intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng mất mủ trên cao su

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

380
lượt xem
173
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian gần đây, giá cao su nguyên liệu tăng cao, thị trường cao su trong nước và xuất khẩu luôn sôi động, chính vì vậy việc gia tăng cường độ cạo ở các vườn cao su trong thời kỳ khai thác là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh không ít các loại bệnh hại từ đó làm giảm sản lượng mủ, giảm tuổi khai thác của cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng mất mủ trên cao su

  1. Hiện tượng mất mủ trên cao su Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Thời gian gần đây, giá cao su nguyên liệu tăng cao, thị trường cao su trong nước và xuất khẩu luôn sôi động, chính vì vậy việc gia tăng cường độ cạo ở các vườn cao su trong thời kỳ khai thác là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh không ít các loại bệnh hại từ đó làm giảm sản lượng mủ, giảm tuổi khai thác của cây... Các loại bệnh gây hại trên mặt (miệng) cạo là nguyên nhân trực tiếp làm mất mủ hoặc giảm sản lượng mủ cao su. Đó là các bệnh: Loét sọc mặt cạo, thối mốc mặt cạo và khô mặt cạo. Bệnh loét sọc mặt cạo, do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Triệu chứng và cách phòng trị xin xem chi tiết ở NNVN số 131 ngày 3/7, bài Có nên mở rộng nhanh diện tích cao su? của GS Mai Văn Quyền. Bệnh thối mốc mặt cạo : Phát triển và lây lan mạnh cũng trong mùa mưa như bệnh loét sọc mặt cạo, tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ thấy có một số điểm khác biệt như triệu chứng ban đầu của bệnh là những vết bệnh nhỏ màu nâu nhạt xuất hiện song song với đường cạo hơi giống với vết cạo phạm, sau đó các vết này lõm sâu xuống và biến màu nâu hoặc nâu đen, đặc biệt trên vết bệnh có nấm phát triển thành một lớp mốc màu trắng xám lan dọc theo miệng cạo. Bệnh do nấm Ceratocystis fimbriata gây ra, nấm có khả năng tồn tại trong các điều kiện bất lợi và lây lan chủ yếu cũng nhờ nước và mưa gió. Bệnh khô mặt cạo : Hiện chưa rõ tác nhân gây hại và vẫn được xem là một bệnh sinh lý. Bệnh này còn có tên là bệnh khô mủ hay bệnh vỏ nâu. Triệu chứng bệnh chỉ được phát hiện trong khi cạo vì cây vẫn sinh trưởng bình thường. Đầu tiên một phần miệng cạo không có mủ, hoặc xuất hiện những đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, sau đó nếu vẫn tiếp tục khai thác bệnh sẽ phát triển rất nhanh, lan
  2. xuống phía dưới và có thể lan sang cả phần chưa cạo, toàn bộ mặt cạo bị khô, vỏ cây bị hóa nâu và bong ra từng lớp. Lúc này cây sẽ khô mủ hoàn toàn. Bệnh khô mặt cạo là hậu quả của việc khai thác quá độ trong một thời gian dài làm cây không đủ thời gian và dinh dưỡng để tái tạo mủ. Biện pháp phòng trị: Đối với bệnh loét sọc mặt cạo và bệnh thối mốc mặt cạo, có thể áp dụng các biện pháp xử lý chung như sau: - Làm sạch cỏ và tỉa bớt cành nhánh quá thấp giúp thông thoáng vườn cây. - Không cạo mủ khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát, không cạo gần mặt đất trong mùa mưa. - Thường xuyên theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với cây bệnh nặng nên ngưng cạo hẳn đến khi cây khỏi bệnh, đối với cây bệnh nhẹ nên giảm chu kỳ cạo hoặc ngưng cạo trong thời gian mưa nhiều để tránh lây lan. - Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất nên quét thuốc phòng 1 tháng 1 lần hoặc 2 lần /tháng trong thời gian mưa dầm (hoặc cũng có thể sau 5 lần cạo thì quét thuốc một lần). - Người cạo mủ không nên di chuyển từ lô bệnh sang lô chưa bệnh vì 2 bệnh này có khả năng lây lan theo dao cạo. Cách xử lý thuốc cụ thể là: Dùng dao bén cắt bỏ phần bị bệnh, cạo nhẹ chỗ gỗ bị thâm đen, lau sạch mủ rồi quét thuốc, pha nồng độ thuốc 2-3% quét thành một băng rộng 2-3cm trên mặt cạo sau mỗi lần cạo, sau đó bôi thêm một lớp vaselin để chống ướt và mối mọt. Đối với cây bệnh nặng có thể rắc trực tiếp bột thuốc vào vết bệnh sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ như vừa nêu.
  3. Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fosetyl aluminium hoặc Metalaxyl+Mancozeb như các thuốc Alpine 800WDG, Mexyl Mz 72WP... Các loại thuốc này đều có hiệu quả phòng trị rất tốt. Lưu ý: cạo quét thuốc để trị bệnh không cần cạo sâu như cạo lấy mủ. Đối với bệnh khô mặt cạo: - Khi cây có biểu hiện bệnh phải ngưng cạo và kiểm tra ngay vùng khô mủ bằng cách dùng mũi kim chích thử cứ 5cm /một lỗ trên vỏ cạo phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô mủ, từ chỗ đó cạo một đường song song với đường cạo cũ sâu tới gỗ để cách ly với vùng bệnh, ngăn chặn bệnh lây lan. - Khi trong vườn có 10% cây bị bệnh phải giảm cường độ cạo, cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ nhẹ. Đồng thời tăng lượng phân bón giúp cây mau phục hồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2