intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc 3 Vườn Quốc gia Karijini Vườn Quốc gia Karijini nổi tiếng với vực sâu và hẻm núi (gorge). Những hẻm núi giao nhau tạo ra những vực sâu thăm thẳm, làm lộ ra vách núi màu đỏ rực trong ánh nắng ban mai (Hình 10). Dưới đáy vực đen ngòm là dòng suối nhỏ lấp lánh như muốn reo vui chào đón những tia sáng hiếm hoi của mặt trời. Từ trên đỉnh cao nhìn xuống, dưới chân là những con hạc trắng bay thành đàn trong hẻm núi tạo cho ta một cảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc 3

  1. Hành trình về miền Viễn Tây nước Úc 3 Vườn Quốc gia Karijini Vườn Quốc gia Karijini nổi tiếng với vực sâu và hẻm núi (gorge). Những hẻm núi giao nhau tạo ra những vực sâu thăm thẳm, làm lộ ra vách núi màu đỏ rực trong ánh nắng ban mai (Hình 10). Dưới đáy vực đen ngòm là dòng suối nhỏ lấp lánh như muốn reo vui chào đón những tia sáng hiếm hoi của mặt trời. Từ trên đỉnh cao nhìn xuống, dưới chân là những con hạc trắng bay thành đàn trong hẻm núi tạo cho ta một cảm giác lạ lùng, cơ hồ ta như lơ lửng giữa trời cùng bay với hạc. Tiếng kêu oang oác của hạc gọi đàn phá tan sự yên tĩnh gần như tuyệt đối của một chốn thần tiên. Cũng tại nơi này, khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, vì phải tránh thời tiết xấu trong một lần đi công tác, chiếc máy bay của vua quặng mỏ Lang Hancock phải bay rất thấp qua các hẻm núi, ông tình cờ khám phá ra quặng lộ thiên với những tầng trầm tích màu đỏ đặc thù của oxít sắt đã trơ gan cùng tuế nguyệt hàng trăm triệu năm qua. Việc khai thác quặng bùng lên từ đó. Hình 10: Hẻm núi. Những hẻm núi cách nhau vài mươi cây số rải rác trong Vườn Quốc gia cho những vẻ đẹp hùng vĩ khác nhau. Người ta tạo vài con đường dọc theo vách đá đi xuống đáy vực sâu 200 - 300 mét. Ở đây, trong cái tĩnh mịch của thiên nhiên, ta chỉ nghe tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng xuyên qua những bụi cỏ lau còn đẫm ướt sương mai. Những tảng đá ở đáy vực vì năm tháng bị vỡ dọc theo khe nứt của các tầng trầm tích tạo thành những mặt phẳng to nhỏ khác nhau, vừa là các bậc thang thiên nhiên, vừa là đáy của con suối nhỏ, nương theo đó dòng nước lặng lẽ trôi. Tạo hóa không những là một nhà điêu khắc và kiến trúc sư tài ba tạo ra
  2. những hẻm núi kỳ vĩ ở cấp "vĩ mô", mà cũng là một chuyên gia viên nghệ tuyệt vời ở cấp "vi mô". Cảnh sắc thiên nhiên của một không gian nho nhỏ có con suối chảy, bóng cây râm mát, đây đó vài bụi cỏ, lau sậy tương phản với vách núi màu đỏ lởm chởm những lát trầm tích mỏng, vài con chuồn chuồn đủ màu sắc thoạt bay thoạt dừng, hiện ra như một bức tranh sống động với những gam màu hài hòa của một danh họa tài hoa (Hình 11). Hình 11: Một cảnh sắc dưới đáy vực. Chúng tôi bước theo những bậc đá, đi ngược lên dòng suối, cuối cùng đến một cái hồ nhỏ thiên nhiên xung quanh được bao bọc bởi những vách đá thẳng đứng như một cõi bồng lai cô tịch hoang liêu có những nàng tiên giáng trần thẹn thùng tắm suối thường được kể trong chuyện cổ tích của một thời thơ ấu xa xưa. Ngỡ rằng "Sơn trung bất kiến nhân", nào ngờ, nơi này cũng là một cõi bồng lai hiện đại với đám Tây ba lô đang thoát xác thành những nàng "tiên nữ" đầy đặn quyến rũ trong