intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy là “người bệnh thông minh”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay một số quy chế chuyên môn khám chữa bệnh, nhất là ở các tuyến y tế cơ sở thường gặp nhiều điều “bất cập”. Người bệnh đến trạm y tế cơ sở báo cáo với cán bộ y tế là bị ho, sốt, lập tức được “chẩn bệnh” là bị viêm phế quản, viêm họng và bán cho vài viên ampicillin, amoxicillin uống trong 2-3 ngày mà không cần hỏi, thăm khám bệnh và kê đơn thuốc. Nếu có ghi “đơn thuốc” không ghi rõ tên bệnh, tên thuốc, hàm lượng thuốc... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy là “người bệnh thông minh”

  1. Hãy là “người bệnh thông minh” Hiện nay một số quy chế chuyên môn khám chữa bệnh, nhất là ở các tuyến y tế cơ sở thường gặp nhiều điều “bất cập”. Người bệnh đến trạm y tế cơ sở báo cáo với cán bộ y tế là bị ho, sốt, lập tức được “chẩn bệnh” là bị viêm phế quản, viêm họng và bán cho vài viên ampicillin, amoxicillin uống trong 2-3 ngày mà không cần hỏi, thăm khám bệnh và kê đơn thuốc. Nếu có ghi “đơn thuốc” không ghi rõ tên bệnh, tên thuốc, hàm lượng thuốc... Thuốc gói vào phong bì ghi thêm số 1, 2..., thậm chí tán thuốc thành bột đựng trong các gói nhỏ! Chữ ký người kê đơn không có hoặc “ký loằng ngoằng” không biết họ, tên chức vụ người kê đơn. Hoặc nếu có “đơn thuốc nghiêm chỉnh” mang đến mua thuốc là người bán thuốc lại ghi số tiền thuốc bên cạnh, hoặc sửa lại đơn thuốc bán cho thuốc “tồn đọng” mình có! Đơn thuốc trông như là một tờ giấy nháp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người bệnh có trình độ học vấn cao hẳn hoi nhưng quá dễ dãi “thực hiện y lệnh”
  2. không cần biết mình mắc bệnh gì, chữa thuốc gì? - Nếu người bệnh khai là sốt: “bác sĩ” chẩn đoán ngay là sốt do virut cần phải truyền dịch. Truyền dịch gì người bệnh cũng không biết, khối lượng dịch truyền bao nhiêu không rõ có khi lại tiêm thêm một vài thuốc vào lọ truyền nhân thể, không cần biết tương tác giữa các thuốc đó như thế nào. - Nếu mệt mỏi: Phải truyền đạm! Hoặc truyền nước hoa quả!!! - Nếu gầy yếu: Uống cortison. Nhiều thầy thuốc còn tiêm cả K cort cho người khó thở do viêm phế quản mạn. Việc dùng thuốc như trên sẽ kéo theo bao nhiêu tiền bạc, thời gian, mà bệnh không khỏi, nhưng tai hại nhất là có nhiều tai biến xảy ra nguy hiểm đến tính mạng: Người bệnh không có đơn thuốc hoặc nếu có thì chữ viết không rõ ràng dễ nhầm lẫn thuốc, tác hại, nguy hiểm đến sức khỏe, gây khó khăn cho tuyến sau về chẩn đoán, chữa bệnh. Người bệnh mua kháng sinh một cách rất dễ dãi không cần đơn cũng mua được. Chữa kháng sinh không hiệu quả vì không đủ liều lượng và thời gian điều trị tạo ra “những chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh”. T ình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiện nay rất phổ biến ở nước ta, nhiều thuốc
  3. kháng sinh phát minh đầu tiên như sulfamid, penicillin hầu như không còn tác dụng, chẳng bao lâu nữa chúng ta bị rơi vào hoàn cảnh như thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh. Nên nhớ rằng sau gần 20 thế kỷ các nhà bác học mới phát minh ra thuốc kháng sinh đầu tiên là sulfamid, penicillin, hồi đó coi như là “thần dược”. Sao ta không quản lý thuốc nghiêm ngặt như “thuốc chống sốt rét”? Sốt cao chưa biết rõ bệnh gì đã truyền dịch cũng không kém phần nguy hiểm. Sốt cao làm cho tim đập nhanh 120 lần hay hơn trong một phút. Truyền dịch thường là các chai dịch 500ml có lẽ là dịch ngọt đẳng trương 5% hay muối đẳng trương 0,9% khiến tim làm việc nhiều lại phải nhận thêm một lượng nước lớn vào vòng tuần hoàn nên dễ bị sốc, hoặc phù phổi cấp mà tử vong. Mệt mỏi thì truyền đạm. Vậy cơ thể người bệnh có thiếu đạm không? Đã xét nghiệm chưa để xác định, nếu truyền đạm vào cơ thể có thể không đủ sức chuyển hóa hết chất đạm và chết bội thực vì đạm, không khác gì chết vì ăn no quá. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị xơ gan do rượu, sốt rét, viêm gan (nhất là tỷ lệ mang virut viêm gan B ở nước ta vào khoảng 20%), gan đã suy yếu nên không thể tiêu thụ hết chai đạm 250ml. Ngoài ra có thể bị “sốc” do truyền đạm. Có bệnh nhân đã chết vì truyền đạm ở nhà.
  4. Truyền nước hoa quả trên thị trường không thiếu các hãng thuốc bán hoặc quảng cáo “dịch truyền hoa quả” để bồi bổ cơ thể. Truyền nước hoa quả hiện nay rất phổ biến trong nhân dân. Vậy nước hoa quả là gì, chắc người bệnh không biết. Nhưng người bệnh rất thích dùng vì có lẽ nước hoa quả là dung dịch đường hay muối đẳng trương pha thêm vitamin C, vitamin B1... gọi là nước hoa quả – một danh từ rất hấp dẫn người bệnh. Truyền nước hoa quả cũng có thể xảy ra các tác hại như trên đã nói, lại vừa tốn tiền mua thêm một chai dịch, một bộ dây truyền, tiền công người truyền, mất thời gian lao động để nằm truyền dịch. Sau khi truyền xong người bệnh lại thấy mệt thêm. Hiện nay Bộ Y tế mới ra chỉ thị (theo tôi được biết đã được đăng trên báo Sức khỏe & Đời sống) cấm không được truyền dịch tại nhà. Uống cortison, thậm chí có trường hợp tiêm cả K cort cho người viêm phế quản mạn, hen phế quản chưa có chỉ định tiêm. Thuốc cortison là thuốc chống viêm, chống dị ứng, gây hưng phấn nên bệnh nhân cảm thấy khoan khoái, lên cân (thực ra là phù do cơ thể giữ nước), người bệnh được dùng thấy vậy tưởng là thuốc bổ tốt, béo, lên cân, khen là bác sĩ giỏi nhưng cortison lại có nhiều tác dụng không mong muốn cần phải đ ược bác sĩ chỉ định, và theo dõi cẩn thận. Cortison có thể làm tăng huyết áp, đái tháo
  5. đường, loãng xương, rối loạn tâm thần, mọc lông nhiều trên cơ thể, nứt da, teo cơ, suy giảm tình dục dẫn đến liệt dương, giảm sức đề kháng cơ thể làm cho dễ mắc lại các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi, viêm phổi,... đôi khi gây tai biến chết người: thủng dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa... Trong thời gian gần đây tôi đã chứng kiến một bệnh nhân ở ngoại thành, cứ mỗi lần ho lại đến trạm y tế xã mua cortison, uống 2 viên/ngày, trong 5-6 này, thấy dễ chịu khoan khoái lại nghỉ 5-6 ngày, rồi lại bị lại, lại uống từng đợt 5-6 ngày, trong vòng 6 tháng, cuối cùng mặt bệnh nhân da sạm lại, tròn như mặt trăng, cổ bạnh ra, ho nhiều, khạc đờm, 2 bắp chân teo đét, đi lại run run và liệt dương, đờm thử BK (++) lao phổi có hang đường kính 2-3cm, và kèm theo lao hạch hai bên cổ. Mong rằng cán bộ y tế luôn luôn phải tăng cường học tập nâng cao trình độ để phục vụ nhân dân được tốt hơn và “người tiêu dùng thông minh” thì “người ốm cũng phải là người thông minh”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2