intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 2)

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các em bé thứ hai trong gia đình thường cần được quan tâm nhiều nhất, song lại nhận được ít sự chú ý nhất. Dưới đây là một vài cách đơn giản để bé được quan tâm đúng mức. Chia rẽ và chiến thắng Để có thời gian chơi riêng với trẻ, bạn hãy nhờ chồng, mẹ hay bạn đến chăm sóc đứa con lớn. Nếu bé lớn rồi thì hãy để bé chơi một mình trong phòng riêng. Đừng lo lắng rằng bạn đang phớt lờ trẻ vì bản thân trẻ cũng cần học cách tiêu khiển một mình. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 2)

  1. Hãy ưu ái bé thứ hai (Phần 2) Các em bé thứ hai trong gia đình thường cần được quan tâm nhiều nhất, song lại nhận được ít sự chú ý nhất. Dưới đây là một vài cách đơn giản để bé được quan tâm đúng mức. Chia rẽ và chiến thắng Để có thời gian chơi riêng với trẻ, bạn hãy nhờ chồng, mẹ hay bạn đến chăm sóc đứa con lớn. Nếu bé lớn rồi thì hãy để bé chơi một mình trong phòng riêng. Đừng lo lắng rằng bạn đang phớt lờ trẻ vì bản thân trẻ cũng cần học cách tiêu khiển một mình.
  2. Đọc sách cho “bé em” nghe cũng rất quan trọng vì nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động này giúp trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và đem đến cơ hội tốt nhất giúp trẻ học giỏi. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Pricre, “bé lớn” có thời gian đọc sách cùng bố nhiều hơn 65% và cùng mẹ hơn 41% so với “bé nhỏ”. Nhưng những hoạt động khác như hát, vẽ, chơi điện tử và cưỡi ngựa cùng nhau cũng có thể khuyến khích trẻ phát triển và thông thạo nhiều kỹ năng. Hãy tìm cơ hội dạo chơi cùng “bé nhỏ”. Julie Schuele đã dắt con gái 4 tuổi cùng đến chọn áo cưới cho bạn vì con bé rất thích quần áo. Grafton, một bà mẹ ở Wiscosin cho rằng: “Thật là vui vì con tôi có cơ hội chia sẽ cảm nhận về thời trang. Và đây lại là một hoạt động mà chị bé, Kaya, không thích.”
  3. Ảnh: Images. Lên kế hoạch hoạt động cho cả gia đình Cũng quan trọng như việc bạn sắp xếp thời gian chơi riêng cùng trẻ, bản thân các bé cũng cần có những lúc chơi đùa bên nhau để trở nên thân thiết hơn. Khi thời khóa biều của cả gia đình bị lấp đầy bởi hoạt động của “bé lớn”, “bé nhỏ” thường giận dữ và muốn đi cùng anh/chị mình. Điều này không hoàn toàn xấu. Theo anh/chị đến lớp học bơi dạy trẻ tính kiên nhẫn và việc làm quen với những trẻ lớn hơn sẽ khơi cảm hứng học hỏi điều mới của trẻ.
  4. Bạn nên tạo cơ hội vui chơi cho “bé nhỏ” như là trình diễn múa rối, đến sân chơi. Nếu “bé lớn” phản đối và cho rằng những hoạt động này quá trẻ con thì bạn hãy nói rằng: “Sao con không chỉ em cách đánh đu khi con bằng tuổi em nhỉ.” Hiển nhiên, bạn cũng nên tìm một dịp để cả nhà bên nhau. Bác sĩ Kramer cho rằng: “Một ngày ở biển hay cùng nhau đi hội chợ giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn.” Đừng quá nuông chiều trẻ Một vài phụ huynh thay đổi cách cư xử với “bé nhỏ” bằng cách khác. Khi biết mình không còn cơ hội để có con nữa, họ sẽ muốn kiềm hãm con mình phát triển. Kết quả là, họ vẫn để con ngủ trong cũi dù trẻ đã có thể leo ra ngoài hoặc cho trẻ ngậm núm vú cho đến khi trẻ 4 tuổi. Một cách đề không nghĩ về “bé nhỏ” như một em bé là phát triển tính độc lập của trẻ. Hãy cố tạo ra một sân chơi đặc biệt dành riêng cho trẻ và đừng bắt trẻ
  5. dùng lại đồ của anh/chị mà hãy mua quấn áo mới, đồ chơi mới cho trẻ. Ngoài ra, bạn hãy tạo ra trình tự mới cho trẻ nhỏ. Để con trai Alex 3 tuổi thoải mái hơn khi phải ở nhà thay vì đến vườn trẻ như anh trai 5 tuổi của mình, Rita Craig đã đặt ra “Ngày Alex”. Hôm đó, cô sẽ dẫn bé ra ngoài chơi, dùng bữa trưa tại Panera Bread, nhà hàng yêu thích của bé. Và bây giờ thì ngày đó thành dịp cả hai anh em đều được ra ngoài vui chơi mỗi tuần. Kết bạn với những phụ huynh khác Kết bạn với những ông bố bà mẹ khác trong quá trình nuôi dưỡng đứa con đầu lòng là rất bình thường. Nhưng khi “bé nhỏ” gặp những trẻ khác, mối quan hệ xã hội của bạn mở rộng tối đa và bạn không đủ sức hay mong muốn khởi đầu những mối quan hệ mới khác. Theo tiến sĩ Dorfman thì: “Những mối quan hệ mới mà bố mẹ thiết lập có khuynh hướng bền vững và lâu dài hơn.”
  6. Ảnh: Images. Đó là trường hợp của Meg Renwick ở Austin, Texas. Cô cảm thấy có lỗi với Finn, con trai thứ hai vì đã gửi bé đến vườn trẻ với Oscar anh trai 5 tuổi của mình. Điều tệ hại hơn là cô tránh tiếp xúc với bố mẹ của một bé gái cùng tuổi Finn. Renwick cho biết: “Họ chỉ quan tâm những mối lo của phụ huynh có con đầu lòng. Họ ám ảnh việc dạy trẻ đi và nói. Họ ngắt cuộc trò chuyện để ngắm nhìn một con chim và lặp lại từ liên tục. Mọi thứ quá mới với họ và tôi cảm thấy tôi đã từng giống như vậy.” Nhưng tìm ra bạn chơi cùng trẻ nhỏ không quá khó
  7. khăn. Ban đầu, bạn có thể tìm những phụ huynh khác mà có hơn một cháu (và lý tưởng là người bằng tuổi hay có thân hình giống bạn). Bạn có thể mời người bạn mới đến ăn tối cùng với một gia đình mà bạn quen thân hơn để giảm sự lúng túng, ngượng ngùng. Đó chính xác là những gì mà Renwick đã ứng xử với người hàng xóm đang lo lắng nhưng sau đó lại phát hiện ra họ có rất nhiều điểm chung. Cô tâm sự: “Khi mà họ bình tĩnh lại, chúng tôi trở nên thân thiết hơn và con cái chúng tôi cũng thế.” Đặc tính bẩm sinh Những lợi ích khi làm em • Học cách kiên nhẫn Tiến sĩ Dana Dorfman lưu ý việc đợi bữa sáng thêm vài phút đến khi anh hai đi học dạy bé cách kiềm chế mong muốn và tập tính thong thả.
  8. • Có được lợi thế cạnh tranh Con thứ thường bắt đầu học nhạc cụ hay chơi thể thao sớm hơn anh/chị mình vì chúng được truyền cảm hứng khi nhìn anh/chị tham gia những môn khóa học đó. • Có khiếu hài hước Trẻ nhỏ tuổi hơn có khiếu pha trò hơn anh/chị chúng. Vui vẻ giúp chúng thu hút sự chú ý tích cực, không gượng ép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2