intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HẠNH PHÚC – PHẢI LỰA CHỌN (Tủ sách tuổi trẻ) – Phần 4

Chia sẻ: Vu Dinh Hiep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PHÒNG CHỐNG CHIỀU SÂU VÀ TỪ XA Tất cả các bài viết trên báo chí đều nêu lên những nguyên nhân to lớn và phức tạp: khủng hoảng niềm tin, rạn nứt gia đình, khiếm khuyết trong giáo dục gia đình, thất vọng và bế tắc trong cuộc sống, tâm lý lứa tuổi và sự tấn công ồ ạt từ bên ngoài. Vậy mà khi lên kế hoạch công tác ở địa phương thì chủ yếu là rầm rộ ra quân phát tờ bướm và tờ cam kết; vận động tự nguyện ra cai nghiện; khám sức khỏe chữa bệnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HẠNH PHÚC – PHẢI LỰA CHỌN (Tủ sách tuổi trẻ) – Phần 4

  1. PHÒNG CHỐNG CHIỀU SÂU VÀ TỪ XA Tất cả các bài viết trên báo chí đều nêu lên những nguyên nhân to lớn và phức tạp: khủng hoảng niềm tin, rạn nứt gia đình, khiếm khuyết trong giáo dục gia đình, thất vọng và bế tắc trong cuộc sống, tâm lý lứa tuổi và sự tấn công ồ ạt từ bên ngoài. Vậy mà khi lên kế hoạch công tác ở địa ph ương thì chủ yếu là rầm rộ ra quân phát tờ bướm và tờ cam kết; vận động tự nguyện ra cai nghiện; khám sức khỏe chữa bệnh. Còn cán bộ cơ sở khi làm việc thực tế thì nêu lên sự thiếu đồng bộ: dân báo mà công an không hành động kịp thời; cấp trên chưa quan tâm chỉ đạo, giao việc cho "lính không súng đạn" (không tiền, không chuyên môn); cai rồi lại tái phạm, vì nạn nhân phải đối mặt với chính các nguyên nhân đã đẩy họ vào ma túy: thất nghiệp, sự đón nhận lơ là hay đầy thành kiến của thân nhân và cộng đồng, bế tắc gia đình, tâm lý... Câu chuyện về bốn cô gái mới cắt cơn nghiện ở Bình Triệu (Đỗ Ngọc, báo Phụ Nữ) cho thấy các cô rất ghê ma túy, rất muốn vĩnh viễn từ bỏ nó nhưng họ rất sợ khi trở về phải đối đầu với chuyện cũ. Có cô còn dự đoán trước là sẽ tái phạm vì thấy mình quá yếu đuối và đã vô ra trung tâm nhiều lần. Họ cô đơn và bất lực làm sao! Đó là vì chính những nhân tố có thể hỗ trợ họ để chống chọi không với tới họ một cách nhanh chóng và dễ dàng: tham vấn tâm lý và dịch vụ xã hội (theo đúng nghĩa chuyên môn của từ này). Phòng chống ma túy phải theo chiều sâu (Đỗ Hùng, "Phòng chống ma túy từ góc độ tâm lý", Công An 10-9-1998) và từ xa (Trương Thị Hòa, Tuổi Trẻ 29-9-1998). Đó là tấn công vào chính các nguyên nhân đã dẫn tới ma túy và giúp nạn nhân trị tận gốc những yếu tố cụ thể đã làm họ sa ngã. Việc này không thể làm ào ào, xem họ như cá mè một lứa bởi vì quá trình đưa nạn nhân tới ma túy mang tính cá biệt, độc đáo. Nạn hồng thủy ma túy gay go hơn nhiều so với lũ lụt, vì khi "lũ" ma túy tới gần ta không hay biết, nạn nhân của nó không chết liền tại chỗ. Vì con người còn khó hiểu hơn nước nên ta nhìn vấn đề một cách giản đơn. Một bác cán bộ hưu trí làm công tác phòng chống ma túy rất tốt ở quận nọ yêu cầu ta làm theo chiều sâu chứ đừng "khua chiêng gõ mõ
  2. nữa". Tôi rất tâm đắc hình ảnh này nhưng cũng hiểu tâm lý làm rầm rộ. Đó là vì quyết tâm rất lớn mà chưa tìm ra biện pháp chiều sâu. Hiện nay xã hội có kêu gọi đến ngành y, cũng là một khoa học. Tuy nhiên y khoa kỹ thuật chỉ xử lý được khúc giữa, nghĩa là cắt cơn nghiện và bồi bổ sức khỏe. Còn đầu vào (nguyên nhân đưa đến nghiện ngập) và đầu ra (hòa nhập cộng đồng) thì cũng như với AIDS, y khoa kỹ thuật bó tay. Có chăng là ngành tâm thần học nhưng nó chỉ phụ trách một phần của khúc đuôi là tâm lý trị liệu, còn phòng (từ góc độ tâm lý xã hội) thì cần tới chị em của nó là tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội... Tôi có vài đề nghị cụ thể: - Cần hiểu rõ nguyên tắc của tâm lý vận động: Hành động rầm rộ, kêu gọi từ trên xuống xuất phát từ ý nghĩ rằng biết là làm. Thực chất giữa biết và làm có khoảng cách rất lớn. Nhiều người biết thuốc lá có hại nhưng không bỏ được. Nhiều bạn trẻ nghe về HIV hiểu nguy cơ của nó nhưng cứ cho chuyện đó không xảy ra với mình nên xả láng! Các cuộc nghiên cứu khoa học từ nửa thế kỷ nay cho biết giữa các thông tin từ trên dội xuống (kể cả phim ảnh, truyền hình) chỉ làm cho người ta biết, còn muốn thay đổi hành vi cần có sự hỗ trợ tâm lý của nhà tham vấn hay nhóm đồng đẳng, nghĩa là qua tương tác. Quyết định thay đổi hành vi không chỉ xuất phát từ nhận thức mà quan trọng hơn là thái độ, cảm xúc của cá nhân. Cũng do sức mạnh cảm hóa và hỗ trợ tâm lý trong nhóm nhỏ (phải là số ít mới có tác dụng) rất hiệu quả nên nhóm đồng đẳng (bạn giúp bạn) được đưa lên hàng đầu trong phòng chống HIV trên thế giới. Do đó tuyên truyền ồ ạt chỉ tạo ra thông tin ban đầu, và còn phải đi sâu vào các biện pháp tâm lý xã hội đòi hiểu phương pháp và kỹ năng. Hãy xem cách nhân dân và Nhà nước chống lũ lụt để tính chuyện đối phó với nạn hồng thủy ma túy của chúng ta. Lụt ào tới, hành động đầu tiên là cấp cứu, với sự tham gia của toàn dân: quyên góp cứu trợ tiền của, quần áo, thuốc men. Nhưng lũ năm nào cũng tới, gây tác hại to lớn cho người và của cải. Phải phòng từ xa như đắp đê, đào kênh thoát lũ, xây nhà "sống với lũ". Nhưng với việc này thì không thể ào ào và ai cũng làm được. Cần
  3. các kỹ sư thủy lợi vì làm không đúng thành "thủy hại" cho dân. Nhà sống với lũ mới lắm, cần nghiên cứu kỹ, tham khảo nền khoa học tiên tiến thế giới trước khi làm. Dĩ nhiên rất cần kinh nghiệm "sống với lũ" của dân, nhưng cần có một thiết kế tổng thể chung rồi mọi người bắt tay vào làm theo đúng qui định của khoa học và việc nào người ấy. Với nạn ma túy đã đến lúc phải sử dụng khoa học và phòng từ xa. - Tham vấn tâm lý: Từ này đang rất "mốt" nhưng thực chất "tham vấn tâm lý" theo đúng nghĩa rất khó. Đây không phải là mệnh lệnh hay lời khuyên chung chung mà sự hiểu biết sâu sắc về con người, thái độ tôn trọng vô điều kiện và lắng nghe tích cực để giúp đối tác lắng đọng và thấy rõ tâm trạng của mình. Từng bước hỗ trợ đối tác có những hành động tích cực, ví dụ như một bệnh nhân HIV quyết định cho vợ biết về kết quả xét nghiệm, một người mẹ kiên nhẫn, trầm tĩnh để bớt la lối với con mình là cả một cố gắng. Rồi từ từ tiến lên những hành động khó hơn. Trong quá trình, họ tăng thêm sức mạnh và trở nên tự lực. Và anh bệnh nhân HIV có thể trở thành một chiến sĩ "xuất đầu lộ diện", giúp bạn phòng chống HIV. Cô gái đã cai ma túy sắp lên cơn thèm thuốc có thể điện thoại đến nhà tham vấn qua đường dây nóng và có quyết tâm cao hơn nhờ sự hỗ trợ của người này và sự cam kết của cô ta. Trên đây mới là phác họa rất sơ nét, nhưng để nói rằng tham vấn rất cần và muốn làm phải có chuyên môn hay qua tập huấn và thái độ đúng. - Nhóm đồng đẳng: Ở tuổi mới lớn, thanh thiếu niên muốn độc lập với gia đình nhưng họ chới với khi ra khỏi tổ ấm gia đình; họ bèn tìm một tổ ấm khác để chia sẻ, để được sự hỗ trợ tâm lý và sự an toàn. Cho nên nhóm bạn ở lứa tuổi này rất quan trọng. Ảnh hưởng của nhóm bạn (đồng lứa, đồng hoàn cảnh) mạnh mẽ như ảnh hưởng gia đình vì nó gần gũi thiết thân. Vì thế khoa học gọi hai loại nhóm nhỏ này là nhóm đệ nhất đẳng hay sơ đẳng. Cũng vì thế mà trong tệ nạn ma túy áp lực của bạn mới mạnh mẽ dữ vậy. Nắm nguyên tắc này người ta "lấy độc trị độc": bảo vệ, trị liệu các nạn nhân bằng những nhóm tốt. Khi thân thiện người ta sẽ cam kết với nhau để sống tốt. Cam kết giữa người thân có hiệu lực mạnh mẽ so với cam kết trên giấy làm một cách máy móc.
  4. Đồng đẳng có nghĩa là đồng cảnh, đồng nhu cầu cho nên không chỉ dành cho người nghiện hay người nhiễm HIV... mà có thể lập ra cho những cha mẹ có con có nguy cơ, những người buôn bán nhỏ trong xóm... Nhóm nhỏ giúp họ chia sẻ kinh nghiệm, tăng sức mạnh để sửa đổi cách nuôi dạy con, hay để chống việc buôn bán ma túy. Thực tế cho thấy bà con còn sợ không dám tố cáo kẻ xấu, một số đoàn viên non trẻ tất yếu phải sợ tiếp cận với nạn nhân ma túy (xin phép không dùng chữ "con nghiện" gây mặc cảm cho đối tượng). "Sân chơi tâm lý" cho trẻ rất cần, nghĩa là những nhóm bạn tốt chơi và hỗ trợ nhau. Chúng có thể cùng nhau tổ chức đá banh, du ngoạn bằng xe đạp chứ không cần đến phương tiện to lớn và tốn tiền. Có điều sinh hoạt nhóm cũng cần sự xúc tác của người chuyên môn có tay nghề, nếu bỏ mặc nhóm có thể biến thành băng đảng... - Củng cố chức năng của gia đình: Dường như xã hội ta đang trải qua loại khủng hoảng gọi là khoảng cách thế hệ. Cha mẹ và con cái không tài nào hiểu nhau nổi nữa. Không phải là cha mẹ không quan tâm nhưng làm không đúng cách như bà mẹ trẻ nọ lục lọi nhật ký của con gái để kiểm soát; còn bà mẹ thứ hai thì hễ thằng con trai choai choai mới ra khỏi cửa là nhảy lên xe đạp theo sau. Khi cuộc khủng hoảng mới xảy ra ở phương Tây ta thấy mọc lên đủ thứ trường lớp cho cha mẹ, và cho đến ngày nay thì các bậc phụ huynh phương Tây hiểu biết và đối xử với con cái khéo léo hơn. Ở ta cũng mới bắt đầu có những cuộc nói chuyện, tham vấn cho cha mẹ mà chưa thấm vào đâu. Người hướng dẫn có khả năng còn rất thiếu. - Phòng chống và phục hồi tại cộng đồng: Nh ư nói ở trên, nạn nhân cai nghiện về gặp bà xã mặt mày ủ rũ, khóc lóc, hàng xóm tránh né, ông t ổ trưởng tới kiểm tra theo kiểu hành chính thì sẽ mất tinh thần ngay. Họ cần được đón nhận trong sự thông cảm và tình thương. Bạn còn nhớ Charlie (trong Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên) đã ôm đứa con trai vào lòng và khóc, và hai vợ chồng hết lòng chăm sóc con. Thay đổi cái nhìn của cộng đồng trước rồi mới có thể phục hồi tại cộng đồng. Làm việc này cũng cần những phương pháp tác động mới. Giảng dạy thao thao từ trên xuống theo kiểu cũ hiệu quả sẽ rất chậm.
  5. - Dịch vụ xã hội ngay tại cộng đồng ph ường, xã: Đúng là đoàn thể có chân rết tận cơ sở nhưng không phải tất cả đều làm việc có hiệu quả vì công việc này rất khó. Như việc đào kênh thoát lũ, các vấn đề xã hội, các đối tượng có nhu cầu cần tiếp cận được ngay với người đáng tin cậy về chuyên môn có mặt thường xuyên. Hiện nay một số ban ngành đã gửi người đi học công tác xã hội một cách tự phát. Cơ quan hữu trách cần xem xét để sử dụng nguồn nhân lực chuyên môn này một cách có hiệu quả. - Cán bộ Đoàn sẽ là người bạn thật sự của thanh niên nếu tự trang bị thêm hiểu biết và kỹ năng tâm lý xã hội, họ sẽ là nòng cốt, là xúc tác viên âm thầm của các nhóm đồng đẳng. Chắc chắn thanh niên sẽ tìm tới họ nếu họ làm việc với chiều sâu và phong cách mới. - Ban chỉ đạo nên đồng bộ và thật sâu sát thực tế cũng như cởi mở với những khoa học mới. Khi đối diện với các dịch bệnh mới, ngành y luôn luôn tìm hiểu nó bằng khoa học để đối phó. HIV, ma túy là đối tượng của nhiều ngành, trong đó các khoa học xã hội mới là nòng cốt. Nếu hành mà không học sẽ có nguy cơ rơi vào bệnh duy ý chí. Hiện nay đoàn thể làm công tác xã hội theo phong trào, chức năng nhiệm vụ của họ không được định chế hóa. Tình nguyện viên làm theo thiện chí. Nơi nào không có phong trào hay tình nguyện viên tích cực thì bị bỏ trống. Cần định chế hóa công tác xã hội, thiết lập các trung tâm xã hội ở cộng đồng với nhân sự chuyên môn không chỉ để giải quyết nạn ma túy mà còn HIV, trẻ lang thang, gia đình có vấn đề, người khuyết tật... Người đó không làm tất cả mà đóng vai trò nòng cốt để hướng dẫn tình nguyện viên.
  6. HIV là một căn bệnh, không phải một tệ nạn xã hội Đúng là nhóm HIV dương tính đầu tiên là những anh chị em tiêm chích ma túy hay mại dâm. Nhưng ngày nay, như thường nói: “HIV không chừa một ai”, số người dương tính ngoài đối tượng này ngày càng đông: công nhân, viên chức, tân binh, các bà nội trợ hiền lành, trẻ thơ vô tội. Và có thể ngay bạn và tôi nếu rủi ro bị truyền máu dương tính ! Trong tuyên truyền thì ta luôn “kết chùm HIV với ma túy và mại dâm”. Nhiều nhà quan sát quốc tế lưu ý ta về điểm này. Khi bị kết chùm với tệ nạn xã hội thì dư luận sẽ coi họ là phạm nhân, là những kẻ xấu xa thay vì là những bệnh nhân. Còn người bệnh thì làm sao tránh khỏi buồn tủi, mặc cảm. Cho nên dù có kêu gọi cách mấy để người nhiễm HIV được xã hội chấp nhận, cách kết chùm nói lên thành kiến sâu sắc, tiềm ẩn ngay ở trong tuyên truyền giáo dục. Thật ra, từ “tệ nạn xã hội” cũng gây nhiều băn khoăn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Họ luôn luôn dè dặt tạm dịch từ này là “social evils” (với ngoặc kép). Vì các kiểu đánh giá, phê phán con người như vậy không còn trong ngôn ngữ khoa học nữa. Ta có thể không đồng tình với hành động này, hành vi kia, nhưng không thể lên án con người vì họ một phần hay toàn phần là nạn nhân. Thái độ phê phán là cấm kỵ trong tư vấn tâm lý hay công tác xã hội, vì ngay từ đầu bạn sẽ thất bại nếu không tôn trọng vô điều kiện con người đang đứng trước mặt bạn. Từ “vấn đề xã hội” (social problems) được thông dụng với nội dung trung lập vì vấn đề xã hội là hậu quả của một quá trình, một diễn tiến xuất phát trước tiên từ khiếm khuyết trong chính sách và quản lý. Và trong quá trình này người yếu kém dễ bị tổn thương. Trước kia tôi không hiểu nổi. Giờ đây với hoàn cảnh cụ thể của VN, tôi mới hiểu ra cách phân cấp trình độ phát triển nhận thức của một xã hội do các nhà khoa học thế giới theo ba cấp. Đó là cách nhìn của xã hội đối với nạn nhân của các vấn đề xã hội.
  7. Cấp I - cái nhìn đạo đức: những người có vấn đề hay gặp khó khăn bị lên án như lúc đầu chúng ta gọi trẻ trong hoàn cảnh khó khăn là “trẻ em hư”, sau đó giảm nhẹ thành “chưa ngoan”. Cấp II - cái nhìn y học: chúng ta xem họ là bệnh nhân và nỗ lực chữa trị. Giờ đây ta dùng cái từ trung lập là “trẻ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” và lo nơi ăn chốn ở, học hành, chăm sóc, sức khỏe, dạy bảo chúng. Cũng như giờ đây trong hoạt động ph òng chống AIDS ta nhấn mạnh: “Không có nhóm nguy cơ mà hành vi nguy cơ”. Cấp III- cái nhìn giáo dục: là cái nhìn thấy được những điểm tích cực nơi bất cứ cá nhân nào và nơi họ có nhiều tiềm lực để tự vươn lên. Cái nhìn y học có đỡ hơn nhưng còn bao cấp, làm thay, làm thế và không tin tưởng ở đối tượng. Cấp độ nhận thức hiện đại nhất là không kết tội cũng không thương hại mà một sự tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối ở đối tượng. Thành quả của cách nhìn này dẫn tới những phương pháp can thiệp mới mà người đóng vai trò chính là những người có vấn đề. Ví dụ như gần đây có vài thể nghiệm khá thành công trong nghiên cứu trẻ do chính trẻ làm, hiệu quả của các nhóm đồng đẳng, bạn giúp bạn... Đó cũng l à triết lý và phương pháp của phát triển cộng đồng. Nếu nhìn vào cách phân cấp trên thì bạn thấy VN ta về nhận thức xã hội đang ở cấp nào ? Chắc tùy từng vấn đề một, nhưng còn phải phấn đấu nhiều. Và chỉ khi nào chữ “tệ nạn xã hội” được thay thế bằng một từ khoa học và trung lập hơn thì mới có hi vọng đạt được nhiều kết quả. Các nhà khoa học còn nói một chuyện buồn c ười là ở cấp I, khi con người hay bị lên án về đạo đức thì nếp sống hai mặt hay đạo đức giả lại rất thịnh hành! NGUYỄN THỊ OANH ( Tuổi Trẻ Online )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0