intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản và một số giải pháp phát triển bền vững trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, Phú Yên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

81
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình ở 5 xã: An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông và An Hòa. Nguồn lao động chính xung quanh hồ chủ yếu là nam giới (89,11%), tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55 cao nhất chiếm 67,33%; hầu hết những người tham gia vào NTTS đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với 93% có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trình độ văn hóa của người tham gia NTTS trình độ 9/12 cao nhất chiếm 61,39%. Kết quả điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình ở 5 xã: An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông và An Hòa. Nguồn lao động chính xung quanh hồ chủ yếu là nam giới (89,11%), tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55 cao nhất chiếm 67,33%; hầu hết những người tham gia vào NTTS đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với 93% có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trình độ văn hóa của người tham gia NTTS trình độ 9/12 cao nhất chiếm 61,39%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản và một số giải pháp phát triển bền vững trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, Phú Yên

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐẦM Ô LOAN HUYỆN TUY AN, PHÚ YÊN<br /> AQUACULTURE STATUS AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT SOLUTIONS<br /> FOR O LOAN LAGOON -TUY AN DISTRICT, PHU YEN PROVINCE<br /> Phạm Thị Anh1, Nguyễn Thanh Sơn2<br /> Ngày nhận bài: 16/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 29/4/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dựa<br /> trên việc phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình ở 5 xã: An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông và An Hòa. Nguồn<br /> lao động chính xung quanh hồ chủ yếu là nam giới (89,11%), tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55 cao<br /> nhất chiếm 67,33%; hầu hết những người tham gia vào NTTS đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với<br /> 93% có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trình độ văn hóa của người tham gia NTTS trình độ 9/12 cao nhất chiếm<br /> 61,39%. Năm 2014, tổng sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan lần lượt là 1548,7 tấn và<br /> 541,5 trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm chiếm 96,21% tổng diện tích nuôi, sản lượng nuôi chiếm 98,41%<br /> tổng sản lượng nuôi trồng xung quanh đầm. Tất cả số hộ NTTS nuôi tôm đều sử dụng thuốc kháng sinh và hóa<br /> chất để phòng trị bệnh cho tôm và xử lý môi trường ao nuôi.<br /> Từ khóa: đầm Ô Loan, nuôi trồng thủy sản, hiện trạng, đầm<br /> ABSTRACT<br /> A survey was conducted to evaluate the aquaculture status on O Loan lagoon. A total of 100 households<br /> were interviewed belong to the communes An Hai, An Cu, An Hiep, An Ninh Dong and An Hoa in O Loan<br /> lagoon. The results showed that the labors in the lagoon were mainly male (89.11%), the percentage of workers<br /> in the age from 40 to 55 years are highest, accounted for 67.33%. Most people who involved in aquaculture<br /> have at least 5 years of experience or higher (93%). They have low level of education with the highest<br /> percentage at 9/12 (61.39%). In 2014, the total area and production of aquaculture activities of O Loan lagoon<br /> were 541.5 hectares and 1548.7 tons, respectively. Especially, shrimp farming was dominant with the area and<br /> production accounted for 96.21 % and 98.41 % of the total, respectively. All shrimp farms used antibiotic and<br /> chemical products for disease preventing and water treatment.<br /> Keywords: O loan lagoon, aquaculture, penaeus vannamei, status, lagoon<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Khu vực Nam Trung Bộ từ lâu đã nổi tiếng<br /> với những đầm phá nổi như đầm Nại (Bình<br /> Thuận), đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Thị Nại<br /> (Bình Định), đầm Nha Phu (Khánh Hòa), đầm<br /> Môn (Khánh Hòa), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> (Thừa Thiên Huế), đầm Cù Mông (Phú Yên),<br /> vịnh Xuân Đài (Phú Yên)… Các đầm đều có<br /> hình dạng và cấu tạo rất đa dạng, chủ yếu<br /> là các thủy vực nông sát biển, nhận nước từ<br /> một hoặc vài con sông và thải nước ra biển<br /> qua cửa riêng của mình, rộng hẹp tùy đầm.<br /> <br /> Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> Viện Công nghệ Sinh học - Môi trường - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> NHA TRANG UNIVERSITY • 3<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Những sông trong vùng thường nhỏ, tổng<br /> lượng nước ít và chỉ chảy rất tập trung trong<br /> một vài tháng. Trong mùa khô kéo dài, sông lại<br /> rất cạn kiệt, nhiều nơi lòng sông trơ ra để lại<br /> hai bên bờ những dải cát, hay có những đầm bị<br /> khống chế hoàn toàn bởi nước biển, ở những<br /> đầm này độ muối thường cao, có trường hợp<br /> trở nên quá mặn, đạt giá trị 39 - 40‰ và khá<br /> ổn định [6]. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản<br /> trên các đầm phá ngày càng phát triển với quy<br /> mô rộng với nhiều đối tượng nước lợ, nước<br /> mặn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao như:<br /> tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cua ghẹ, cá<br /> biển và một số loài nhuyễn thể, rong biển. Hiện<br /> nay hầu hết các đầm phá đều được sử dụng<br /> để phát triển nuôi trồng thủy sản, các hoạt<br /> động nuôi trồng thủy sản đang diễn biến hết<br /> sức phức tạp trên quy mô lớn, đặc biệt các<br /> ngành nghề nuôi tôm thâm canh, chuyên canh<br /> đã và đang mang lại những tác dụng tiêu cực<br /> cho môi trường các đầm phá ven biển [2,7].<br /> Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ,<br /> với lợi thế bờ biển dài gần 190 km cùng với<br /> nhiều eo, vịnh, đầm phá là nơi nuôi dưỡng,<br /> sinh trưởng của rất nhiều loài thủy hải sản<br /> khác nhau, có nhiều tiềm năng và lợi thế<br /> trong việc phát triển toàn diện ngành kinh tế<br /> thủy sản cũng như một số ngành kinh tế quan<br /> trọng khác [1]. Từ lâu đầm Ô Loan từ lâu đã<br /> nổi tiếng với nguồn lợi thủy sản đa dạng với<br /> rất nhiều các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao<br /> như sò huyết, ghẹ xanh, cua và hàu…, trong<br /> đó sò huyết đầm Ô Loan được coi là đặc sản<br /> của vùng [1]. Nghề nuôi trồng thủy sản xung<br /> quanh đầm Ô Loan đã góp phần nâng cao<br /> năng suất và sản lượng thủy sản, thúc đẩy<br /> nền kinh tế cho huyện Tuy An và tỉnh Phú Yên.<br /> Có thể khẳng định rằng đời sống của dân cư<br /> 5 xã vùng đầm phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ<br /> sản của đầm Ô Loan. Đầm Ô Loan vẫn đóng<br /> một vai trò quan trọng trong chiến lược phát<br /> triển kinh tế thuỷ sản của tỉnh Phú Yên cũng<br /> như phát triển kinh tế huyện Tuy An, nguồn lợi<br /> <br /> 4 • NHA TRANG UNIVERSITY<br /> <br /> Số 4/2016<br /> thủy sản từ đầm giúp nâng cao đời sống của<br /> cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh đầm.<br /> Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản trong<br /> đầm là 360,75 ha, trong số này diện tích nuôi<br /> cao triều là 20,5 ha (trong đó nuôi trên cát là 3,5<br /> ha), diện tích hồ hở (hồ chất đá) là 125 ha [4].<br /> Hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Tuy<br /> An tập trung chủ yếu ở vùng đầm Ô Loan do<br /> người dân của 5 xã An Ninh Đông, An Hải, An<br /> Cư, An Hòa và An Hiệp tham gia nuôi trồng<br /> thủy sản, tổng diện tích nuôi xung quanh đầm<br /> là 420 ha, chiếm hơn 80% diện tích nuôi toàn<br /> huyện [8]. Tuy nhiên, do hoạt động nuôi trồng<br /> thuỷ sản quá mức, thiếu quy hoạch đã dẫn<br /> đến môi trường đầm suy thoái, tình hình dịch<br /> bệnh trong nuôi trồng thủy sản diễn biến phức<br /> tạp: Năm 2008 dịch bệnh trên tôm bùng phát<br /> ở đầm Ô Loan, 50/180 ha tôm sú bị mất trắng<br /> do bệnh, chủ yếu là bệnh đỏ thân và bệnh đốm<br /> trắng. Đầu năm 2009, có gần 70 ha tôm bị chết<br /> chủ yếu do bệnh taura và các bệnh có liên<br /> quan đến môi trường [3]. Theo báo cáo của<br /> Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> huyện Tuy An, những tháng đầu năm 2009,<br /> biên độ triều trong đầm Ô Loan thấp hơn trung<br /> bình từ 0,2-0,3m, độ mặn giảm so với trung<br /> bình nhiều năm từ 0,5 - 0,6 %. Đáng chú ý là<br /> kết quả tại điểm thu mẫu An Hải về chỉ tiêu ô<br /> nhiễm vi sinh đã vượt ngưỡng cho phép. Đầu<br /> năm 2010, 85 ha tôm chân trắng bị nhiễm bệnh<br /> chủ yếu tập trung ở 2 huyện Tuy An và Đông<br /> Hòa. Năm 2011 riêng khu vực đầm Ô Loan có<br /> gần 100 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, tập trung<br /> chủ yếu ở các xã An Ninh Đông, An Ninh Tây<br /> và An Cư, ngoài ra đại đa số hồ ở đây chủ yếu<br /> là hồ hở nên việc lây lan dịch bệnh rất nhanh<br /> chóng [3].<br /> Do đó việc đánh giá lại hiện trạng nuôi<br /> trồng thủy sản xung quanh đầm Ô Loan hiện<br /> nay là cần thiết để có những giải pháp kịp thời<br /> nhằm phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy<br /> sản xung quanh đầm một cách bền vững và ít<br /> nguy hại nhất đến môi trường đầm.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Nội dung nghiên cứu tiến hành từ tháng 02/2014 đến hết tháng 12/2014 xung quanh đầm Ô Loan Phú Yên. Đối tượng phỏng vấn là các hộ nuôi trồng thủy sản trên đầm ở 5 xã: xã An Hòa, An Hiệp,<br /> An Ninh Đông, An Hải và An Cư.<br /> <br /> Hình 1. Đầm Ô Loan và cửa đầm Tân Quy [12]<br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Số liệu thứ cấp được thu thập tại Sở<br /> Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài<br /> nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, Phòng<br /> Nông nghiệp huyện Tuy An và các sách báo,<br /> tài liệu có liên quan.<br /> - Số liệu sơ cấp được tổng hợp dựa trên<br /> quá trình phỏng vấn trực tiếp các ngư dân nuôi<br /> trồng thủy sản xung quanh vùng đầm Ô Loan<br /> thuộc 5 xã ven đầm (xã An Hòa, An Hiệp, An<br /> Ninh Đông, An Hải và An Cư) và cán bộ quản<br /> lý khu vực nghiên cứu qua bộ câu hỏi điều tra<br /> với 101 phiếu.<br /> - Thông tin thu thập được xử lý theo từng<br /> nội dung riêng dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn<br /> và dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Nguồn lao động nuôi trồng thủy sản trên<br /> đầm Ô Loan<br /> - Tỷ lệ giới tính: Trong 101 phiếu được khảo<br /> sát về tình hình NTTS xung quanh đầm Ô Loan<br /> cho thấy có số lượng nữ tham gia NTTS chiếm<br /> tỷ lệ 10,89% (11/101 phiếu), còn lại đều là nam<br /> giới chiếm tỷ lệ 89,11% (90/11 phiếu). Đây là một<br /> trong những thực tế hiện nay do tính chất của<br /> các công việc trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi<br /> <br /> nhiều sức lực cũng như thời gian làm việc nên<br /> nam giới tham gia có tỷ lệ chiếm rất cao.<br /> - Cơ cấu độ tuổi của những người tham<br /> gia NTTS: Những người tham gia NTTS có thể<br /> chia thành 3 nhóm độ tuổi khác nhau là dưới<br /> 40 tuổi, từ 40 đến 55 tuổi, trên 55 tuổi. Trong<br /> đó, tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55<br /> cao nhất chiếm 67,33% (68/101 phiếu), đây là<br /> nguồn lao động có sức khỏe tốt và nắm bắt<br /> các kĩ thuật nuôi, kinh nghiệm nuôi tốt hơn so<br /> với những nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi trên 55<br /> chiếm 13,86 % (14/101 phiếu), nhóm tuổi dưới<br /> 40 chiếm 18,81% (19/101 phiếu).<br /> - Số năm kinh nghiệm trong NTTS: Nguồn<br /> lao động có số năm kinh nghiệm tham gia vào<br /> NTTS khá cao, số chủ hộ có thâm niên NTTS<br /> từ 10 đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất đạt<br /> 40,59%, từ 5 đến 10 năm chiếm 32,67%, từ 15<br /> - 20 năm chiếm 14,85%, các chủ hộ nuôi trên<br /> 20 năm chiếm 4,95%.<br /> - Trình độ văn hóa thấp: Kết quả điều tra<br /> cho thấy, đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa<br /> (9/12) chiếm tỷ lệ 61,39%, tiếp theo đến trình<br /> độ 12/12 chiếm 20,79%, trình độ 8/12 chiếm<br /> 6,93%, trình độ tiểu học chiếm 4,95% và tỷ lệ<br /> người không biết chữ chiếm 5,94%. Khảo sát<br /> này cũng chỉ ra rằng trong tất cả các hộ được<br /> NHA TRANG UNIVERSITY • 5<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> phỏng vấn không có chủ hộ nào đã qua lớp<br /> đào tạo chuyên môn có trình độ đại học, tất<br /> cả kinh nghiệm trong NTTS chủ yếu được học<br /> tập theo kiểu truyền miệng và kinh nghiệm của<br /> bản thân.<br /> - Thu nhập bình quân đầu người/năm: Năm<br /> 2010, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt<br /> mức 12,1 triệu/năm, con số này ngày càng gia<br /> tăng và đến năm 2013 là 20,1 triệu/người/năm<br /> và năm 2014 là 22,6 triệu/người/năm, tăng gấp<br /> 1,86 lần so với năm 2010.<br /> 2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên đầm<br /> Ô Loan<br /> <br /> Số 4/2016<br /> 2.1. Diện tích nuôi và sản lượng nuôi trồng thủy<br /> sản trên đầm Ô Loan<br /> Diện tích nuôi trồng thủy sản của 5 xã An<br /> Hải, An Hiệp, An Hòa, An Cư và An Ninh Đông<br /> năm 2014 có sự chênh lệch đáng kể: xã Ninh<br /> Đông và An Hòa có diện tích nuôi lớn nhất<br /> chiếm lần lượt là 133ha và 152ha, đây là hai xã<br /> có diện tích NTTS chiếm chủ lực xung quanh<br /> đầm Ô Loan. Tổng diện tích NTTS trong đầm<br /> Ô Loan năm 2014 là 541,5 ha, trong đó diện<br /> tích nuôi tôm công nghiệp là 521 ha (chiếm<br /> 96,21%). Tổng sản lượng NTTS năm 2014 đạt<br /> 1548,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt<br /> 1524,1 chiếm 98,41% [8].<br /> <br /> Hình 2. Diện tích và sản lượng NTTS của các xã trên đầm Ô Loan năm 2014 [7]<br /> <br /> Nhìn vào biểu đồ hình 2 cho thấy xã An<br /> Cư năm 2014 có diện tích nuôi đứng thứ 3 chỉ<br /> sau xã An Ninh Đông và An Hòa, tuy nhiên sản<br /> lượng nuôi lại thấp nhất so với các xã khác, chỉ<br /> đạt 137 tấn, điều này là do vấn đề dịch bệnh.<br /> Sáu tháng đầu năm 2014 toàn huyện Tuy An<br /> có 169,5 ha tôm bị bệnh, trong đó diện tích mất<br /> trắng là 67 ha (tôm chân trắng 61 ha, tôm sú 6<br /> ha). Tôm bị dịch bệnh rải rác khắp các xã: An<br /> Ninh Đông 44 ha, An Cư 39 ha, An Hòa 45 ha,<br /> An Hiệp 15 ha và An Hải 0,5 ha. Tôm chủ yếu<br /> bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính,<br /> dịch bệnh xảy ra ở tôm nuôi 10 đến 20 ngày<br /> tuổi [3]. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy<br /> sản (Sở NN-PTNT 3/2014), qua lấy mẫu phân<br /> tích cho thấy, nước tại vùng nuôi cách xa cửa<br /> biển như An Cư, ngoài ra còn bị ảnh hưởng<br /> <br /> 6 • NHA TRANG UNIVERSITY<br /> <br /> của nước ngọt từ sông Cái và sông Hà Yến đổ<br /> xuống nên độ mặn và độ kiềm tương đối thấp,<br /> độ mặn dưới 10‰, độ kiềm thấp từ 30 đến<br /> 40 ppm. Cũng theo Trung tâm này, ô nhiễm<br /> dinh dưỡng cũng được phát hiện ở vùng nuôi<br /> này: hàm lượng NH3-N hoặc NO2-N cao vượt<br /> ngưỡng cho phép, lần lượt dao động từ 0,5<br /> đến 1ppm và 0,1 đến 0,3ppm. An Hải là xã có<br /> diện tích nuôi thấp nhất với 40ha, đây là xã<br /> nằm gần cửa biển nên mực nước ở khu vực<br /> này sâu, chế độ thủy lực không ổn định, nước<br /> mặn hơn phía trong đầm do thường xuyên trao<br /> đổi với nước biển, nên phù hợp với việc nuôi<br /> các loài ưa độ mặn cao như cá mú, cá hồng,<br /> hàu,... Diện tích nuôi cá biển của xã An Hải<br /> cũng chiếm nhiều nhất trong vùng với 12/23 ha<br /> (chiếm 52,17%)[1].<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> 2.2. Đối tượng nuôi xung quanh đầm Ô Loan<br /> Bảng 1. Một số đối tượng nuôi ở các xã xung quanh vùng đầm Ô Loan năm 2014<br /> <br /> Đơn vị tính: %<br /> <br /> STT<br /> <br /> Hình thức nuôi<br /> <br /> An Ninh Đông<br /> <br /> An Hải<br /> <br /> An Cư<br /> <br /> An Hiệp<br /> <br /> An Hòa<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tôm he chân trắng<br /> <br /> 92,16<br /> <br /> 71,43<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 100<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tôm sú<br /> <br /> 7,84<br /> <br /> 19,05<br /> <br /> 50<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cá các loại<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,76<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sò huyết<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,76<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đối tượng nuôi chính trên đầm Ô Loan<br /> chủ yếu là tôm he chân trắng (Penaeus<br /> vanamei) và tôm sú (Penaeus monodon), số<br /> lượng các hộ nuôi hai đối tượng này chiếm hầu<br /> hết diện tích nuôi trong đầm Ô Loan. Theo số<br /> liệu phỏng vấn người dân xung quanh các xã<br /> thì xã An Hòa có 100% số hộ nuôi tôm he chân<br /> trắng, tiếp đến là An Ninh Đông là 92,16%, An<br /> Hải 71,43% và An Cư là 33,33%. Các hộ nuôi<br /> cá (cá mú Epinephelus fuscoguttatus, cá hồng<br /> Lutjanus campechanus) và nhuyễn thể (hầu,<br /> sò huyết) rất ít chủ yếu nằm ở hai xã An Hải<br /> và An Cư.<br /> Kết quả điều tra khảo sát cho thấy diện tích<br /> xung quanh vùng đầm Ô Loan chủ yếu là nuôi<br /> tôm thẻ chân trắng và tôm sú, các đối tượng<br /> nuôi truyền thống và nổi tiếng của vùng ít được<br /> quan tâm chú trọng như ghẹ xanh, sò huyết,<br /> cua, hàu, tôm đất v.v... Tuy nhiên các đối tượng<br /> này lại được khai thác một cách triệt để để<br /> phục vụ khách du lịch, đây cũng là một trong<br /> những vấn đề đáng quan tâm của địa phương<br /> <br /> trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản<br /> một cách bền vững. Sò huyết đầm Ô Loan từ<br /> lâu đã nổi tiếng trên cả nước và đây cũng là<br /> một trong những lý do để đầm nước lợ Ô Loan<br /> được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc<br /> gia, tuy nhiên hiện nay nguồn lợi này đang bị<br /> giảm sút nghiêm trọng.<br /> 2.3. Hình thức nuôi trồng thủy sản<br /> Nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan chủ<br /> yếu theo hai hình thức là nuôi tôm chuyên canh<br /> và nuôi ghép tôm với cua và cá biển. Diện tích<br /> nuôi các đối tượng như nhuyễn thể (hầu hoặc<br /> sò huyết) chủ yếu là nuôi theo hình thức bán<br /> thâm canh. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản<br /> năm 2014 có xu hướng tăng hơn so với các<br /> năm trước, mặc dù chính quyền địa phương<br /> đã có thông báo cấm mở rộng diện tích nuôi<br /> trên đầm, tuy nhiên một số hộ nuôi vẫn tiến<br /> hành đào thêm các ao nuôi mới, điều này đang<br /> là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái cũng như<br /> địa chất của đầm [10,12,13].<br /> <br /> Bảng 2. Hình thức nuôi tôm và kiểu hồ nuôi tôm tại các xã xung quanh đầm Ô Loan<br /> STT<br /> <br /> Hình thức nuôi<br /> <br /> An Ninh Đông<br /> <br /> An Hải<br /> <br /> An Cư<br /> <br /> An Hiệp<br /> <br /> An Hòa<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thâm canh (%)<br /> <br /> 84,31<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 100<br /> <br /> 2<br /> <br /> Bán thâm canh (%)<br /> <br /> 15,69<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nuôi hồ kín (%)<br /> <br /> 100<br /> <br /> 76,19<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 100<br /> <br /> 4<br /> <br /> Nuôi hồ hở (%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 23,81<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi thâm<br /> canh trên vùng cao triều (bằng các ao đất<br /> lót bạt) với mật độ nuôi cao, hình thức nuôi<br /> này chiếm đến 100% ở xã An Hòa, 84,31% ở<br /> An Ninh Đông. Có hai loại hồ nuôi tôm thâm<br /> canh chính ở các xã xung quanh đầm là hồ<br /> kín và hồ hở. Hồ kín là hồ được đắp bằng đất<br /> <br /> có lót bạt bờ và bạt đáy, hồ kín cao hơn mực<br /> nước trong đầm và nằm ở vùng cao triều, hồ<br /> kín có thể tự điều tiết nước bằng hệ thống bơm<br /> (chiếm 100% ở An Ninh Đông và An Hòa, An<br /> Hải và An Hiệp lần lượt là 76,19% và 66,67%).<br /> Hồ hở là hồ được chất bằng đá, san hô hoặc<br /> bao lưới vây tạo thành hồ nên mực nước<br /> NHA TRANG UNIVERSITY • 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2