intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả giảm đau và thay đổi chức năng thận, đông máu khi phối hợp Ketorolac với Morphin PCA sau phẫu thuật cột sống

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng lên chức năng thận, đông cầm máu khi phối hợp ketorolac ngắt quãng với morphin PCA sau phẫu thuật cột sống. 100 bệnh nhân được chia vào nhóm MK (ketorolac + morphin PCA, n = 50) và nhóm M (morphin PCA, n = 50). Thời gian nghiên cứu trong 48 giờ. Kết quả cho thấy, điểm VAS trung bình, tiêu thụ morphin ở nhóm MK thấp hơn nhóm M (p < 0,05).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả giảm đau và thay đổi chức năng thận, đông máu khi phối hợp Ketorolac với Morphin PCA sau phẫu thuật cột sống

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VÀ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN,<br /> ĐÔNG MÁU KHI PHỐI HỢP KETOROLAC VỚI MORPHIN PCA<br /> SAU PHẪU THUẬT CỘT SỐNG<br /> Nguyễn Thị Thơm¹, Nguyễn Toàn Thắng²<br /> ¹Bệnh viện Việt Đức, ²Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng lên chức năng thận,<br /> đông cầm máu khi phối hợp ketorolac ngắt quãng với morphin PCA sau phẫu thuật cột sống. 100 bệnh nhân<br /> được chia vào nhóm MK (ketorolac + morphin PCA, n = 50) và nhóm M (morphin PCA, n = 50). Thời gian<br /> nghiên cứu trong 48 giờ. Kết quả cho thấy, điểm VAS trung bình, tiêu thụ morphin ở nhóm MK thấp hơn<br /> nhóm M (p < 0,05). Số lượng nước tiểu, kali và creatinin máu trung bình tương đương giữa hai nhóm ở ngay<br /> sau mổ, 24, 48 giờ và ngày thứ 5 sau mổ. Không có khác biệt về chảy máu dẫn lưu và truyền máu trong 2<br /> ngày đầu giữa hai nhóm. Hematocrit, tiểu cầu, APTT, tỉ lệ prothrombin trung bình đều thay đổi trong giới hạn<br /> bình thường và tương đương nhau giữa hai nhóm. Phối hợp ketorolac với morphin PCA làm tăng hiệu quả<br /> giảm đau, giảm tiêu thụ morphin PCA. Sự kết hợp này không làm thay đổi ý nghĩa về chức năng thận và<br /> đông cầm máu.<br /> Từ khóa; ketorolac, morphin, giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA), phẫu thuật cột sống, suy thận<br /> và chảy máu sau mổ<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật tại cột sống có xu hướng ngày<br /> càng gia tăng với vai trò như một giải pháp<br /> cuối cùng đối với nhiều loại bệnh lý cột sống.<br /> Đây là can thiệp thường có mức độ đau nhiều<br /> và kéo dài sau mổ. Kiểm soát hiệu quả đau<br /> giúp tăng cường quá trình hồi phục đồng thời<br /> giảm lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân. Hiện nay<br /> các opioid vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng”<br /> trong điều trị đau cấp tính từ mức độ trung<br /> bình trở lên. Tuy nhiên, các tác dụng không<br /> mong muốn như buồn nôn, nôn, ngứa, bí đái,<br /> an thần quá mức, ức chế nhu động ruột và hô<br /> hấp đã tạo ra “trần lâm sàng” làm hạn chế sử<br /> dụng opioids trên thực hành. Chính vì vậy xu<br /> hướng phối hợp opioids với các thuốc tác<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Toàn Thắng, Bộ môn Gây mê Hồi<br /> sức, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: thanggmhs@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 10/10/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> dụng ở các vị trí khác nhau trên đường dẫn<br /> truyền và cảm thụ đau ngày càng trở nên phổ<br /> biến trong giảm đau hiện đại [1; 2; 3].<br /> Vai trò của các thuốc chống viêm giảm đau<br /> không steroid (NSAIDs) trong kiểm soát đau<br /> sau mổ đã được xác nhận bởi các phân tích<br /> gộp bao gồm nhiều nghiên cứu (metaanalysis). Với phẫu thuật có mức độ đau<br /> nhiều sau mổ kết hợp NSAIDs và opioid (chủ<br /> yếu là morphin) đã cho thấy làm tăng hiệu quả<br /> giảm đau đồng thời giảm nhu cầu liều và các<br /> tác dụng không mong muốn của mỗi thuốc [2;<br /> 4; 5; 6; 7]. Ketorolac thuộc nhóm ức chế men<br /> COX không chọn lọc và là NSAID đầu tiên<br /> được chấp nhận dùng đường tĩnh mạch tại<br /> Hoa Kỳ vào năm 1990 [1; 4]. Đây cũng là<br /> thuốc được sử dụng khá phổ biến tại Việt<br /> Nam trong kiểm soát đau cấp tính nói chung<br /> và đau sau mổ nói riêng với các biệt dược<br /> như<br /> Ketogesic,<br /> Ketoheath,<br /> Movepain,<br /> Kerolar…Tác dụng của thuốc bắt đầu trong<br /> <br /> 55<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> vòng 10 phút, giảm đau đạt đỉnh sau 75 - 150<br /> <br /> thân, gia đình có rối loạn đông máu hoặc sử<br /> <br /> phút khi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, thời gian<br /> bán hủy từ 5 - 6 giờ. Mặc dù có hiệu quả giảm<br /> <br /> dụng các thuốc ảnh hưởng đến đông máu ở<br /> trước trong và sau mổ. Tiền sử viêm loét hay<br /> <br /> đau tốt nhưng ảnh hưởng của ketorolac lên<br /> chức năng thận, đông cầm máu và liền xương<br /> <br /> chảy máu dạ dày tá tràng, nghiện rượi, có<br /> hoặc nghi ngờ xuất huyết não. Bệnh nhân<br /> <br /> vẫn là các vấn đề được quan tâm đặc biệt ở<br /> giai đoạn chu phẫu [3; 4; 8].<br /> <br /> nghiện hoặc phụ thuộc opioid. Dị ứng với các<br /> thuốc dùng trong nghiên cứu. Sử dụng<br /> <br /> Tại Việt Nam, sử dụng ketorolac phối hợp<br /> <br /> NSAIDs và các giảm đau khác ở giai đoạn sau<br /> <br /> với opioid đường tĩnh mạch ngày càng phổ<br /> biến trong giảm đau sau các phẫu thuật lớn.<br /> <br /> mổ. Trường hợp mổ kéo dài trên 3 giờ hoặc<br /> có tai biến về gây mê và phẫu thuật.<br /> <br /> Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu<br /> quả giảm đau cũng như các tác dụng không<br /> mong muốn của sự kết hợp này, đặc biệt là<br /> các ảnh hưởng của ketorolac đến chức năng<br /> thận và quá trình đông cầm máu. Do đó,<br /> nghiên cứu nhằm:<br /> - Đánh giá hiệu quả giảm đau của<br /> ketorolac kết hợp với morphin PCA sau phẫu<br /> thuật cột sống thắt lưng.<br /> - Đánh giá ảnh hưởng của ketorolac lên các<br /> chỉ số về chức năng thận và đông cầm máu.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Đối tượng<br /> Gồm 100 bệnh nhân được phẫu thuật có<br /> chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây.<br /> 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn<br /> Bao gồm các bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 60, cân nặng từ 50 - 80 kg, phân loại sức khỏe<br /> theo ASA (American Society of Anesthesiologists)<br /> từ I - II, được phẫu thuật cố định cột sống<br /> thắt lưng do bệnh lý. Vô cảm trong mổ bằng<br /> gây mê nội khí quản. Bệnh nhân có tinh thần<br /> bình thường đã được giải thích về nghiên<br /> cứu, cách sử dụng PCA, thước VAS (Visual<br /> Analogue Scale) và đồng ý tham gia nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> 2.1. Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên, có đối<br /> chứng được thực hiện tại khoa Gây mê hồi<br /> sức, khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện<br /> Việt Đức trong thời gian từ tháng 5/2009 đến<br /> tháng 2/2010.<br /> 2.2. Phương tiện nghiên cứu<br /> Thước đo độ đau VAS theo thang điểm từ<br /> 0 - 10. Bơm tiêm PCA Perfusor fm B/Braun<br /> của Đức và máy theo dõi nhiều thông số (điện<br /> tim, tần số tim, huyết áp, nhịp thở, bão hoà<br /> ôxy máu mao mạch (SpO2). Thuốc giảm đau<br /> ketorolac tromethamine (Ketogesic 3% ống 30<br /> mg/1 ml của hãng DexaMedia, Indonesia) và<br /> morphin hydroclorid (ống 10mg/ml của Công<br /> ty Dược phẩm Trung ương 2). Các thuốc và<br /> phương tiện hồi sức hô hấp tuần hoàn.<br /> 2.3. Các bước tiến hành<br /> Thăm khám trước mổ như thường quy,<br /> giải thích cho bệnh nhân về nghiên cứu, giảm<br /> đau PCA và thông báo mức độ đau bằng<br /> thước VAS đồng thời xác nhận đồng ý tham<br /> gia nghiên cứu. Tại phòng mổ gây mê nội khí<br /> quản dùng propofol, fentanyl, rocuronium và<br /> isoforane. Sau khi rút ống nội khí quản tại<br /> phòng hồi tỉnh bệnh nhân được rút thăm ngẫu<br /> <br /> 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ<br /> <br /> nhiên vào nhóm M (dùng PCA morphin) và<br /> nhóm MK (dùng ketorolac + PCA morphin).<br /> <br /> Bệnh nhân có bệnh phổi cấp và mạn tính,<br /> <br /> Trước khi lắp PCA bệnh nhân đều được<br /> <br /> bệnh tim mạch, bệnh gan thận. Tiền sử bản<br /> <br /> chuẩn độ bằng morphin để đạt điểm VAS < 4<br /> <br /> 56<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> (nhóm MK dùng 30 mg ketorolac trước khi<br /> <br /> thuật (thuốc gây mê, thời gian mổ, thời gian<br /> <br /> chuẩn độ). Với cả hai nhóm PCA sử dụng<br /> morphin nồng độ 1mg/ml với cài đặt; liều<br /> <br /> rút nội khí quản, độ dài vết mổ, số đốt sống<br /> can thiệp). Tiêu chí liên quan đến giảm đau<br /> <br /> bolus 1 ml, thời gian khóa 10 phút, giới hạn<br /> liều trong 4 giờ là 15 ml. Nhóm MK dùng<br /> <br /> gồm; lượng morphin chuẩn độ, điểm VAS khi<br /> nằm yên và vận động, tiêu thụ morphin. Tiêu<br /> <br /> ketorolac với liều 15 mg/ mỗi 6 giờ. Bệnh<br /> nhân được thở ôxy qua xông mũi 2 lít/phút và<br /> <br /> chí lâm sàng và xét nghiệm liên quan đến<br /> chức năng thận, đông máu (nước tiểu, chảy<br /> <br /> theo dõi liên tục các chỉ số điện tim, tần số tim,<br /> <br /> máu qua dẫn lưu, nhu cầu truyền máu, xét<br /> <br /> huyết áp, tần số thở và SpO2. Nôn nhiều được<br /> điều trị bằng metoclopramid 10 mg tĩnh mạch.<br /> <br /> nghiệm hematocrit và đông máu cơ bản, kali<br /> và creatinin máu).<br /> <br /> An thần với Ramsay 5,6 hay suy hô hấp<br /> (ngừng thở, tần số thở < 10 lần/phút) được<br /> <br /> 3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm<br /> SPSS 16.0. Chỉ số định tính được trình bày<br /> <br /> điều trị bằng hỗ trợ thông khí và naloxon (0,4<br /> mg/10 ml, tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ml mỗi 3 phút).<br /> <br /> dưới dạng n, %, định lượng được trình bày<br /> dưới dạng X + SD (min - max). Áp dụng test t-<br /> <br /> Truyền máu khi hematocrit < 25%. Thời gian<br /> <br /> student để so sánh hai tỉ lệ và test khi square<br /> để so sánh hai trung bình. Khác biệt được coi<br /> <br /> nghiên cứu trong 48 giờ sau mổ với các thời<br /> điểm từ H0 đến H48 tương ứng với số giờ sau<br /> mổ. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận và<br /> đông máu ở thời điểm ngay sau mổ, giờ thứ<br /> <br /> là có ý nghĩa, p < 0,05.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> 24, 48 và ngày thứ 5 sau mổ.<br /> <br /> Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các quy định<br /> <br /> 2.4. Các tiêu chí đánh giá<br /> <br /> về đạo đức nghiên cứu y sinh học. Quá trình<br /> nghiên cứu làm giảm đau đớn cho bệnh nhân,<br /> <br /> Bao gồm các tiêu chí liên quan đến bệnh<br /> nhân (tuổi, giới, cân nặng, nghề nghiệp, tiền<br /> sử bệnh tật, phân loại ASA), gây mê và phẫu<br /> <br /> giúp tăng cường hồi phục. Các bệnh nhân có<br /> thể từ chối hoặc ngừng hợp tác ở bất cứ thời<br /> điểm nào.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu<br /> Bảng 1. Đặc điểm liên quan đến bệnh nhân, gây mê và phẫu thuật<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Nhóm MK (n = 50)<br /> <br /> Nhóm M (n = 50)<br /> <br /> 45,7 ± 8,1<br /> <br /> 47,4 ± 8,5<br /> <br /> 34, (68%)<br /> 56,1 ± 6,9<br /> <br /> 32, (64%)<br /> 56,5 ± 6,8<br /> <br /> Thoát vị đĩa đệm<br /> Hẹp ống sống<br /> <br /> 31 (62%)<br /> 19 (38%)<br /> <br /> 33 (66%)<br /> 17 (34%)<br /> <br /> Tổn thương 1 tầng<br /> <br /> 26 (52%)<br /> <br /> 26 (52%)<br /> <br /> Yếu tố<br /> Liên quan đến bệnh nhân<br /> Tuổi (năm)<br /> Giới nữ (n, %)<br /> Cân nặng<br /> Liên quan đến phẫu thuật<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 57<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Yếu tố<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Nhóm MK (n = 50)<br /> <br /> Liên quan đến phẫu thuật<br /> Tổn thương 2 tầng<br /> Thời gian phẫu thuật (phút)<br /> Liên quan đến gây mê<br /> Propofol (mg)<br /> <br /> Nhóm M (n = 50)<br /> <br /> 21 (42%)<br /> <br /> 20 (40%)<br /> <br /> 125,2 ± 41,7<br /> <br /> 133,4 ± 45,6<br /> <br /> 98,9 ± 12,4<br /> <br /> 100,4 ± 19,2<br /> <br /> Fentanyl (mg)<br /> Sevofluran (ml)<br /> <br /> 0,29 ± 0,06<br /> 28,5 ± 8,0<br /> <br /> 0,30 ± 0,07<br /> 29,7 ± 9,1<br /> <br /> Thời gian gây mê (phút)<br /> <br /> 151,2 ± 41,1<br /> <br /> 159,9 ± 50,2<br /> <br /> Thời gian rút NKQ (phút)<br /> <br /> 17,2 ± 6,1<br /> <br /> 17,9 ± 5,3<br /> <br /> Không có khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, gây mê và<br /> phẫu thuật, p > 0,05.<br /> 2. Hiệu quả giảm đau sau mổ<br /> <br /> HO.5 - H48: p < 0,05<br /> <br /> Hình 1. Điểm VAS khi nằm yên<br /> Điểm VAS trung bình khi nằm yên đều 0,05). Không có khác biệt ý nghĩa về lượng nước tiểu trung bình trong ngày đầu và ngày thứ<br /> 2 sau mổ giữa hai nhóm, p > 0,05.<br /> 4. Thay đổi các chỉ số huyết học và đông máu<br /> Lượng máu mất qua dẫn lưu và máu cần truyền trung bình ở hai nhóm tương đương nhau<br /> (p > 0,05). Trong mỗi nhóm giá trị hematocrit trung bình ở thời điểm 24 và 48 giờ sau mổ thấp<br /> hơn có ý nghĩa so với thời điểm ngay sau mổ (p < 0,05). Không có khác biệt về giá trị này giữa<br /> hai nhóm ở từng thời điểm, p > 0,05 (bảng 3).<br /> <br /> TCNCYH 99 (1) - 2016<br /> <br /> 59<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2