intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy để sách là niềm hứng khởi cho con trẻ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Dạy con tầm quan trọng của đọc sách Bằng những cách riêng của mình, hãy nói cho trẻ biết tầm quan trọng của việc đọc sách, rằng trẻ được lợi gì từ việc đọc sách. Dạy cho trẻ yêu đọc sách nhưng bản thân bạn cũng phải là người thích nhâm nhi đọc sách vì trẻ cũng sẽ dễ bắt chước nếu thấy bố mẹ ngồi đọc sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy để sách là niềm hứng khởi cho con trẻ

  1. Hãy để sách là niềm hứng khởi cho con trẻ 1. Dạy con tầm quan trọng của đọc sách Bằng những cách riêng của mình, hãy nói cho trẻ biết tầm quan trọng của việc đọc sách, rằng trẻ được lợi gì từ việc đọc sách. Dạy cho trẻ yêu đọc sách nhưng bản thân bạn cũng phải là người thích nhâm nhi đọc sách vì trẻ cũng sẽ dễ bắt chước nếu thấy bố mẹ ngồi đọc sách. Để kéo bé vào việc đọc sách, khi bạn ngồi đọc, hãy kiếm cho trẻ cuốn sách phù hợp với con để trẻ cũng có thể cùng đọc với bạn. 2. Tạo hứng thú cho trẻ với việc đọc Khi con còn nhỏ, trước khi đi ngủ, bạn hãy đọc cho chúng nghe. Hãy làm cho bé có thời gian vui vẻ và cảm thấy thoải mái khi được bạn chia sẻ những cuốn sách hay, lý thú. Khi con lớn hơn một chút, bạn khuyến khích con tìm chỗ nào thuận tiện và yên tĩnh trong nhà để đọc sách mỗi ngày. Với việc "rèn" con từ nhỏ như vậy, con bạn dần dần sẽ có thói quen đọc sách và có tình yêu với việc "gậm nhấm" các cuốn sách hay, bổ ích. 2. Chọn sách thích hợp với trẻ Đôi khi trẻ thường tìm những cuốn sách vượt quá khả năng hoặc độ tuổi của mình để đọc. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ và nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con bạn. Để tránh được tình trạng này, bạn có thể giúp con bằng cách chọn mua cho chúng những cuốn sách phù hợp hoặc bạn có thể cùng con đến hiệu sách, hướng dẫn con chọn sách và giải thích lý do vì sao ở tuổi con nên chọn cuốn này mà không phải cuốn khác. 3. Lên kế hoạch đọc sách
  2. Bạn hãy lên kế hoạch cho việc đọc của trẻ, tạo cho chúng những mục tiêu cần đạt, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè hoặc thời gian rảnh rỗi. Ví dụ, bạn hướng cho bé đọc bao nhiêu cuốn sách trong thời gian bao lâu. Mỗi khi đọc xong cuốn sách, bạn và bé có thể cùng nhau trao đổi, nói chuyện về nội dung cuốn sách để tăng thêm hiểu biết và cũng là cách bạn khéo léo kiểm tra con mình. Khi con đạt được những mục tiêu bạn đặt ra, hãy dành những phần thưởng cho bé. Phần thưởng dù nhỏ nhưng cũng là cách bạn khuyến khích trẻ cố gắng để dành lấy và giúp trẻ tích cực hơn trong việc đọc sách. 4. Tạo thư viện sách Bạn có thể để sách ở những nơi trẻ dễ dàng lấy được nếu muốn đọc. Và nếu có điều kiện, hãy tạo một thư viện sách nho nhỏ trong nhà. Thư viện này không chỉ bao gồm sách của bạn mà còn nên chứa những cuốn sách khác nhau dành cho trẻ. Những cuốn sách có hình thức và nội dung khác nhau tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, không bị nhàm chán. Trong thư viện, ở khu vực sách thiếu nhi, bạn nên chia ra thành các ô nhỏ như ô dành cho truyện tranh, ô dành cho sách học, ô dành để sách tìm hiểu. Khen là rất cần nhưng sẽ chưa đủ nếu thiếu thưởng. Thưởng có khen sẽ nhân lên niềm vui cho con trẻ. Tuy nhiên, khen trẻ là kích thích trẻ phấn đấu chứ không nên "bơm phồng" sự thật để rồi trẻ ngộ nhận mình là số một. Nên lưu ý, việc khen ngợi - khuyến khích là để giúp trẻ nỗ lực và cố gắng hơn, chứ không phải là sự thừa nhận hay tôn vinh để trẻ trở thành nhân vật trung tâm... Khen ngợi và khuyến khích con dễ mà khó vì đa số chúng ta có quan điểm là phải nghiêm khắc, đòi hỏi con nhiều hơn, rằng khen ngợi sẽ
  3. làm "hỏng" con mình. Tuy nhiên, nếu cảm nhận hạnh phúc của con chính là hạnh phúc của mình, bạn sẽ biết đưa ra lời khen ngợi vừa đủ để trẻ từng bước khẳng định sự tự tin vào bản thân và trở nên cứng cáp, vững vàng trong cuộc sống về sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2