Hậu ly hôn
lượt xem 12
download
Khi vợ chồng chia tay, hầu như mọi thứ đều được chia riêng và có thể chia được, chỉ có một thứ “tài sản” chung rất khó thỏa thuận và phân chia, đó là những đứa con. Vì vậy, cuộc chiến chia con có khi diễn ra rất căng thẳng, bởi cả hai người lớn ai cũng tuyên bố… vì con. Cuộc chiến "thiên thần" Gần một năm qua, nhiều cán bộ Hội Phụ nữ và Tư pháp ở phường X, Q.8 đã quen mặt anh Trần Minh, vì anh thường xuyên đến để nhờ can thiệp về việc người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hậu ly hôn
- Hậu ly hôn - Những cái cớ "vì con"! Khi vợ chồng chia tay, hầu như mọi thứ đều được chia riêng và có thể chia được, chỉ có một thứ “tài sản” chung rất khó thỏa thuận và phân chia, đó là những đứa con. Vì vậy, cuộc chiến chia con có khi diễn ra rất căng thẳng, bởi cả hai người lớn ai cũng tuyên bố… vì con.
- Cuộc chiến "thiên thần" Gần một năm qua, nhiều cán bộ Hội Phụ nữ và Tư pháp ở phường X, Q.8 đã quen mặt anh Trần Minh, vì anh thường xuyên đến để nhờ can thiệp về việc người vợ cũ là chị Lê Thị Thương không tạo điều kiện cho anh thăm con. Anh Minh và chị Thương ly hôn cuối năm 2008. Ra tòa, anh chị đều giành quyền nuôi con, không cần bên kia cấp dưỡng. Tòa xét thấy anh Minh đi công tác thường xuyên, trong khi hai bé đã có thời gian sống ổn định với mẹ lúc anh chị ly thân nên chị Thương giành được quyền nuôi con là hai bé gái sinh đôi M.H. và M.T. (SN 2002). Từ đó, anh chị bắt đầu cuộc chiến giành con. Qua tiếp xúc, anh Minh cho rằng: “Tôi chỉ muốn đến thăm con và đưa hai cháu về thăm nội vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng cô ấy và gia đình không đồng ý. Tôi đến nhà, họ không mở cổng, tôi phải chờ hai – ba tiếng đồng hồ họ mới cho tôi gặp hai con mà cũng chỉ thăm qua cổng nhà như thăm tù. Sau này, cô Thương chỉ cho tôi thăm con ở trường học. Hai bé đi học, tôi chỉ gặp được 5-10 phút, làm sao thỏa lòng thương nhớ con? Tôi muốn đưa con đi chơi cũng
- không được. Cô ấy muốn cắt đứt tình cha con và tình cảm của hai cháu với nhà nội”. Chị Thương khẳng định: “Anh Minh chỉ mượn cớ thăm con để quấy rối tôi và gia đình. Anh từng đến nhà tôi la lối, dẫn người tới quay phim rồi cáo buộc nói tôi không cho thăm con. Anh ấy muốn thăm con thì cứ thoải mái đến trường. Hiện tôi ở nhờ nhà cha mẹ, mà anh ta từng xảy ra mâu thuẫn với gia đình tôi, tôi không cho đến vì sợ sẽ sinh chuyện nữa. Tôi cũng tuyệt đối không cho anh chở con đi chơi và về bên nội. Tôi và gia đình tôi đã lo tất cả những điều tốt đẹp nhất để các con không thiếu thốn bất cứ gì”. Các cơ quan, đoàn thể ở phường đã tiến hành hòa giải mãi không thành vì không bên nào nhượng bộ. Hiện anh Minh đã nộp đơn lên tòa xin thay đổi quyền nuôi con. Anh nói: “Dù có mất bao lâu, tôi cũng phải đấu tranh để được thăm con và nuôi con”. Chị Thương tuyên bố: “Anh ta thưa đến đâu, tôi theo hầu tới đó chứ không bao giờ để anh ta nuôi con”.
- Sáu năm chung sống không hạnh phúc, nên sau khi ly hôn, chị Nguyễn Thu Hồng – giáo viên một trường ngoại ngữ đã chán ngán người chồng cũ nên cũng không muốn con mình gặp gỡ, tiếp xúc với cha. Chị nghĩ, tính cục cằn, thô lỗ và mê nhậu của anh chỉ gây ảnh hưởng xấu cho con. Những khi anh Cường – chồng cũ của chị, đến thăm con, chị lấy lý do con bệnh, học bài… để đuổi khéo anh. Chị càng tỏ thái độ khó chịu thì anh lại càng đến thăm con nhiều hơn. Tuy nhiên, anh thường đến lúc 11g-12g đêm với lý do hôm sau phải đi công tác xa, nhớ con nên tranh thủ đến thăm. Thay vì trò chuyện, hỏi thăm con, thì anh lại cứ hạch sách chị: sao con ốm quá, sao con nổi ghẻ?… Chị rất mệt mỏi và bực tức nhưng cứ phải ngồi đó để canh con, sợ anh bồng đi giấu như anh từng đe dọa. Chỉ tội cô con gái bốn tuổi của anh chị, mắt nhắm mắt mở nghe ba mẹ đay nghiến nhau. Những khi anh Cường đến, chị Hồng không mở cửa là anh bấm chuông liên hồi, la ầm ĩ khiến cả xóm chẳng ai ngủ được. Tổ trưởng đến nhắc nhở thì anh phân trần: “Tôi thương con, nhớ con mới đến thăm mà cô ấy cản trở, tước quyền làm cha nên tôi mới lớn tiếng”.
- Còn anh Nguyễn Huy ở Q. Gò Vấp thì tìm đến Báo Phụ Nữ nhờ tìm con, vì vợ cũ của anh đã đem con đi giấu hơn ba tháng. Anh bùi ngùi: “Vợ cũ tôi là một người hung dữ, ích kỷ và tham lam. Con tôi sống với một người mẹ như thế, lớn lên nhân cách cháu sẽ như thế nào? Tôi là chủ một doanh nghiệp, có thừa trình độ và khả năng để giáo dục và lo cho con một cuộc sống đầy đủ. Vì vậy, tôi không muốn con tôi gặp cô ta. Thế nhưng, cô ta đã đến nhà, đe dọa người giúp việc và cướp cháu đi”. Nhân đôi bất hạnh Theo quy định của pháp luật, dù một người (cha hoặc mẹ) được tòa trao quyền trực tiếp nuôi con nhưng cả hai đều phải có trách nhiệm cũng như quyền được quan tâm, thăm nom con cái. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của cha-mẹ và đặc biệt là giúp trẻ được hưởng đầy đủ tình cảm, sự yêu thương của đấng sinh thành. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều ông bố bà mẹ (ly hôn) đã không xem trọng quyền lợi của con (trung bình mỗi tháng Báo Phụ Nữ nhận gần 20 đơn, thư của bạn đọc phản ảnh, nhờ can thiệp về vấn đề này). Người được quyền nuôi
- con thường tìm cách cản trở người kia thăm con; người cũ thì giận dữ, tự ái nên có một số người lợi dụng việc thăm con để quấy rối. Những hành vi không đẹp này là hệ quả của những cuộc hôn nhân bất hạnh. Mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình chung sống khiến khi chia tay, trong họ chỉ còn lại ký ức tồi tệ, xấu xa về nhau. Vì vậy, cả hai đều không muốn con tiếp xúc “người xấu”, cho là đối phương không đủ tư cách, đạo đức để nuôi con. Con cái vô tình trở thành nạn nhân cho sự giành giật, hơn thua của cha mẹ. Như trường hợp anh Nguyễn Huy, sau ly hôn, mỗi khi nhắc đến vợ cũ, anh đều dùng cụm từ: “người đàn bà xấu xa, kinh tởm” và thẳng thừng: “Tôi không bao giờ muốn con tôi gặp lại cô ta”. Tính chất đó của vợ cũ được anh quy kết từ việc chị đã hai lần đánh… chồng, trong đó, một lần cầm dao chém chồng. Thế nhưng, khi chúng tôi liên hệ với chị Thủy Hương – vợ cũ của anh, chị lại nói trong nước mắt: “Anh ta keo kiệt, ki bo, chỉ biết sống cho bản thân. Nửa đêm con bệnh, kêu anh chở đi bệnh viện, anh bảo: “để sáng” và ngủ tiếp. Con nhập viện, anh chỉ vào thăm một chút rồi về, mỗi khi mua thuốc phải gọi cho anh ta, rồi anh ta nhờ người mang tiền vô, lại còn hỏi: “Tính ăn vạ bệnh
- viện hay sao mà ở mãi?”. Trong khi đó, cứ cuối tuần là anh ta dẫn bạn bè về nhà chơi bài, nhậu nhẹt chẳng tiếc. Có lần tôi đang nấu ăn, lúc mang thai con bốn tháng, anh ta kiếm chuyện chửi và đánh tôi. Vì trước đó đã bị anh ta đánh phải nhập viện, nên tôi cầm dao dọa cho anh ta sợ. Anh ta vẫn xông vào tát tôi, giật dao, hai bên giằng co, vô tình dao trúng nhẹ tay anh ta. Từ đó, anh ta kết tội tôi giết chồng. Tôi đưa con đi vì anh ta bơm vào đầu con tôi những hình xấu về mẹ nó. Tôi đến thăm, bé chỉ tay vào mặt tôi, hét: “Con ghét mẹ, mẹ là người đàn bà xấu xa” giống hệt giọng điệu ba cháu. Hơn nữa, anh ta còn thường xuyên bỏ mặc con cho người giúp việc, trong khi con tôi mới ba tuổi, rất cần mẹ”. Chị Thương và chị Hồng ly hôn vì không chịu nổi hai người chồng cục tính, thô lỗ, thường chửi mắng, đánh vợ và xem thường, xúc phạm cả gia đình vợ. Bởi thế, sau khi ly hôn, hai chị “cách ly” con, không muốn con dính líu gì đến chồng cũ và nhà nội. Các chị tự tin chỉ cần mẹ yêu thương con hết lòng là sẽ mang đến cho con một cuộc sống đủ đầy, không cần đến người cha.
- Có lẽ sự hằn thù, tổn thương đã khiến những người trong cuộc không (hoặc cố tình) không nhận ra hành động của mình thực ra là chẳng phải vì con mà chỉ thỏa mãn lòng ích kỷ của mình và làm tăng thêm bất hạnh cho con. Các bé đã chịu mất mát khi không được sống cùng cha mẹ và nỗi đau này còn nhân đôi, nhân ba khi cha mẹ luôn nói xấu nhau và cấm không cho con gặp mặt người kia. Các chuyên gia tâm lý phân tích: “Khi cha mẹ ly hôn, rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con cái: tâm lý trẻ không ổn định, có xu hướng sống thụ động, ít nói. Vì thế, nếu trẻ lớn lên trong cảnh cha mẹ gây gổ, thù hằn và tệ hơn là bị cản trở, cấm đoán không cho gặp cha/mẹ hay tìm cách “mua chuộc”, lôi kéo trẻ về phía mình và nói xấu người kia, thì trẻ dễ bị lệch lạc tâm lý. Hậu quả là các em có nguy cơ sống nổi loạn, phạm pháp và rơi vào các tệ nạn, bởi chúng thiếu tình thương, mất lòng tin vào cha mẹ, bị mất thăng bằng, khủng hoảng tâm lý. Các em cũng có ít cơ hội thành đạt và hạnh phúc như những đứa trẻ được nhận đầy đủ tình thương, sự chăm sóc, quan tâm của cha mẹ.
- Dù vật chất đầy đủ, mẹ/cha (người được quyền nuôi con) yêu thương hết lòng, nhưng trẻ vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn, khát khao tình cảm của đấng sinh thành còn lại. Đây là tâm lý bình thường mà vật chất hay một ai khác không thể bù đắp được. Vì thế, với các cặp vợ chồng, khi việc ly hôn là không thể tránh khỏi, thì hãy cố xếp lại quá khứ, xem đó là chuyện riêng của người lớn, đừng kéo con vào cuộc, biến chúng thành nạn nhân của sự tranh giành, hơn thua. Như thế mới thật sự vì con”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng
121 p | 490 | 258
-
Quản lý kiểu 101
6 p | 248 | 64
-
Nhu cầu quản lý tri thức trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 p | 161 | 38
-
10 điều nên làm trước khi kết hôn
8 p | 166 | 17
-
Nuôi dạy con trai dễ hơn con gái, đúng hay sai?
16 p | 116 | 15
-
Những lý do bất ngờ khiến chàng chọn bạn
3 p | 77 | 15
-
Mắc kẹt ở giữa: Tại sao việc phát triển và duy trì các nhà quản lý mức trung có thể hơn cả những thách thức
14 p | 116 | 14
-
Bảo toàn nhà quản trị nhân sự tài giỏi, nhân sự, quản trị nhân sự, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý
3 p | 146 | 13
-
Tổn thương vì cha mẹ "chiến tranh"
6 p | 76 | 10
-
Làm sao để tránh những sai lầm khi ly hôn
5 p | 77 | 9
-
HÔN NHÂN LÀNH MẠNH VÀ BỀN VỮNG
5 p | 83 | 8
-
7 cách đơn giản để giữ chân người đàn ông ở gia7 cách đơn giản để giữ chân người đàn ông ở gia đìnha đình Các vụ ly hôn ngày
4 p | 123 | 7
-
Hôn nhân bền vững: Tình yêu là chưa đủ
3 p | 120 | 7
-
8 thắc mắc trước khi kết hôn
4 p | 78 | 7
-
10 nguyên tắc hôn nhân lạc hậu
5 p | 85 | 4
-
5 lý do kết hôn "dở hơi" nhất của nàng
4 p | 75 | 3
-
Hậu quả khó lường từ "chợ tình" nơi công sở
3 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn