Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 267 – 272<br />
<br />
HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT<br />
Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Quang Mạnh, Trần Thế Hoàng<br />
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật<br />
(HCBVTV); các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè.<br />
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người canh tác chè về hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV tại<br />
xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Kết quả: Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ tốt, khá, trung bình là 9,8%; 24,8% và 65,5%.<br />
Thái độ tốt, khá, trung bình là 19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV<br />
tốt, khá, trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%. Rửa bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ 55,0%; vứt<br />
bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không đảm bảo thời gian<br />
63,8%; không được nghe truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; số người dân mong muốn nghe truyền<br />
thông 97,2%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc<br />
điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái độ và truyền thông dự phòng nhiễm HCBVTV.<br />
Khuyến nghị:Cần tăng cường tần suất truyền thông giáo dục sức khỏe cho người canh tác chè; cộng<br />
đồng cần quy hoạch và xây dựng một nơi xử lý vỏ bao bì đựng HCBVTV tập trung.<br />
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng, canh tác chè<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sử dụng HCBVTV đối với cây chè có tác<br />
dụng phòng ngừa sâu bệnh, giúp tăng năng<br />
suất, sản lượng nhưng khi lạm dụng hoặc sử<br />
dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp<br />
tới sức khỏe người canh tác chè và ảnh hưởng<br />
lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Các nghiên<br />
cứu đã chỉ ra rằng, những người canh tác chè<br />
khi sử dụng HCBVTV thường có các dấu<br />
hiệu nhiễm độc như hoa mắt, chóng mặt và<br />
đau đầu (78,4%; 77,9% và 73,1%); người<br />
canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như<br />
bệnh mũi họng (86,9%); bệnh về mắt<br />
(84,8%); cơ xương khớp (63,7%); tâm thần<br />
kinh (51,1%) và da liễu (40,1%) [0].<br />
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm HCBVTV,<br />
tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm<br />
HCBVTV là do người canh tác không mang<br />
trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da<br />
khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ<br />
(35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%);<br />
phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo[0].<br />
Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện<br />
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên với tổng số dân<br />
<br />
3767 người trong đó có 40% là người dân tộc<br />
thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2<br />
với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha, phát<br />
triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến thức,<br />
thái độ, hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV và<br />
mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè<br />
xã La Bằng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: người canh tác chè<br />
có tham gia một hoặc nhiều hoạt động canh<br />
tác chè; thời gian canh tác chè từ 1 năm trở<br />
lên và là chủ hộ gia đình.<br />
Địa điểm nghiên cứu: xã La Bằng, huyện Đại<br />
Từ, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm<br />
2011 đến tháng 11 năm 2011<br />
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp<br />
nghiên cứu mô tả; thiết kế cắt ngang, kết hợp<br />
định tính với định lượng.<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức:<br />
<br />
*<br />
<br />
n = Z12−α / 2 .<br />
<br />
p.q<br />
e2<br />
267<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
