intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu đúng về cai sữa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta nhắc nhiều đến chuyện cho bé bú mẹ, bú bình và bắt đầu ăn dặm như thế nào nhưng lại ít khi nhắc đến một giai đoạn nhỏ nhưng là một bước ngoặt lớn của con: cai sữa. Đây là bước chuyển từ chỗ bé dựa hoàn toàn vào sữa mẹ đến tiếp nhận các nguồn thực phẩm phong phú sau. Thực tế việc cai sữa cho bé gây không ít bối rối cho mẹ và thực sự khó khăn cho con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu đúng về cai sữa

  1. Hiểu đúng về cai sữa Chúng ta nhắc nhiều đến chuyện cho bé bú mẹ, bú bình và bắt đầu ăn dặm như thế nào nhưng lại ít khi nhắc đến một giai đoạn nhỏ nhưng là một bước ngoặt lớn của con: cai sữa. Đây là bước chuyển từ chỗ bé dựa hoàn toàn vào sữa mẹ đến tiếp nhận các nguồn thực phẩm phong phú sau. Thực tế việc cai sữa cho bé gây không ít bối rối cho mẹ và thực sự khó khăn cho con. Cai sữa nghĩa là… Thuật ngữ này mô tả việc mẹ ngừng cho trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ và bắt đầu cung cấp cho trẻ những nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Mặc dù đối với các bé bú bình từ khi mới sinh, cai sữa cũng được hiểu là bé thôi không chỉ bú bình nữa, nhưng cai sữa thường được hiểu là cai sữa mẹ. Giai đoạn này thường bắt đầu khi
  2. người mẹ nhận thấy sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của bé và bé cần được nhận thêm dinh dưỡng từ các nguồn khác. Ngoài ra, một số lý do khách quan khác làm gián đoạn việc cho bé bú mẹ có thể dẫn đến cai sữa sớm, như mẹ đi làm trở lại hoặc do sức khỏe của mẹ. Khi ý định cai sữa đến từ người mẹ, đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn tuyệt vời và khá mất thời gian. Ngoài nỗ lực của người mẹ, việc cai sữa thành công phụ thuộc chủ yếu vào đứa trẻ, tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng nghi và điều chỉnh của bé. Việc cai sữa cũng rất khác nhau ở mỗi bé, có bé cai sữa rất dễ dàng nhưng có bé lại không như vậy. Khi con không bú mẹ nữa… Một số người mẹ cảm thấy việc cai sữa giống như… một lời chia tay, đôi khi còn đầy đau khổ vì sợi dây liên kết mật thiết giữa mẹ con thông qua vú mẹ giờ đây cũng đã mất. Thực tế không đáng dằn vặt như bạn nghĩ, việc này chỉ đơn giản là bạn đang thay thế một nguồn dinh dưỡng khác tốt hơn cho nguồn sữa đang cạn dần dinh dưỡng của mình, đó cũng chính là tình yêu bạn dành cho con. Bạn sẽ sớm tìm thấy mối liên kết dinh dưỡng với con khi bạn chăm chút từng cữ sữa, bữa ăn cho bé. Nếu con bạn không chỉ xem bú mẹ là để “tiếp nhiên liệu” mà còn là một cách để tự trấn an bản thân, bạn cần hướng bé đến những cử chỉ vỗ về mới như một điệu nhạc, một câu chuyện kể hay trò chơi nho nhỏ nào đó. Và mẹ cũng hãy chuẩn bị tinh thần, các bé này sẽ có giai đoạn cai sữa vất vả hơn.
  3. Cai sữa cũng có thể là lúc mẹ bắt đầu cho bé ăn những thìa bột dặm đầu tiên – Ảnh: Inmagine Khi nào thì bắt đầu cai sữa cho bé Không có một chuẩn mực nào về thời gian bắt đầu cai sữa cho bé, trừ khi chính bé tỏ ra đã sẵn sàng. Bạn mới chính là người suy xét tình hình và quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì cho bú mẹ đến 1 năm tuổi. Dù cho bạn nhận được nhiều lời khuyên từ người thân hay bạn bè, không có gì là đúng hay sai nếu bạn quyết định cai sữa cho bé vào lúc này mà không phải lúc khác. Hãy lắng nghe bản năng làm mẹ của mình! Làm thế nào để cai sữa cho bé? Bạn cần cai sữa từ từ cho bé bất kể bé ở độ tuổi nào. Không nên đột ngột chấm dứt cho bé bú mẹ vì điều này có thể gây tổn thương cho cả bé và mẹ. Vì vậy, ý định trốn con đi đâu đó vài ngày để bé dứt bú không phải là một ý hay đâu, bạn có thể
  4. thử những cách sau thay cho ý tưởng có thể làm bạn đau khổ và day dứt vì đã “bỏ rơi” con (dù chỉ rất ngắn và vì con). Hãy kiên nhẫn từng bước để tập cho bé cai sữa mẹ – Ảnh: Inmagine Bỏ một cữ bú. Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé. Bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò (chỉ khi bé đã tròn năm). Lập lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với thay đổi. Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú. Giảm thời gian cho bú. Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phẩn sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức.
  5. Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ. Trì hoãn và làm trẻ phân tâm. Cách này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ. Khi cai sữa không thành Nếu bạn đã thử mọi cách mà chẳng đem lại kết quả khả quan nào, có lẽ thời điểm này không phù hợp để cai sữa. Một số sự kiện diễn ra trong thời gian này có thể làm cho quá trình cai sữa trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn bé đang trải qua một mốc phát triển khác và không thể thích nghi được việc bỏ bú lúc này, bé bị bệnh hay gia đình bạn phải chuyển nhà đến nơi khác hoặc thậm chí là trục trặc trong quan hệ vợ chồng của bạn… Đừng quá lo lắng và nản lòng, bạn có thể thử cai sữa lại cho bé sau một tháng nữa. Sớm muộn gì thì việc này cũng xong cả thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2