intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng nảy mầm

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình nảy mầm của hạt trong thời gian bảo quản là quá trình phân giải của các chất hữu cơ tích lũy trong hạt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hạt nào cũng có thể nảy mầm được trong quá trình bảo quản. Hạt có thể nảy mầm trước hết là những hạt đã qua giai đoạn chín sinh lý và qua thời kỳ ngủ nghỉ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng nảy mầm

  1. Hiện tượng nảy mầm Quá trình nảy mầm của hạt trong thời gian bảo quản là quá trình phân giải của các chất hữu cơ tích lũy trong hạt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hạt nào cũng có thể nảy mầm được trong quá trình bảo quản. Hạt có thể nảy mầm trước hết là những hạt đã qua giai đoạn chín sinh lý và qua thời kỳ ngủ nghỉ. Mặt khác, hạt phải có trọng lượng và thể tích nhất định. Đó là những yếu tố nội tại của bản thân hạt, nó thay đổi theo loại giống. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm của hạt. Trong quá trình bảo quản, hạt có nảy mầm được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố của môi trường.
  2. * Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt trong quá trình bảo quản - Nước: nước giúp cho quá trình thủy phân các hợp chất hữu cơ có trong hạt và tổng hợp nên những chất mới. Nước là môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzym trong hạt. Khi lượng nước trong hạt vượt quá lượng nước tối thiểu thì nó sẽ nảy mầm. Lượng nước hút vào Lượng nước tối thiểu = * 100 (%) Các loại hạt khác nhau sẽ cần một lượng nước tối thiểu khác nhau. Ví dụ: lúa nước là 50 ÷ 80%, ngô là 38 ÷ 40%, các loại đậu là 100 ÷ 120%, hạt hướng dương là 44%.
  3. - Nhiệt độ: cũng là yếu tố có tác dụng mạnh đến sự nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm là 20 ÷ 35oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (5 ÷ 10oC) hay cao hơn (40 ÷ 50oC) hạt vẫn có thể nảy mầm được. Trong điều kiện nước ta, khi nhiệt độ tăng thì quá trình nảy mầm cũng tăng. Mỗi loại hạt khác nhau có một nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm khác nhau và có 3 giới hạn nhiệt độ: nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối thích và nhiệt độ tối cao. Nhìn chung, nhiệt độ tối thích của một số hạt cây trồng đều nằm trong khoảng 25 ÷ 30oC. Ví dụ: lạc là 25 ÷ 30oC, lúa là 30 ÷ 35oC… - O2 : cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm. Như ta đã biết,
  4. lượng O2 trong không khí ảnh hưởng đến hình thức hô hấp của hạt. Nếu lượng O2 không đủ thì hạt sẽ hô hấp yếm khí và như vậy hạt sẽ không nảy mầm được. Mặt khác, bản chất của quá trình nảy mầm là sự biến đổi các hợp chất phức tạp thành các chất đơn giản nên giai đoạn này hạt cần rất nhiều O2 cho hô hấp. Do sự nảy mầm trong quá trình bảo quản làm giảm phẩm chất của hạt một cách đáng kể và xuất hiện một số mùi vị khó chịu nên trong quá trình bảo quản cũng như trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, nhập kho cần phải chú ý ngăn ngừa các điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm để điều này không sảy ra, đảm bảo được chất
  5. lượng của hạt. Ngoài ra, việc quan trọng là phải đảm bảo chất lượng hạt nhập kho nhất là thủy phần của hạt. Mặt khác, trong quá trình bảo quản cần phải thường xuyên kiểm tra phát hiện tình hình trong kho để có biện pháp xử lý phù hợp kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2