên lái trên đường thực tế [11]. - Xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, bao gồm cả nhận dạng tình huống nguy hiểm để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe. - Quản lý dữ liệu sát hạch thống nhất tại trung tâm cơ sở dữ liệu và có thể chia sẻ cho các cơ quan hữu quan. - Thực hiện công tác đánh giá công tác đào tạo và sát hạch lái xe định kỳ. Đây là việc không dễ nhưng nó sẽ giúp cải thiện chương trình đào tạo cũng như xem xét được những hiệu quả của chương trình. 4. KẾT LUẬN Công tác đào tạo, sát hạch và cấp phép lái xe là một mắt xích quan trọng trong chiến lược an toàn giao thông đường bộ quốc gia, cũng là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế TNGT và giảm hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX đang được toàn bộ xã hội quan tâm do TNGT trong thời gian quan vẫn diễn biến phức tạp. Bài viết tập trung khai thác các đóng góp của công tác này trong hạn chế 260
  6. TNGT đường bộ và hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện làm tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm việc liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX cũng như những người quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TDSI, “Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Báo cáo cuối kỳ,” 2012. [2] Lê Huy Trí;, “Tình hình, đặc điểm và nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam,” Tạp chí GTVT, Số đặc biệt, pp. 11-16, 2019. [3] United Nations;, “Road Safety Strategy For the United Nations System and its Personnel- A Partnership for Safer Journeys,” 2018. [4] K. V. Hung, “Education influence in traffic safety: A case study in Vietnam,” IATSS Res., vol. 34, no. 2, pp. 87-93, 2011. [5] R. Christie, The effectiveness of driver training as a road safety measure: A review of the literature, no. 1-Mar. 2001. [6] N. M. S. Arnawa and L. S. Putranto, “The influence of driver training on self- regulated and safe driving behavior. case study: bus driver in Indonesia,” in IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 2019, vol. 508, no. 1, p. 12011. [7] D. R. Mayhew and H. M. Simpson, “The safety value of driver education an training,” Inj. Prev., vol. 8, no. suppl 2, pp. ii3-ii8, 2002. [8] J. I. Castillo-Manzano and M. Castro-Nuño, “Driving licenses based on points systems: Efficient road safety strategy or latest fashion in global transport policy? A worldwide meta-analysis,” Transp. Policy, vol. 21, pp. 191-201, 2012. [9] F. Biassoni, S. Balzarotti, and M. R. Ciceri, “The contribution of safe driving training in educating drivers to risk perception,” Procedia Manuf., vol. 3, pp. 3333-3338, 2015. [10] JICA & BGTVT, “VITRANSS 2 - Báo cáo kỹ thuật số 8- ATGT,” 2010. [11] Nguyễn Văn Sơn Trương Nhật Tân, “Các giải pháp xây dựng văn hóa giao thông tại Việt Nam,” in Hội nghị ATGT Quốc gia 2017, 2017, pp. 19-32. [12] Các tài liệu trên website. 261
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1