Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG NUÔI BÈ TẠI VÙNG BIỂN THÔN TÂN THÀNH,<br />
XÃ NINH ÍCH, HUYỆN NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA<br />
CURRENT SITUATION OF RAFT CULTURE AT THE SEA AREA OF TAN THANH<br />
VILLAGE, NINH ICH COMMUNE, NINH HOA DISTRICT, KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi<br />
Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa từ<br />
tháng 3/2010 đến tháng 8/2010 theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural<br />
Appraisal-PRA). Kết quả nghiên cứu cho thấy bè nuôi gồm các lồng nổi có diện tích trung bình 12.5m2 với kích<br />
thước mắt lưới giai đoạn ương giống 2a = 0,5 - 1,0cm, giai đoạn nuôi thương phẩm 2a = 2,0 - 4,0cm. Tổng số<br />
lồng nuôi hiện có ở vùng biển là 403 lồng, trung bình số lồng nuôi/bè là 23 lồng. Tôm hùm (phổ biến là tôm<br />
hùm bông) và cá giò là các đối tượng được nuôi chính với hình thức nuôi đơn. Nguồn thức ăn sử dụng chủ yếu<br />
là cá tạp. Bệnh xuất hiện nhiều trên tôm hùm từ năm 2007 trở lại đây. Bệnh tôm sữa được xem là bệnh nguy<br />
hiểm nhất xảy ra tại đây cho đến nay (tỷ lệ tử vong 80 - 90%). Sản lượng tôm hùm năm 2009 đạt khoảng 23.6kg<br />
(năng suất bình quân trên lồng đạt 66.5kg). Lợi nhuận trung bình/lồng/vụ đạt 10.9 triệu VNĐ.<br />
Từ khóa: tôm hùm, cá giò, cá tạp, bệnh tôm sữa, sản lượng tôm hùm.<br />
ABSTRACT<br />
The study is conducted at Tan Thanh village, Ninh Ich commune, Ninh Hoa district, Khanh Hoa<br />
province from 3/2010 to 8/2010 appling method of Participatory Rural Appraisal (PRA). Result of the<br />
study shows that farming raft consists of floating cases with average case area of 12.5m2 and mesh-size of<br />
2a = 0,5 - 1,0 cm for nursing period and 2a= 2,0 - 4,0 cm for fattening period. Total case amount is 403 cages<br />
at the sea area now with average of 23 cages per raft. Spiny lobster (mainly Ornate spiny lobster) and cobia<br />
are main cultured species with type of monoculture. Trash fish is major feed for cage culture. Disease occurs<br />
mainly on lobster from 2007 till now. Milky disease is considered to be the most serious until now (mortality<br />
rate of 80-90%). Yield of lobster was approximately 23,6 kg in 2009 (average of productivity per cage was 66,5<br />
kg). The average profit was 10.9 millions VNĐ/cage/crop.<br />
Keywords: Spiny lobster, cobia, trashfish, milky disease, yield of lobster farming.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
phù hợp nên nghề nuôi bè tại vùng biển thôn<br />
<br />
Tân Thành là một thôn ven biển thuộc xã<br />
<br />
Tân Thành ngày càng phát triển. Hoạt động nuôi<br />
<br />
Ninh Ích, huyện Ninh Hòa nằm sát với cửa đầm<br />
<br />
lồng đã bắt đầu phát triển tại vùng này từ năm<br />
<br />
Nha Phu nên phần lớn sinh kế của người dân<br />
<br />
1996 và đang gia tăng trong khoảng 5 năm trở<br />
<br />
dựa vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do<br />
<br />
lại đây (trung bình 16.6%/năm). Tuy nhiên, hiện<br />
<br />
có lợi thế của vùng cửa đầm như diện tích mặt<br />
<br />
tại vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành<br />
<br />
nước rộng, trao đổi nước đảm bảo và độ sâu<br />
