intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 1)

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các em bé thứ hai trong gia đình thường cần được quan tâm nhiều nhất, song lại nhận được ít sự chú ý nhất. Dưới đây là một vài cách đơn giản để bé được quan tâm đúng mức. Giúp bé khẳng định mình Khi có con trai đầu lòng, chúng tôi làm mọi thứ theo chỉ dẫn từ sách vở. Bé được ngồi trên ghế cao khi dùng những bữa ăn cân bằng đủ chất dinh dưỡng, rồi ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và hầu như không bao giờ xem ti vi. Ngoài ra, bé còn cùng chúng tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 1)

  1. Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 1) Các em bé thứ hai trong gia đình thường cần được quan tâm nhiều nhất, song lại nhận được ít sự chú ý nhất. Dưới đây là một vài cách đơn giản để bé được quan tâm đúng mức.
  2. Giúp bé khẳng định mình Khi có con trai đầu lòng, chúng tôi làm mọi thứ theo chỉ dẫn từ sách vở. Bé được ngồi trên ghế cao khi dùng những bữa ăn cân bằng đủ chất dinh dưỡng, rồi ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và hầu như không bao giờ xem ti vi. Ngoài ra, bé còn cùng chúng tôi đọc kinh thánh và có một lịch dày đặc các hoạt động như đến chơi nhà bạn, khám phá công viên và đến thư viện đọc sách. Thời gian trôi qua, dù các bạn có thể bảo là mọi chuyện sẽ xấu đi nhưng gia đình tôi vẫn có thêm một thành viên nữa tên là Oliver. Bé thường ăn tối vội vã, không nghỉ ngơi đúng giờ giấc và xem ti vi còn nhiều hơn là đọc sách cùng chúng tôi. Khi cho bé đi ngủ mỗi tối, chúng tôi nhất định không nhượng bộ khi bé khóc mà chỉ cố gắng vỗ về bé ngủ. Đó là một việc cấm kỵ trong nuôi dạy con cái mà chúng tôi đã hết sức cố gắng để không phạm phải trong những lần đầu. Cuối cùng chúng tôi nhận ra Oliver không hứng thú với vật
  3. thể rắn trước khi phát hiện anh trai của bé không thích ngồi yên đọc sách. Chắc chắn là mỗi trẻ có nhịp độ phát triển riêng nhưng có phải chúng tôi đã kìm hãm chúng khi cư xử quá thoải mái hay phân tán sự chú ý đối chúng? Sau khi tham khảo một vài người bạn cũng có 2 cháu, tôi đi đến kết luận rằng vợ chồng tôi sẽ thay đổi cách cư xử với Oliver và mọi người sẽ luôn ủng hộ giúp đỡ chúng tôi. Tiến sĩ Laurie Kramer, giáo sư của Đại học Illinois tại Urbana Champaign cho rằng: “Khi đứa con thứ hai ra đời, bố mẹ tự tin hơn nhiều vào khả năng nuôi dạy của mình nhưng họ cũng có thể chán nản vì bận rộn hơn rất nhiều.” Một nghiên cứu mới đăng trên tờ Human Resources chứng minh con đầu lòng từ 4-13 tuổi có khoảng thời gian gần gũi với bố mẹ nhiều hơn 3000 giờ (khoảng 1h/ngày) so với em chúng. Tiến sĩ Joseph Price, giáo sư kinh tế học của Đại học Brigham Young ở Provo, Utah cho rằng sự khác biệt đáng kể này giải thích vì sao mà anh/chị trong gia đình có khuynh hướng thông minh hơn và thành đạt hơn.
  4. Tuy nhiên, đã là trẻ con thì bé nào cũng cần sự quan tâm và nhất là sự quan tâm đồng đều của bố mẹ. Tiến sĩ Price gợi ý: “Bạn hãy tự vấn bản thân mình đã đối xử công bằng với trẻ chưa?”. Nếu đứa con nhỏ của bạn đang “đóng vai phụ” thì hãy đừng cảm thấy tội lỗi vì bạn không thể phân thân thành hai bà mẹ để chăm sóc trẻ chu toàn. Thay vào đó, hãy tập trung thực hiện những cách sau để bé hiểu được tầm quan trọng của mình. Hãy trân trọng những chiến công của bé Bố mẹ thường phớt lờ đứa con nhỏ hơn của mình vì đứa lớn đã chiếm hết sự chú ý và hứng thú của bố mẹ. Khi người anh/chị đang tập ngồi bô là cả gia đình cùng trải nghiệm bài tập ấy. Tương tự, quá trình này sẽ lập lại khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo. Tiến sĩ Dana Dorfman, chuyên gia trị liệu tâm lý cho trẻ ở New York, cho rằng: “Bố mẹ có thể không chú ý vào những thành tựu phát triển của đứa con thứ hai bởi vì họ đã trải qua tất cả những điều đó rồi.” Nếu bạn không ngạc nhiên gì vào ngày trẻ bỏ bú bình sang
  5. uống ly thì đừng quên ngợi khen trẻ. (Chao ôi, con gái mẹ lớn rồi ha, biết uống bằng ly cơ đấy!). Nghiền ngẫm những cuốn sách thiếu nhi mà bạn đã từng mải mê nghiên cứu cũng là một ý hay để xem mình phải làm gì trong mỗi giai đoạn phát triển của bé. Và cố gắng chụp thật nhiều hình để cuốn sổ lưu lại khoảnh khắc của bé cũng hoàn hảo giống như của anh/chị. Ảnh: Getty Images. Chia rẽ và chiến thắng Để có thời gian chơi riêng với trẻ, bạn hãy nhờ chồng, mẹ hay bạn đến chăm sóc đứa con lớn. Nếu bé lớn rồi thì hãy để bé chơi một mình trong phòng riêng. Đừng lo lắng rằng
  6. bạn đang phớt lờ trẻ vì bản thân trẻ cũng cần học cách tiêu khiển một mình. Đọc sách cho “bé em” nghe cũng rất quan trọng vì nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động này giúp trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và đem đến cơ hội tốt nhất giúp trẻ học giỏi. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Pricre, “bé lớn” có thời gian đọc sách cùng bố nhiều hơn 65% và cùng mẹ hơn 41% so với “bé nhỏ”. Nhưng những hoạt động khác như hát, vẽ, chơi điện tử và cưỡi ngựa cùng nhau cũng có thể khuyến khích trẻ phát triển và thông thạo nhiều kỹ năng. Hãy tìm cơ hội dạo chơi cùng “bé nhỏ”. Julie Schuele đã dắt con gái 4 tuổi cùng đến chọn áo cưới cho bạn vì con bé rất thích quần áo. Grafton, một bà mẹ ở Wiscosin cho rằng: “Thật là vui vì con tôi có cơ hội chia sẽ cảm nhận về thời trang. Và đây lại là một hoạt động mà chị bé, Kaya, không thích.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2