intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hát xẩm - niềm yêu thích mới của giới trẻ

Chia sẻ: Nguyen Thuy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hát xẩm - niềm yêu thích mới của giới trẻ

  1. Hát xẩm - niềm yêu thích mới của giới trẻ
  2. Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. Những người hát xẩm ở Hải Phòng thời Pháp thuộc Nhạc cụ
  3. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thuỷ là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng.[3] Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.
  4. Phân loại hát xẩm Xẩm có hai làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào. "Hát xẩm chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát xẩm cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát xẩm cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và
  5. nhị."[4]. Ngoài ra xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,... hoặc ngâm thơ các điệu bồng mạc, sa mạc[5]. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của xẩm. Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác: Tên bài xẩm nổi tiếng: xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)... Theo mục đích, nội dung bài xẩm: xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)... Theo môi trường biểu diễn: ngoài xẩm chợ và xẩm cô đầu (hay còn gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà trò, xẩm huê tình) sau này còn có một dòng xẩm của Hà Nội gọi là xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.
  6. Theo địa phương có hát xẩm Hà Nội, hát xẩm Ninh Bình,... Miền Trung và miền Nam cũng có thể loại hát xẩm tuy khác ngoài Bắc. Xẩm miền Trung lấy bài bản từ ca Huế trong khi mền Nam gọi là "nói thơ" chẳng hạn như "nói thơ Lục Vân Tiên".[6]
  7. Nghệ nhân Hà Thị Cầu – hiện sống ở Ninh Bình đã được nhà nước phong tặng Nghệ sĩ ưu tú và được mệnh danh là Nghệ nhân hát Xẩm - Hà Thị Cầu. Giới trẻ hào hứng đón nhận Hát xẩm Chợ đêm Đồng Xuân tối cuối tuần thêm nhộn nhịp bởi chương trình "Hà Thành 36 phố phường". Sân khấu nhỏ dựng trên khoảng sân rộng trước cổng chợ Đồng Xuân, nằm ở cuối khu phố đi bộ buôn bán tấp nập. Bên cạnh tiết mục của các nghệ sĩ đã thành danh, màn trình diễn của các bạn trẻ đến từ Trung tâm triển lãm nghệ thuật âm nhạc VN cũng được đón nhận nồng nhiệt. "Chứ đi ô phải biết xòe ô, phải biết xòe ô/ Bằng không đem
  8. vứt xuống hồ cho xong" - bài dân ca Ô quạt với giai điệu vui tươi qua màn trình diễn của 4 liền anh, liền chị làm mọi người cười ồ thích thú. Đến điệu múa Con đĩ đánh bồng do 5 chàng trai giả gái vận áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, má phấn môi son, đánh trống bồng đeo trước ngực thì người dẫn chương trình hóm hỉnh liên tục khuyến khích khán giả vỗ tay thật to cổ vũ. Tiết mục quan họ vui nhộn và tình tứ nhận được sự yêu thích của khán giả. Sinh năm 1985, Nguyễn Thị Phương được đánh giá “sở hữu chất giọng nữ trung hiếm thấy”. Ngoài hát bè và biểu diễn minh họa trong bài xẩm Mục hạ vô nhân, Phương còn tự mình thể hiện tác phẩm Theo Đảng trọn đời nhuần nhuyễn và truyền cảm.
  9. Phương đang biểu diễn minh họa cho bài xẩm "Mục hạ vô nhân". Đối với Phương, quan trọng là học cách giao lưu với khán giả. Người nghệ sĩ phải gần gũi, làm thế nào lột tả cảm xúc chân thật, sâu sắc hơn để khán giả nhìn nhận và đánh giá đúng hơn về nội dung bài hát. "Trước đây mình hát theo bản năng, nhưng sau quá trình đào tạo và biểu diễn, mình đã học thêm kỹ thuật hát rung, luyến, hát tròn vành rõ chữ", Phương cười nói. Cô gái trẻ đến từ Quảng Ninh này cho biết, cô mong muốn góp phần bảo tồn âm nhạc dân gian và phục vụ khán giả hết mình. Tính đến nay, Phương đã tham gia biểu diễn cho "Hà Thành 36 phố phường" được hơn một năm.
  10. Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa của làng cổ Thăng Long được các nhà nghiên cứu đưa vào danh sách cần phục hồi và bảo tồn. Ngoài Phương, các bạn trẻ khác cũng có những nỗ lực riêng để đổi mới phong cách trình diễn sao cho thu hút khán giả hơn. Theo Quốc Tuấn (22 tuổi), để màn biểu diễn sinh động cần kết hợp giữa kỹ năng chơi đàn và diễn xuất minh họa. "Trong tiết mục Kể chuyện ngày mùa, mình diễn động tác gặt lúa, thể hiện sự hân hoan trên khuôn mặt cho thấy một ngày mùa bội thu. Mục đích là để khán giả không chỉ thích giai điệu mà còn hiểu và “cảm” được nội dung tác phẩm", chàng nghệ nhân trẻ diễn giải. Còn với Đức Huy (21 tuổi), từ ngày tham gia biểu diễn trên sân khấu, cậu tự tin hơn rất nhiều. "Trước mình lấy hơi vẫn lộ, nhưng giờ đây đã biết cách lấy hơi từ trong bụng, kín đáo
  11. hơn và chuyên nghiệp hơn", Huy khoe. Huy đang là sinh viên CĐ Truyền hình Hà Nội nhưng vẫn theo học âm nhạc dân tộc. Tham gia "Hà Thành 36 phố phường", Huy hát quan họ và múa. Chàng trai trẻ bộc bạch mong muốn được biểu diễn chuyên nghiệp và góp phần bảo tồn âm nhạc dân tộc. "Âm nhạc dân tộc với mình là niềm đam mê lớn chứ không chỉ đơn giản là sở thích", Huy nói. Nhận xét về những gương mặt trẻ này, nhạc sĩ Thao Giang cho biết, đây là những em triển vọng nhất của Trung tâm, sắp tới sẽ được cử đi tập huấn nhằm nâng cao trình độ. "Đây cũng là những em chúng tôi lựa chọn để trao chuyển trọng trách bảo tồn các tinh hoa âm nhạc dân tộc", nhạc sĩ này nói. Phương đang biểu diễn minh họa cho bài xẩm "Mục hạ vô nhân".
  12. Đối với khán giả, tìm đến chương trình này phần lớn do tò mò. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ sau khi xem biểu diễn đã gần như bị "mê hoặc". Hương (sinh viên ĐH Ngoại thương) cho biết: "Trước, em cứ nghĩ biểu diễn nhạc dân gian không còn hợp gu của khán giả hiện đại, không ngờ lại hấp dẫn như thế này. Cuối tuần rảnh rỗi em sẽ lại rủ thêm bạn bè đến xem. "Hà Thành 36 phố phường" là chương trình do Công ty cổ phần Đồng Xuân và Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc VN tổ chức từ năm 2005. Chương trình biểu diễn tối thứ bảy hàng tuần trước cổng chợ Đồng Xuân. Tại đây, các nghệ nhân trẻ biểu diễn các loại hình âm nhạc dân tộc như hát xẩm, quan họ, hát văn, hát trống quân, chơi đàn nhị, sáo, đàn tỳ bà, đàn T’rưng, đàn P’rông... Với mục đích thu hút người dân đến với văn hóa dân gian, đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn âm nhạc dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2