bộ bikini, sấp sấp ngửa ngửa nằm tắm nắng xung quanh bờ hồ hay đùa giỡn trong làn nước trong xanh (Hình 12). Cái thú tắm sông hồ thuở bé của tôi bỗng trỗi dậy, thúc dục tôi cởi phăng cái áo phông, mặc nguyên cái quần short biến thành "tiên ông" nhảy vào nhập bọn... Hình 12: "Tiên nữ" tắm suối. Port Hedland Karijini là điểm cuối cùng của cuộc hành trình về miền Viễn Tây xứ Úc. Chúng tôi lái xe hướng về thị xã Port Hedland ở phía bắc Pilbara để đáp phi cơ quay về Perth và sau đó Melbourne. Sau gần 4000 cây số khởi hành từ Perth và 8 ngày dọc
  3. đường gió bụi, đi qua những miền cực kỳ hoang dã của đại lục Úc, hai chúng tôi quyết định dừng chân tại một khách sạn 5 sao, cùng thưởng thức đặc sản địa phương, tôm hùm nướng kem phô-mai, con hào sống, vài chai bia lạnh để rũ sạch bụi đường. Những làn gió biển về đêm vẫn không hạ được cái nóng ban chiều còn vương vất trong không khí. Trước kia, tôi chỉ biết Port Hedland qua tivi như là một nơi giam giữ những thuyền nhân tỵ nạn từ Afghanistan, Sri Lanka, Iraq, Somalia, và những cuộc tuyệt thực, nổi loạn của họ để phản đối cách đối xử của chính phủ Úc. Một nơi cô lập như Port Hedland thật là lý tưởng cho việc nhốt người! Port Hedland liên quan trực tiếp đến những hoạt động khai thác quặng mỏ và là một cảng quan trọng xuất khẩu quặng sắt đến châu Á và khắp nơi trên thế giới. Mọi sinh hoạt ở bến cảng hơn 10.000 cư dân này chỉ dựa vào xuất khẩu quặng và khai thác dầu khí ngoài khơi. Đây chỉ là một thị trấn nhỏ nhiều bụi bậm công nghiệp, không gì đặc biệt. Trên bờ là những dịch vụ chuyên chở, tồn trữ quặng sắt. Cách bờ không xa là những đàn cá mập lởn vởn tìm mồi trong lòng nước biển đục ngầu. Hằng ngày, những đoàn xe lửa dài hơn 7 km, được ghi nhận là đoàn tàu dài nhất trong kỷ lục Guinness, và di động bằng 8 đầu máy để chuyển quặng từ khu vực Hamersley trong nội địa đến bến cảng. Ngày hôm đó, văn phòng du lịch địa phương cho biết sẽ có 4 đợt chuyển quặng cho 3 tàu Trung Quốc và 1 tàu Hàn Quốc. Quả nhiên, khi chúng tôi đứng ngoài bến cảng thì một chiếc tàu hàng khổng lồ dài hàng trăm thước của Trung Quốc vừa hụ còi vừa sầm sập lướt sóng chạy vào. Chúng tôi đến phi trường sớm hơn thường lệ vì không có gì làm khác hơn ngoài việc tránh cái nóng ban trưa gay gắt. Cái phi trường "nhà quê" tầng trệt chỉ có 3 cửa ra vào nhưng cũng được gọi là "sân bay quốc tế". Tại sao "quốc tế"? Không đùa đâu nhé! Một người địa phương nghiêm nghị bảo tôi, vì mỗi tuần có hai
  4. chuyến bay đi và đến từ Bali (Indonesia), cho nên "quốc tế"! À... bây giờ tôi mới nghiệm ra "nỗi buồn" ray rứt của người công nhân không bạn gái gặp ở Hamersley. Và ở bên kia bờ đại dương cách Port Hedland 2 tiếng bay là địa đàng Bali đang giang hai cánh tay dịu dàng, nồng nhiệt chào đón những người thợ mỏ cô đơn nhưng có lắm tiền hào phóng tiêu pha. Phụ chú Working visa: một loại visa du lịch dài hạn của Úc cho phép làm việc kiế m sống. Đông Chí Tuyến: một đường vòng quanh Nam bán cầu, điểm cực nam mà mặt trời còn đứng bóng lúc chính ngọ. Snorkelling: vừa bơi và vừa nhìn đáy nước với kính lặn và ống thông hơi. Aborigine: người bản xứ sống trên đại lục Úc đã hàng ngàn năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2