intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu đúng việc tăng vốn bằng trái phiếu

Chia sẻ: Songanh Songanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

322
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây khi đề cập đến tăng vốn bằng trái phiếu của ngân hàng - một vấn đề hết sức nhạy cảm và hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam không chỉ đối với giới lãnh đạo mà cả những người làm trong lĩnh vực tài chính, một số tác giả đã có những cách đặt vấn đề còn chưa rõ ràng dễ dẫn độc giả và công chúng tới những hiểu lầm về bản chất vấn đề

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu đúng việc tăng vốn bằng trái phiếu

  1. Hiểu đúng việc tăng vốn bằng trái phiếu "Gần đây khi đề cập đến tăng vốn bằng trái phiếu của ngân hàng - một vấn đề hết sức nhạy cảm và hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam không chỉ đối với giới lãnh đạo mà cả những người làm trong lĩnh vực tài chính, một số tác giả đã có những cách đặt vấn đề còn chưa rõ ràng dễ dẫn độc giả và công chúng tới những hiểu lầm về bản chất vấn đề. Tôi xin có một số trao đổi dưới đây. Thứ nhất, vốn hình thành từ trái phiếu tăng vốn không thể trở thành vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hóa bởi vì theo tiêu chuẩn quốc tế (nguyên tắc BASLE) và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005) về phân loại vốn cấp I và vốn cấp II thì không bao giờ các khoản trái phiếu này lại có thể biến thành vốn điều lệ như một số tác giả đã viết. Vốn điều lệ là vốn đã được cấp, vốn đã góp và thuộc loại vốn cấp I còn vốn hình thành từ việc bán trái phiếu tăng vốn sẽ được ghi vào vốn cấp II và làm cho vốn tự có (gồm vốn cấp I cộng vốn cấp II - theo Điều 3 của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) của ngân hàng tăng lên. Phải lưu ý rằng không phải tất cả các loại trái phiếu dài hạn đều được coi là trái phiếu tăng vốn. Chỉ có những trái phiếu nào đảm bảo tất cả 6 điều kiện quy định tại Điều 3 khoản 1.2 điểm c (đối với trái phiếu chuyển đổi) hoặc Điều 3 khoản 1.2 điểm d (đối với các công cụ nợ khác) của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nêu trên mới được ghi vào vốn cấp II. Điều đó lý giải tại sao không phải ngẫu nhiên mà Vietcombank phải ghi rõ trong phương án phát hành trái phiếu tăng vốn của mình những quy định như "ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị thua lỗ" hay "trong trường hợp thanh lý Vietcombank, người sở hữu trái phiếu chỉ được thanh toán sau khi Vietcombank đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác". Đây chỉ là 2 trong 6 quy định bắt buộc để trái phiếu mà Vietcombank phát hành được ghi vào vốn cấp II. Thứ hai, bàn về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank, theo một số tác giả là đã có một số vấn đề không minh bạch diễn ra. Cụ thể là phương thức phát hành trái phiếu tại Vietcombank không minh bạch (?!) và rằng sau một thời gian phát hành giá trái phiếu này tăng lên một số chục % thì lợi nhuận này đã rơi vào tay ai (?!), rồi chỉ có những người có "phép thuật" mới mua được trái phiếu này (?!). Chúng tôi xin được nêu ra một số ý kiến sau khi đã tìm hiểu kỹ quá trình phát hành trái phiếu tăng vốn của Vietcombank. Một là, về yếu tố pháp lý, Vietcombank đã xin phê chuẩn của Ngân hàng Nhà nước để cho phép phát hành trái phiếu tăng vốn, trong đó có nêu cụ thể phương thức phát hành, số lượng phát hành, thời gian phát hành,... Toàn bộ thông tin về trái phiếu cũng như các quy định về đợt phát hành đã được Vietcombank công bố công khai, rộng rãi và từ rất sớm trước khi phát hành, cụ thể: Vietcombank tổ chức họp báo vào ngày 23/11/2005, gặp mặt các nhà đầu tư vào ngày 25 và 28/11/2005 tại Hà Nội và Tp.HCM, các thông tin đã được đưa lên website của Vietcombank, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả quá trình phát hành đều tuân thủ nghiêm ngặt qui trình giao dịch nội bộ tại Vietcombank và được kiểm soát chặt chẽ.
  2. Hai là, trái phiếu tăng vốn của Vietcombank là trái phiếu tăng vốn gắn với quyền chuyển đổi sang cổ phiếu của trái chủ. Quyền này được Vietcombank xác định rõ trong phương án phát hành và cáo bạch gửi tới công chúng đầu tư, nên đây không phải là lời hứa của Ban lãnh đạo Vietcombank mà đó là cam kết, là phê chuẩn của Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư. Ba là, việc tăng giảm giá của các công cụ tài chính (trái phiếu, cổ phiếu, sản phẩm phái sinh, sản phẩm cơ cấu) là điều đương nhiên theo các qui luật và điều kiện của thị trường chi phối. Với giác độ đó nếu thấy giá trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank và chỉ số Việt Nam Index tăng mạnh thì là một tín hiệu rất đáng mừng. Bốn là, tỷ lệ chuyển đổi từ trái phiếu hiện nay sang cổ phiếu sau này của Vietcombank có thật là còn mù mờ như một số tác giả lập luận? Lật lại hồ sơ, mọi người sẽ thấy rằng cách tính giá chuyển đổi đã được ghi rõ trong phương án phát hành. Theo đó, người nắm giữ trái phiếu được quyền chuyển đổi trái phiếu ra cổ phiếu theo giá hình thành tại phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Trường hợp đấu giá theo phương thức của Mỹ (có nhiều giá trúng thầu khác nhau), thì tỷ lệ chuyển đổi tính theo giá bình quân gia quyền. Năm là, việc tiến hành cổ phần hóa Vietcombank được tiến hành theo những lộ trình chặt chẽ và minh bạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua bài trao đổi này, tôi hy vọng rằng thị trường, công chúng và các nhà đầu tư có được sự nhìn nhận trung thực khách quan và đúng đắn hơn về các sản phẩm tài chính và hoạt động tài chính trên thị trường hiện nay; đồng thời góp phần thực hiện chương trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nói riêng và các doanh nghiệp nói chung một cách thắng lợi, vì sự nghiệp tiến bộ và phát triển của đất nước." Theo Nguyễn Hữu Kiên/VNECONOMY,18/05
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2