<br />
nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động này. Xuất<br />
<br />
12 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
phát từ thực tế trên, nghiên cứu được thực hiện<br />
nhằm đánh giá “Hiện trạng nuôi bè tại vùng biển<br />
thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa,<br />
tỉnh Khánh Hòa” với các mục tiêu sau:<br />
Tìm hiểu thông tin chung về người nuôi.<br />
Thu thập thông tin về các biện pháp kỹ thuật<br />
nuôi lồng.<br />
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của hoạt<br />
động nuôi lồng.<br />
Đánh giá xu hướng và khả năng phát triển<br />
nghề nuôi bè tại địa phương.<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
Cấp xã: làm việc với phó chủ tịch Ủy ban<br />
Nhân dân và trưởng ban kinh tế xã Ninh Ích.<br />
Cấp thôn: làm việc với trưởng thôn và chủ<br />
tịch hội nông dân thôn Tân Thành.<br />
Việc tiếp cận tình hình hoạt động nuôi biển<br />
tại thôn Tân Thành được tiến hành bằng cách<br />
phỏng vấn trực tiếp người nuôi. Tỷ lệ số bè nuôi<br />
được phỏng vấn trên 70%.<br />
Số liệu nghiên cứu được phân tích theo<br />
phương pháp thống kế sử dụng phần mềm<br />
MS.Excel.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thông tin chung về người nuôi<br />
Trình độ học vấn của người nuôi được xem<br />
là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản lượng<br />
nuôi. Trình độ học vấn trực tiếp tác động đến khả<br />
năng tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật nuôi. Do<br />
đó, nó ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất cũng<br />
như hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi bè.<br />
Kết quả phỏng vấn 15 hộ nuôi bè cho thấy tuổi<br />
trung bình của các chủ hộ nuôi là 43 dao động từ<br />
28 - 61. Ở lứa tuổi này người nuôi đã tích lũy<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ vùng nghiên cứu<br />
(Nguồn: http://edoc.hu-berlin.de/dissertationen/strehlowharry-vincent-2006-07-14/HTML/chapter5.html#N115D0.<br />
Accessed 15/10/2010)<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Tân<br />
Thành, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa từ tháng<br />
03/2010 đến tháng 08/2010 theo phương pháp<br />
đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory<br />
Rural Appraisal-PRA).<br />
Thông tin ban đầu về hoạt động nuôi bè<br />
tại vùng biển thôn Tân Thành được thu thập ở<br />
nhiều mức độ khác nhau:<br />
<br />
được một số vốn nhất định để đầu tư và vẫn còn<br />
đủ sức để thực hiện hoạt động sản xuất. Nghiên<br />
cứu cũng cho thấy trình độ học vấn của người<br />
nuôi không cao. Số chủ hộ có trình độ văn hóa<br />
cấp I là 6 người (chiếm 40%), trình độ văn hóa<br />
cấp cấp II là 6 người (chiếm 40%) và trình độ<br />
văn hóa cấp III là 3 người (chiếm 20%). Kết quả<br />
này phản ánh đúng với thực tế trình độ học vấn<br />
của người nuôi tôm hùm tại các tỉnh ven biển<br />
miền Trung khi đa phần các người nuôi có trình<br />
độ học vấn dưới cấp III (chiếm 98%) theo khảo<br />
sát của Ly (2009).<br />
Về trình độ chuyên môn, đa số các chủ hộ<br />
không được đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy<br />
<br />
Cấp huyện: làm việc với các cán bộ phòng<br />
<br />
sản (chiếm 97%), chỉ có 1 chủ hộ đã từng tham<br />
<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện<br />
<br />
gia khóa sơ cấp 3 tháng về sản xuất tôm giống.<br />
<br />
Ninh Hòa.<br />
<br />
Do vậy, kỹ thuật nuôi áp dụng hiện tại chủ yếu<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 13<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
từ việc học hỏi lẫn nhau và từ kinh nghiệm của<br />
các người nuôi tại các vùng nuôi khác. Thời gian<br />
tham gia nuôi bè trung bình của người nuôi là 5<br />
năm dao động từ 1 - 15 năm. So với thời gian<br />
trung bình tham gia nuôi bè tại các vùng nuôi<br />
khác tại các tỉnh ven biển miền Trung (8.33 năm)<br />
và tại Khánh Hòa (10 năm) thì kinh nghiệm trong<br />
nghề nuôi bè của các hộ tại Tân Thành là thấp<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
hơn đáng kể (Ly, 2009).<br />
2. Các biện pháp kỹ thuật nuôi lồng<br />
2.1 Đối tượng nuôi<br />
Đối tượng nuôi bè chủ yếu là cá giò (80%)<br />
và tôm hùm bông (60%) bên cạnh các đối tượng<br />
khác như: tôm hùm tre, tôm hùm xanh, tôm hùm<br />
đỏ, cá mú và cá chim vây vàng (Bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. Các đối tượng nuôi bè tại vùng biển Tân Thành (n = 15)<br />
STT<br />
<br />
Đối tượng nuôi<br />
<br />
Tỷ lệ hộ nuôi (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus)<br />
<br />
60.0<br />
<br />
2<br />
<br />
Tôm hùm tre (Panulirus polyphagus)<br />
<br />
33.3<br />
<br />
3<br />
<br />
Tôm hùm xanh (Panulirus homarus)<br />
<br />
26.7<br />
<br />
4<br />
<br />
Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes)<br />
<br />
13.3<br />
<br />
5<br />
<br />
Cá giò (Rachycentron canadum)<br />
<br />
80,0<br />
<br />
6<br />
<br />
Cá mú (Epinephelus spp)<br />
<br />
46.7<br />
<br />
7<br />
<br />
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii )*<br />
<br />
13.3<br />
<br />
Ghi chú: : Nuôi thử nghiệm từ năm 2010<br />
*<br />
<br />
2.2. Địa điểm nuôi<br />
Vị trí đặt bè nuôi có ý nghĩa lớn đến năng<br />
suất và sản lượng nuôi. Các bè nuôi ở đây tập<br />
trung tại một khu vực cách hòn Lăng, hòn Rớ<br />
khoảng 50m. Bè được đặt ở vùng biển có độ sâu<br />
lớn hơn 6m. Theo đánh giá của người nuôi, đây<br />
là vùng biển có độ sâu và dòng chảy phù hợp<br />
cho hoạt động nuôi bè. Được chắn bởi hòn Thị<br />
nên ảnh hưởng đến vùng này vào mùa mưa bão<br />
không quá lớn (Hình 2).<br />
2.3. Con giống<br />
Nguồn giống tôm hùm và cá biển chủ yếu<br />
<br />
Hình 2. Vị trí đặt bè nuôi<br />
<br />
được lấy từ nguồn đánh bắt tại địa phương. Riêng giống cá biển có thể được lấy từ địa phương khác<br />
như Lương Sơn, Ba Làng hay Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Trong năm 2010, nguồn giống<br />
tôm hùm khan hiếm và giá cao nên một số hộ chuyển sang nuôi cá giò. Theo đánh giá cảm quan của<br />
người nuôi, chất lượng giống tôm hùm tương đối tốt (màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, đầy đủ<br />
các phần phụ) do giống được thu trực tiếp tại địa phương nên không trải qua quá trình vận chuyển.<br />
Ngược lại, chất lượng và số lượng giống cá biển (cá mú, cá giò) thường không ổn định do nguồn<br />
cung cấp giống không đồng bộ (được mua rải rác từ nhiều nguồn khác nhau).<br />
<br />
14 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
Việc chọn giống chủ yếu dựa theo kinh nghiệm không qua bất kỳ hình thức kiểm dịch nào nên<br />
người nuôi không kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ con giống vào đối tượng nuôi tạo<br />
cơ hội cho dịch bệnh xảy ra.<br />
Trên thực tế, các hộ có nuôi tôm hùm chọn nuôi từ giai đoạn giống (trọng lượng > 100g) đến<br />
kích thước thương phẩm (> 700g), rất ít hộ ương tôm từ giai đoạn hậu ấu trùng (Puerulus) đến giai<br />
đoạn giống. Đối với các hộ nuôi cá, kích thước thả giống từ 10 - 12cm.<br />
2.4. Lồng nuôi<br />
Lồng nuôi gồm các lồng nổi. Lưới lồng thường được chống đỡ bằng khung và phao. Khung<br />
lồng được làm bằng gỗ chịu mặn. Số lồng nuôi toàn vùng là 403. Số lồng nuôi/bè từ 9 - 77 lồng<br />
(trung bình 23 lồng/bè). Số hộ nuôi có từ 30 - 40 lồng chiếm đa số (66,4%) (Bảng 2). Diện tích lồng<br />
dao động từ 9 - 16m2 (trung bình 12.5m2). Nhìn chung, quy mô nuôi tại đây lớn hơn so với mặt bằng<br />
chung ở những vùng nuôi khác tại các tỉnh ven biển miền Trung là 16 lồng/bè với diện tích trung bình<br />
11.4m2 (Ly, 2009).<br />
Bảng 2. Thông tin bè nuôi của các hộ phỏng vấn (n=15)<br />
Số lồng/bè<br />
<br />
Tổng số bè<br />
<br />
Diện tích trung bình/lồng (m2)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
< 10<br />
<br />
1<br />
<br />
14.0<br />
<br />
6.7<br />
<br />
15 - 20<br />
<br />
4<br />
<br />
10.8<br />
<br />
20.0<br />
<br />
30 - 40<br />
<br />
9<br />
<br />
11.2<br />
<br />
66.4<br />
<br />
> 40<br />
<br />
1<br />
<br />
14.0<br />
<br />
6.7<br />
<br />
Có thể phân chia hoạt động nuôi tại khu vực<br />
<br />
2.6. Thức ăn<br />
<br />
nghiên cứu thành 2 giai đoạn chính. Giai đoạn<br />
<br />
Tương tự các vùng nuôi tôm hùm khác tại<br />
<br />
“ương” từ con non đến giai đoạn giống với kích<br />
<br />
Việt Nam, thức ăn sử dụng trong nuôi bè chủ<br />
<br />
thước mắt lưới 2a = 0,5 - 1,0cm, giai đoạn nuôi<br />
thương phẩm với kích thước 2a = 2,0 - 4,0 cm.<br />
Trên thực tế, phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là<br />
năng lực quản lý, mỗi hộ thực hiện một tiến trình<br />
nuôi khác nhau qua nhiều giai đoạn đòi hỏi sự<br />
thay đổi mật độ thả nuôi, kích thước lưới và kích<br />
thước mắt lưới.<br />
2.5. Thời gian nuôi<br />
Thông thường mùa vụ thả giống tôm bắt<br />
đầu từ tháng 12. Thời gian nuôi tôm hùm (chỉ<br />
tính cho tôm hùm bông) đến kích cỡ thương<br />
phẩm trung bình là 19 tháng kéo dài hơn so với<br />
các vùng nuôi khác tại các tỉnh miền Trung là 16<br />
<br />
yếu tại vùng biển Tân Thành là cá tạp, giáp xác<br />
và nhuyễn thể (Tuấn, 2004; Tuan & Mao, 2004;<br />
Nha, 2006; Hung và cộng sự, 2008, Ly, 2009).<br />
Cá tạp bao gồm cá liệt (ponyfish), cá sơn (red<br />
big-eye), cá mối (lizardfish), cá hố (hairtail) và<br />
cá cơm (anchovy), kết hợp với các loài giáp<br />
xác như cua (crabs), ghẹ (swimming crab), và<br />
một lượng ít nhuyễn thể như sò (cockles), hàu<br />
(oyster), vẹm xanh (green mussel). Từ năm<br />
2010, một số hộ đã sử dụng thức ăn viên trong<br />
nuôi cá giò giai đoạn giống tuy nhiên số lượng<br />
này chiếm tỷ lệ không cao (6.7%). Thức ăn được<br />
<br />
tháng (Ly, 2009). Đối với cá, thả giống rải rác<br />
<br />
cho ăn nguyên con hay băm nhỏ tùy theo giai<br />
<br />
quanh năm với thời gian nuôi cá mú 12 tháng và<br />
<br />
đoạn phát triển của đối tượng nuôi và kích cỡ<br />
<br />
cá giò là 10 tháng.<br />
<br />
thức ăn.<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 15<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2011<br />
<br />
Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu dựa vào khai thác tại địa phương và các vùng biển lân cận.<br />
Tuy nhiên với số lượng bè gia tăng hiện nay, một số hộ phải hợp đồng mua phế liệu từ các nhà máy<br />
đông lạnh để đáp ứng nhu cầu. Theo đánh giá của người nuôi, chất lượng thức ăn tương đối tốt tuy<br />
nhiên nguồn cung cấp thức ăn không ổn định dẫn đến việc giá tăng cao khi số lượng không đủ đáp<br />
ứng, đặc biệt vào mùa mưa bão.<br />
Tôm hùm và cá biển được cho ăn 2 lần/ngày (lần 1: 7 - 8h sáng, lần 2: 3 - 4h chiều). Lượng<br />
thức ăn lần 1 chiếm 30% và lần 2 chiếm 70% tổng lượng thức ăn. Khi cho ăn thức ăn được rải đều<br />
quanh lồng hay vào một vị trí nhất định.<br />
Trong nuôi lồng biển sử dụng cá tạp với FCR cao (20 - 30) là nguyên nhân gây ra một số vấn<br />
đề về chất lượng nước như tổng hàm lượng nitơ trong nước biển đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép<br />
trong nuôi trồng thủy sản (0.5mg/L) tại một vài khu vực nuôi tôm hùm lồng thuộc vùng biển Xuân Tự,<br />
Khánh Hòa (Tuấn, 2004; Hung và cộng sự, 2008). Đồng thời sử dụng cá tạp cũng là nguyên nhân<br />
tạo cơ hội tốt cho các tác nhân gây bệnh phát triển mà điển hình là dịch bệnh “tôm sữa” xảy ra cuối<br />
năm 2006 đầu năm 2007 gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi tại các tỉnh ven biển miền Trung (Hung và<br />
cộng sự, 2008). Các vấn đề này cho thấy việc sử dụng cá tạp là nguồn thức ăn chủ yếu sẽ gây ảnh<br />
hưởng bất lợi đến môi trường nước tạo cơ hội xảy ra dịch bệnh. Điều này sẽ không đảm bảo nghề<br />
nuôi bè phát triển lâu dài.<br />
<br />
Hình 3. Khu vực bè nuôi<br />
<br />
2.7. Tình hình dịch bệnh của các đối tượng<br />
<br />
Hình 4. Chuẩn bị cá tạp làm thức ăn<br />
<br />
tại đây (tỷ lệ gây chết 80 - 90%). Theo Hung và<br />
cộng sự (2008) bệnh này được xem là loại bệnh<br />
<br />
nuôi<br />
Qua điều tra cho thấy bệnh chủ yếu xuất<br />
<br />
nghiêm trọng nhất gặp phải đối với nghề nuôi<br />
<br />
hiện trên tôm hùm, cá biển ít xuất hiện bệnh.<br />
<br />
tôm hùm lồng và là nguyên nhân làm giảm đáng<br />
<br />
Bệnh tôm hùm bắt đầu xảy ra nhiều từ năm<br />
<br />
kể sản lượng tôm hùm từ 1.900 tấn năm 2006<br />
<br />
2007 trở lại đây. Các bệnh thường gặp là bệnh<br />
<br />
xuống còn 1.400 tấn năm 2007 tại các tỉnh ven<br />
<br />
tôm sữa, bệnh đen mang, bệnh đỏ thân, bệnh<br />
<br />
biển miền Trung. Mặc dù, đã có pháp đồ điều trị<br />
<br />
mòn đuôi và bệnh long đầu (Bảng 3). Trong đó<br />
<br />
từ năm 2007 nhưng thực tế tại vùng biển Tân<br />
<br />
bệnh tôm sữa là bệnh nguy hiểm nhất xảy ra<br />
<br />
Thành các hộ nuôi không áp dụng phương pháp<br />
<br />
16 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />