intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả cộng thêm của video hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều cho người lớn mắc bệnh hen phế quản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá hiệu quả thực hành sử dụng BXĐL trước và sau can thiệp 1 tháng bằng HDTT cộng thêm video hướng dẫn so với chỉ HDTT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 130 NB HPQ đang khám và điều trị tại phòng khám Hô hấp bệnh viện An Bình từ 11/2023 đến 06/2024, thỏa các tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả cộng thêm của video hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều cho người lớn mắc bệnh hen phế quản

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):114-122 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16 Hiệu quả cộng thêm của video hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều cho người lớn mắc bệnh hen phế quản Võ Mai Trúc Phương1,2, Nguyễn Như Vinh1,3,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện An Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều (BXĐL) có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh (NB) sử dụng thuốc hiệu quả và cải thiện tình trạng hen phế quản (HPQ). Điều dưỡng thực hiện hướng dẫn trực tiếp (HDTT) cộng thêm video hướng dẫn có giúp cải thiện tỷ lệ thực hành đúng so với chỉ HDTT hay không là một vấn đề cần được đánh giá. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả thực hành sử dụng BXĐL trước và sau can thiệp 1 tháng bằng HDTT cộng thêm video hướng dẫn so với chỉ HDTT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 130 NB HPQ đang khám và điều trị tại phòng khám Hô hấp bệnh viện An Bình từ 11/2023 đến 06/2024, thỏa các tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của NB ở nhóm HDTT và nhóm HDTT kèm theo video lần lượt là 60.46 và 55.89 tuổi. NB trong nghiên cứu chủ yếu là nữ giới với tỷ lệ 78,5% ở nhóm HDTT và 70,8% ở nhóm HDTT kèm video. Trình độ học vấn của NB còn hạn chế với tỷ lệ NB có học vấn từ trung học cơ sở trở xuống lần lượt là 73,9% ở nhóm HDTT và 66,2% ở nhóm HDTT kèm video. Tỷ lệ NB có người thân mắc hen khá cao với 46,2% ở nhóm HDTT và 50,8% ở nhóm HDTT kèm video. Hầu hết NB không hút thuốc với tỷ lệ ở nhóm HDTT là 83,1% và ở nhóm HDTT kèm video là 86,2%. Thời gian mắc hen và sử dụng BXĐL trung vị ở nhóm HDTT là 3 (2-6) và ở nhóm HDTT kèm video là 3 (1-5,5). Tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm HDTT trước can thiệp là 24,6% và sau can thiệp là 67,7%; tỷ lệ thực hành đúng ở nhóm HDTT kèm video trước can thiệp là 20% và sau can thiệp là 70,8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành đúng kỹ thuật BXĐL giữa hai nhóm (p >0,05). Kết luận: Tỷ lệ thực hành đúng kỹ thuật BXĐL tăng đáng kể ở cả hai nhóm sau can thiệp nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành đúng giữa hai nhóm. Từ khóa: hen phế quản; bình xịt định liều; hướng dẫn trực tiếp; video hướng dẫn Ngày nhận bài: 26-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 25-09-2024 / Ngày đăng bài: 27-09-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Như Vinh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: vinhnguyenmd@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 114 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract THE ADDITIONAL EFFICACY OF INSTRUCTIONAL VIDEOS ON METERED-DOSE INHALER TECHNIQUE FOR ADULTS WITH ASTHMA Vo Mai Truc Phuong, Nguyen Nhu Vinh Background: Guidance on the use of metered-dose inhalers (MDIs) is crucial for helping patients use their medications effectively and better managing asthma. The combination of direct instruction by nurses and instructional videos may further improve the proper-practice rate compared to direct instruction alone, and this is an issue that warrants attention. Objectives: Evaluate the effectiveness of practicing using a metered-dose inhaler before and 1 month after intervention using video-assisted instruction compared to only direct instruction. Methods: Randomized controlled intervention study on 130 patients with asthma being examined and treated at the Respiratory Clinic, An Binh Hospital during the period from November 2023 to June 2024, satisfied the sampling criteria and agreed to participate in the study. Results: The proper-practice rate in the direct instruction group were 24.6% before the intervention and 67.7% after the intervention. In the direct video-assisted instruction group, the proper-practice rate were 20% before the intervention and 70.8% after the intervention. There was no significant difference in the rate of correct technique practice for metered-dose inhaler usage between the two groups (p >0.05). Conclusions: The rate of correct technique practice for metered-dose inhaler usage increased in both groups after the intervention. However, there was no statistically significant difference in the correct practice rates between the two groups. Key words: asthma; metered dose inhaler; direct instructions; video tutorials 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trọng và nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục NB bằng cách sử dụng các video hướng dẫn và trình diễn trực tiếp cải thiện việc sử dụng BXĐL đúng kỹ thuật theo thời gian cũng như Hen phế quản (HPQ) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu tăng khả năng kiểm soát bệnh [5]. nghiêm trọng với hơn 1000 người chết mỗi ngày vì bệnh này [1]. Tại Việt Nam ước tính 4,1% dân số mắc HPQ trong đó Cùng với sự phát triển của công nghệ số, nhiều hình thức chỉ có 39,7% người bệnh (NB) được kiểm soát hen [2]. Thuốc giáo dục qua video và ứng dụng trên điện thoại thông minh hít đóng một vai trò quan trọng và là phương pháp phân phối đã cho thấy những kết quả tích cực trong nâng cao khả năng chính trong các loại thuốc điều trị bệnh hen hiện nay. Đường tuân thủ và thực hành tự chăm sóc của NB. Ở Việt Nam, một dùng này giúp đạt được tác dụng dược lý nhanh chóng và số nghiên cứu về sử dụng dụng cụ hít qua hướng dẫn trực tiếp giảm tác dụng phụ toàn thân [3]. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ (HDTT) bằng dụng cụ trực quan cho kết quả cải thiện kỹ thuật hít đúng là trọng tâm để điều trị và quản lý thành công HPQ. sử dụng thuốc hít, kiểm soát HPPQ [6]. Tuy nhiên, chưa có Trong các loại dụng cụ hít, bình xịt định liều (BXĐL) là loại nghiên cứu nào so sánh về hiệu quả của việc kết hợp HDTT được chỉ định sử dụng nhiều nhất do khả năng cung cấp nhiều loại thuốc giãn phế quản, corticosteroid dạng hít hay các dạng cộng với video so HDTT đơn thuần. Do đó, nghiên cứu được kết hợp. Tuy nhiên, sử dụng các dụng cụ hít dễ bị sai kỹ thuật. thực hiện để đưa ra những bằng chứng cho công tác hướng Một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu cho thấy 45,6% NB dẫn NB sử dụng BXĐL của điều dưỡng. mắc ít nhất một lỗi nghiêm trọng khi sử dụng BXĐL [4]. Do đó, việc hướng dẫn sử dụng BXĐL đúng cách là rất quan Mục tiêu nghiên cứu https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16 https:// www.tapchiyhoctphcm.vn | 115
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Đánh giá hiệu quả thực hành sử dụng BXĐL trước và sau Theo nghiên cứu của Al-Kharouf MS [5]: can thiệp 1 tháng bằng phương pháp HDTT cộng thêm video p1 = 0,75 là tỷ lệ NB thực hành đúng kỹ thuật sử dụng hướng dẫn so với chỉ HDTT. BXĐL sau HDTT. p2 = 0,95 là tỷ lệ NB thực hành đúng kỹ thuật sử dụng BXĐL sau HDTT kèm video. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thay vào công thức: n1 = n2 = 65 NB. NGHIÊN CỨU 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu chọn lọc những NB đến khám và điều trị HPQ 2.1. Đối tượng nghiên cứu tại phòng khám Hô Hấp từ thứ hai đến thứ sáu trong giờ hành NB mắc HPQ từ đủ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại chánh thỏa các tiêu chí chọn mẫu và giải thích nội dung Phòng khám Hô hấp thuộc khoa Khám bệnh, bệnh viện An nghiên cứu, mời NB tham gia, nếu NB đồng ý mời ký vào Bình từ tháng 11/2023 đến tháng 06/2024. bản đồng ý. Sau đó, NB được chọn 1 phong bì có số ngẫu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn nhiên từ 1 đến 130, nếu có số lẻ thì NB nhận được HDTT; số NB từ đủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định HPQ dựa chẵn thì NB nhận được HDTT có kèm video. Trước khi vào triệu chứng, khám lâm sàng, tiền căn, chức năng hô hấp hướng dẫn, tất cả 130 NB được nghiên cứu viên (NCV) theo tiêu chuẩn GINA 2022; phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin đặc điểm của NB qua phiếu thu thập có sẵn, NB tự đánh giá mức độ kiểm soát NB không có hoặc đã qua cơn hen nặng; HPQ bằng test kiểm soát hen theo ACT và NB được yêu cầu NB đang được chỉ định dùng thuốc dạng BXĐL và đồng ý thực hành các bước sử dụng BXĐL như ở nhà, NCV quan sát tham gia nghiên cứu. trực tiếp và đánh giá kỹ thuật sử dụng BXĐL theo bảng kiểm. NB được đánh giá thực hành đúng khi thực hiện đúng và đầy 2.1.2. Tiêu chuẩn loại đủ các thao tác được mô tả trong bảng kiểm cho từng bước NB được chỉ định sử dụng BXĐL lần đầu. được đánh dấu (*). Thời gian của quá trình này khoảng 10 phút. NB không nhận thức đầy đủ; Tiếp theo, NB sẽ nhận được hướng dẫn tùy theo nhóm đã NB khiếm thị hoặc khiếm thính; bốc thăm với thời gian khoảng 10 phút. Đối với nhóm HDTT, NB không hiểu, không biết ngôn ngữ Tiếng Việt. NCV quan sát trực tiếp để chỉ ra các lỗi sai cụ thể và hướng dẫn bằng lời nói cách thực hành đúng kỹ thuật đồng thời yêu 2.2. Phương pháp nghiên cứu cầu NB thực hành lại cho đúng. Còn đối với nhóm HDTT 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu kèm video, các can thiệp tương tự như nhóm HDTT và NB Can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 130 NB HPQ được gửi thêm mã QR hoặc chuyển đường dẫn đến video trên được bốc thăm ngẫu nhiên vào hai nhóm gồm HDTT 65 NB Youtube cho NB xem khi cần. Trước ngày tài khám, NCV và HDTT cộng thêm video hướng dẫn 65 NB. liên hệ với NB qua điện thoại và nhắc nhở NB tái khám đúng hẹn. NB được đánh giá lại lần thứ hai khi đến tái khám sau 1 2.2.2. Cỡ mẫu tháng. Trước khi tiến hành đánh giá lần hai, nghiên cứu viên Công thức cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ: thu thập các thông tin từ NB theo từng nhóm: Đối với nhóm / ( ) ( ) ( ) HDTT, nghiên cứu viên xác nhận về thông tin người bệnh có n =n ≥ ( ) tìm hiểu và xem thêm các video hướng dẫn sử dụng BXĐL, N ổ ≥ n +n những người bệnh có xem thêm video không được loại khỏi mẫu nghiên cứu nhưng người bệnh vẫn thực hiện các bước tự Trong đó: đánh giá kiểm soát hen, thực hành sử dụng BXĐL, được N: cỡ mẫu tối thiểu của cả 2 nhóm hướng dẫn lại các bước chưa đúng và tặng quà cảm ơn tương 𑁛: sai lầm loại 1, tính bằng 5%. tự người bệnh trong nhóm HDTT đáp ứng yêu cầu không xem thêm video hướng dẫn trong thời gian nghiên cứu. Đối 𝛽: sai lầm loại 2, tính bằng 10%. với nhóm HDTT kèm video, nghiên cứu viên tiến hành thu 116 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 thập thông tin về số lần truy cập và xem video của người HDTT kèm HDTT bệnh, với mỗi lần người bệnh truy cập và xem hết toàn bộ video Đặc điểm p thời lượng của video hướng dẫn được tính là một lần xem Tỷ lệ Tỷ lệ n=65 n=65 (%) (%) video. Sau đó, cả hai nhóm NB được tự đánh giá mức độ kiểm Hưu trí/già 17 26,2 17 26,2 soát hen bằng test kiểm soát hen theo ACT và đánh giá thực Cán bộ viên hành các bước dùng BXĐL đang sử dụng theo bảng kiểm. chức 2 3,1 1 1,5 Với những NB chưa thực hành đúng, NCV tiếp tục hướng Công nhân 4 6,2 2 3,1 dẫn lại và gửi lời cảm ơn cùng quà tặng đến NB đã tham gia 0,795b Kinh doanh, nghiên cứu. 8 12,3 6 9,2 buôn bán 2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu Nội trợ 26 40,0 26 40,0 Khác 8 12,3 13 20,0 Nhập liệu bằng phần mềm Excel 2016 và xử lý bằng phần Chi square; a Fisher’s b mềm thống kê SPSS 26.0. Bảng 2. Đặc điểm liên quan đến tiền sử của người bệnh (n=130) HDTT kèm 3. KẾT QUẢ HDTT video Đặc điểm p Tỷ lệ Tỷ lệ n=65 n=65 (%) (%) 3.1. Đặc điểm của người bệnh trong nghiên cứu Hút thuốc lá của NB Bảng 1. Đặc điểm cá nhân của người bệnh (n=130) Có 11 16,9 9 13,8 HDTT kèm 0,627b HDTT Không 54 83,1 56 86,2 video Đặc điểm p Tỷ lệ Tỷ lệ Gia đình có người mắc hen n=65 n=65 (%) (%) Có 30 46,2 33 50,8 0,599b Tuổi Không 35 53,8 32 49,2 60,46±10,94 55,89±13,59 (TB+ĐLC) Bệnh đồng mắc Nhóm tuổi Không 18 27,7 23 35,4 18 – 40 3 4,6 10 15,4 Viêm mũi 11 16,9 8 13,3 41 – 60 28 43,1 27 41,5 0,121a Viêm mũi xoang 12 18,5 8 13,3 >60 34 52,3 28 43,1 0,716b Trào ngược dạ Giới tính 8 13,3 10 15,4 dày Nam 14 21,5 19 29,2 Khác 16 24,6 16 24,6 0,420a Nữ 51 78,5 46 70,8 b Fisher’s Tình trạng hôn nhân Bảng 3. Đặc điểm bệnh lý hiện tại của người bệnh hen (n=130) Độc thân 9 13,8 11 17,0 HDTT kèm Kết hôn 54 83,1 52 80,0 0,927b HDTT video Góa 2 3,1 2 3,0 Đặc điểm p Trung vị Trung vị Học vấn (Tứ phân (Tứ phân vị) vị) Không biết 4 6,2 0 0 Thời gian mắc bệnh hen 3 (2-6) 3 (1-5.5) 0,946c chữ Tiểu học 21 32,3 20 30,8 Thời gian sử dụng BXĐL 3 (2-6) 3 (1-5.5) 0,946c 0,173b Đợt cấp trong 12 tháng THCS 23 35,4 23 35,4 0 (0-0) 0 (0-0) 0,632c qua THPT 10 15,4 8 12,3 Đợt cấp hen phải nhập THPT trở lên 5 7,7 14 21,5 0 (0-0) 0 (0-0) 0,855c viện trong 12 tháng qua Nghề nghiệp Kiểm định t c https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 117
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 4. Đặc điểm liên quan việc sử dụng bình xịt định liều giữa hai nhóm do p >0,05 (Bảng 5). (n=130) HDTT kèm HDTT video 3.3. Thực hành sử dụng bình xịt đúng sau can thiệp Đặc điểm p Tỷ lệ Tỷ lệ Sau can thiệp, tỷ lệ thực hành đúng từng bước có sự cải thiện n=65 n=65 (%) (%) rõ rệt, hầu hết các bước có tỷ lệ đúng trên 95%, chỉ hai bước có Người hướng dẫn thực hành tỷ lệ đúng trên 80% là “lắc thuốc kỹ theo chiều dọc của bình” Bác sĩ 10 15,4 10 15,4 và “thở ra hết mức”. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành Điều dưỡng 54 83,0 55 84,6 1,000 b đúng từng bước giữa hai nhóm do p >0,05 (Bảng 6). Khác 1 1,5 0 0 NB được kiểm tra cách sử dụng BXĐL 3.4. So sánh tỷ lệ thực hành đúng giữa hai nhóm Có 35 53,8 31 47,7 Nhìn chung, không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hành đúng 0,599a Không 30 46,2 34 52,3 giữa hai nhóm sau can thiệp, tuy nhiên có sự cải thiện đáng kể Số lần NB về tỷ lệ thực hành đúng sau can thiệp trong từng nhóm và toàn 0 2 (1-3) xem video bộ NB trong nghiên cứu. Phân tích về mối liên quan giữa số Không lần nào 10 15,4 lần xem video ở nhóm HDTT kèm video ghi nhận số NB xem - 1 lần 16 24,6 video từ 3 lần trở lên có tỷ lệ thực hành đúng sau can thiệp tăng 2 lần 19 29,2 5.667 lần so với những người bệnh trong nhóm này không xem >2 lần 20 30,8 video tại nhà trong thời gian nghiên cứu (Bảng 7). Chi Square; a Fisher’s b 3.5. Mức độ kiểm soát hen của người bệnh 3.2. Thực hành sử dụng Bình xịt định liều trước Mức độ kiểm soát hen của NB sau can thiệp cho thấy có sự can thiệp cải thiện đáng kể với 85,4% NB có điểm kiểm soát hen theo Hầu hết NB thực hiện đúng từng bước đạt tỷ lệ trên 50%, ACT ở mức tốt (từ 20-25 điểm) với điểm trung bình chung >24 một số bước có tỷ lệ thực hành đúng còn thấp là “lắc kỹ thuốc điểm (Bảng 8). theo chiều dọc của bình”, “thở ra hết mức” và “xịt thuốc”. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thực hiện đúng trước can thiệp Bảng 5. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng trước can thiệp (n=130) Bước Trình tự thực hiện HDTT (n=65) HDTT kèm video (n=65) p PR KTC 95% b 1* Mở nắp bình xịt 62 (95,4) 65 (100) 0,244 0,954 (0,904-1,006) a 2* Lắc kỹ theo chiều dọc 35 (53,8) 37 (56,9) 0,724 0,946 (0,695-1,288) a 3* Thở ra hết mức 33 (50,8) 35 (53,8) 0,725 0,943 (0,679-1,310) a 4* Ngậm kín miệng bình xịt 56 (86,2) 58 (89,2) 0,593 0,966 (0,849-1,098) Hút thuốc chậm và sâu qua miệng đồng 5* 43 (66,2) 37 (56,9) 0,279a 1,162 (0,884-1,528) thời ấn bình xịt 6* Nín thở trong khoảng 5-10 giây 53 (81,5) 44 (67,7) 0,070a 1,205 (0,982-1,477) 7 Đóng nắp bình xịt 64 (98,5) 64 (98,5) 1,000b 1,000 (0,958-1,044) 8 Súc miệng 65 (100) 65 (100) - 1,000 Kiểm định Chi Square; a Kiểm định Fisher’s; b *Bước quan trọng Bảng 6. Tỷ lệ thực hành đúng sau can thiệp (n=130) Bước Trình tự thực hiện HDTT (n=65) HDTT kèm video (n=65) p PR, KTC 95% 1* Mở nắp bình xịt 65(100) 65(100) - 1,000 2* Lắc kỹ theo chiều dọc 52(80,0) 55(84,6) 0,491a 0,942 (0,806-1,109) 118 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bước Trình tự thực hiện HDTT (n=65) HDTT kèm video (n=65) p PR, KTC 95% 3* Thở ra hết mức 57(87,7) 55(84,6) 0,612a 1,036 (0,903-1,190) 4* Ngậm kín miệng bình xịt 62(95,4) 64(98,5) 0,619b 0,969 (0,911-1,030) Hút thuốc chậm và sâu qua miệng 5* 64(98,5) 63(96,9) 1,000b 1,016 (0,964-1,071) đồng thời ấn bình xịt 6* Nín thở trong khoảng 5-10 giây 64(98,5) 63(96,9) 1,000b 1,016 (0,964-1,071) 7 Đóng nắp bình xịt 65(100) 65(100) - 1,000 8 Súc miệng 65(100) 65(100) - 1,000 Kiểm định Chi Square; a b Kiểm định Fisher’s; *Bước quan trọng Bảng 7. So sánh tỷ lệ thực hành đúng giữa hai nhóm trước và sau can thiệp (n=130) HDTT HDTT kèm video PR Đặc điểm p (n=65) (n=65) KTC 95% Trước can thiệp 16(24,6) 13(20,0) 0,527a 1,231 (0,645-2,348) a Sau can thiệp 44(67,7) 46(70,8) 0,704 0,957 (0,760-1,203) Giá trị p từng nhóm
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 95,7% (p=0,002) và không có sự khác biệt đáng kể nào được xấu đi theo thời gian và điều này đã được chứng minh trong quan sát thấy ở nhóm đối chứng (p >0,05). Sự cải thiện đáng các nghiên cứu về thực hành kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít kể đã được quan sát rõ ràng sau ba tháng trong nhóm can thiệp định liều [8]. so với thời điểm ban đầu là kết quả của sự cải thiện kỹ thuật Ngoài ra, khi xem xét cụ thể về tỷ lệ thực hành đúng ở cả sử dụng dụng cụ hít định liều ở những NB này. Trên thực tế, hai nhóm sau can thiệp đạt gần 70% cho thấy còn khoảng việc thành thạo kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít định liều có liên 