intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định TPP - Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Chia sẻ: In The End | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

266
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 4 chương, tài liệu "Hiệp định TPP - Cơ hội và thách thức của Việt Nam" giới thiệu đến các bạn những nội dung về giới thiệu về TPP và quá trình đàm phán của Việt Nam, nội dung chính các hiệp định của TPP, quan hệ Việt Nam và TPP,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định TPP - Cơ hội và thách thức của Việt Nam

  1. Hiệp định TPP ­ Cơ hội và thách thức của Việt Nam Chương 1: Giới thiệu về TPP & quá trình đàm phán của VN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTP Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans­Pacific Strategic EconomicPartnership Agreement)  là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia   nên còn được gọi là P4. Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế  chặt chẽ  hơn do nguyên thủ  3   nước Chi­lê, Niu Di­lân và Xinh­ga­po (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị  Cấp   cao APEC 2002 tổ chức tại Mê­hi­cô. Tháng 4 năm 2005, Bru­nei xin gia nhập với tư cách  thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4. Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương trình hợp tác trong khuôn  khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm. Xinh­ga­po đã   nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện   thực hóa ý tưởng về  Khu vực Mậu dịch Tự  do Châu Á­Thái Bình Dương của APEC   (FTAAP). Từ năm 2010 đên nay, có thêm 8 n ́ ước tham gia đàm phán gồm: Hoa Kỳ, Australia, Peru,   Canada, Mexico, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia. Với 12 đối tác, trong đó có những  nền kinh tế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, TPP trở thành một khu vực   kinh tế  với thị  trường hơn 790 triệu dân,   tổng GDP là 27000 tỷ  USD, đóng góp 40%  GDP và chiếm khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. 1.2. Nguyên tắc hoạt động của TPP Hiệp định TPP với nguyên tắc tự do trong hoạt động đầu tư, tạo cơ hội thu hút vốn đầu  tư trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo, các ngành công nghiệp  có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Đối với lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải… với nguyên tắc mở rộng hơn   trong việc tiếp cận thị trường, TPP tạo cơ hội cho gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực này,  đặc biệt thu hút vốn đầu tư từ các dự án tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nguyên tắc xuất xứ  nội  khối tạo ra những cơ  hội, nhưng cũng là thách thức với các   doanh nghiệp FDI xuất khẩu sang các quốc gia thành viên TPP. Nhà đầu tư từ Hàn Quốc,  Trung Quốc, Đài Loan là những quốc gia có tỷ trọng đầu tư lớn tại Việt Nam mà nguồn  
  2. đầu vào không có đủ làm lượng xuất xứ từ TPP không được hưởng ưu đãi từ  hiệp định   này sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm từ các nước thuộc nội khối TPP. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong TPP là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa  nhà đầu tư và nhà nước tiếp nhận đầu tư trong việc đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.  Nguyên tắc này tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nước nội  khối TPP, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia đang phát  triển, đặc biệt là Việt Nam cần hoàn thiện một cách nhanh chóng, đồng bộ các thể chế  về giải quyết, công nhận và thực thi các phán quyết của trọng tài quốc tế, cải cách thủ  tục hành chính, áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc thực thi  các quy định có liên quan tới đầu tư. 1.3 Sự cần thiết gia nhập TPP So với toàn thế  giới, hiện các thành viên tham gia đàm phán TPP chiếm 24,9% về  diện   tích; 11,1% về dân số; chiếm 37,7% về GDP; chiếm khoảng 19,3% về xuất khẩu, khoảng   21,1% về nhập khẩu. Trong 12 thành viên TPP, Việt Nam đứng thứ 8 về diện tích, thứ 4 về dân số, thứ  11 về  GDP, thứ 8 về xuất khẩu, thứ 8 về nhập khẩu. Trong 12 nước, có 4 nước nhập siêu, lớn  nhất là Mỹ; có 8 nước xuất siêu, trong đó có Việt Nam. Việt Nam chiếm 0,5% về GDP, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, chi ếm g ần 2%   tổng kim ngạch nhập khẩu của TPP. Tỷ  trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP năm 2010 chiếm 43,3%, năm 2013 chiếm   39%. Nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 từ  TPP chiếm 22,8% tổng kim ngạch nhập   khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào TPP chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của các   nước thành viên TPP. Điều đó chứng tỏ TPP là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các thành viên còn lại của TPP, Việt Nam  ở  vị thế xuất siêu khá lớn (năm 2013 đạt 21,4 tỷ  USD, bằng 41,5% kim ngạch xuất khẩu).   Trong 11 nước, Việt Nam xuất siêu với 6 nước, lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Australia,   Canada…; nhập siêu với 5 nước, lớn nhất là Singapore. Đầu tư trực tiếp của các thành viên TPP vào Việt Nam (tính từ  1988 đến hết 2013) như  sau: Nhật  Bản 30 tỷ  USD, đứng thứ 1; Singapore 27,89 tỷ  USD, đứng thứ 3; Mỹ 10,56  tỷ  USD, đứng thứ 7; Malaysia 10,20 tỷ  USD, đứng thứ 8; Australia 1,38 tỷ  USD, đứng 
  3. thứ 15. Chỉ với 5 đối tác này tổng lượng vốn FDI đăng ký đã đạt trên 80 tỷ USD, chiếm   khoảng 30% tổng lượng vốn FDI ở Việt Nam. Chương 2: Nội dung chính các hiệp định của TPP Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả  hàng hóa, dịch vụ  (chưa bao  gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản  kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ  và minh bạch  hóa. Ngoài ra, còn có một chương về  hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về  Hợp tác Môi   trường và Hợp tác Lao động. Theo thỏa thuận, các bên tham gia P4 sẽ tiếp tục đàm phán và ký 02 văn kiện quan trọng  về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất là sau 02 năm kể từ khi P4 chính thức có hiệu   lực (tức là từ tháng 3 năm 2008). Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa   bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn­bỏ. Theo đó, tất cả các   ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ.  Chương 3: Quan hệ Việt Nam và TPP 3.1 Quá trình đàm phán Hiệp định TPP hiện nay được kỳ  vọng sẽ  trở  thành một khuôn khổ  thương mại toàn   diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Phạm vi của Hiệp   định sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, trong đó có nhiều lĩnh  vực mới như môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như  chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v… TPP mới đang là giai đoạn đàm phán, chưa phải là một khuôn khổ pháp lý như WTO. Vì   vậy, việc kết thúc đàm phán và đi đến ký kết TPP phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa  các bên. Hiện nay, khó có thể nói quá trình mất bao lâu. Cho tới nay, Hiệp định TPP đã trải qua 7 vòng đàm phán, lần lượt được tổ  chức tại các   quốc gia thành viên là Úc (vào tháng 3 năm 2010), Hoa Kỳ  (tháng 6 năm 2010), Bru­nây  (tháng 10 năm 2010), Niu­di­lân (tháng 12 năm 2010), Chi­lê (tháng 2 năm 2011), Xinh­ga­ po (tháng 3 năm 2011) và Việt Nam (tháng 6 năm 2011). 3.2. Những cơ hội từ TTP đối với Việt nam Các cơ hội do việc tham gia TPP mang lại có nhiều, trong đó, chủ yếu gồm:
  4. Thứ nhất, tạo điều kiện cho xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ TPP  gồm các thị trường lớn, trong đó có 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam; thuế nhập khẩu   về  mức 0%; Nhật Bản xóa bỏ  thuế  nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP. Các mặt   hàng được hưởng lợi lớn là dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ và nông sản. Đó là những   mặt hàng mà kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên TPP chiếm tỷ trọng lớn. Thứ  hai, việc tham gia TPP sẽ giúp cho Việt Nam cân bằng được quan hệ  thương mại  với các khu vực thị trường khác. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 từ Trung Quốc là  36,95 tỷ  USD, Hàn Quốc 20,7 tỷ  USD, Đài Loan (Trung Quốc) 9,42 tỷ  USD, Thái Lan  6,31 tỷ USD, Singapore 5,7 tỷ USD (chỉ với 5 thị trường này đã đạt 79,1 tỷ USD, chiếm   59,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). Cũng chỉ với 5 thị trường này, tổng mức nhập siêu lên đến 51,22 tỷ USD, trong đó riêng   Trung Quốc đã chiếm gần một nửa. Đáng lưu ý, việc nhập khẩu, nhập siêu lớn từ Trung   Quốc có một phần do là nước láng giềng có đường biên giới dài, một phần lớn do nhiều  người  ở  Việt Nam ham giá rẻ, trong khi máy móc thiết bị  chiếm tỷ trọng lớn thì không   phải là công nghiệp nguồn, nhiều loại hàng tiêu dùng không được kiểm tra chặt chẽ, vệ  sinh an toàn… Theo quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thành viên TPP muốn được   hưởng thuế  suất như  trên, thì phải có nguyên liệu tự  sản xuất trong nước hoặc nhập   khẩu từ các nước thành viên TPP. Tuy nhiên, phần nguyên phụ  liệu của Việt Nam phần  lớn lại phụ  thuộc nhập khẩu từ  các nước nằm ngoài TPP (nhất là từ  Trung Quốc, Hàn   Quốc, Đài Loan, một số nước trong khu vực ASEAN). Vấn đề  đặt ra là chúng ta cần đẩy mạnh phát triển công nghệ  phụ  trợ; đẩy mạnh sản   xuất nguyên vật liệu sản xuất ở trong nước; chuyển trọng tâm nhập khẩu sang các thành  viên TPP…Từ  đó, Việt Nam có thể  giảm nhập siêu và tang cường khả  năng sản xuất,   nâng cao giá trị gia tăng ở tất cả các khâu. Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam của các nước thành viên TPP và   các nước khác ngoài TPP sẽ  gia tăng để  tận dụng cơ  hội gia tăng xuất khẩu vào TPP,  nhất là các thị trường lớn, như Mỹ, Nhật Bản, Canada… Thứ tư, tham gia và với tác động của  TPP với các cam kết sâu, rộng hơn WTO đòi hỏi  Việt Nam đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng… Thứ  năm, theo Thông điệp đầu năm của Thủ  tướng Chính phủ  về  đổi mới thể  chế, thì   việc tham gia TPP của Việt Nam sẽ có tác động tích cực trong việc hoàn thiện thể  chế  cũng như cải cách hành chính.
  5. 3.3. Những thách thức từ TTP Thách thức lớn và dễ thấy nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức sức ép cạnh tranh xuất   phát từ 3 động thái, đó là việc giảm thuế nhập khẩu về 0%; mở cửa thị trường dịch vụ  đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. Sức ép cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu về 0%, chủ yếu đến từ  các nước mà Việt  Nam hiện chưa có quan hệ FTA, gồm Mỹ, Canada, Mexico và Peru; còn 7 nước mà Việt  Nam đã có quan hệ FTA như Brunei, Malaysia, Singapore, Australia, Chile, New Zealand,   Nhật Bản, thì trong tương lai gần, dù Việt Nam có tham gia hay không tham gia TPP,  thuế  nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa của những nước này vẫn được hạ  về  0%. Ngay   cả đối với 4 nước mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA, thì hoặc là có cơ cấu xuất nhập   khẩu mang tính bổ  sung hơn là cạnh tranh với cơ  cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam   (như Mỹ, Canada), hoặc là không có triển vọng nhâm nhập thị trường Việt Nam với mức   độ lớn để gây ra sức ép cạnh tranh (như Peru, Mexico). Nếu phân tích sâu cơ  cấu xuất khẩu của các ngành công nghiệp, có thể  thấy mức độ  cạnh tranh cụ thể như sau: ­ Những ngành sản xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ô tô, thịt lợn, thịt bò   và đường; sau đó là thực phẩm chế biến, rượu và  hoá phẩm tiêu dùng; ­ Những mặt hàng được bảo hộ cao như  muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy…,   do các nước TPP hoặc là không xuất khẩu hoặc là xuất khẩu hướng đến phân khúc thị  trường khác so với sản xuất trong nước; ­ Riêng với xăng dầu, tác động được xét chủ yếu là Việt Nam sẽ mất đi một trong những  công cụ điều hành giá quan trọng. Trong việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ, sau 7 năm thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức   Thương mại Thế  giới (WTO), thì độ  mở  của lĩnh vực này đã khá hơn, nhưng sức ép   cạnh tranh từ 3 ngành chính là ngân hàng, thương mại bán lẻ và một phần từ viễn thông   giá trị gia tăng. Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, sức ép cạnh tranh tuy có nhưng sẽ tăng lên dần. Một thách thức không nhỏ khác là thu ngân sách. Năm 2013, thách thức này chủ yếu đến  từ  hiệu quả sản xuất kinh doanh  ở trong nước và sự  suy giảm tăng trưởng kinh tế. Khi   tham gia TPP, thách thức sẽ có thêm từ việc giảm thuế nhập khẩu. Vì vậy, việc tăng quy  
  6. mô xuất nhập khẩu sẽ  được bù đắp bằng thu từ  thuế  giá trị  gia tăng (loại thuế  không   phải xoá bỏ trong FTA).  Một thách thức khác đối với chúng ta là việc chính phủ  không can thiệp với các doanh   nghiệp nhà nước để  có sự  cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài  nước. Việc lao động tay nghề  đã tới hạn và cải cách hệ  thống ngân hàng nhằm đáp  ứng nhu   cầu tín dụng cho các doanh nghiệp cũng là hai vấn đề  vướng mắc Việt Nam gặp phải   trong giai đoạn hiện nay cần sớm chấn chỉnh để  gia nhập vào đấu trường cạnh tranh  quốc tế. Vấn đề quy định đấu thầu cũng đáng xem xét, khi gia nhập sân chơi TPP việc đấu thầu  không được chỉ định, cũng không có sự ưu tiên với doanh nghiệp trong  nước mà sẽ đấu  thầu công khai, minh bạch và doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó trúng thầu do vốn và đội  ngũ chuyên môn của chúng ta yếu kém hơn so với các nước khác. TPP là mô hình mới về  hợp tác kinh tế, vừa có tính toàn diện, vừa có mức độ  cam kết   sâu. Vì thế, tận dụng được cơ hội để hạn chế và vượt qua thách thức sẽ tạo ra kỳ vọng   mới.  Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị Trong số  12 quốc gia tham gia TPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất nhưng phải  thực hiện các cam kết bình đẳng, không phân biệt đối xử trên nguyên tắc “ có đi, có lại”.  ́ ở thanh đôi tac TPP, Vi Muôn tr ̀ ́ ́ ệt Nam buôc ph ̣ ải thực hiện nhiều cải cách, đó là: Thứ  nhất, Việt Nam phải tuân thủ  nghiêm ngặt pháp luật về  bảo hộ  quyền sở  hữu trí  tuệ. Tài sản trí tuệ là tiền, là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và quốc gia. Thương  hiệu một mặt hàng có giá trị  hàng tỷ USD, đó là một gia tài lớn, cần được bảo vệ  chặt   chẽ. Vì vậy, bảo hộ tài sản trí tuệ là nghĩa vụ của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri   thức. Nếu không bảo vệ  được tài sản trí tuệ, sẽ  không có các ý tưởng khoa học, phát  minh, sáng chế, không thể  phát triển khoa học và công nghệ. Yêu cầu đặt ra với Việt   Nam là phải có những chế tài đủ  mạnh nhằm chặn đứng nạn vi phạm quyền sở hữu trí  tuệ để tăng cường hội nhập quốc tế.      Thứ hai, Viêt Nam phai c ̣ ̉ ải cách luật lao động để đạt được chuẩn mực do các thành viên   TPP đưa ra. Đó là các quyền thương lượng giữa công đoàn và giới chủ, quyền thành lập  
  7. nghiệp đoàn. Đây là những vấn đề rất  nhạy cảm và rất khó tìm được tiếng nói chung do  thể chế chính trị của Việt Nam còn có sự khác biệt với các nước thành viên TPP. Thứ  ba, Việt Nam phải thực hiên cac b ̣ ́ ước đi đê cac thanh viên còn l ̉ ́ ̀ ại trong TPP thưà   ̣ nhân Vi ệt Nam có nên kinh tê thi tr ̀ ́ ̣ ương. Hi ̀ ện có 8 nước trong TPP đã công nhận. Ba   nước còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì chưa . Nghịch lý  ở  chỗ, đây lại là những   ́ ́ ương mai r đôi tac th ̣ ất quan trọng của Việt Nam, nhất là Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất thế  giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Việc Hoa Kỳ chưa   công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn. Vì rằng, để  được  Hoa Kỳ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, những tiêu chí mà Hoa Ky đ ̀ ưa ra   rất khắt khe. Đó là khả  năng chuyển đổi của đông ti ̀ ền Việt Nam; các quyền lao động   được quốc tế  chấp nhận như  tự do thảo thuận mức lương; đầu tư  nước ngoài; sở  hữu   và sự kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất; kiểm soát của nhà nước với   sự  phân bố  các nguồn lực và các nhân tố  khác. Trong quan hệ  kinh tế  thương mại với   Hoa Kỳ, giả định rằng nếu Việt Nam là thành viên của TPP nhưng chưa được Hoa Kỳ  công nhận là nền kinh tế  thị  trường, TPP cũng không giúp gì cho Việt Nam loại bỏ các   biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ  đang áp dụng. Nguy cơ Hoa kỳ  điều tra chống bán phá giá và chống trợ  cấp trong tương lai vẫn sẽ xảy ra. Hoa Kỳ sẽ  tiếp tục áp dụng phương pháp cho nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các  vụ  kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn kinh tế  thị  trường theo cách tiếp cận của Hoa Kỳ. Điều này gây phương hại rất lớn cho hàng hoá   Việt Nam xuất khẩu vào thị trường lớn nhất thế giới. Thứ  tư, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề  về  doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh,  mua sắm công theo chuẩn mực mà các đối tác TPP đưa ra. TPP là một khu vực tự do thương mại hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Nguyên tắc  này đòi hỏi thị trường phải thông thoáng, cởi mở, công khai, minh bạch, không phân biệt   đối xử. Đó là những tiêu chí đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.  Tham gia vào TPP, Việt Nam phải xoá bỏ  sự  phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình  đẳng giữa các thành phần kinh tế, cả  trên thị  trường lẫn trong lĩnh vực mua sắm công  (trừ  lĩnh vực an ninh, quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp  cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị  trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại,  nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế  khác. Từ khi ra nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh  tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật  hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh  tế.
  8. Sau cùng, Việt Nam phải tiếp tục xử lý nguồn gốc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu giữa các  ̉ thành viên TPP. Theo điêu khoan vê xuât x ̀ ̀ ́ ứ hang hoa đ ̀ ́ ược đê xuât  ̀ ́ ở TPP, cac san phâm ́ ̉ ̉   ̉ ́ ươc thanh viên phai co xuât x xuât khâu trong cac n ́ ́ ̀ ̉ ́ ́ ứ nôi khôi m ̣ ́ ới được hưởng thuê su ́ ất   ưu đai 0%. Hoa Ky hiên la th ̃ ̀ ̣ ̀ ị  trường xuất khẩu quan trong nhât cua Viêt Nam. Nêu so ̣ ́ ̉ ̣ ́   ̣ ương mai gi sanh quan hê th ́ ̣ ưa Viêt Nam v ̃ ̣ ơi Trung Quôc va Hoa Ky, can cân th ́ ́ ̀ ̀ ́ ương maị   ̀ ̉ hai chiêu cua Vi ệt Nam va Hoa Ky so v ̀ ̀ ơi Trung Quôc tuy kem h ́ ́ ́ ơn, nhưng xuât khâu hang ́ ̉ ̀   ́ ̉ hoa cua Vi ệt Nam sang My co thăng d ̃ ́ ̣ ư  lơn. Hoa K ́ ỳ  mang lại cho xuất siêu của Việt   Nam lên tới hơn 10% GDP­ tương đương khoảng 14,8 tỷ  USD/ tổng GDP là 138,1 tỷ  USD năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam nhập siêu với Trung Quốc chiếm hơn 11,5%   GDP, tương đương 16 tỷ USD/138,1 tỷ USD. Hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, giày da và   nông hải sản. Về thuận lợi, hàng nông hải sản của Việt Nam tự sản xuất tương đối tốt.  Trở ngai c ̣ ần phải vượt qua là việc sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật  cho đúng cách để  vượt qua hàng rào kiểm soát của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và   Dược phẩm Hoa Kỳ). Quy định đó đặt ra cho các nhà khoa học, nhà nước va ng ̀ ươi nông ̀   dân phải có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với nhau để có quy trình sản xuất hợp chuẩn. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc và giày da, Việt Nam còn vướng mắc  ở  khâu  nguyên liệu sản xuất. Cho đến nay, ngành may mặc và giày da của Việt Nam bị lệ thuộc  hoàn toan vào nguyên li ̀ ệu nhập khẩu. Trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp FDI đã  làm cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu phục vụ  cho ngành dệt may và da giày   trong nước không thể  phát triển bằng cách nhập nguyên phụ  liệu từ  Trung Quốc, Hàn   Quốc, Đài Loan. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành   may mặc và da giày của Việt Nam từ Trung Quốc là 36%; Hàn Quốc 18%; Đài Loan 15%;  Hồng Kông là 4% các nước khác là 18%. Trong khi đó, 2 đối tác trong TPP tương lai là   Nhật Bản   và Hoa Kỳ  chỉ  chiêm t ́ ỷ  lệ  rất khiêm tốn là 5% và  4%. Nêu tinh trang nay ́ ̀ ̣ ̀  không được cai thiên, hang xuât khâu cua Viêt Nam vao cac đôi tac TPP se không đ ̉ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ ́ ́ ̃ ược  hưởng  ưu đai thuê quan 0%, tr ̃ ́ ươc hêt la hang may măc va da giay. Điêu này rât bât l ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ợi  ̣ cho Viêt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0