intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểm họa từ giày cao gót

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai có thể phủ định được “công dụng kỳ diệu” trong việc cải thiện chiều cao cho phái đẹp cũng như vẻ đẹp mê hồn của những đôi giày cao gót. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như: 1. Vẹo cột sống Những phụ nữ đi giày cao gót trên 5 tiếng/ ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểm họa từ giày cao gót

  1. Hiểm họa từ giày cao gót Không ai có thể phủ định được “công dụng kỳ diệu” trong việc cải thiện chiều cao cho phái đẹp cũng như vẻ đẹp mê hồn của những đôi giày cao gót. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
  2. Việc thường xuyên đi giày cao gót hoặc đi giày cao gót trong thời gian quá dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm như: 1. Vẹo cột sống Những phụ nữ đi giày cao gót trên 5 tiếng/ ngày có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác. Khi sử dụng giày cao gót, độ thăng bằng của cơ thể giảm đi rất nhiều. Do vậy, sức ép đối với cột sống là rất lớn. Lâu ngày, do phải “làm việc căng thẳng” để giữ thăng bằng cho cơ thể, cột sống sẽ trở nên yếu, dễ bị lão hoá gây nên hiện tượng đau nhức, thậm chí là vẹo cột sống. 2. Chứng phù thũng chân
  3. Khi đi giày cao gót, sức nặng của cơ thể dồn về đôi chân. Bàn chân do ở vị trí dốc nên gót chân là nơi trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Máu dồn nhiều về đôi chân, các cơ ở bắp chân. Vì vậy, nếu khi đi giày cao gót, bạn sẽ dễ bị mắc các chứng phù thũng kèm theo đau nhức ở phần bàn chân và bắp chân. 3. Các tật của bàn chân Đại bộ phận những đôi giày cao gót đều ôm sát bàn chân để tạo độ vững chắc và tiện lợi khi di chuyển. Tuy nhiên, chính điều này lại gây nên hậu quả nặng nề cho đôi chân của bạn.
  4. Không khí không được lưu thông, các ngón chân luôn bị gò bó trong không gian chật hẹp của phần mũi giày gây nên hiện tượng giãn tĩnh mạch. Chân bạn sẽ có mùi khó chịu, da chân ửng đỏ, nặng hơn có thể gây ra dị ứng, làm vùng da chân nhanh bị lão hoá. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các vết chai ở vùng da chân và tật cong vẹo các ngón chân. Để giảm bớt các tác hại của việc đi giày cao gót đối với sức khoẻ, khi chọn mua giày, nên chú ý: - Chọn những đôi giày làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho vùng da chân. - Không chọn những đôi giày quá chật. Khi đi phải tạo được cảm giác an toàn, vững chắc và dễ chịu. - Mùa hè nên chọn những đôi giày (dép) thoáng khí, không quá kín. - Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của dế dày là từ 2 - 4cm, đường kính từ 3 - 5cm. - Không đi giày cao gót quá 5 - 8 giờ/ngày. Ngoài ra, việc chăm sóc đôi chân hàng ngày cũng giúp bạn tránh được những tác hại do giày cao gót gây nên: - Khi tắm, đừng quên mát xa cho đôi chân. Dùng đá kỳ vệ sinh phần gót chân để loại bỏ phần da chết cũng như tránh việc hình thành những vết chai ở bàn chân.
  5. - Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân với nước ấm có pha thêm chút muối và 1 vài giọt dầu oliu từ 15 - 20 phút. Muối có tác dụng sát trùng, làm sạch da. Dầu oliu giúp khôi phục độ đàn hồi và mềm mại của da chân. Nước ấm giúp lưu thông máu, giảm các chứng sưng tấy, đau nhức chân. - Dùng 50ml sữa chua trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp lên mảnh khăn bông mềm, sau đó quấn quanh bàn chân. Giữ trong khoảng 15 - 20 phút. Dùng nước ấm rửa sạch. - Hoặc xay nhỏ 50gr táo đỏ trộn đều với 5 thìa cà phê dầu thực vật và 2 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp đều lên da chân kết hợp với việc mát xa nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2