Hen ở trẻ em
lượt xem 10
download
Tổng quan + Là hội chứng viêm đường hô hấp mãn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các dạng kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở tế bào phế quản, gây tắc nghẽn phế quản, biểu hiện bằng các cơn khó thở khò khè chủ yếu là khi thở ra. Những biểu hiện này có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng thuốc. + Chẩn đoán rất khó: hen phế quản ở trẻ em rất khó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hen ở trẻ em
- Hen ở trẻ em I.Tổng quan + Là hội chứng viêm đường hô hấp mãn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các dạng kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở tế bào phế quản, gây tắc nghẽn phế quản, biểu hiện bằng các cơn khó thở khò khè chủ yếu là khi thở ra. Những biểu hiện này có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng thuốc. + Chẩn đoán rất khó: hen phế quản ở trẻ em rất khó chẩn đoán, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. + Cơn thở rít ở trẻ em: - cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp. - 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen, nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. - Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp (dùng kháng sinh phối hợp với giảm ho) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. + Có 2 loại cơ địa kèm theo thở rít ở trẻ em:
- - Không có cơ địa dị ứng, chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn đường thở của trẻ phát triển thì tự khỏi. - Có cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp nhưng sẽ bị hen phế quản ở suốt thời kỳ trẻ con (nhóm này thường b ị kèm theo các bệnh dị ứng như: eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thức ăn hoặc các dấu hiệu khác của dị ứng). + Nghĩ đến hen khi có các triệu chứng sau: - Trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi và - Có một yếu tố nguy cơ chính là cha mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm. - Có 2 yếu tố nguy cơ phụ: tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. + Hiện nay, tại một số nước, tỷ lệ bệnh HPQ ở trẻ em rất cao tới 20% ở Singapore, 18,8% ở Philipines, còn ở Việt Nam cũng trên 10%. II.Triệu chứng 1.Triệu chứng cơ năng - Ho, lúc đầu ho khan sau xuất tiết nhiều đờm, ho dai dẳng, ho nhiều về đêm nhất là lúc thay đổi thời tiết. - Khạc đờm khi ho đờm trắng dính, có nhiều bạch cầu ái toan. Nếu đờm có mủ là đã có bộ nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn.
- - Khó thở chủ yếu khó thở ra, kéo dài. Nếu nhẹ chỉ xuất hiện khi gắng sức. Trẻ lớn có cảm giác nặng ngực. - Trường hợp điển hình khó thở thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè. 2.Triệu chứng thực thể - Nghe có nhiều ran rít, ran ngáy ở phổi, thở khò khè - gõ phổi có thể vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảmm - lồng ngực có thể nhô ra phía trước nếu khó thở kéo dài. 3.Cận lâm sàng - Xét nghiệm đờm: Trẻ lớn có thể khạc đờm màu trắng, bóng lẫn bọt và dính trong đó có nhiều bạch cầu ái toan và tinh thể charcot leyden. Nếu có bội nhiễm thì đờm có mùi hôi và có vi khuẩn. - Xét nghiệm máu: Dung tích hồng cầu tăng, bạch cầu ái toan tăng. pH sẽ chuyển thành toan, protein và globulin miễn dịch giảm. - Thăm dò CN hô hấp: Dung tích sống giảm. Lưu lượng đỉnh không đạt chỉ số bình thường (trẻ dưới 5 tuổi khó đo chỉ số này). - X-quang: Hình ảnh ghi nhận cho thấy có hiện tượng khí phế thũng. * Trong thực tế dựa trên triệu chứng lâm sàng là chính, khi cần thiết mới xét nghiệm. III.Điều trị
- Các thuốc điều trị dự phòng và kiểm soát HPQ 1. Corticoides: + Dạng khí dung (bình xịt định liều) ICS: - tác dụng kháng viêm, giảm tính thấm thành mạch, giảm xuất tiết phù nề phế quản - gia tăng tác dụng của thuốc giãn phế quản cường bêta 2 - giảm nhu cầu sử dụng SABA, giảm đáp ứng phế quản - ít tác dụng phụ nhất là dùng lâu dài và hấp thụ tại chỗ cao. ++ Các loại đã có: - Beclomethasone (Becotid), - Budesonide (Puluncort), - Fluticasone (Flixotid) và - salmeterol + Fluticasone (Seretid). - Liều cao corticoid dạng hít là khi dùng ulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày. 2. Thuốc giãn phế quản cường bêta 2 tác dụng dài (LABA) + Tác dụng - ức chế các cơ chế gây co thắt phế quản,
- - gia tăng hoạt động của hệ lông chuyển - Các loại này được khởi phát chậm (30-60p) trong thời gian dài (12-14 giờ), khống chế bệnh hen lâu dài không phải chỉ để cắt cơn hen cấp. + Các loại đã có: - Salmeterol (Serevent), - Bambuterol (Bam bec), - Formoterol (Foradil), - Albuterol (Volmax). 3. Thuốc phối hợp 2 loại (ICS + LABA) + Có tác dụng kép vừa chống viêm vừa chống co thắt phế quản, cải thiện lưu lượng đỉnh nhanh hơn, tăng số ngày không có biểu hiện HPQ. + Hiện nay loại này được xem là nền tảng điều trị lâu dài, hiệu quả tối ưu và an toàn cao nhất trong kiểm soát hen. + Các loại đã có: - Serstid Evohaler hàm lượng 25/50mcg-25/125mcg-25/250mcg - Seretid Acuhaler hàm lượng 50/100mcg-50/250mcg-50/500mcg tùy theo trẻ có thể dùng loại xịt hoặc loại hít. 4. Các thuốc cắt cơn nhanh (SABA)
- + Cường bêta 2 dạng khí dung: - Salbutamon (Ventolin), - Terbutaline (Bricanyl). + Kháng Cholinergic hít: - Ipratropinm bromide (Atrovent). + Steroid dạng viên và nước: - Methyprednisolone (Medrol), Prednisolone. IV. Dự phòng 1. Để dự phòng tốt, cần: - Phối hợp chặt chẽ với người bệnh và gia đình. - Theo dõi, đánh giá và sử dụng các biện pháp thăm dò chức năng hô hấp, đặc biệt là lưu lượng đỉnh. - Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen. - Điều trị đúng phác đồ, sử dụng đúng và đủ liều thuốc. - Theo dõi và xử trí kịp thời những cơn hen kịch phát, khống chế cơn hen. - Chăm sóc toàn diện, đặc biệt là cho bệnh nhi < 5 tuổi. 2. Điều trị dự phòng
- + tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít (pulmicort, flixotide) - cho bệnh nhân hít qua buồng đệm (babyhaler) với liều ban đầu dùng liều thấp. - Tăng tới liều trung bình nếu hen chưa kiểm soát được. - Liều cao corticoid dạng hít là khi dùng ulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày ++Thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng kéo dài - chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít nh ư seretide, symbicort. - Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít không kiểm soát được. +Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở những bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoide (pulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày). 3. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất - là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). - Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH THƯỜNG GẶP - Hen phế quản ở trẻ em
7 p | 334 | 58
-
Cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh
5 p | 165 | 13
-
Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh
5 p | 129 | 13
-
Điều trị dự phòng hen ở trẻ em
6 p | 112 | 7
-
Bài giảng Giá trị của Nitric oxide đường thở và bộ câu hỏi CARATkids trong kiểm soát hen phế quản có viêm mũi dị ứng ở trẻ em
27 p | 26 | 7
-
Bài giảng Hen khó điều trị ở trẻ em chiến lược điều trị bằng thuốc - TS.BS. Trần Anh Tuấn
43 p | 49 | 6
-
Mối liên quan giữa một số vi rút với mức độ nặng của cơn hen phế quản cấp ở trẻ em
7 p | 42 | 5
-
Bài giảng Phòng ngừa hen ở trẻ em - TS.BS. Trần Anh Tuấn
88 p | 62 | 4
-
Bài giảng Hen phế quản ở trẻ em - PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy
66 p | 12 | 4
-
Tình hình quản lý hen ở trẻ em dưới 5 tuổi theo GINA 2009 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh
6 p | 64 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
5 p | 5 | 2
-
Thực trạng kiểm soát hen ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi Trung ương
3 p | 5 | 2
-
Ứng dụng của bộ câu hỏi CARATkids trong kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng
6 p | 12 | 2
-
Bài giảng Quản lý đợt kích phát hen ở trẻ em
42 p | 43 | 2
-
Bài giảng Hen trẻ em cập nhật những vấn đề về chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế
43 p | 26 | 2
-
Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi
7 p | 71 | 2
-
Khả năng tự quản lý cơn hen ở trẻ em lứa tuổi học đường tại Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 26 | 2
-
Vai trò của probiotics trong hen phế quản ở trẻ em
11 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn