intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam - Tổ chức ngành điều dưỡng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam và ngành điều dưỡng Việt Nam. Nội dung tập trung mô tả cấu trúc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở. Qua bài học, học viên sẽ hiểu rõ vai trò của ngành điều dưỡng trong hệ thống y tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt Nam - Tổ chức ngành điều dưỡng Việt Nam

  1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY Y TẾ VIỆT NAM TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM MỤC TIÊU 1. Mô tả được khái quát hệ thống tổ chức bộ máy y tế Việt nam, Ngành điều dưỡng Việt Nam. 2. Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các tuyến y tế. NỘI DUNG PHẦN 1. TỔ CHỨC CHUNG CỦA NGÀNH Y TẾ Ngành y tế được Đảng và nhà nước giao trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Để thực hiện nhiệm vụ trên, hệ thống tổ chức ngành Y tế hiện tại được chia thành 4 tuyến: trung ương, tỉnh, huyện và y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn, và y tế thôn bản). Sơ đồ tổ chức ngành Y tế (Theo Thông tư 02 của chính phủ ngày 27/6/1998) được trình bày theo sơ đồ dưới đây: Tuyến TW (Tuyến trung ương) Bộ Y tế Các bệnh viện, Viện trung ương (NCKH, Kỹ Thuật cao, Hỗ trợ tuyến trước, Tuyến tỉnh (Tuyến địa phương) Sở Y tế, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, Trung tâm chuyên khoa Tuyến y tế huyện Phòng y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện Tuyến y tế xã Trạm Y tế Xã phường, y tế thôn bản 1. TỔ CHỨC THEO CÁC TUYẾN 1.1. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế Theo Nghị định 86/2002/NĐ - CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ, các bộ có chức năng quản lý nhà nước, Bộ Y tế có các chức năng về: 1. Pháp luật. 2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. 146
  2. 3. Hợp tác quốc tế. 4. Cải cách hành chính. 5. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. 6. Quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. 7. Quản lý nhà nước hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ, thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh. 8. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức nhà nước. 9. Kiểm tra, thanh tra. 10. Quản lý tài chính, tài sản. Tại nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của chính phủ, ngoài các quy định chung như đã được quy hoạch theo nghị định 49/2003/NĐ - CP trên, Bộ Y tế còn có các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực cụ thể sau đây: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn triển khai và kiểm tra, thanh tra. 2. Về Y tế dự phòng. 3. Về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. 4. Về Y tế cổ truyền. 5. Về thuốc và thẩm mỹ. 6. Về an toàn vệ sinh thực phẩm. 7. Về trang thiết bị và công trình Y tế. 8. Về đào tạo cán bộ Y tế. 9. Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ. 10. Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư. 11. Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công. 12. Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. 13. Thanh tra chuyên ngành. 1.1.2. Cơ quan Bộ Y tế Là cơ quan quản lý hành chính nhà nước có 19 tổ chức cấu hình bao bồm 08 vụ, 9 cục, văn phòng và thanh tra cụ thể là: 1. Văn phòng Bộ 2. Vụ Tổ chức cán bộ. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 4. Vụ Trang thiết bị và công trình y tế 5. Vụ Bảo hiểm y tế 6. Vụ Pháp chế. 7. Vụ Truyền thông- Thi đua, khen thưởng 8. Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em 9. Cục Y tế dự phòng 147
  3. 10. Cục Phòng chống HIV/AIDS. 11. Cục An toàn thực phẩm. 12. Cục Quản lý môi trường y tế 13. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo 14. Cục Quản lý khám chữa bệnh 15. Cục Y – Dược cổ truyền 16. Cục Quản lý dược 17. Cục Công nghệ thông tin 18. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 19. Thanh tra Bộ 1.1.3. Các Lĩnh vực Y tế dự phòng Ngoài các cục, vụ Bộ y tế còn có các đơn vị trực thuộc Bộ: 73 đơn vị sự nghiệp và 4 đơn vị sản xuất kinh doanh được chia thành 6 lĩnh vực. a. Lĩnh vực Y tế dự phòng Tại tuyến Trung ương, lĩnh vực này có 14 đơn vị, gồm có 12 viện (gồm các Viện trung ương, viện khu vực và trung tâm). Các đơn vị này làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giúp bộ chỉ đạo chuyên khoa trong cả nước về y tế dự phòng, dinh dưỡng, vệ sinh, dịch tễ và trực tiếp sản xuất một số vắcxin phòng bệnh. Đây là những đơn vị hoạt động khoa học chủ yếu trong ngành y tế. Tại địa phương, tất cả 64 tỉnh, thành đều có trung tâm y tế dự phòng, các huyện đều có đội vệ sinh phòng dịch. Một số tỉnh còn có trung tâm phòng chốgn bệnh xã hội và trung tâm phòng chống sốt rét. Hiện nay, các tổ chức này cũng đảm nhiệm chính việc triển khai các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia. Các tổ chức này cũng trực tiếp giải quyết những thiên tai, thảm hoạ, những vụ ngộ độc thực phẩm và chịu trách nhiệm kiểm dịch y tế biên giới. b. Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng Lĩnh vực này bao gồm Cục quản lý khám chữa bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương, kể cả các cơ sở khám chữa bệnh của các ngành Công an, Quốc phòng và các ngành khác Theo số liệu thống kê, tính năm 2007, cả nước có 13437 cơ sở khám chữa có 20.2941 giường bệnh, bình quân tỷ lệ giường bệnh so với số người dân là 23,83/10.000 c. Lĩnh vực đào tạo Hệ thống đào tạo y tế có 14 trường Đại học Y Dược, 04 Trường cao đẳng, 55 trường trung học, một trường Kỹ thuật thiết bị y tế trực thuộc Bộ Y tế và một trung tâm đào tạo cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Các trường đại học hiện nay đang đào tạo các loại hình cán bộ là: - Bác sĩ đa khoa - Bác sĩ y học cổ truyền - Bác sĩ răng hàm mặt - Dược sĩ 148
  4. - Cử nhân y tế công cộng - Cử nhân điều dưỡng và cử nhân kỹ thuật y học - điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y tế trung học. Bên cạnh đó, hầu như mỗi tỉnh, thành đều có một trường trung học y tế làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế bậc trung học trở xuống và trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. d. Lĩnh vực giám định, kiểm nghiệm Về giám định, có 2 viện nghiên cứu là: Viện Giám định Y khoa Trung ương: Là cơ quan nghiên cứu tại trung ương, ngoài ra tại các tỉnh, thành đều có hội đồng giám định y khoa (trung ương và tỉnh) trực tiếp làm nhiệm vụ giám định sức khoẻ, bệnh tật để giúp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, thương binh, bệnh binh và những người có công với nước. Viện Y học tư pháp Trung ương: Là một viện nghiên cứu Y pháp trong Ngành Y tế nhưng đồng thời cũng là cơ quan cao nhất trong cả nước, để giúp các cơ quan tư pháp trong việc giám định mức độ tổn thương, mức độ tổn hại sức khoẻ, giám định tử thi, hài cốt, giám định nguyên nhân gây chết để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội. Chức năng giám định tâm thần thì bộ đang giao cho Bệnh viện Tâm thần Trung ương đảm nhiệm. Tại các tỉnh đều có hệ thống mạng lưới về giám định y khoa, giám định y pháp và giám định tâm thần. Về kiểm định, kiểm nghiệm Lĩnh vực này hiện nay mới có một Viện Kiểm nghiệm, một phân viện kiểm nghiệm, một trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học và trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc viện dinh dưỡng. Trong tương lại, khu vực này sẽ phải hợp nhất với các đơn vị có cùng chức năng, để thành lập hai trung tâm là Trung tâm kiểm nghiệm Y tế 1 (Hà Nội) và Trung tâm kiểm nghiệm Y tế 2 (TP Hồ Chí Minh). Riêng kiểm định trang thiết bị y tế vẫn để riêng. e. Lĩnh vực giáo dục truyền thông và chiến lược, chính sách y tế Lĩnh vực này có hai viện (Viện thông tin - thư viện y học trung ương và Viện Chiến lược - Chính sách y tế), hai trung tâm (Truyền thông giáo dục sức khoẻ và trung tâm tin học), một tờ báo (Sức khoẻ và đời sống), và ba tạp chí (Y học thực hành, Dược học và AIDS và cộng đồng). Đây là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, phản ánh đường lối chủ trương của Ngành Y tế, đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với ngành Y tế. Đây cũng là diễn đàn để các nhà chuyên môn trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. g. Lĩnh vực Dược - Thiết bị y tế Ngành y tế hiện nay có năm đơn vị bao gồm: hai viện (Viện kiểm nghiệm và viện trang thiết bị - công trình y tế); hai Tổng Công ty và Hội đồng dược phẩm Hà Nội. Hệ thống này còn có 18 doanh nghiệp dược Trung ương, 132 công ty, xí nghiệp dược địa phương, 168 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữ hạn, 22 dự 149
  5. án đầu tư, liên doanh sản xuất dược (đã được cấp giấy phép). Hướng tới đây, Bộ Y tế sẽ chuyển các đơn vị sản xuất vácxin sang thành các doanh nghiệp công hoặc đơn vị sự nghiệp có thu. 1.2. Y tế địa phương Theo Nghị định số 01/1998/NĐ - CP ngày 3/1/1998 của Chính Phủ, tổ chức y tế địa phương cho đến nay bao gồm: 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, 622 Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 10.257 trạm y tế xã, phường, thị trấn. 1.2.1. Sở Y tế a. Vị trí, chức năng của Sở Y tế Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có trách nhiệm giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác y tế trên địa bàn, quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế, quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế trên địa bàn theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền. Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện của UBND tỉnh, thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. b. Tổ chức thuộc Sở Y tế bao gồm: * Các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật: - Trung tâm Y tế dự phòng. - Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình (sắp tới sẽ đổi là Trung tâm Sức khoẻ sinh sản). - Trung tâm phòng chống bệnh xã hội. - Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) - Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm - Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa - Trường trung học Y tế - Các tổ chức sản xuất, kinh doanh dược, trang thiết bị - Phòng giám định y khoa - Tổ chức giám định pháp y tỉnh - Ban hoặc Tổ bảo vệ sức khoẻ cán bộ, * Các phòng chức năng giúp việc giám đốc sở có: - Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng nghiệp vụ - Phòng quản lý dược - Phòng tài chính kế toán - Phòng hành chính - Quản trị - Thanh tra Y tế - Phòng tổ chức cán bộ. 1.2.2. Phòng y tế quận, huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh * Vị trí, chức năng Phòng Y tế huyện, quận , thị xã ,thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là 150
  6. UBND huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện, gồm y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồì chức năng Y dược cổ truyền, thuôc phòng chữa bệnh cho mọi người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và uỷ quyền của Sở Y tế. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của uỷ ban nhân cấp huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ cuả sở Y tế. * Nhiệm vụ, Quyền hạn Quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn cuả uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu cho chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh vệ sinh môi trường, quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo uỷ quyền của Sở Y tế. Biên chế: Căn cứ vào tình hình đặc điểm sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở địa phương, chủ tịch uỷ ban nhân huyện quýêt định biên chế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qủan lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ND trong tổng biên chế hành chính được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao . 1.2.3. Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở y tế chịu sự quản lý toàn diện cuả giám đốc sở Y tế , chịu sự quản lý nhà nước của Uỷ Ban Nhân dân huyện và sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cuả Trung tâm thuộc hệ Dự phòng, các trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh. - Trung tâm Y tế dự phòng huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu, và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước. * Chức năng: Triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về Y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện. * Nhiệm vụ quyền hạn - Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về - Y tế dự phòng , phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch cuả tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức thực hiện các hoạt động sau: + Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật. + Hướng dẫn giám sát chuyên môn kỹ thuật về các hoạt động thuộc phụ trách với các trạm y tế 151
  7. + Tham gia đào tạo. đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ mình phụ trách. + Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ về lính vực có liên quan + Tổ chức triển khai các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. + Thực hiện quản lý cán bộ , chế độ chính sách, khen thưởng kỷ luật đối với công chức, quản lý tài chính , tài sản đơn vị theo quy đinh pháp luật. + Thực hiện thông kế báo cáo theo quy định + Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác do Giám đốc sở y tế, Uỷ Ban Nhân dân huyện giao. * Cơ cấu tổ chức: - Lãnh đạo có Giám đốc và các phó giám đốc - Các phòng chức năng: Hành chính tổng hợp và phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ. - Các khoa chuyên môn: + Khoa kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS + Khoa An toàn Vệ sinh Thực phẩm + Khoa Y tế công cộng + Khoa Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản, + Khoa Xét nghiệm. Tất cả các khoa phòng đều thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định. 1.2.4. Bệnh viện tuyến huyện, Phòng khám khu vực - Bệnh viện tuyến tuyến huyện trực thuộc sở y tế, có cơ cấu tổ chức có giám đốc, phó giám đốc, các phòng chức năng, khoa lâm sàng, cận lâm sàng… ( Xem bài Quản lý tổ chức bệnh viện). 1.2.5. Trạm y tế xã, phường, thị trấn (cơ sở) Trạm y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia định, tăng cường sức khoẻ. Trạm y tế cơ sở có trách nhiệm giúp giám đốc trung tâm Y tế và chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế trên địa bàn. Trạm y tế cơ sở có trách nhiệm giúp giám đốc trung tâm ytế huyện, quận về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của chủ tịch UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong xã tham gia và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. trưởng trạm, phó trạm y tế cơ sở do giám đốc trung tâm ytế huyện, quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của chủ tịch UBND xã. 1.2.6. Y tế thôn, bản 152
  8. Y tế thôn, bản không có tổ chức, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn bản. Y tế thôn bản do nhân dân chọn cử, được Ngành Y tế đào tạo và cấp chứng chỉ để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn. Nhân viên y tế thôn bản có các nhiệm vụ sau: Truyền thông, giáo dục sức khoẻ; hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh; chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường; thực hiện các chương trình y tế trong thôn, bản. Nhân viên y tế thôn bản chịu sự quản lý và chỉ đạo của trạm y tế xã và chịu sự quản lý của trưởng thôn, trưởng bản. 2. TỔ CHỨC Y TẾ NGÀNH Trước những năm 1990, Y tế ngành được tổ chức rộng rãi, các ngành gần như đều có tổ chức Y tế riêng. Sau "đổi mới", các bệnh viện của các ngành đã được chuyển sang cho ngành Y tế và cho các địa phương quản lý. Hiện nay, chỉ còn có 6 bộ, ngành có tổ chức bệnh viện riêng, đó là các Bộ: Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp - Phát triển nông thôn; Công nghiệp; Bưu chính - Viễn thông; Giáo dục và đào tạo. Tổ chức y tế của các bộ, ngành gồm: 51 bệnh viện đa khoa; 22 phòng khám đa khoa; 41 Khu điều dưỡng; 810 trạm y tế cơ quan. Tổng số có 16.935 giường bệnh, chưa kể các bệnh viện của Bộ Quốc phòng, Bộ công an, các nhà điều dưỡng thương binh thuộc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý. Tất cả các cơ sở y tế nói trên tạo thành một mạng lưới y tế hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở. PHẦN 2. TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM Trong thập kỷ vừa qua, Bộ Y tế đã quan tâm xây dựng hệ thống điều dưỡng thành một mạng lưới từ Bộ đến Sở Y tế, các bệnh viện và các khoa. Hệ thống điều dưỡng trưởng (ĐDT) đã được giao thêm nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong việc tổ chức điều hành các hoạt động chăm sóc và phát huy được hiệu quả góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khoẻ của Ngành Y tế. Điều dưỡng là một nghề định hướng phục vụ sức khoẻ nhân dân (service profession), là một nghề chuyên nghiệp (Nursing is a profession), là một ngành học (Nursing is a discipline) và là một khoa học (Nursing is a caring scinces). Cũng như mọi ngành nghề khác, nghề điều dưỡng có những đặc điểm sau: - Có hệ thống tổ chức điều dưỡng (Nursing Organization System) theo chuyên ngành tự Bộ Y tế tới các đơn vị y tế và thực hiện vai trò quản lý và chỉ đạo theo ngành. - Có hệ thống trường đào tạo nghề ở các bậc (Training Institutional System) từ sơ học đến đại học và sau đại học. - Có Hội nghề nghiệp (Professional Nurses Association). Chức năng cơ bản của Hội là tập hợp những người cùng nghề để học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, để phát triển nghề nghiệp và để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên. 153
  9. - Có luật hành nghề (Nursing Acts) và luật đạo đức hành nghề (Nursing ethics0 riêng. ở nước ta điều dưỡng đang là nghề mới nên chưa có luật hành nghề và luật về đạo đức hành nghề riêng cho điều dưỡng. 1. Các nguyên tắc tổ chức và điều hành 2. Hệ thống tổ chức ngành Điều dưỡng Việt Nam 2.1. Qúa trình hình thành Mặc dù các bệnh viện của Việt Nam đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ XIX, ngay lúc đó đã có các y tá làm việc trong các bệnh viện, song lúc đó công việc của người y tá hoàn toàn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bác sỹ và vì thế không có hệ thống tổ chức riêng cho y tá. Đến năm 1965, Bộ Y tế đặt ra chức vụ Y tá trưởng khoa và Y tá trưởng bệnh viện. Nhiệm vụ chính của Y tá trưởng chủ yếu là làm công việc kiểm tra, chăm sóc và vệ sinh trong các khoa và bệnh viện, chưa được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống y tá trong bệnh viện cũng như điều hành công tác chăm sóc người bệnh. Năm 1987, với sự hỗ trợ của các chuyên gia điều dưỡng Thuỵ Điển và Phòng Y tá thí điểm đầu tiên được thành lập tại Bệnh viện Nhi TW và Ban Y tá được thành lập tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Cũng vào những năm này Bộ Y tế thành lập tổ nghiên cứu công tác y tá quốc gia và nhiều hội thảo cấp vùng đã được tổ chức với sự hỗ trợ của SIDA Thuỵ Điển để nghiên cứu kinh nghiệm công tác y tá của hai bệnh viện do Thuỵ Điển giúp đỡ và kinh nghiệm công tác điều dưỡng tại các tỉnh phía Nam. Năm 1990, Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong các bệnh viện toàn quốc và giao nhiệm vụ cho Phòng Y tá tổ chức điều hành các hoạt động chăm sóc và toàn bộ y tá, hộ lý trong bệnh viện. Đây là một mốc lịch sử rất quan trọng mở đường cho công tác y tá của nước ta phát triển. Năm 1992, sau khi hàng loạt các bệnhv iện thành lập Phòng y tá làm xuất hiện nhu cầu cần có một tổ chức cao hơn để chỉ đạo các hoạt động của các Phòng Y tá bệnh viện, vì vậy Phòng Y tá Vụ Quản lý sức khoẻ nay là Vụ Điều trị được thành lập. Việc ra đời Phòng Y tá Vụ Điều trị là một mốc lịch sử thứ hai mở ra hướng xây dựng hệ thống điều dưỡng thành một chuyên ngành riêng biệt bên cạnh các hệ thống Y – Dược trong Ngành Y tế. Năm 1999, sau nhiều cố gắng của Hội Điều dưỡng và trên cơ sở đề nghị của các Vụ của Bộ Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ điều dưỡng trưởng Sở Y tế và là phó Phòng Nghiệp vụ Y. Như vậy, sau gần một trăm năm, đặc biệt từ 1990 trở lại đây sau nhiều nỗ lực của Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt Nam hệ thống tổ chức điều dưỡng Việt Nam đã được hình thành. Cùng với việc ra đời của Hội nghề nghiệp và đưa chương trình điều dưỡng vào đào tạo trong các Trường đại học đã làm cho điều dưỡng trở thành một nghề chuyên nghiệp và thay đổi cơ bản hình ảnh cũng như vị thế của người điều dưỡng trong xã hội. 2.2. Hệ thống tổ chức 154
  10. - Tại Vụ Điều trị - Bộ Y tế (nay là Cục quản lý khám chữa bệnh). Phòng Y tá trong Vụ Điều trị được thành lập 1992, hiện tại có ba biên chế chính thức. Phòng được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống y tá, điều dưỡng, NHS, KTV (gọi chung là y tá - điều dưỡng) trong toàn quốc. - Tại các Sở Y tế. Bộ Y tế đã có Quyết định bổ nhiệm chức vụ điều dưỡng trưởng Sở Y tế từ năm 1999. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế cơ cấu là Phó phòng Nghiệp vụ Y chuyên trách công tác y tá - điều dưỡng trong toàn tỉnh. - Tại các TTYT quận/huyện. Tuỳ theo số giường bệnh mà có Phòng Điều dưỡng, tổ điều dưỡng trưởng hoặc một điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế huyện. Vai trò của điều dưỡng trưởng các Trung tâm Y tế đối với điều dưỡng làm việc tại các trạm y tế đang được nghiên cứu xác định cụ thể. - Tại các bệnh viện hàng I, II và III. Các bệnh viện có Phòng Y tá - Điều dưỡng hoạt động theo Quy chế bệnh viện 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng YT - ĐDT bệnh viện và YT - ĐDT khoa đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Sơ đồ hệ thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam (xem phụ lục 1) 2.3. Nhiệm vụ của hệ thống điều dưỡng trưởng các cấp 2.3.1. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng Vụ Điều trị Bộ Y tế (Ban hành theo Quyết định 356/BYT - QĐ 14.3.1992) 1. Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, hộ sinh và KTV trong toàn ngành. 2. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh vực y tá - điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh. 3. Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá - điều dưỡng, KTV và hộ sinh trong cả nước. 4. Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị các vấn đề liên quan tới y tá - điều dưỡng, KTV và hộ sinh. 5. Tham gia quản lý và biên soạn các chương trình đào tạo, bổ túc, tập huấn cho y tá - điều dưỡng, KTV và hộ sinh. 2.3.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng Sở Y tế (Theo Quyết định 1936/1999/QĐ - BYT ngày 2.7.1999) 1. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá - điều dưỡng của tính và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt. 2. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh ở các Sở Y tế. 3. Quản lý, chỉ đạo y tá - điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế huyện về lĩnh vực y tá - điều dưỡng. 4. Phối hợp với Trường Trung học Y tế và các bệnh viện xây dựng chưuơng trình và tổ chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá - điều dưỡng. 5. Phối hợp với các Phòng chức năng của Sở Y tế trong việc lập kế hoạch, quy hoạch và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, điều động và sử dụng đội ngũ y tá - điều dưỡng trên địa bàn. 155
  11. 6. Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực y tá - điều dưỡng. Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ sức khoẻ nhân dân. 7. Phối hợp với Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh, tổ chức và triển khai các hoạt động của Hội Điều dưỡng. 8. Tổng hợp công tác y tá - điều dưỡng của địa phương để trình Giám đốc Sở và báo cáo Bộ Y tế theo định kỳ. 2.3.3. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ Phòng Điều dưỡng bệnh viện (Theo Quyết định 1895/1997/BYT - QĐ, ngày 19.09/1997) - Là phòng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc. - Là phòng chức năng trong bệnh viện. - Quản lý hệ thống điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện. Tổ chức - Bệnh viện hạng I, II và III có Phòng Điều dưỡng bệnh viện. - Phòng Điều dưỡng có trưởng phòng và 1 - 2 phó phòng. - Có các bộ phận: quản lý chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sơ đồ tổ chức Phòng Điều dưỡng bệnh viện ( xem phụ lục 2). Nhiệm vụ Phòng Điều dưỡng bệnh viện: 1. Tổ chức, chỉ đạo chăm sóc người bệnh toàn diện. Với chức năng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc, Phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc và phục vụ cho người bệnh toàn diện. Nội dung chăm sóc toàn diện bao gồm các chăm sóc về y tế, chăm sóc về thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh khi nằm viện. 2. Kiểm tra thực hiện kỹ thuật và Quy chế bệnh viện. Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày bởi các điều dưỡng trưởng khối và kiểm tra định kỳ. Nội dung kiểm tra theo tiêu chuẩn kiểm tra của Bộ Y tế và tập trung vào việc thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn bệnh viện, thực hiện các quy định vè giao tiếp và Quy chế bệnh viện. 3. Đào tạo, hướng dẫn học sinh, kiểm tra tay nghề. Phòng Điều dưỡng và các điều dưỡng trưởng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho điều dưỡng viên. Nội dung đào tạo trong giai đoạn hiện nay tập trung vào đào tạo về chăm sóc toàn diện, chống nhiễmkhuẩn và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, tạo điều kiện và giúp đỡ cho học sinh sinh viên đến thực tập. 4. Dự trù, kiểm tra, sử dụng và bảo quản vật tư. Phòng Y tá chịu trách nhiệm xây dựng định mức tiêu hao vật tư và sử dụng cụ y tế phục vụ công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh để lập kế hoạch mua sắm và đề nghị việc cấp phát cho các khoa, đồng thời kiểm tra việc sử dụng bảo đảm tiết kiệm. 5. Chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa. Phối hợp chặt chẽ với các khoa chống nhiễm khuẩn để chỉ đạo công tác và kỹ thuật vệ 156
  12. sinh bệnh viện của hộ lý, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và các kỹ thuật phòng chống lây chéo trong bệnh viện. 6. Phối hợp với Phòng tổ chức cán bộ để bố trí và điều hành điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, KTV và hộ lý trong toàn bệnh viện theo Quy chế của Bộ Y tế. Mọi điều dưỡng viên làm việc trong bệnh viện đều thuộc quyền điều hành của Phòng Điều dưỡng và Điều dưỡng trưởng bệnh viện. Phòng Điều dưỡng tham gia với phòng tổ chức cán bộ bệnh viện trong việc lập kế hoạch nhân lực chăm sóc. Trong quá trình tuyển chọn và bố trí cũng như luân chuyển điều dưỡng viên tại các khoa trong bệnh viện. 7. Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Hàng năm phòng xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến để trình giám đốc và bệnh viện phê duyệt. Những lĩnh vực nghiên cứu và cải tiến trọng tâm hiện nay là thực hành chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn, quản lý kinh tế và viện phí trong bệnh viện. 8. Đình kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo. Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm sơ kết các hoạt động chăm sóc người bệnh hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Đồng thời báo cáo cho giám đốc bệnh viện và điều dưỡng trưởng cấp trên. Tóm lại Ngành Điều dưỡng thế giới trong vòng 50 năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trên cả 4 lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực hành. Nước ta, kể từ khi Bộ Y tế cho phép thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong các bệnh viện, và kể từ khi Nhà nước cho phép thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tạo cho Ngành Điều dưỡng có những thay đổi mang tính chất nền móng rất cơ bản, đó là: Đã hình thành hệ thống quản lý Điều dưỡng ở các cấp; đào tạo điều dưỡng đã nâng lên được 2 bậc ở trình độ Cao đẳng và Đại học; thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện; vị trí xã hội của người điều dưỡng đã được lãnh đạo các cấp của Ngành Y tế và xã hội nhìn nhận ngày càng đúng mức. Ngành Điều dưỡng đang đứng trước nhiều triển vọng song cũng có nhiều thử thách. Bên cạnh sự quan tâm, động viên của ngành và xã hội, bản thân người điều dưỡng cũng cần nỗ lực vươn lên hơn nữa để khẳng định vị trí của chình mình. LƯỢNG GIÁ 1. Mô tả hệ thống tổ chức y tế tuyến Trung ương? 2. Mô tả hệ thống tổ chức y tế tuyến địa phương? 3. Mô tả hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng Việt nam? 157
  13. NHỮNG QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NGÀNH Y TẾ ĐẾN NĂM 2020 MỤC TIÊU 1. Trình bày các quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 2. Trình bày những định hướng chiến lược ngành Y tế đến năm 2020 NỘI DUNG 1. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang phấn đấu đến năm 2020 nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế đa dạng và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con người có giá trị nhân văn được coi trọng và phát huy. Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong giai đoạn mới, Nghị quyết Trung ương IV của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về một số vấn đề cấp bách trong công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhân dân đã khẳng định quan điểm của Đảng bao gồm: 1.1. Sức khoẻ con người Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội, đây cũng là một trong những niềm hạnh phúc nhất của mỗi người, mỗi gia đình. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ (mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ) chính là sự đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và mỗi gia đình. 1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong CSSK. Thực hiện công bằng là đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước, đồng thời nhà nước có chính sách khám sức khoẻ miễn phí và giảm phí với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn và đồng bào dân tộc ít người. 1.3. Dự phòng tích cực và chủ động Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam XHCN. Quan điểm dự phòng tích cực là nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và văn minh, đảm bảo môi trường 158
  14. sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ trong đô thị và công nghiệp hoá. 1.4. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền - dân tộc Việc kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) - dân tộc là quan điểm chữa bệnh toàn diện của Đảng ta, YHCT là một di sản văn hoá của dân tộc vẫn được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất đi bản chất của YHCT Việt Nam. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực YHCT, ngăn chặn và loại trừ những lợi dụng chính sách của Đảng, nhà nước đối với YHCT gây tổn hại tới sức khoẻ nhân dân. 1.5. Đa dạng hoá các hình thức CSSK Đa dạng hoá các hình thức tổ chức CSSK (nhà nước, dân lập và tư nhân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình thức CSSK nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đa dạng hoá các hình thức CSSK của nhân dân, trong điều kiện nguồn lực của nhà nước đầu tư cho y tế còn có hạn. Cần khuyến khích hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ CSSK. 2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ ĐẾN NĂM 2020 1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong y tế kiên trì, nỗ lực, luôn làm sâu sắc, sáng tỏ mục tiêu y tế: Công bằng-Hiệu quả-Phát triển. 2. Nhấn mạnh: Đầu tư cho y tế là một đầu tư phát triển. Nhà nước bảo đảm đầu tư cho y tế khoảng 50% trong tổng chi y tế. Thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm. Tăng mức đầu tư từ ngân sách, đồng thời ra sức vận động tăng thu hút các nguồn lực xã hội, bao gồm tư nhân, phí lợi nhuận, thiện nguyện, cả trong và ngoài nước 3. Theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tập trung làm tốt hơn nữa công đoạn y tế dự phòng. Bảo đảm nguồn lực cho y tế dự phòng không ít hơn 30% tổng nguồn lực. Có tổ chức mạng lưới làm y tế làm Y tế dự phòng phủ khắp các huyện, xã. Bố trí đủ lực lượng mạnh cho các trọng điểm: cửa khẩu, tụ điểm thương mại, đầu mối giao thông, các vùng “trũng” nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn thương tích, chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu. 4. Về công nghệ y tế: Phát triển y tế công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Luôn coi trọng kết hợp Tây y-Đông y. Đến 2015, tất cả các tỉnh đều có Bệnh viện y học cổ truyền. Chỉ đạo kết hợp điều trị Y học cổ truyền xuyên suốt đến tất cả các huyện, xã. Theo định hướng “Nam dược trị Nam nhân!”, nhấn mạnh, coi trọng nghiên cứu khoa học y tế trong nước, cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Đạt tới nhiều công nghệ, bài thuốc tiên tiến nhập khẩu được Việt Nam hóa, đồng thời có nhiều công nghệ, bài thuốc do sáng tạo Việt Nam, phục vụ hiệu quả phòng bệnh và chữa bệnh cho người Việt Nam. 5. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch hưởng thụ dịch vụ y tế giữa các vùng miền, nhóm dân cư. Tích cực tăng cường năng lực tuyến y tế cơ sở. Hạn chế, sớm tiến tới loại trừ các trường hợp chuyển tuyến không cần thiết. 6. Triển khai mạnh mẽ thực hiện Luật Bảo hiểm y tế. Tạo thế cân đối bền vững của quỹ Bảo hiểm Y tế. Thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm hài lòng bệnh nhân Bảo hiểm Y tế. Tổ chức phong trào thi đua rộng khắp sớm đạt mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân tại mỗi đơn vị xã, huyện, tỉnh. Đưa việc khám chữa bệnh dùng Thẻ Bảo hiểm Y tế về rộng khắp các xã, làng, thôn, bản 7. Công tác dân số-KHHGĐ: Phấn đấu giữ vững thành quả mức sinh thấp, (dưới mức sinh thay thế). Nhấn mạnh bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản, tránh thai an toàn, 159
  15. làm mẹ an toàn. Cân bằng giới, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường phối kết hợp liên ngành để xử lý tốt những vấn đề di dân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hôn nhân với người nước ngoài; những vấn đề hôn nhân gia đình trong nước, dân tộc, tôn giáo,… 8. Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế, vừa có mũi nhọn chất lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu phổ cập. Phấn đấu vào tốp 500 Đại học quốc tế: đến 2015 có ít nhất 1 Đại học y-Dược, đến 2020 có ít nhất 2 Đại học Y-Dược. Bác sỹ làm việc tại xã: năm 2015 phủ được 80%; năm 2020 phủ khắp 100%. 9. Phát triển công nghiệp dược, sản xuất trang thiết bị Y tế Về công nghiệp dược, phấn đấu tổng giá trị sản xuất so với tổng giá trị thuộc sử dụng: năm 2015 đạt 70-75%; năm 2020 đạt 95-100%. Có những thương hiệu mạnh dược phẩm xuất khẩu. Thông qua xuất nhập khẩu, thể hiện vai trò công nghiệp và kinh doanh được bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, (theo các chỉ tiêu tỉ lệ vừa kể trên). Về sản xuất trang thiết bị Y tế, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Chính sách quốc gia về trang thiết bị Y tế, ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 130/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002, lui sau 10 năm: đến năm 2015 đạt 40%, năm 2020 đạt 60%. 10. Về quản lý, phấn đấu nâng cao năng lực toàn diện, cả vĩ mô và vi mô. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, bảo đảm nhà nước quản lý, tổ chức thực hiện thuận lợi, người dân hài lòng, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Đối với quản lý vi mô, yêu cầu cán bộ quản lý đơn vị (Bệnh viện, Viện, Trường…) phải có tín chỉ đào tạo quản lý, mỗi ban quản lý đơn vị phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên môn quản lý, với chỉ tiêu: năm 2015 đạt ít nhất 50%; năm 2020 đạt ít nhất 80%. Nghiên cứu, sớm thành lập bộ môn, khoa Quản lý Y tế cấp Đại học, Cao đẳng. LƯỢNG GIÁ 1. Anh chị hãy nêu những quan điểm của Đảng và phân tích quan điểm thứ 4 và 5 ? 2. Nêu các định hướng phát triển ngành y tế đến năm 2020? 160
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2