30% NB chưa thực hành đúng sử dụng BXĐL, các bước có quan trực tiếp đến việc kiểm soát tốt hơn các triệu chứng liên tỷ lệ thực hành chưa đúng còn cao thuộc về hai bước là lắc quan đến bệnh như khó thở và ho, cũng như ít đợt trầm trọng thuốc theo chiều dọc và thở ra hết sức. Tỷ lệ NB lắc thuốc hơn của HPQ [7]. Sự cải thiện đáng kể về mức độ kiểm soát đúng theo chiều dọc của bình thuốc đạt 80% ở nhóm HDTT HPQ cũng được ghi nhận ở cả hai nhóm trong nghiên cứu của và 84,6% ở nhóm HDTT kèm video. Thực tế, việc lắc thuốc chúng tôi khi tỷ lệ kiểm soát hen tốt sau can thiệp là 98,5% ở đúng chiều dọc và đủ số lần để để đảm bảo thuốc trong bình cả hai nhóm. Thêm vào đó, việc tuân thủ dùng thuốc cũng được hòa trộn đều là rất quan trọng, việc lắc thuốc chưa đúng được cải thiện đáng kể theo thời gian ở những NB được đào có thể làm cho nồng độ thuốc trong nhát xịt không đủ làm ảnh tạo theo mục tiêu dựa trên video và NB hiểu rõ hơn về kỹ hưởng đến hiệu quả dùng thuốc. Tỷ lệ thở ra hết sức của NB thuật sử dụng dụng cụ hít định liều đã giúp NB cảm thấy thoải ở nhóm HDTT sau can thiệp là 87,7% và ở nhóm HDTT kèm mái hơn khi sử dụng dụng cụ hít định liều, cải thiện sự tuân video là 84,6%. Việc thở ra hết sức đòi hỏi NB phải cố gắng thủ. Al-Kharouf MS (2023) đã chứng minh rằng giáo dục đưa hết không khí trong phổi và đường thở ra ngoài tạo tiền theo mục tiêu dựa trên HDTT kết hợp với video thông qua tác đề và sức chứa cho việc hít vào, khi thở ra thực sự hiệu quả động lâu dài với các kết quả thứ cấp thu được có liên quan sẽ giúp NB hít được nhiều và thuốc có thể đi vào sâu hơn bên trực tiếp đến sự cải thiện khả năng thành thạo kỹ thuật sử dụng trong đường thở. Tuy nhiên, những NB lớn tuổi mắc hen phế dụng cụ hít định liều và tính chất củng cố của video mà NB quản thường gặp phải những khó khăn để thở ra gắng sức đạt có thể dễ dàng truy cập bất kỳ lúc nào [5]. Can thiệp giáo dục hiệu quả [9]. tăng cường thông qua video được áp dụng trong nghiên cứu này cũng đã chứng tỏ tính ưu việt so với giáo dục trực tiếp Mặc dù, HDTT NB sử dụng BXĐL với dụng cụ trực quan bằng lời nói và NB có thể duy trì được kỹ thuật sử dụng được các điều dưỡng thực hiện vẫn mang lại kết quả rất tích BXĐL tốt theo thời gian. cực nhưng việc giáo dục tăng cường là cần thiết để cải thiện tỷ lệ thực hành đúng của NB. Do đó, việc đa dạng các hình Tuy nhiên, những kết quả thực hành đúng ở nhóm sử dụng thức giáo dục là cần thiết để phù hợp với nhiều đối tượng NB thêm video hướng dẫn để NB xem tại nhà chưa cho thấy sự và giáo dục NB HPQ sử dụng BXĐL kết hợp giữa HDTT khác biệt so với nhóm HDTT đơn thuần. Kết quả này có thể cộng với video hướng dẫn được xem là một biện pháp giáo bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó bao gồm NB trong dục tăng cường cần được thực hiện và nghiên cứu thêm với nghiên cứu được lựa chọn là những NB đã sử dụng BXĐL cỡ mẫu lớn hơn vì thông qua qua đánh giá sự khác biệt về tỷ trong một thời gian nhất định trước khi tham gia nghiên cứu lệ thực hành đúng sau can thiệp ở nhóm HDTT cộng thêm với thời gian trung vị được NB báo cáo là 3 năm ở cả hai video cho thấy những NB có số lần xem video ≥3 lần có tỷ nhóm, điều này dễ dẫn đến sự chủ quan trong thực hành sử lệ thực hành đúng tăng thêm 5,67 lần so với NB không xem dụng BXĐL, tuổi của NB ở cả hai nhóm đều cao với tỷ lệ trên thêm video trong nhóm này (p
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 video dễ dàng và tích cực hơn. Quản lý dữ liệu: Võ Mai Trúc Phương Phân tích dữ liệu: Võ Mai Trúc Phương 5. KẾT LUẬN Viết bản thảo đầu tiên: Võ Mai Trúc Phương Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Như Vinh Tỷ lệ NB thực hành đúng kỹ thuật BXĐL sau can thiệp một tháng ở cả hai nhóm tăng đáng kể. Mặc dù, tỷ lệ thực hành đúng sau can thiệp ở nhóm HDTT kèm video cao hơn 7,7% Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu so với nhóm HDTT nhưng không có sự khác biệt đáng kể nào Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. giữa hai nhóm cho thấy hiệu quả giáo dục thực hành sử dụng BXĐL ở cả hai nhóm là tương đương. Tuy nhiên, sự khác biệt Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong tỷ lệ thực hành đúng nội bộ giữa những NB có lượt xem Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong video cao so với NB không xem thêm video được cung cấp ở nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí nhóm HDTT cộng thêm video cho thấy tăng cường xem Minh, số 961/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 16/10/2023. video giúp mang lại những thay đổi tích cực trong thực hành của NB. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời cảm ơn 1. Global Asthma Network. The Global Asthma Report. Tôi xin chân thành cám ơn người hướng dẫn khoa học, Đại Global Burden of Disease due to Asthma. 2023. học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện An Bình http://globalasthmareport.org/burden/burden.php. đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu. 2. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn. Khảo sát về đặc Nguồn tài trợ điểm dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam. Tạp chí Y học Lâm sàng. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 2012;65:46-50. Xung đột lợi ích 3. Zhang YB, Xu D, Bai L, Zhou YM, Zhang H, Cui YL. Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết A Review of Non-Invasive Drug Delivery through này được báo cáo. Respiratory Routes. Pharmaceutics. 2022;14(9):1974. 4. Chrystyn H, van der Palen J, Sharma R, et al. Device ORCID errors in asthma and COPD: systematic literature review Nguyễn Như Vinh and meta-analysis. NPJ Primary Care Respiratory Medicine. 2017;27(1):22. https://orcid.org/0000-0002-8358-902X Võ Mai Trúc Phương 5. Al-Kharouf MS, Abdeljalil MH, Obeidat NM, Oweidat KA, Awwad O. Video-based teach-to-goal intervention https://orcid.org/0009-0009-0164-6544 on inhaler technique on adults with asthma and COPD: A randomized controlled trial. PloS ONE. Đóng góp của các tác giả 2023;18(6):e0286870. Ý tưởng nghiên cứu: Võ Mai Trúc Phương Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Võ Mai Trúc Phương 6. Nguyễn Văn Chường, Trần Thiện Trung. Hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt Thu thập dữ liệu: Võ Mai Trúc Phương định liều cho người bệnh hen phế quản. Tạp Chí Y Học Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Như Vinh Thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(5):201-210. Nhập dữ liệu: Võ Mai Trúc Phương https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 121
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 7. Global Initiative For Asthma. Global Strategy For Asthma Management And Prevention. 2022. URL: https://ginasthma.org. 8. Basheti IA, Salhi YB, Basheti MM, Hamadi SA, Al- Qerem W. Role of the pharmacist in improving inhaler technique and asthma management in rural areas in Jordan. Clinical Pharmacology: Advances and Applications. 2019;11:103-116. 9. Pasha MA, Sundquist B, Townley R. Asthma pathogenesis, diagnosis, and management in the elderly. Allergy Asthma Proc. 2017;38(3):184-191. 122 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2