Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NUÔI THUẦN DƯỠNG TRONG ĐIỀU KIỆN<br />
LƯU GIỮ NGOẠI VI LOÀI HẢI SÂM VÚ (Holothuria fuscogilva),<br />
HẢI SÂM LỰU (Thelenota ananas) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN BÌNH THUẬN<br />
ASSESSMENT OF TAMING ABILITY IN EX-SITU MAIN TAINING CONDITIONS<br />
OF WHITE TEATFISH Holothuria Fuscogilva AND PRICKLY RED FISH Thelenota<br />
ananas DISTRIBUTING IN BINH THUAN MARINE AREA<br />
Đặng Ngọc Hảo1, Tôn Nữ Mỹ Nga1, Nguyễn Văn Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 21/7/2017; Ngày phản biện thông qua: 22/9//2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu<br />
trong nuôi thuần dưỡng ngoại vi. 20 con hải sâm vú và 8 con hải sâm lựu được bắt bởi thợ lặn tại đảo Phú<br />
Quý (Bình Thuận) và được thuần dưỡng tại chỗ trong bể xi măng đáy cát, có mái che 1 tháng trước khi vận<br />
chuyển về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy<br />
sản. Hải sâm được nuôi trong 3 bể giống nhau (15 m3/bể). Độ sâu mực nước 1,6 m. Nước được thay 4 ngày/<br />
lần vào buổi sáng. Lượng nước thay khoảng 25 - 30% thể tích nước trong bể. Bể nuôi được vệ sinh 1 tuần/lần.<br />
Chúng được cho ăn hàng ngày bằng tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 10.000 tế bào/mL, bột rong biển,<br />
bột tảo, thức ăn tôm dạng mịn CP 9000. Thời gian nuôi 70 ngày. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường trong<br />
quá trình nuôi phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm (nhiệt độ 24,5 - 29oC, độ mặn 31 - 34‰,<br />
pH 8,5 - 9). Tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt là 90 và 87,5%; tốc độ tăng trưởng lần lượt là<br />
0,82 g/ngày và -0,82g/ngày. 12,5% số lượng hải sâm lựu bị bệnh lở loét.<br />
Từ khóa: Bình Thuận, hải sâm lựu, hải sâm vú, nuôi thuần dưỡng, ngoại vi<br />
ABSTRACT<br />
A trial of taming culture in ex- situ maintaining conditions has been conducted to assess growth and<br />
survival rate of white teatfish and prickly red fish. 20 white teatfish and 8 prickly red fish were collected by<br />
divers at Phu Quy island (Binh Thuan province) and were tamed in place in the system of cement tanks with<br />
sandy bed and roof covered one month before transportation to the place of maintenance at Nha Trang Marine<br />
Research and Development Center, RIA 3. The tank system consisted of 3 tanks (15 m3/tank) with the same<br />
conditions. Water depths were 1.6 m. Water was changed every 4 days in the morning. Water volume changed<br />
was from 25 to 30% of the volume of water in the tank. The tanks were cleaned once a week. They were fed<br />
daily on Nannochloropsis oculata at the density of 10,000 cells /mL, seaweed powder, algae powder and<br />
CP 9000 fine shrimp feed. Culture time was 70 days. The results showed that the environmental factors in the<br />
culture process were suitable for the growth and development of sea cucumbers (temperature of 24.5 - 290C,<br />
salinity of 31-34 ‰, pH of 8.5- 9). The survival rates of white teatfish and prickly red fish were 90 and 87.5%,<br />
respectively; growth rates were 0.82 g/day and - 0.82 g/day, respectively. Prickly red fish suffered from ulcers<br />
(12.5% of the population).<br />
Keywords: Bình Thuận, ex- situ maintaining, prickly red fish, taming culture, white teatfish<br />
1<br />
2<br />
<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang<br />
Viện Ngiên cứu Nuôi trồng thủy sản III<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hải sâm là loài động vật da gai có giá trị<br />
kinh tế cao, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho<br />
con người và chúng có khả năng làm sạch môi<br />
trường. Kết quả điều tra về nguồn lợi của hải<br />
sâm ở các nước như Indonesia, Philippine,<br />
Ấn Độ cho thấy hiện nay, nguồn lợi của các<br />
loài hải sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng.<br />
Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng hải<br />
sâm làm thực phẩm tăng mạnh và việc quản lý<br />
khai thác nguồn lợi không hợp lý [4].<br />
Ở Việt Nam hiện nay, hai loài hải sâm vú<br />
(H. fuscogilva) và hải sâm lựu (T. ananas)<br />
đang nằm trong danh mục các loài thủy sinh<br />
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và chúng cần<br />
được bảo vệ, phục hồi và phát triển [1]. Khánh<br />
Hòa và Bình Thuận là hai tỉnh có nguồn lợi hải<br />
sản phong phú, đa dạng và là nơi phân bố của<br />
hai loài hải sâm vú và hải sâm lựu [5] đang có<br />
nguy cơ tuyệt chủng.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được<br />
sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy<br />
sản - Trường Đại học Nha Trang và được<br />
<br />
Số 3/2017<br />
sự cho phép của Trung tâm Nghiên cứu và<br />
Phát triển nuôi biển Nha Trang - Viện Nghiên<br />
cứu Nuôi trồng thủy sản III, tôi thực hiện đề<br />
tài “Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng<br />
trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm<br />
vú (Holothuria fuscogilva) và hải sâm lựu<br />
(Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển<br />
Khánh Hòa và Bình Thuận”.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian nghiên cứu: 15/2/2017- 15/5/2017<br />
Địa điểm nghiên cứu: Hải sâm được nuôi<br />
thuần dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và<br />
Phát triển nuôi biển Nha Trang, Viện Nghiên<br />
cứu Nuôi trồng Thủy sản III.<br />
2. Vật liệu nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: hải sâm vú<br />
Holothuria fuscogilva (Cherbonnier, 1980) và<br />
hải sâm lựu Thelenota ananas (Jaeger, 1833)<br />
(Hình 1).<br />
<br />
Hải sâm vú (H. fuscogilva)<br />
Hải sâm lựu (T. ananas)<br />
Hình 1. Hải sâm vú và hải sâm lựu<br />
<br />
3. Phương pháp thu mẫu vật<br />
Hải sâm sống được đặt mua theo yêu cầu<br />
kỹ thuật tại các địa phương nơi có ngư dân<br />
khai thác hải sâm, các tiểu thương, chủ vựa<br />
thu mua hải sản.<br />
Yêu cầu kỹ thuật: mẫu sống, sức khỏe tốt,<br />
cơ thể không trầy xước, dị tật.<br />
<br />
Phương pháp vận chuyển kín bằng túi nilon<br />
bơm ôxy. Nước biển sạch được cấp vào 1/3<br />
túi. Mật độ không quá 20 cá thể/túi. Trong quá<br />
trình vận chuyển, nhiệt độ được giữ ổn định<br />
không quá 270C. Túi hải sâm được đặt cố định<br />
trong thùng xốp nhằm giảm trong quá trình<br />
vận chuyển.<br />
<br />
4. Kỹ thuật vận chuyển mẫu sống<br />
20 con hải sâm vú, 8 con hải sâm lựu được<br />
ngư dân lặn bắt ở Phú Quý - Bình Thuận và<br />
được vận chuyển trên 2 giờ đến nơi lưu giữ tạm.<br />
<br />
5. Kỹ thuật nuôi thuần dưỡng<br />
Hải sâm được thu gom và thuần dưỡng<br />
tại chỗ trong bể xi măng đáy cát trong 1 tháng<br />
ở đảo Phú Quý trước khi vận chuyển về nơi<br />
<br />
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
nuôi dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và<br />
Phát triển nuôi biển Nha Trang, Khánh Hòa.<br />
Thí nghiệm nuôi thuần dưỡng kéo dài trong<br />
70 ngày.<br />
Hải sâm được nuôi trong bể xi măng<br />
có mái che, đáy cát pha bùn, có sục khí và<br />
nước chảy liên tục. Môi trường nước nuôi<br />
hải sâm có độ mặn là 25 - 35‰, nhiệt độ là<br />
25 - 310C, pH: 6,5 - 8,5. Độ sâu mực nước là<br />
1,6 m. Chúng được cho ăn hàng ngày bằng<br />
tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 10.000<br />
tế bào/mL, bột rong biển, bột tảo, thức ăn<br />
tôm dạng mịn CP 9000 với liều lượng 10g<br />
mỗi loại/lần. Cho ăn 1 lần/ngày.<br />
Mật độ nuôi: 20 cá thể hải sâm vú, 8 cá<br />
thể hải sâm lựu được bố trí trong 3 bể (thể tích<br />
15 m3/bể) có cùng điều kiện môi trường và chế<br />
độ cho ăn.<br />
Nước được thay 4 ngày/lần vào buổi sáng<br />
để tránh hải sâm không bị sốc nhiệt. Lượng<br />
nước thay khoảng 25 - 30% thể tích nước<br />
trong bể. Bể nuôi được vệ sinh 1 tuần/lần để<br />
đảm bảo môi trường sống cho hải sâm được<br />
sạch sẽ.<br />
6. Phương pháp theo dõi tốc độ sinh trưởng<br />
và tỉ lệ sống của hải sâm<br />
Tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải<br />
sâm được theo dõi 15 ngày/lần đến khi kết<br />
thúc thí nghiệm. Toàn bộ số hải sâm ở mỗi bể<br />
được thu và cân theo nhóm để tính khối lượng<br />
trung bình của mỗi đợt thu mẫu. Khi kết thúc<br />
thí nghiệm, hải sâm được cân khối lượng và<br />
đo từng cá thể để tính tốc độ sinh trưởng tuyệt<br />
đối (ADGw), công thức như sau:<br />
Tỉ lệ sống (%) = 100 × (số hải sâm thu<br />
hoạch/số hải sâm thả nuôi)<br />
Tốc độ sinh trưởng:<br />
<br />
Trong đó:<br />
- W1, W2: Khối lượng của hải sâm tại thời<br />
điểm T1 và T2.<br />
- T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và<br />
lần sau.<br />
<br />
Số 3/2017<br />
Để đo chiều dài hải sâm, mỗi cá thể hải<br />
sâm sau khi được cân khối lượng thì được<br />
chuyển qua khay nhựa, để yên 3 - 5 phút cho<br />
cơ thể trở lại hình dạng ban đầu rồi được tiến<br />
hành đo chiều dài bằng thước.<br />
<br />
Hình 2. Cân khối lượng hải sâm<br />
<br />
7. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường<br />
Trong quá trình nuôi thuần dưỡng, các yếu<br />
tố môi trường được theo dõi hàng ngày vào 7<br />
giờ và 14 giờ.<br />
+ Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế, độ<br />
chính xác 1‰.<br />
+ Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy<br />
ngân, độ chính xác 1oC.<br />
+ pH được xác định bằng test kit, độ chính<br />
xác 0,5.<br />
8. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm<br />
Microsoft Excel. Giá trị trung bình và độ lệch<br />
chuẩn SD được tính bằng hàm AVERAGE và<br />
hàm STDEV trong Excel.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Các yếu tố môi trường<br />
Các yếu tố môi trường của bể nuôi thuần<br />
dưỡng hải sâm được ghi nhận và trình bày ở<br />
Bảng 1.<br />
Bảng 1. Các yếu tố môi trường bể nuôi<br />
Các yếu tố môi trường<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
<br />
24,5 - 29 (0C)<br />
<br />
Độ mặn<br />
<br />
31- 34‰<br />
<br />
pH<br />
<br />
8,5- 9,0<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2017<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
pH<br />
Bảng 1 cho thấy nhiệt độ dao động trong<br />
Theo Lavitra et al. (2010), pH phù hợp với<br />
0<br />
khoảng từ 24,5 đến 29 C. Nhiệt độ này nằm<br />
sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm là<br />
trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và<br />
7,0 - 8,5. Giá trị pH trong bể nuôi thuần dưỡng<br />
phát triển bình thường của hải sâm. Theo<br />
hải sâm của chúng tôi được ghi là 8,5 - 9, giá<br />
Nguyễn Đình Quang Duy (2003), nhiệt độ thích<br />
trị này nằm ở mức cao hơn so với giá trị thích<br />
hợp cho phát triển và sinh trưởng của hải sâm<br />
hợp cho sinh trưởng và phát triển của hải<br />
là 25 - 310C [3].<br />
sâm [7].<br />
Do quá trình nghiên cứu diễn ra trong<br />
Vậy, trong quá trình nuôi thuần dưỡng hải<br />
mùa hè nên biên độ nhiệt dao động trong suốt<br />
sâm, các yếu tố môi trường được ghi nhận,<br />
thời gian nghiên cứu được ghi nhận là 4,50C<br />
nhiệt độ là 24,5 - 29oC, độ mặn là 31 - 34‰,<br />
và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ<br />
nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng<br />
0,5 đến 10C.<br />
và phát triển của hải sâm, pH là 8,5 - 9, cao<br />
Độ mặn<br />
hơn giá trị thích hợp cho sinh trưởng và phát<br />
Nguồn nước được sử dụng cho quá trình<br />
triển của hải sâm.<br />
nuôi thuần dưỡng hải sâm được lấy từ biển vào<br />
2. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của<br />
mùa hè nên độ mặn dao động trong khoảng từ<br />
hải sâm<br />
31 đến 34 ‰. Độ mặn này hoàn toàn nằm trong<br />
Tỷ lệ sống<br />
khoảng thích hợp cho hải sâm sinh trưởng và<br />
Tỷ lệ sống của hải sâm vú, hải sâm lựu<br />
phát triển. Theo Nguyễn Chính và ctv, 1995,<br />
trong thời gian thuần dưỡng được trình bày<br />
độ mặn thích hợp cho hải sâm sinh trưởng và<br />
phát triển là 25 - 35‰ [2].<br />
ở Bảng 2.<br />
Bảng 2. Tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng<br />
Ngày<br />
<br />
Hải sâm vú<br />
Số lượng (con)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
0<br />
20<br />
100,0<br />
15<br />
20<br />
100,0<br />
30<br />
18<br />
90,0<br />
45<br />
18<br />
90,0<br />
60<br />
18<br />
90,0<br />
70<br />
18<br />
90,0<br />
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ sống của hải sâm<br />
vú đạt 90%, hải sâm lựu đạt 87,5% sau 70<br />
ngày nuôi thuần dưỡng. Tỷ lệ sống của hải<br />
sâm vú cao hơn hải sâm lựu 2,5%. Tỷ lệ sống<br />
của hải sâm vú, hải sâm lựu trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Thị Thanh Thùy và ctv (2016)<br />
(100%) [6].<br />
Tỷ lệ sống của hải sâm có xu hướng giảm<br />
dần theo thời gian nuôi giữ. Nguyên nhân có<br />
thể giải thích như sau: khi thu thập hải sâm<br />
từ Phú Quý và vận chuyển về nơi nuôi giữ,<br />
điều kiện môi trường nuôi có sự thay đổi so<br />
với điều kiện môi trường sống ngoài tự nhiên<br />
tại Phú Quý. Mặc dù trước khi chuyển, hải sâm<br />
được lưu giữ và thuần dưỡng ở độ sâu giảm<br />
dần từ 20m đến 3m trong 1 tháng tại Phú Quý.<br />
<br />
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hải sâm lựu<br />
Số lượng (con)<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
8<br />
1000<br />
8<br />
100,0<br />
8<br />
100,0<br />
8<br />
100,0<br />
7<br />
87,5<br />
7<br />
87,5<br />
Trong thời đó, sức khỏe một số con hải sâm bị<br />
suy giảm và thường mắc bệnh lở loét nên ảnh<br />
hưởng đến tỷ lệ sống.<br />
Tốc độ tăng trưởng<br />
Tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú, hải<br />
sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng<br />
được trình bày ở Bảng 3.<br />
Bảng 3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của<br />
hải sâm vú lớn hơn hải sâm lựu. Tốc độ tăng<br />
trưởng về khối lượng của hải sâm vú có xu<br />
hướng tăng dần theo thời gian nuôi và 70<br />
ngày nuôi đạt giá trị 0,82 g/ngày. Trái lại, hải<br />
sâm lựu nuôi được 70 ngày có tốc độ tăng<br />
trưởng âm (-0,82 g/ngày). Điều này có thể là<br />
do vận chuyển và do chúng chưa thích nghi<br />
với điều kiện nuôi so với môi trường sống của<br />
chúng ở đảo Phú Quý. Do đó, một số con hải<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2017<br />
<br />
sâm bị bệnh lở loét dẫn đến khối lượng cơ thể<br />
giảm và một số cá thể bị chết. Trong thời gian<br />
nuôi, một số cá thể hải sâm vú bị bệnh, khối<br />
<br />
lượng thân giảm, một vài cá thể thải nội tạng<br />
làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng<br />
của chúng.<br />
<br />
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú, hải sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng<br />
Hải sâm vú<br />
Ngày<br />
<br />
Hải sâm lựu<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
<br />
Tăng trưởng khối lượng<br />
(g/ngày)<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
<br />
Tăng trưởng khối<br />
lượng (g/ngày)<br />
<br />
0<br />
<br />
355,6<br />
<br />
-<br />
<br />
562,3<br />
<br />
-<br />
<br />
15<br />
<br />
356,6 ± 168,27<br />
<br />
0,07<br />
<br />
566,3 ± 189,68<br />
<br />
0,26<br />
<br />
30<br />
<br />
380,9 ± 170,33<br />
<br />
1,62<br />
<br />
530,8 ± 75,52<br />
<br />
-2,36<br />
<br />
45<br />
<br />
391,1± 179,57<br />
<br />
0,68<br />
<br />
517,7 ± 54,50<br />
<br />
-0,88<br />
<br />
60<br />
<br />
390,9 ± 157,35<br />
<br />
-0,01<br />
<br />
461,9 ± 78,76<br />
<br />
-3,72<br />
<br />
70<br />
<br />
413,3 ± 176,81<br />
<br />
2,24<br />
<br />
504,6 ± 34,07<br />
<br />
4,28<br />
<br />
70 ngày nuôi<br />
<br />
0,82<br />
<br />
-0,82<br />
<br />
* Giá trị được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)<br />
<br />
Vậy, sau 70 ngày nuôi thuần dưỡng, tỷ lệ<br />
sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt<br />
<br />
là 90 và 87,5%; tốc độ tăng trưởng lần lượt là<br />
0,82 g/ngày và -0,82 g/ngày.<br />
<br />
3. Bệnh lỡ loét ở hải sâm lựu<br />
<br />
Hình 3. Hình dạng ngoài của hải sâm lựu bị bệnh lỡ loét<br />
<br />
Nguyên nhân: Có thể do hải sâm bị ảnh<br />
hưởng bởi vận chuyển từ đảo Phú Quý về<br />
Nha Trang với thời gian dài hay trong quá trình<br />
nuôi, chúng chưa thích nghi với điều kiện nuôi<br />
nhốt hoặc có thể do giá trị pH môi trường nuôi<br />
cao (8,5 - 9) nên chúng dễ nhiễm bệnh.<br />
Dấu hiệu bệnh lý: Hải sâm lựu bị bệnh lở<br />
loét (Hình 3) với biểu hiện xuất hiện các vết<br />
lở loét màu trắng sữa trên thân. Sau đó, các<br />
vết loét nhanh chóng lan rộng ra xung quanh<br />
tạo thành từng mảng lớn. Từ những mảng loét<br />
này, dịch nhớt màu trắng sữa tiết ra rất nhiều,<br />
rồi vết loét ăn sâu vào da và nội tạng. Khi bị<br />
<br />
bệnh, hải sâm ít hoạt động, cơ thể mềm yếu.<br />
Tỷ lệ hải sâm lựu bị bệnh chiếm khoảng 12,5%.<br />
Biện pháp trị bệnh: Hải sâm cần được<br />
phát hiện kịp thời khi có biểu hiện tiết nhiều<br />
dịch trắng do bị lở loét. Cá thể bị bệnh<br />
được tách riêng và được ngâm kháng sinh<br />
Oxytetracyline 50 ppm/6 giờ/ngày và đồng<br />
thời bôi thuốc Oxytetracyline trực tiếp lên<br />
phần bị loét. Sau đó, chúng được thay nước<br />
sạch và cho ăn. Sau khi điều trị liên tục trong<br />
3 - 5 ngày thì các vết loét lành lại và hải sâm<br />
ăn lại bình thường.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21<br />
<br />