intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống phanh ôtô (Phần 2 -Hệ thống chống bó cứng ABS)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

189
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống chống bó phanh (ABS viết tắt của Anti-lock Braking System) là một hệ thống trên ô-tô giúp cho bánh xe của phương tiện luôn quay và bám đường trong khi phanh ABS (Hệ thống phanh chống bó cứng) Nếu các bánh xe bị bó cứng khi đạp phanh, ABS sử dụng máy tính để điều khiển áp suất thuỷ lực tác dụng lên xylanh phanh bánh xe và píttông của phanh đĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống phanh ôtô (Phần 2 -Hệ thống chống bó cứng ABS)

  1. Hệ thống phanh ôtô (Phần 2 -Hệ thống chống bó cứng ABS) Hệ thống chống bó phanh (ABS viết tắt của Anti-lock Braking System) là một hệ thống trên ô-tô giúp cho bánh xe của phương tiện luôn quay và bám đường trong khi phanh ABS (Hệ thống phanh chống bó cứng) Nếu các bánh xe bị bó cứng khi đạp phanh, ABS sử dụng máy tính để điều khiển áp suất thuỷ lực tác dụng lên xylanh phanh bánh xe và píttông của phanh đĩa. Bằng
  2. cách ngăn không cho các bánh xe bị bó cứng, hệ thống này tránh cho khỏi bị trượt hay không ổn định. click vào nút bấm trên flash 1 ECU (Bộ điều khiển điện tử) 2 Bộ chấp hành ABS 3 Các cảm biến A Có ABS B Không có ABS ABS có EBD (Phân phối lực phanh điện tử) Ngoài chức năng của ABS, ABS có EBD phân phối lực phanh hợp lý giữa các bánh trước và bánh sau, và giữa các bánh xe bên phải và bên trái tuỳ theo điều kiện lái xe. Hệ thống này điều khiển lực phanh của các bánh xe trước và sau tuỳ theo hàng hoá trên xe, hay sự thay đổi tải trọng phân bố khi xe giảm tốc. Hơn nữa, hệ thống này điều khiển lực phanh của các bánh xe bên trái và bên phải khi xe quay vòng.
  3. A Trạng thái bình thường B Trạng thái có tải C Khi quay vòng BA (Trợ giúp khi phanh) Hệ thống này trợ giúp cho lực đạp phanh của lái xe trong trường hợp khẩn cấp bằng cách tăng lực phanh.
  4. Mặc dù hệ thống ABS phát huy tối đa tính hiệu quả của hệ thống phanh khi nhấn hết bàn đạp phanh, nó có thể không hoạt động nếu lực đạp phanh nhỏ. Hệ thống trợ giúp khi phanh kích hoạt khi lái xe cần lực phanh lớn, như trong trường hợp phanh khẩn cấp, lái xe xuống dốc hay khi kéo theo khoang chở hành khách hay hàng hoá. Khi xác định ở tình trạng phanh khẩn cấp, nó điều khiển áp suất thuỷ lực để trợ giúp thêm cho lực phanh. Máy tính sẽ xác định xem có cần lực phanh lớn hay không bằng cách đo tốc độ của đạp phanh hay tốc độ gia tăng của áp suất xylanh phanh chính. TRC (Điều khiển lực kéo) Khi lực dẫn động tác dụng lên các bánh xe như khi xe bắt đầu khởi hành, hệ thống TRC đảm bảo tính ổn định chuyển động bằng cách ngăn các bánh xe không bị trượt. Khi bánh xe chủ động bị trượt, máy tính sẽ giảm công suất phát ra của động cơ và
  5. kích hoạt phanh để hạn chế sự trượt. 1 Cho phép xe khởi hành và tăng tốc êm trên mặt đường trơn trượt. 2 Đảm bảo tính năng thông qua và ổn định tốt thậm chí khi tăng tốc. 3 Cho phép xe quay vòng ổn định hơn, thậm chí nếu tăng tốc khi quay vòng. 4 Cho phép xe khởi hành và tăng tốc ổn định thậm chí khi các bánh xe bên trái và bên phải bám trên mặt đường theo những cách khác nhau. LƯU Ý: Cũng còn có một loại hệ thống điều khiển lực kéo khác gọi là "TRC chủ động" cho những xe địa hình 4WD. Trên đường xấu, nó tránh cho các lốp xe không bị nhấc lên so với mặt đường và trượt. VSC (Hệ thống điều khiển ổn định xe) Hệ thống VSC cho phép xe quay vòng êm. Khi xe trở nên không ổn định khi quay vòng, máy tính sẽ kích hoạt phanh và giảm công suất của động cơ để ổn định xe. LƯU Ý:
  6. Tên của hệ thống VSC  Bắc mỹ: Điều khiển trượt Các khu vực khác: Điều khiển ổn điịnhxe A Khi đánh lái chưa đủ: Phanh bánh sau sẽ tạo ra lực đưa xe vào trong. B Khi đánh lái quá nhiều: Phanh bánh trước bên ngoài sẽ tạo ra lực kéo xe ra ngoài. 1 ECU 2 Bộ chấp hành VSC 3 Bộ chấp hành bướm ga 4 Cảm biến G 5 Cảm biến tốc độ xe 6 Cảm biến gia tốc ngang của xe 7 Cảm biến góc đánh lái Hoạt động của ABS
  7. 1. Hệ thống này theo dõi tốc độ quay của 4 bánh xe. Khi một bánh xe sắp bị bó cứng, hệ thống này ngay lập tức nhả bớt phanh của bánh xe đó để cho phép bánh xe quay trở lại. 2. Sau bánh xe sắp bị bó cứng đó quay trở lại,quá trình phanh bánh xe đó được phục hồi trở lại. 3. Nếu bánh xe đó lại sắp bị bó cứng tiếp, hệ thống sẽ nhả bớt phanh cho bánh xe đó. 4. Hệ thống này lắp lại quá trình trên nhiều lần trong một giây để phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống phanh và đảm bảo tính ổn định và tính năng thông qua của xe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1