n: cỡ mẫu nghiên cứu, chọn p = 0,54; theo<br />
nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [0] tỷ lệ<br />
người sử dụng găng tay trong quá trình canh<br />
tác chè là 54,0%. Thay vào công thức tính<br />
được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 382, lấy thêm 5%<br />
chống sai số, làm tròn 400.<br />
Cách chọn mẫu nghiên cứu: xã nghiên cứu:<br />
chọn chủ đích xã La Bằng; chọn đối tượng<br />
nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu<br />
ngẫu nhiên đơn.<br />
Các chỉ số nghiên cứu: (i) Các đặc điểm của<br />
đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; dân tộc;<br />
trình độ học vấn và số năm canh tác chè. (ii)<br />
Mức độ kiến thức, thái độ; hành vi của người<br />
canh tác chè: tốt; khá và trung bình. (iii) Mối<br />
liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV và các biến: giới; dân tộc; trình độ<br />
học vấn; số năm canh tác chè; kiến thức; thái<br />
độ và truyền thông giáo dục sức khỏe.<br />
Phân tích và xử lý số liệu: Các câu hỏi đo<br />
lường kiến thức, thái độ và hành vi được cho<br />
điểm và được phân loại ở 3 mức độ theo phân<br />
loại của Bloom [0] như sau: < 60% Trung<br />
bình; 60 – 79% Khá; ≥ 80% Tốt. Sau khi thu<br />
thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng<br />
đồng và các biến số nghiên được tiến hành<br />
kiểm định phân phối chuẩn. Số liệu được<br />
nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata<br />
3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo<br />
các thuật toán thống kê.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu<br />
từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và<br />
26,0%. Tỷ lệ nam và nữ của đối tượng nghiên<br />
tương đương nhau (49,8% và 50,2%). Tỷ lệ<br />
người canh tác chè dân tộc Kinh (52,8%) cao<br />
hơn tỷ lệ người canh tác chè dân tộc thiểu số<br />
(47,2%). Phần lớn đối tượng tham gia nghiên<br />
cứu có trình độ tiểu học là 50,2%; số không<br />
biết đọc biết viết chiếm 7,3%; mù chữ chiếm<br />
1,0% và trung học phổ thông trở lên chiếm<br />
12,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
không giống với kết quả nghiên cứu của K’<br />
Vởi, Đỗ Văn Dũng [0] khi tỷ lệ người có học<br />
vấn dưới trung học cơ sở chỉ có 11%, trung<br />
học cơ sở là 43% và trung học phổ thông trở<br />
lên là 46%.<br />
<br />
89(01/2): 267 – 272<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên<br />
cứu (n = 400)<br />
Biến số<br />
Tuổi (năm)<br />
< 20<br />
20 – 29<br />
30 – 39<br />
40 – 49<br />
50 – 59<br />
≥ 60<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
Nùng<br />
Khác<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ<br />
Biết đọc biết viết<br />
Tiểu học<br />
Trung học cơ sở<br />
Trung học phổ thông trở lên<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
9<br />
63<br />
107<br />
104<br />
87<br />
30<br />
<br />
2,2<br />
15,8<br />
26,8<br />
26,0<br />
21,7<br />
7,5<br />
<br />
199<br />
201<br />
<br />
49,8<br />
50,2<br />
<br />
211<br />
151<br />
38<br />
<br />
52,8<br />
37,8<br />
9,4<br />
<br />
4<br />
29<br />
201<br />
118<br />
48<br />
<br />
1,0<br />
7,3<br />
50,2<br />
29,5<br />
12,0<br />
<br />
Bảng 2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau<br />
phun hóa chất bảo vệ thực vật (n = 400)<br />
Thời gian<br />
Thời gian canh tác<br />
< 5 năm<br />
5 – 10 năm<br />
> 10 năm<br />
Thu hoạch sau phun<br />
< 2 tuần<br />
≥ 2 tuần<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
21<br />
112<br />
267<br />
<br />
5,2<br />
28,0<br />
66,8<br />
<br />
255<br />
145<br />
<br />
63,8<br />
36,2<br />
<br />
Phần lớn đối tượng nghiên cứu có thời gian<br />
canh tác chè hơn 10 năm (66,8%); kết quả<br />
này tương đương với kết quả nghiên cứu của<br />
tác giả Larkin L. Strong khi có 62,5% người<br />
dân có thời gian tiếp xúc với HCBVTV trên<br />
10 năm [0]. Phần lớn người canh tác chè thu<br />
hoạch chè khi chưa đảm bảo thời gian sau<br />
phun (63,8%), đây là một yếu tố không chỉ<br />
gây ảnh hưởng tới sức khỏe người canh tác<br />
chè mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người<br />
tiêu dùng.<br />
<br />
268<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 267 – 272<br />
<br />
Bảng 3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400)<br />
Kiến thức<br />
Ảnh hưởng HCBVTV<br />
Đường lây nhiễm<br />
Biện pháp dự phòng<br />
Chung<br />
<br />
Tốt<br />
n (%)<br />
48 (9,4)<br />
48 (12,0)<br />
65 (16,2)<br />
39 (9,8)<br />
<br />
Mức độ<br />
Khá<br />
n (%)<br />
75 (18,8)<br />
127 (31,8)<br />
153 (38,2)<br />
99 (24,8)<br />
<br />
Trung bình<br />
n (%)<br />
287 (71,8)<br />
225 (56,2)<br />
182 (45,6)<br />
262 (65,5)<br />
<br />
Bảng 4. Thái độ của người canh tác chè (n = 400)<br />
Nhận thức<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
Hậu quả<br />
Lợi ích<br />
Yếu tố rào cản<br />
Chung<br />
<br />
Tốt<br />
n (%)<br />
258 (64,6)<br />
159 (39,8)<br />
118 (29,4)<br />
55 (13,8)<br />
76 (19,0)<br />
<br />
Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức chung<br />
mức độ tốt chiếm 9,8%; trung bình chiếm<br />
65,5%; cá biệt có những trường hợp có hiểu<br />
biết sai về HCBVTV. Qua thảo luận nhóm,<br />
ông Nông Văn P cho biết: “Riêng cái cây chè<br />
này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu<br />
không phun liên tục sâu ăn là không bán được<br />
ngay, có người còn bảo là nếu không có<br />
HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau<br />
này nước chè cũng không ngon”. Kiến thức<br />
về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp dẫn đến<br />
những sai lầm về thái độ và việc thực hiện các<br />
hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người<br />
canh tác chè.<br />
Người canh tác chè có nhận thức tốt về các<br />
yếu tố nguy cơ gây nhiễm HCBVTV chiếm<br />
64,6%; nhận thức tốt về hậu quả (39,8%); về<br />
lợi ích (29,4%); các yếu tố cản trở (13,8%).<br />
Đây chính là yếu tố gây khó khăn trong việc<br />
thay đổi hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở<br />
người canh tác chè. Theo tác giả Larkin L.<br />
Strong [0] cũng cho thấy tỷ lệ người có nhận<br />
thức tốt về lợi ích chiếm 96,9% nhưng số<br />
người có nhận thức tốt về rào cản chỉ chiếm<br />
37,2%. Trong thảo luận nhóm, Bà Nguyễn<br />
Thị L nói: “Nói chung là bà con đủ tiền mua<br />
quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con<br />
không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ<br />
không phải hiếm hay không có tiền mua”<br />
<br />
Mức độ<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
110 (27,4)<br />
32 (8,0)<br />
214 (53,5)<br />
27 (6,7)<br />
258 (64,6)<br />
24 (6,0)<br />
110 (27,4)<br />
235 (58,8)<br />
289 (72,2)<br />
35 (8,8)<br />
Bảng 5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật và<br />
xử lý dụng cụ sau phun<br />
Biến số<br />
Phun thuốc sâu (n = 400)<br />
Có<br />
Không<br />
Nơi<br />
rửa<br />
bình<br />
phun<br />
HCBVTV (n = 371)<br />
Vườn chè<br />
Suối, ao hồ, rãnh nước<br />
Không rửa<br />
Xử lý bao bì đựng HCBVTV<br />
(n = 400)<br />
Đốt<br />
Chôn<br />
Hủy theo hướng dẫn<br />
Vứt bừa bãi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
371<br />
29<br />
<br />
92,8<br />
7,2<br />
<br />
154<br />
204<br />
13<br />
<br />
41,5<br />
55,0<br />
3,5<br />
<br />
135<br />
50<br />
86<br />
129<br />
<br />
33,8<br />
12,5<br />
21,5<br />
32,2<br />
<br />
Hầu hết người canh tác chè tham gia hoạt<br />
động phun HCBVTV (92,8%). Người canh<br />
tác chè rửa bình thuốc sau phun tại sông, suối,<br />
ao, hồ chiếm 55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng<br />
HCBVTV sau phun bừa bãi 32,3% . Trong<br />
thảo luận nhóm với người dân, bà người dân<br />
cho biết: “Đem ra suối hoặc ra mương rửa<br />
luôn, như thế vừa tiện vừa đỡ mất thời gian,<br />
xúc nước vài cái là sạch ngay thôi mà”; “Ở<br />
đây bà con cứ vứt ra rãnh, mương, suối, bãi<br />
chè hay nơi nào tiện thì vứt. Cái nào đẹp thì<br />
giữ lại tận dụng làm dụng cụ chứa nước hoặc<br />
đựng cái gì đó”. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của<br />
tác giả Nguyễn Tuấn Khanh khi có 21,8%<br />
người canh tác chè vứt chai lọ lung tung<br />
hoặc dùng lại [0].<br />
269<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 267 – 272<br />
<br />
Bảng 6. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè<br />
Hành vi<br />
Đeo kính mắt<br />
Sử dụng khẩu trang<br />
Sử dụng găng tay<br />
Sử dụng mũ nón bảo hộ<br />
Sử dụng quần áo bảo hộ<br />
Tắm rửa sau canh tác chè<br />
Ăn uống trong khi canh tác chè<br />
<br />
Không bao giờ<br />
(n, %)<br />
146 (36,5)<br />
18 (4,5)<br />
44 (11,0)<br />
14 (3,5)<br />
34 (8,5)<br />
25 (6,3)<br />
274 (68,5)<br />
<br />
Người canh tác chè thường xuyên đeo kính<br />
mắt khi canh tác chè 10,2%; đeo khẩu trang<br />
69,5%; kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng tương đương kết quả nghiên cứu của các<br />
tác giả Nguyễn Thị Hà và Hoàng Hải [0], [0].<br />
Thường xuyên sử dụng găng tay 42,2%;<br />
thường xuyên sử dụng mũ nón 72,0%; thường<br />
xuyên sử dụng quần áo bảo hộ lao động<br />
42,5%; thường xuyên tắm sau khi canh tác<br />
chè 55,2%; thường xuyên ăn uống, hút thuốc<br />
trong khi canh tác chè 2,8%.<br />
Bảng 7. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV ở người canh tác chè (n = 400)<br />
Mức độ<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
<br />
n<br />
108<br />
131<br />
161<br />
<br />
%<br />
27,0<br />
32,8<br />
40,2<br />
<br />
Tỷ lệ người canh tác chè thực hiện hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt chiếm<br />
27,0%; mức độ khá và trung bình chiếm<br />
32,8% và 40,2%. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu<br />
của tác giả Bùi Ngọc Linh, Trần Khánh Long<br />
khi những người có thực hành đúng về các<br />
hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm<br />
24,9% [0].<br />
Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe<br />
truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; nghe<br />
từ cán bộ khuyến nông 54,1%; nghe từ cán bộ<br />
y tế 2,9%. Số người canh tác chè mong muốn<br />
nghe truyền thông về dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV chiếm tỷ lệ rất cao (97,2%); mong<br />
muốn nghe truyền thông về tác hại và cách<br />
phòng nhiễm HCBVTV (66,8% và 73,2%).<br />
<br />
Hiếm khi<br />
(n, %)<br />
127 (31,8)<br />
26 (6,5)<br />
56 (14,0)<br />
44 (11,0)<br />
66 (16,5)<br />
53 (13,3)<br />
68 (17,0)<br />
<br />
Không thường<br />
xuyên (n, %)<br />
86 (21,5)<br />
78 (19,5)<br />
131 (32,8)<br />
54 (13,5)<br />
130 (32,5)<br />
101 (25,2)<br />
47 (11,7)<br />
<br />
Thường xuyên<br />
(n, %)<br />
41 (10,2)<br />
278 (69,5)<br />
169 (42,2)<br />
288 (72,0)<br />
170 (42,5)<br />
221 (55,2)<br />
11 (2,8)<br />
<br />
Bảng 8. Đặc điểm truyền thông giáo dục sức khỏe<br />
(n = 400)<br />
Đặc điểm<br />
n<br />
%<br />
Truyền thông giáo dục sức khỏe<br />
Được nghe<br />
139<br />
34,8<br />
Không được nghe<br />
261<br />
65,2<br />
Nguồn truyền thông<br />
Đài/tivi<br />
39<br />
28,1<br />
Báo<br />
8<br />
5,8<br />
Tờ rơi<br />
12<br />
8,6<br />
CBYT/YTTB<br />
4<br />
2,9<br />
Cán bộ khuyến nông<br />
77<br />
55,4<br />
Người bán hóa chất<br />
44<br />
11,0<br />
Lãnh đạo thôn<br />
15<br />
10,8<br />
Nhu cầu truyền thông<br />
Cần thiết nghe<br />
389<br />
97,2<br />
Không cần thiết nghe<br />
11<br />
2,8<br />
Cách sử dụng<br />
262<br />
65,5<br />
Tác hại<br />
267<br />
66,8<br />
Phòng nhiễm<br />
293<br />
73,2<br />
Xử trí khi nhiễm<br />
192<br />
48,0<br />
<br />
Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của<br />
người canh tác chè không liên quan đặc điểm<br />
giới của người canh tác chè (p > 0,05). Kết<br />
quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của<br />
một số tác giả khác [0], [0]. Không có sự liên<br />
quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV với thời gian canh tác<br />
chè của người dân (p > 0,05).<br />
Có sự liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV với đặc điểm dân tộc và trình độ<br />
học vấn của người canh tác chè; những người<br />
dân tộc kinh, những người có trình độ học vấn<br />
trên tiểu học thì thực hiện các hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV mức độ tốt cao hơn.<br />
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br />
<br />
270<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Mạnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
p < 0,05. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV<br />
có liên quan với kiến thức, thái độ và truyền<br />
thông giáo dục sức khỏe của người canh tác<br />
chè (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng<br />
tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả<br />
khác [0], [0], [0]. Đây là yếu tố chứng tỏ rằng<br />
muốn thay đổi hành vi dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV của người canh tác chè thì việc tiến<br />
hành truyền thông giáo dục sức khỏe cho<br />
người canh tác chè là việc rất cần thiết.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức mức độ<br />
tốt, khá và trung bình là 9,8%; 24,8% và<br />
65,5%. Nhận thức tốt, khá và trung bình là<br />
19,0%; 72,2% và 8,8%. Thực hiện hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV ở mức độ tốt, khá và<br />
<br />
89(01/2): 267 – 272<br />
<br />
trung bình là 27,0%; 32,8% và 40,2%; rửa<br />
bình thuốc sau phun tại sông/suối/ao/hồ<br />
55,0%; vứt bao bì, dụng cụ đựng HCBVTV<br />
bừa bãi 32,3%; thu hoạch chè sau phun không<br />
đảm bảo thời gian 63,8%.<br />
Tỷ lệ người canh tác chè không được nghe<br />
truyền thông giáo dục sức khỏe 65,2%; mong<br />
muốn nghe truyền thông 97,2%. Không có sự<br />
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi dự<br />
phòng nhiễm HCBVTV với các đặc điểm giới<br />
và thời gian canh tác của người canh tác chè.<br />
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa<br />
hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV với: đặc<br />
điểm dân tộc; trình độ học vấn; kiến thức; thái<br />
độ và truyền thông dự phòng nhiễm<br />
HCBVTV.<br />
<br />
Bảng 9. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối<br />
tượng nghiên cứu (n = 400)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tốt n (%)<br />
<br />
Hành vi<br />
Khá n (%)<br />
<br />
Trung bình n (%)<br />
<br />
0,077<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
59 (29,6)<br />
49 (24,4)<br />
<br />
71 (35,7)<br />
60 (29,9)<br />
<br />
69 (34,7)<br />
92 (45,8)<br />
<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
Thiểu số<br />
<br />
65 (30,8)<br />
43 (22,8)<br />
<br />
74 (35,1)<br />
57 (30,2)<br />
<br />
72 (34,1)<br />
89 (47,0)<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
≤ Tiểu học<br />
> Tiểu học<br />
<br />
0,026<br />
<br />
0,032<br />
52 (22,2)<br />
56 (33,7)<br />
<br />
84 (35,9)<br />
47 (28,3)<br />
<br />
98 (41,9)<br />
63 (38,0)<br />
0,714<br />
<br />
Thời gian canh tác<br />
< 5 năm<br />
5 – 10 năm<br />
> 10 năm<br />
Kiến thức<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
Thái độ<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
Nghe truyền thông<br />
Được nghe<br />
Không được nghe<br />
<br />
p<br />
<br />
3 (14,3)<br />
31 (27,7)<br />
74 (27,7)<br />
<br />
9 (42,9)<br />
37 (33,0)<br />
85 (31,8)<br />
<br />
9 (42,9)<br />
44 (39,3)<br />
108 (40,4)<br />
0,001<br />
<br />
18 (46,2)<br />
36 (36,4)<br />
54 (20,6)<br />
<br />
13 (33,3)<br />
32 (32,3)<br />
86 (32,8)<br />
<br />
8 (20,5)<br />
31(31,3)<br />
122 (46,6)<br />
0,0001<br />
<br />
51 (67,1)<br />
50 (17,3)<br />
7 (20,0)<br />
<br />
17 (22,4)<br />
104 (36,0)<br />
10 (28,6)<br />
<br />
8 (10,5)<br />
135 (46,7)<br />
18 (51,4)<br />
<br />
49 (35,3)<br />
59 (22,6)<br />
<br />
49 (35,3)<br />
82 (31,4)<br />
<br />
41(29,5)<br />
120 (46,0)<br />
<br />
0,003<br />
<br />
271<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />