intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng xây xẩm choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

247
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng xây xẩm choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế Có không ít người cao tuổi vẫn khoẻ mạnh bình thường, thỉnh thoảng có lúc đang nằm hoặc đang ngồi đứng lên đột ngột thấy xây xẩm mặt mày, choáng váng, nếu không kịp ngồi ngay xuống sẽ bị ngã. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn, từ mấy giây đến 1-2 phút, thỉnh thoảng mới xảy ra, ngay sau đó trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy nhiều người xem thường không chú ý đến. Nguyên nhân gây ra do bị hạ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng xây xẩm choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế

  1. Hiện tượng xây xẩm choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế Có không ít người cao tuổi vẫn khoẻ mạnh bình thường, thỉnh thoảng có lúc đang nằm hoặc đang ngồi đứng lên đột ngột thấy xây xẩm mặt mày, choáng váng, nếu không kịp ngồi ngay xuống sẽ bị ngã. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn, từ mấy giây đến 1-2 phút, thỉnh thoảng mới xảy ra, ngay sau đó trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy nhiều người xem thường không chú ý đến. Nguyên nhân gây ra do bị hạ huyết áp đột ngột khi thay đổi nhanh tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng thẳng. Hiện tượng hạ huyết áp như thế có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng hay gặp nhất ở người 60 tuổi trở lên, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sinh hoạt nên không có gì đáng ngại.
  2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng gây ra hậu quả xấu làm người bệnh bị ngã do xây xẩm choáng váng quá đột ngột. Người cao tuổi bị ngã trường hợp này thường nguy hiểm, gây thương tích nghiêm trọng như chấn thương sọ não, vỡ xương hông, gẫy cổ xương đùi, gãy tay chân, phải làm phẫu thuật cấp cứu nhiều khi cũng không kịp, dẫn đến những hậu quả đáng buồn.
  3. Trong một số ít trường hợp, hiện tượng hạ huyết áp đột ngột khi đang nằm hoặc ngồi đứng dậy đột ngột còn có thể gây ra đột qụy, dấu hiệu của một bệnh nặng khác. Nếu thấy hiện tượng hạ huyết áp tư thể này xảy ra thường xuyên, ta không nên xem thường mà phải đi khám xem mình có mắc bệnh gì không để điều trị kịp thời. Đặc biệt nếu hiện tượng xây xẩm lại kèm theo một trong những triệu chứng: nhức đầu dữ dội đột ngột, mắt nhìn mờ không rõ, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt, choáng váng, một bên chân bị yếu hẳn, bước đi lảo đảo không vững, đột nhiên không cầm nắm được nữa, hoặc đau ngực, nhịp tim nhanh chậm bất thường, tê dại các đầu ngón tay, có cảm giác như kiến bò hay kim châm ở một bàn tay hoặc bàn chân, thì phải đi khám ngay v.v... Trong những trường hợp này xây xẩm không còn là dấu hiệu của hạ huyết áp đơn thuần nữa mà có thể là những dấu hiện báo động trước tai biến mạch máu não, tai biến tim mạch... người bệnh cần được khám và điều trị kịp thời có thể tránh được những hậu quả nghiêm trọng.
  4. Về cách xử trí, đối với những trường hợp hạ huyết áp tư thế bình thường, hiện tượng choáng váng, xây xẩm thường nhẹ, chỉ xảy ra rất nhanh, từ vài giây đến vài phút và thỉnh thoảng mới xảy ra, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt nên không có gì đáng ngại. Khi bị choáng váng hoặc xây xẩm, ta nên nằm hoặc ngồi xuống ngay, các dấu hiệu trên sẽ hết nhanh chóng. Về lâu dài, người bệnh cần có biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khoẻ tốt, ăn uống đầy đủ, năng tập thể dục thể thao, chú ý các động tác tập luyện tăng khối l ượng cơ bắp chân giúp máu lưu thông tốt. Cố gắng tránh những thay đổi tư thế đột ngột. Khi nhặt một vật dưới đất, không đứng cúi xuống lấy mà nên ngồi xổm để lấy.
  5. Khi các triệu chứng trên diễn ra thường xuyên, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa (nội khoa –tim mạch hoặc tai mũi họng ) để được nhận định đúng nguyên nhân, mức độ của bệnh và hướng dẫn các bầi tập đầu cổ phù hợp giúp giảm bớt trạng thái chóng mặt. Bên cạnh đó bản thân bạn cũng phải cẩn thận trong các tư thế đang ngồi bất chợt đứng dậy, quay mình hoặc ngoảnh cổ nhìn trước sau, hạn chế lái xe hoặc điều khiển thiết bị có động cơ, đọc sách báo trên xe, tránh uống các chất kích thích như cà phê, rượu… Ngoài ra sống vui khỏe, không lo âu muộn phiền thái quá cũng giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Với những trường hợp bệnh trở nặng, người bệnh cần có sự tư vấn và can thiệp điều trị của bác sỹ chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2