YOMEDIA
ADSENSE
hiểu nghèo thoát nghèo: phần 2
65
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các nội dung: người quản lý quỹ phòng hộ đi chân đất, những người đàn ông đến từ kabul và thái giám ở Ấn Độ: rủi ro (không dễ) lường trước khi cho người nghèo vay tiền, dành dụm từng viên gạch, ngại ngần khởi nghiệp, chính sách, chính trị. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: hiểu nghèo thoát nghèo: phần 2
PHẦN II<br />
CÁC ĐỊNH CHẾ<br />
<br />
6 NGƯỜI QUẢN LÝ QUỸ PHÒNG<br />
HỘ ĐI CHÂN ĐẤT<br />
<br />
C<br />
<br />
uộc sống của người nghèo đầy rẫy những rủi ro. Họ thường<br />
là những người làm ăn nhỏ lẻ, nông dân hay lao động chân<br />
phổ thông không được đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên.<br />
Với cuộc sống như vậy một chuyển biến không hay có thể dẫn<br />
đến nhiều hệ quả bi đát.<br />
Mùa hè năm 2008, Ibu Tina sống cùng với người mẹ tật nguyền,<br />
hai người em trai và bốn đứa con từ 3 đến 19 tuổi trong một căn<br />
nhà bé tí tại Cica Das, khu ổ chuột khổng lồ tại khu vực thành thị<br />
Bandung, Indonesia. Về danh nghĩa thì ba đứa nhỏ hơn vẫn được<br />
đến trường, còn đứa con lớn nhất đã nghỉ học giữa chừng. Hai<br />
người em trai chưa kết hôn của bà với đồng lương công nhân xây<br />
dựng và tài xế taxi cũng chỉ đủ giúp gia đình chống đỡ không rơi<br />
vào hoàn cảnh quá ngặt nghèo. Nhưng chừng đó thu nhập<br />
dường như không bao giờ đủ để trả tiền học phí, thực phẩm và<br />
quần áo cho bọn trẻ cũng như chăm sóc cho người mẹ già yếu.<br />
Ibu Tina cũng từng có những ngày tháng sung túc hơn. Khi còn<br />
trẻ bà làm việc cho một nhà máy dệt. Sau khi kết hôn, bà cùng<br />
chồng mở xưởng dệt. Họ có 4 nhân viên làm thuê và công việc<br />
kinh doanh rất thuận lợi. Vấn đề chỉ bắt đầu khi một đối tác kinh<br />
doanh mà họ tin cậy trả tiền bằng một tờ ngân phiếu giả trị giá<br />
20 triệu rupi (tương đương 3,750 đô la Mỹ). Họ đến trình báo<br />
cảnh sát. Cảnh sát yêu cầu 2,5 triệu rupi tiền đút lót mới chịu bắt<br />
đầu công tác điều tra; sau khi nhận tiền, cảnh sát cố gắng truy<br />
bắt kẻ lừa đảo. Kẻ lừa đảo ở tù đúng một tuần rồi được phóng<br />
thích sau khi hứa hẹn sẽ hoàn trả số tiền mắc nợ. Sau khi trả bốn<br />
triệu rupi cho Ibu Tina (cảnh sát lại vòi vĩnh hai triệu từ khoản<br />
tiền này) và hứa sẽ hoàn trả dần dần, người này biến mất từ đó<br />
đến nay. Để lấy lại bốn triệu bị lừa đảo, vợ chồng Ibu Tina phải<br />
<br />
hối lộ cho cảnh sát đến 4,5 triệu rupi.<br />
Trong thời gian 3 đến 4 năm sau đó, vợ chồng Ibu Tina cố gắng<br />
khôi phục công việc kinh doanh và cuối cùng cũng xoay xở vay<br />
được 15 triệu rupi (tương đương 2,800 đô la Mỹ) từ PUKK, một<br />
chương trình cho vay của chính phủ. Họ sử dụng khoản vay này<br />
để bắt đầu lại công việc mua bán hàng dệt may. Một trong những<br />
đơn hàng lớn đầu tiên của họ là quần soóc. Họ mua quần soóc từ<br />
nhà sản xuất rồi ủi và đóng gói, nhưng đối tác bán lẻ không hợp<br />
tác. Kết quả là họ chìm ngập trong hàng ngàn chiếc quần soóc<br />
không bán được cho ai.<br />
Kinh doanh thất bại liên tiếp đẩy hôn nhân của vợ chồng bà đến<br />
bờ vực thẳm, và không lâu sau sự cố thứ hai, hai vợ chồng ly dị.<br />
Ibu Tina chuyển về sống với mẹ, đem theo bốn đứa con và hàng<br />
đống quần soóc. Khi trò chuyện với chúng tôi, bà vẫn đang chật<br />
vật vượt qua chuyện đau buồn. Ibu Tina chia sẻ bà chẳng còn sức<br />
để bắt đầu lại nữa. Bà hy vọng sau khi hồi phục sẽ có thể mở một<br />
cửa hàng tạp phẩm và biết đâu có thể bán được một ít quần soóc<br />
vào dịp lễ Idur Fitri của người Hồi giáo.<br />
Chuyện tồi tệ hơn vì đứa con gái đầu rất cần được quan tâm<br />
chăm sóc. Cách đây 4 năm khi mới 15 tuổi, em bị một kẻ vô gia<br />
cư cạnh nhà bắt cóc. Em được trả về nhà sau vài ngày nhưng ám<br />
ảnh kinh hoàng từ những chuỗi ngày đó khiến em ru rú trong<br />
nhà, không thể đi học hay đi làm được nữa.<br />
Phải chăng Ibu Tina quá kém may mắn? Ở một chừng mực nào<br />
đó thì đúng là như vậy. Bà công nhận vụ bắt cóc đứa con gái là tai<br />
nạn đáng sợ (mặc dù chuyện này ít nhiều liên quan đến việc nhà<br />
bà nằm gần đường sắt, nơi lai vãng nhiều kẻ vô gia cư), nhưng<br />
cũng tin rằng rủi ro kinh doanh rất thường xảy ra với những<br />
người kinh doanh nhỏ lẻ như bà.<br />
<br />
CHUYỆN MAY RỦI CỦA NGƯỜI<br />
<br />
NGHÈO<br />
Một người bạn trong ngành tài chính cao cấp từng chia sẻ với<br />
chúng tôi rằng người nghèo giống như những người quản lý quỹ<br />
hỗ tương, đơn giản là vì cuộc sống của họ có quá nhiều rủi ro.<br />
Khác biệt duy nhất chỉ nằm ở mức thu nhập. Người bạn này đã<br />
hoàn toàn không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vấn<br />
đề: Chẳng có người quản lý quỹ hỗ tương nào phải chịu 100%<br />
trách nhiệm cho thua lỗ do mình gây ra, trái ngược với những gì<br />
mà hầu hết những người kinh doanh nhỏ lẻ, những người làm<br />
nông nghiệp đang trải qua. Ngoài ra, người nghèo thường phải<br />
huy động toàn bộ vốn liếng để đầu tư vào công việc kinh doanh<br />
của mình, hoặc là vét sạch “của cải” tích cóp bao lâu nay của gia<br />
đình, hoặc là vay mượn đâu đó. Những người quản lý quỹ hỗ<br />
tương chẳng bao giờ đối mặt với những tình huống đó.<br />
Rất nhiều người nghèo làm ăn nhỏ lẻ hoặc làm nông. Theo bộ dữ<br />
liệu 18 quốc gia của chúng tôi, bình quân 44% người nghèo<br />
thành thị kinh doanh phi nông nghiệp trong khi 25-98% (ngoại<br />
trừ Nam Phi, nơi người da đen vì lý do lịch sử thường không sở<br />
hữu nông trại) người nghèo nông thôn kinh doanh nông trại.<br />
Ngoài ra, rất nhiều trong số những hộ gia đình này cũng có một<br />
công việc kinh doanh ngoài ngành nông nghiệp. Hầu hết ruộng<br />
đất nông nghiệp do người nghèo canh tác đều không được tưới<br />
tiêu. Do đó thu nhập từ nông trại phụ thuộc rất nhiều vào điều<br />
kiện thời tiết: Một trận hạn hán hay chỉ cần mùa mưa đến muộn<br />
có thể khiến mùa màng thất bát trên những cánh đồng không<br />
được tưới tiêu, và một nửa thu nhập của cả năm sẽ đội nón ra đi.<br />
Không chỉ những người làm ăn nhỏ lẻ và nông dân mới gặp rủi<br />
ro do thu nhập không ổn định. Một hình thức lao động chủ yếu<br />
khác của người nghèo là lao động thời vụ trả theo công nhật:<br />
Hơn một nửa người nghèo cùng cực được thuê làm công tại khu<br />
vực nông thôn đều là lao động thời vụ. Tại khu vực thành thị, tỉ<br />
<br />
lệ này vào khoảng 40%. Nếu may mắn, người làm công nhật<br />
kiếm được việc làm vài tháng trên công trường xây dựng hay<br />
nông trại nào đó, nhưng thông thường việc làm họ kiếm được chỉ<br />
kéo dài vài ngày hay vài tuần. Người làm thuê theo thời vụ chẳng<br />
bao giờ được biết khi nào lại được thuê. Nếu công việc kinh<br />
doanh nói chung gặp vấn đề, thì những việc làm thời vụ này sẽ bị<br />
cắt giảm đầu tiên: Như câu chuyện đã đề cập ở Chương 2, chẳng<br />
bao lâu sau khi giá phân bón và xăng dầu tăng, nông dân quyết<br />
định cắt giảm nhân công, Pak Solhin đã lâm vào tình trạng thất<br />
nghiệp. Kết quả là lao động thời vụ thường làm việc ít ngày trong<br />
năm hơn so với lao động chính thức. Theo một khảo sát được<br />
tiến hành tại Gujarat, Ấn Độ, số ngày làm việc bình quân của lao<br />
động thời vụ là 254 ngày/năm (so với 354 ngày/năm ở người<br />
làm công ăn lương, và 338 ngày/năm ở những người tự kinh<br />
doanh). Nhóm 1/3 lao động thời vụ có việc làm kém ổn định<br />
nhất chỉ làm việc 137 ngày/năm[201].<br />
Những thiên tai trong nông nghiệp mang tính thảm họa như<br />
nạn hạn hán ở Bangladesh năm 1974 (tiền lương giảm 50% tính<br />
theo sức mua và số người chết đói ước tính lên tới 1 triệu người)<br />
[202] hay khủng hoảng lương thực ở Châu Phi (chẳng hạn trận<br />
hạn hán tại Niger năm 2005-2006) đương nhiên thu hút sự chú<br />
ý đặc biệt của giới truyền thông, nhưng ngay cả những khi “bình<br />
thường”, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp lúc nào cũng thất<br />
thường. Ở Bangladesh, thông thường tiền lương trong lĩnh vực<br />
nông nghiệp có thể dao động lên hoặc xuống tới 18% so với mức<br />
bình quân.[203] Quốc gia càng nghèo thì mức dao động này càng<br />
cao. Ví dụ tiền lương trong lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ biến<br />
động gấp 21 lần so với Mỹ.[204] Con số này chẳng có gì bất<br />
thường vì nông dân Mỹ được bảo hiểm, trợ cấp và hưởng lợi từ<br />
các chương trình bảo hiểm xã hội tiêu chuẩn; họ không cần phải<br />
sa thải nhân công hay cắt giảm tiền lương những lúc không được<br />
mùa.<br />
Như chưa đủ tồi tệ, ngoài thời tiết thất thường, giá cả<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn