v TRAO ĐỔI
HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI - THIỆT
NGUYỄN VÂN KHÁNH *
*
Đại học Thăng Long, dklb.08@gmail.com
Ngày nhận bài: 09/8/2018; ngày sửa chữa: 11/9/2018; ngày duyệt đăng: 12/9/2018
TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến cách nhận diện hành động yêu cầu (requests) dựa trên thang đo Lợi – Thiệt của
Leech. Có thể đưa ra nhận định rằng, mặc dù chưa thể xác định được ranh giới rõ ràng giữa hành
động yêu cầu với các hành động ngôn từ có quan hệ gần gũi khác như hành động ra lệnh/hạ lệnh
(orders/commands), hành động ngỏ lời (offers), hành động gợi ý (suggestions), hành động chỉ dẫn
(instructions), nhưng thang đo Lợi – Thiệt chứng tỏ có thể giúp chúng ta nhận diện được các hành
động yêu cầu trong giao tiếp. Để minh họa cho nhận định trên, 27 ví dụ liên quan đến hành động yêu
cầu rút ra từ các tác phẩm văn học song ngữ Anh – Việt được phân tích một cách chi tiết và cẩn trọng
dựa trên cách nhận diện lời yêu cầu nhìn từ góc độ Lợi – Thiệt. Kết quả bước đầu cho thấy, mô hình
của Leech là hữu dụng.
Từ khoá: hành động ngôn từ, hành động yêu cầu, hành động chỉ dẫn, phát ngôn ra lệnh/hạ lệnh,
thang đo lợi – thiệt
1. MỞ ĐẦU cũng đã giới thiệu ba tiêu chí phân loại hành động
ngôn từ cơ bản: (1) Đích tại lời (Illocutionary
Lý thuyết hành động ngôn từ là lý thuyết về sự point); (2) Hướng khớp ghép (Direction of fit)
hoạt động ngôn ngữ nghiên cứu mối quan hệ giữa giữa từ ngữ và hiện thực; (3) Trạng thái tâm lý
ký hiệu ngôn ngữ và việc dùng chúng vào mục được thể hiện. Searle đã phân loại hành động tại
đích giao tiếp. John L. Austin (1962), nhà triết học lời thành 5 lớp lớn: (1) Lớp xác nhận (assertives);
người Anh là người đầu tiên đặt nền móng cho (2) Lớp cầu khiến (directives); (3) Lớp cam kết
lý thuyết này với công trình nổi tiếng được công (commissives); (4) Lớp biểu cảm (expressives); và
bố sau khi ông qua đời được hai năm “How to do (5) Lớp tuyên bố (declarations).
things with words” (“Người ta dùng từ làm nên sự
vật như thế nào”). Trái ngược với cách phân loại của Searle dựa
trên 3 tiêu chí, Leech (1983) đã đưa ra cách phân
Khi đề cập đến lý thuyết hành động ngôn từ loại dựa trên chức năng của hành động ngôn từ
không thể không nhắc đến John Searle, với công và chia chúng thành 4 phạm trù, dựa trên việc các
trình Speech Acts (Hành động ngôn từ) (1969). chức năng ngôn trung liên quan đến các đích xã
Trong công trình này, ông cho rằng Austin đã hội: (1) Cạnh tranh (Competitive): đích tại lời
không nhận ra sự khác biệt giữa hành động ngôn cạnh tranh với đích xã hội, ví dụ: yêu cầu, hỏi, ra
từ và động từ thể hiện hành động ngôn từ. Ông lệnh, cầu xin. (2) Vui vẻ (Convivial): đích tại lời
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
90 Số 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
trùng với đích xã hội, ví dụ: ngỏ lời, mời, chào, đó, tác giả đưa ra 12 chiến lược thay đổi mức lợi
cảm ơn, chúc mừng. (3) Cộng tác (Collaborative): – thiệt cho các hành động cầu khiến cạnh tranh và
đích tại lời không liên quan gì tới đích xã hội, ví 9 chiến lược thay đổi mức lợi – thiệt cho các hành
dụ: khẳng định, báo cáo, thông báo, hướng dẫn. (4) động cầu khiến hoà đồng. Nhà khoa học Hà Cẩm
Mâu thuẫn (Conflictive): Đích tại lời mâu thuẫn Tâm (2005) trong nghiên cứu có tên là “Requests
với đích xã hội, ví dụ: đe doạ, buộc tội, nguyền by Vietnamese learners of English” đã khảo sát chi
rủa, khiển trách. tiết các chiến lược cầu khiến của ba nhóm người
khác nhau: (1) Úc bản địa, (2) người Việt Nam học
Có rất nhiều cách phân loại hành động ngôn tiếng Anh và (3) người Việt Nam nói tiếng Việt.
từ khác nhau, nhưng phần lớn các tác giả đều nhất
trí cho rằng có một sự khu biệt quan trọng giữa 2. HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU NHÌN TỪ
hành động ngôn từ trực tiếp và ngôn từ gián tiếp. GÓC ĐỘ LỢI – THIỆT
Hành động trực tiếp là khi “người nói nói những gì
họ muốn”, còn hành động gián tiếp là khi “người 2.1. Hành động yêu cầu và các hành động
nói muốn nhiều hơn những gì anh ta nói” (Searle, liên quan theo quan điểm của Searle
Kiefer và Bierwisch 1980). Blum-Kulka, House
Searle (1990, tr. 359-360) trong phần giải thích
và Kasper (1989) định nghĩa sự trực tiếp là “mức
của mình về lớp cầu khiến khẳng định rằng:
độ mà ý định tại lời của người nói rõ ràng từ sự
tạo lời” (Blum-Kulka, House và Kasper 1989, Đích ngôn trung của những hành động này bao
278), trong khi sự gián tiếp “được tính bằng độ gồm thực tế là chúng là những nỗ lực (đa dạng
dài tương đối của con đường suy luận cần thiết để về mức độ, và do vậy, chính xác hơn là, chúng là
đến được đích ngôn trung của phát ngôn” (Blum- những yếu tố quyết định bao gồm cả sự nỗ lực) bởi
Kulka 1987, 133). người nói nhằm thuyết phục người nghe làm một
việc gì đó. Chúng có thể là những “nỗ lực” khiêm
Tại Việt Nam, hành động ngôn từ yêu cầu đã
tốn như khi tôi mời hoặc gợi ý rằng bạn làm điều
và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
đó, nhưng chúng cũng có thể là những cố gắng
Trước hết, trong luận án tiến sĩ Các phương tiện
quyết liệt như khi tôi cương quyết yêu cầu bạn làm
ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong
điều đó…
tiếng Anh và tiếng Việt (2000), tác giả Nguyễn
Văn Độ đã xét hành động thỉnh cầu (requests) với Hướng khớp ghép là từ thế giới đến từ và điều
nghĩa là người nói mong muốn người nghe làm kiện chân thành là sự mong muốn (hay sự mong
cho mình việc gì đó và theo tác giả, người nói có ước, hặc niềm khát vọng). Nội dung mệnh đề luôn
trách nhiệm làm cho ngôn từ trong lời nhờ thật lịch luôn là người nghe H sẽ thực hiện một hành động
sự sao cho người nghe cảm thấy hài lòng hoặc vui A trong tương lai. Những động từ thuộc nhóm này
lòng thực hiện điều mà người nói kỳ vọng. Tác giả bao gồm: hỏi, ra lệnh, yêu cầu, van nài, cầu xin,
cho rằng hành động thỉnh cầu luôn gắn với lịch cầu nguyện, khẩn khoản, và cả mời, cho phép, và
sự. Nhà nghiên cứu Vũ Thị Thanh Hương, qua bài khuyên răn.
viết của mình, Chiến lược lịch sự thay đổi mức
lợi – thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt (2000), Do cách định nghĩa hành động yêu cầu của
đã vận dụng có cải biến hai quy tắc lịch sự Khéo Searle có thể dễ dàng được áp dụng cho các hành
léo (Tact) và Hào phóng (Generosity) của Leech động ngôn từ liên quan khác nhau như ra lệnh
vào việc phân tích lời cầu khiến tiếng Việt và tìm (orders/commands) (ví dụ Peel these potatoes!
hiểu tính lịch sự trong những lời cầu khiến này – Gọt vỏ những củ khoai tây này đi!), cũng như
dưới hai góc độ: (1) phương thức biểu hiện và (2) hành động yêu cầu (Could you peel these potatoes,
mối quan hệ giữa hình thức biểu đạt gián tiếp với please? – Liệu anh có thể gọt vỏ những củ khoai
tính lịch sự trong lời cầu khiến của người Việt. Từ tây này được không?), ông đã khôn khéo bổ sung
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 15 - 9/2018 91
v TRAO ĐỔI
một lưu ý rất quan trọng rằng, những lời ra lệnh nhờ đó có vô số cơ hội để người nghe H không cần
phải “có thêm một quy tắc chuẩn mực là người thực hiện hành động yêu cầu. Chẳng hạn những lời
nói S phải ở vị trí quyền lực trên người nghe H.” yêu cầu dưới dạng câu hỏi Yes – No (Có – Không)
Các nhà nghiên cứu khác không xem nét khu biệt Could/Can/Would/Will you…? (Liệu anh/Anh có
này dưới góc nhìn như vậy. Tracy và các cộng sự thể/Anh sẽ…?) trên phương diện lý thuyết chúng
(1984) cho rằng trong trường hợp hành động yêu sẽ đem đến cho H hai cơ hội trả lời như nhau:
cầu, người nghe H có quyền không thực thi hành “Không” hay “Có”, cho dù mục đích thực sự của S
động mà người yêu cầu đã đưa ra. Nhưng đối với là yêu cầu đó phải được thực thi.
mệnh lệnh, người nghe H không có quyền như
vậy, nghĩa là H phải thực thi điều được yêu cầu Trong khung làm việc về lịch sự của Leech
bằng bất cứ giá nào. (Nguyễn Vân Khánh, 2018), một hành động yêu
cầu, thuộc lớp cầu khiến, có chức năng ngôn trung
2.2. Hành động yêu cầu và các hành động mang tính cạnh tranh. Nó tìm kiếm một sự hòa hợp
liên quan theo quan điểm của Leech giữa các đích cạnh tranh: mục đích làm lợi cho S
hoặc bên thứ ba, và mục đích xoa dịu O1. Trong
Leech (1983), Blum-Kulka, House & Kasper hành động yêu cầu này, âm-lịch sự (neg-politeness)
(1989), Blum-Kulka, House & Kasper (1989) định thường được nhận ra và nó là một phương tiện
nghĩa hành động yêu cầu là hành động mà ở đó chính mà nhờ đó Phương châm Khéo léo được
người nói cố gắng khiến người nghe làm điều gì áp dụng. Thông thường nó mang tính hướng đến
đó. “Điều gì đó” này thường được coi là “gây thiệt” người nghe là người thứ ba (O-oriented), ở đó sự
cho người nghe, ví dụ như đòi hỏi ở người nghe kiện lời nói đề xuất một hành động tương lai sẽ
thời gian, sức lực, hoặc các nguồn lực vật chất. được thực hiện bởi O.
2.2.1. Phân biệt hành động yêu cầu (requests)
với hành động ra lệnh (orders/commands)
Trong khi định nghĩa như trên về hành động
yêu cầu, Leech (1983) đã khẳng định rằng, không
có một ranh giới rõ ràng giữa các hành động ra
lệnh/hạ lệnh và yêu cầu. Trong thực tế, đó là một
thang bậc liên tục của sự tự chọn, dẫn từ ‘không có
sự tự chọn’ của một mệnh lệnh thuần tuý đến một
sự tự chọn ngày càng lớn dần dành cho người nghe
Hình 1: Thang đo sự tự chọn và thang Lợi –
H. Một số hành động yêu cầu, trong khung của sự
Thiệt để phân biệt hành động yêu cầu với hành
công thức hoá này, rất gần với những mệnh lệnh
động ra lệnh
(Please eat up your dinner, Matthew – Làm ơn ăn
hết bữa tối đi con, Mathew) trong khi những hành 2.2.2. Phân biệt hành động yêu cầu (requests)
động yêu cầu khác lại cực kỳ trau chuốt (I wonder với hành động ngỏ lời (offers)
if you’d mind terribly lending me £5 – Tôi tự hỏi
liệu bạn có thực sự phiền khi cho tôi mượn 5 bảng Leech có một nhận xét hết sức tinh tế rằng,
không?), hoặc hành động yêu cầu ở mức độ trung lãnh địa hành động yêu cầu (request territory) bao
bình như Could you lend me a fiver, love? – Liệu phủ không chỉ các sự kiện lời nói (speech events)
cậu có thể cho tôi mượn 5 bảng được không hả mà chúng ta có thể mô tả chúng là “hành động
cưng? Tiếng Anh có số lượng lớn các phương tiện yêu cầu” (“requests”), trong các tình huống phù
từ vựng ngữ pháp mà người nói S có thể khai thác, hợp, chúng là các hành động ra lệnh, khẩn nài, cầu
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
92 Số 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
xin,… là những tương đương không khác xa nhiều Những lời yêu cầu được ngụy trang như những
so với hành động yêu cầu. Những ranh giới không lời ngỏ rất hay được những giáo viên hoặc những
rõ ràng của lãnh địa yêu cầu chính là các đường người chăm sóc trẻ em sử dụng. Dưới đây là các ví
biên mờ nhạt của nó không chỉ với các hành động dụ tương tự của công thức Do you wanna …? điển
ra lệnh mà còn với đa dạng các sự kiện lời nói hình trong tiếng Anh Mỹ:
khác, như hành động đề nghị, hành động chỉ dẫn,
và hành động ngỏ lời/hành động mời. Leticia do you wanna open your book to page
sixty four and read the second paragraph…?
Đặc điểm minh định của hành động yêu cầu (Leticia em có muốn mở sách đến trang 64 và đọc
và khái quát hơn là của lớp cầu khiến là chúng đoạn 3 không…?)
đề xuất hành động do O thực hiện đi cùng với
Eli do you wanna pick up your juice please?
thiệt và thông thường, đem lợi cho S. Hành động
Your juice see your juice pick it up please. (Eli con
ngỏ lời, mặt khác, thuộc về lớp hành động ngôn
có muốn bê cốc nước quả lên không nào? Nước
từ mà Searle gọi là Lớp cam kết (commissives),
quả của con này, nào con bê lên đi.)
đề xuất một hành động sẽ được thực hiện bởi S vì
lợi ích của O và gây thiệt cho S. Lời yêu cầu và 2.3. Hành động yêu cầu rút ra từ các tác
ngỏ lời được xem là hai sự kiện lời nói (speech phẩm văn học
event) hoàn toàn khác nhau, chúng lần lượt thuộc
về phạm vi của âm-lịch sự (neg-politeness)2 và Chúng tôi chấp nhận tiêu chí nhận diện hành
dương-lịch sự (pos-politeness)3. Tuy nhiên, không động yêu cầu chính danh theo quan điểm của
hề ngạc nhiên khi có những sự kiện lời nói nằm ở Leech và thử nghiệm nhận diện hành động yêu
giữa lời yêu cầu và sự ngỏ lời. Cách dùng thông cầu từ hai tác phẩm văn học song ngữ Anh – Việt:
thường Would you like…? (Anh có muốn…?) để (i) Wuthering Heights của nữ văn sĩ người Anh,
ngỏ lời, như trong câu Would you like a coffee? Emily Bronte; bản dịch Tiếng Việt: Đồi gió hú
(Liệu anh có muốn uống cà phê không?) Nhưng của dịch giả Dương Tường. (ii) Jane Eyre của nữ
trong trường hợp này nó không cố định: văn sĩ người Anh, Charlotte Bronte; bản dịch tiếng
Việt: Jên Erơ của Trần Anh Kim.
Dorothy: Tim would you like to come and do
your teeth.
Từ hai tác phẩm song ngữ, chúng tôi chọn
được 27 ví dụ hành động ngôn từ thuộc nhóm cầu
Please. khiến (người nói đặt người tiếp nhận vào trách
nhiệm thực hiện hành động nào đó trong tương
Tim: Not <-|-> yet. lai – Searle, 1969). Sau đó, chúng tôi áp dụng hai
tiêu chí đánh giá: (i) dựa vào thang đo lợi – thiệt
(Dorothy: Tim liệu con có muốn lại đây để
(thiệt ít cho người nghe); (ii) để ngỏ sự lựa chọn/
đánh răng không.
quyền tự quyết của người nghe trong việc hồi đáp
Nào con. tích cực hay tiêu cực đối với lời yêu cầu; đồng thời
xem xét ngữ cảnh giao tiếp để có thể phân loại 27
Tim: Không <-|-> chưa.) ví dụ đó thành bốn nhóm sau đây.
Dorothy, người mẹ, đang yêu cầu con trai đánh Nhóm 1. Những hành động ngôn từ trong
răng, nhưng lại nói như đang đưa ra một hành nhóm cầu khiến là hành động yêu cầu chính danh
động ngỏ lời dành cho cậu bé một cơ hội làm việc do đáp ứng được cả hai tiêu chí và có ngữ cảnh
gì đó mà cậu có vẻ thích làm. Tuy nhiên, từ Please phù hợp với hành động yêu cầu
được thêm vào khi không có kết quả hành động,
chỉ rõ rằng người mẹ dự định biến nó thành một (1) “Why? Cannot you tell her who I am; eh,
hành động ra lệnh. Joseph?” (tr.6)
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 15 - 9/2018 93
v TRAO ĐỔI
(1’) “Tại sao? Này, Joseph, bác không thể nói không có quyền tự quyết làm hay không làm việc
cho bà ấy biết tôi là ai hay sao?” (tr.17) này. Xét trong ngữ cảnh, đây là lời ông chủ nói
(Wuthering Heights – Đồi gió hú) với gia nhân. Do đó, hành động ngôn từ trong (3)
không được xếp loại là hành động yêu cầu, mà nó
(2) “Well, you have been crying, Miss Jane chính là hành động ra lệnh.
Eyre; can you tell me what about? Have you any
pain?” (tr.17) (4) “Monitors, collect the lesson-books and put
them away!” (tr.36)
(2’) “Kìa, cô đã lại khóc rồi, cô Jane Eyre, cô
có thể nói cho tôi biết tại sao không? Cô có bị đau (4’) “Các giảng tập viên, thu sách học và xếp
không?” (tr.48) cả lại!” (tr.79)
(Jane Eyre – Jên Erơ) (Jane Eyre – Jên Erơ)
Trong ví dụ (1), ngữ cảnh giao tiếp là vị khách Tương tự, trong ví dụ (4), theo tiêu chí (ii),
yêu cầu gia nhân của chủ nhà giới thiệu mình với người nghe không được để ngỏ sự tự chọn cách
bà chủ. Sự việc được yêu cầu sẽ khiến cho gia hồi đáp đối với mong muốn của người nói; về mặt
nhân tiêu hao một chút công sức và thời gian, ngữ cảnh, người nói là cô hiệu trưởng và người
tuy nhiên với cấu trúc lời yêu cầu bắt đầu bằng nghe là các giảng tập viên – học sinh lớn được giao
“Cannot you…” (“bác không thể …”) đã để ngỏ nhiệm vụ giữ kỷ luật trong lớp. Vì vậy, hành động
sự tự chọn cách hồi đáp cho người nghe, tức là họ ngôn từ (4) là một hành động ra lệnh.
có thể đồng ý hoặc từ chối thực hiện yêu cầu. Cho
nên, hành động ngôn từ là một hành động yêu cầu Trong số 27 ví dụ thu được, có 7 ví dụ thuộc
chính danh. nhóm này.
Trong ví dụ (2), việc ông thầy thuốc yêu cầu cô Nhóm 3. Những hành động ngôn từ trong nhóm
bé Jane nói lý cô bé khóc là một hành động yêu cầu cầu khiến là hành động yêu cầu chính danh do đáp
đích thực với cách giải thích tương tự như ví dụ (1). ứng hai tiêu chí nhưng khi xét trong ngữ cảnh lại
không phải là hành động yêu cầu.
Nhóm những hành động ngôn từ là hành động
yêu cầu chính danh đáp ứng cả hai tiêu chí (i) và (5) “Nelly, will you keep a secrete for me?”
(ii), đồng thời phù hợp ngữ cảnh có tỷ lệ cao nhất she pursued, kneeling down by me…. (tr.55)
bao gồm16 trên tổng số 27 ví dụ.
(5’) “Nelly, liệu chị có giữ kín cho tôi một điều bí
Nhóm 2. Những hành động ngôn từ trong mật không?” cô nói tiếp, quỳ xuống bên cạnh tôi ….
nhóm cầu khiến không phải là hành động yêu cầu (Wuthering Heights – Đồi gió hú)
chính danh do không hoàn toàn đáp ứng được tiêu
chí (ii) và ngữ cảnh không phù hợp với hành động Ví dụ (5) theo hai tiêu chí, đó là một hành động
yêu cầu yêu cầu chính danh (người nghe có quyền lựa chọn
hồi đáp tích cực hoặc tiêu cực), nhưng trong ngữ
(3) “Joseph, take Mr Lockwood’s horse; and cảnh cụ thể này, hành động yêu cầu của cô chủ với
bring up some wine” (tr.) chị hầu gái nghiêng nhiều về hành động cầu xin,
van vỉ.
(3’) “Joseph, ra dắt ngựa của ông Lockwood
và mang lên ít rượu vang nhé”. (tr.8) (6) “Will you go in and bid Missis good-bye?”
(Wuthering Heights – Đồi gió hú) (tr.33)
Xét theo hai tiêu chí, (i) việc ra dắt ngựa và (6’) “Cô có muốn vào từ biệt bà Reed không?”
mang rượu khiến người nghe hao tổn thời gian và (tr.74)
sức lực (gây thiệt cho người nghe); (ii) người nghe (Jane Eyre – Jên Erơ)
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
94 Số 15 - 9/2018
TRAO ĐỔI v
Ví dụ (6) là hành động yêu cầu của chị giúp Anh – Việt. Kết quả phân tích được phản ánh qua
việc đối với Jane trước khi cô đi học, nhưng trong những điểm chính sau đây:
ngữ cảnh cụ thể chị giúp việc như khuyên nhủ và
gợi ý cho Jane. Thứ nhất, có sự tương đương ở mức độ cao
trong lời yêu cầu giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Theo phân tích, có 3 trong tổng số 27 ví dụ (16/27);
thuộc nhóm này.
Thứ hai, có sự khác biệt (không nhiều) trong lời
Nhóm 4. Những hành động ngôn từ trong nhóm yêu giữa tiếng Anh và tiếng Việt do không đáp ứng
cầu khiến về bản chất là hành động yêu cầu (theo được hai tiêu chí (khả năng tự lựa chọn dành H, và
ngữ cảnh). Mặc dù phát ngôn (7) và (7’) dưới đây ngữ cảnh không phù hợp với hành động yêu cầu;
nghe như là một câu hỏi thông thường để nhận
Thứ ba, không có sự tương đương ở lời yêu
được thông tin cần biết. Nhưng xét trong ngữ cảnh
cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt do đáp ứng hai
thực tế, đây là lời yêu cầu gián tiếp mà cô gia sư
tiêu chí nhưng khi xét trong ngữ cảnh lại không
Jane dành cho bà quản gia: phải là hành động yêu cầu./.
(7) “Shall I have the pleasure of seeing Miss Chú thích:
Fairfax tonight?” (tr.83)
1. Chúng tôi dùng H = hearer để chỉ người
(7’) “Liệu tôi có hân hạnh được gặp cô Fairfax nghe trực tiếp và O = others để chỉ người nghe trực
đêm nay không? (tr.162) tiếp hoặc một người thứ 3 mà lời yêu cầu hướng
(Jane Eyre – Jên Erơ) tới (có thể không có mặt trong hội thoại).
Đây là ví dụ duy nhất trong số 27 ví dụ được 2. Âm-lịch sự có chức năng xoa dịu, giảm hoặc
thu thập không có cấu trúc thông thường của hành làm bớt những nguyên nhân có thể gây ra sự xúc
động ngôn từ thuộc nhóm cầu khiến nên rất khó phạm. Âm-lịch sự thường kéo theo sự gián tiếp,
xét theo hai tiêu chí mặc dù qua ngữ cảnh chúng rào đón và sự dịu hoá, đó là những tác tử chỉ báo
tôi có thể thấy hành động ngôn từ này hoàn toàn (indicators) được nghiên cứu nhiều nhất và biết
đáp ứng các tiêu chí. Đây có thể là một minh chứng đến nhiều nhất về cách dùng lịch sự của ngôn ngữ.
cho ranh giới mờ giữa hành động yêu cầu và hành
động ngôn từ khác. 3. Dương-lịch sự cung cấp hay quy gán một
giá trị tích cực nào đó cho người nghe. Sự ngỏ lời,
3. KẾT LUẬN lời mời, lời khen và lời chúc mừng là các ví dụ của
dương-lịch sự. (Leech 2014)
Kết lại, hành động yêu cầu là một hành động
ngôn từ thuộc nhóm cầu khiến và để phân biệt Tài liệu tham khảo:
hành động yêu cầu với các hành động liên quan Nguyễn Văn Độ (2000), Các phương tiện ngôn ngữ
cần phải dựa vào hai tiêu chí cốt lõi: (1) mức độ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và
thiệt do hành động yêu cầu gây ra đối với H, (2) sự tiếng Việt, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học xã hội
lựa chọn giữa thực hiện hay không thực hiện hành và Nhân văn, Hà Nội.
động của H. Yếu tố ngữ cảnh có một vai trò quan
Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Chiến lược lịch sự thay
trọng trong việc định loại các hành động ngôn từ
đổi mức lợi – thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt”,
trong nhóm cầu khiến.
Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr.39-48
Dựa vào mô hình của Leech, chúng tôi đã phân Nguyễn Vân Khánh (2018), “Lịch sự nhìn từ quan điểm
tích 27 ví dụ hành động ngôn từ thuộc nhóm cầu của Leech”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự,
khiến rút ra từ hai tác phẩm văn học song ngữ số 14, tr.3-11
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 15 - 9/2018 95
v TRAO ĐỔI
Austin, J.L. (1962), How to Do Things with Words, Cultural communication and intercultural contact.
Oxford University Press, Oxford. Hillsdale, NewJersey, Hove and London: Lawrence
Blum-Kulka, S. (1987), “Indirectness and Poiteness Erlbaum Associates Publishers.
in Requests: Same or Different?” Journal of
Searle, J., Kiefer, F. & Bierwisch, M. (Eds). (1980),
Pragmatics 11(2): 131-146
“Speech act theory and pragmatics”, Texts and
Blum-Kulka, S., J. House, and G. Kasper, eds. studies in linguistics and philosophy. Vol. 10. USA,
(1989), Cross-Cultural Pragmatics: Requests England: D. Reidel Publishing Company.
and Apologies. Ablex Publishing Corporation,
Norwood, New Jersey. Tracy, K., R. T. Craig, M. Smith, and F.Spisak,
(1984), “The discourse of requests: Assessment
Cẩm Tâm, Hà (2005), Requests by Vietnamese Learners
of English, Doctoral Dissertation, Vietnam National of a compliance-gaining approach.” Human
University - College of Foreign Languages, Ha Noi. Communication Research 10 (4): 513-538.
Leech, G. (1983), Principles of Pragmatics. Longman, Tư liệu trích dẫn:
London & NewYork
Emily Bronte (2015), Đồi gió hú, NXB Văn học, Hà Nội.
Leech, G. (2014), The Pragmatics of Politeness, Oxford
University Press, New York. Charlotte Bronte (2012), Jane Eyre, NXB Văn học, Hà Nội.
Searle, J. (1969), Speech Acts, Cambridge University Emily Brontie (1992), Wuthering Heights, Wordsworth
Press, Cambridge. Editions Limited.
Searle, J. (1990), “Epilogue to the taxonomy of Charlotte Bronte (1992), Jane Eyre, Wordsworth
illocutionary acts” trong D.Carbaugh (Ed.), Editions Limited.
SPEECH ACTS OF REQUESTS FROM PERSPECTIVE OF COST – BENEFIT
NGUYEN VAN KHANH
Abstract: This article refers to recognition of requests based on Cost – Benefit scale developed by
Leech. It is possible to say that, although there is no clear-cut boundary between requests and other
speech acts like orders/commands, offers, suggestions, instructions, the Cost – Benefit scale seems
help to recognize requests in communication. To prove the above mentioned remark, 27 examples
of directives collected from bilingual English – Vietnamese works of literature based on the Cost –
Benefit scale distinction will be introduced to prove the effectiveness of this scale. The initial results
confirm the effectiveness of Leech’s model.
Keywords: speech acts, requests, instructions, orders/commands, cost – benefit scale
Received: 09/8/2018; Revised: 11/9/2018; Accepted for publication: 12/9/2018
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
96 Số 15 - 9/2018