intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của montelukast kết hợp symbicort trong kiểm soát hen phế quản

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát bệnh hen phế quản. Nghiên cứu này cho thấy montelukast kết hợp symbicort có hiệu quả cao hơn symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của montelukast kết hợp symbicort trong kiểm soát hen phế quản

  1. 80 HIỆU QUẢ CỦA MONTELUKAST KẾT HỢP SYMBICORT TRONG KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN Trương Văn Lâm, Lê Thị Mãi, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Kim Cương Đặt vấn đề: Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát bệnh hen phế quản. Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng. Thực hiện 92 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm1 có 47 bệnh (điều trị montelukast kết hợp symbicort) và nhóm 2 có 45 bệnh nhân (điều trị symbicort đơn thuần). Kết quả: tỉ lệ kiểm soát hen phế quản của montelukast kết hợp symbicort cao hơn symbicort đơn thuần lần lượt là (87,2 % so 68,9%, p= 0,01). Kết luận: nghiên cứu này cho thấy montelukast kết hợp symbicort có hiệu quả cao hơn symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản. Từ khóa: hen phế quản, montelukast, symbicort. ABSTRACT EFFECTS OF MONTELUKAST PLUS SYMBICORT IN CONTROL ASTHMA Background: asthme is a chronic disease of al ages. Objective: To evaluate the efficacy of Montelukast plus symbicort versus conventional symbiosis in the management of bronchial asthma. METHODS: A cross-sectional descriptive study was performed. There were 92 patients divided into two groups: group 1 had 47 (montelukast plus symbicort and 45 patients) Results: montelukast bronchial asthma management plus symbicort was higher than that of the conventional symbicort alone (87,2% so 68,9%.Conclusion:This study demonstrated that montelukast plus symbicort was more effective than conventional symbiosis in control of asthma. management. Keywords: Asthma, montelukast, symbicort. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hen phế quản là bệnh mạn tính gặp mọi lứa tuổi, theo tổ chức y tế thế giới có khoảng 300 triệu, ước tính đến năm 2025 có khoảng 400 triệu người mắc bệnh hen phế quản. Ngày nay, Kết quả nghiên cứu những năm gần đây trên thế giới cho thấy tỉ lệ kiểm soát hen phế quản của ICS (corticoid dạng hít) ở mức toàn cầu đã rơi xuống mức thấp đáng kể
  2. 81 Từ đó các tác giả trên thế giới đã đưa ra phương thức điều trị khá mới đó là Montelukast kết hợp ICS. Do đó, tìm ra phương thức điều trị mới cho bệnh nhân hen phế quản là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam cũng như tại An Giang, do đo chúng tôi tiến hành đề tài này, với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần trong kiểm soát hen phế quản. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân  16 tuổi được chuẩn đoán hen phế quản -Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang từ tháng 01-2018 đến tháng 10-2018. 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Những bệnh nhân được chúng tôi đưa vào nghiên cứu khi hội đủ các tiêu chuẩn sau: + Bệnh nhân được chuẩn đoán xác định hen phế quản theo GINA 2017 + Các đối tượng này được theo dõi và điều trị ngoại trú kiểm tra đúng hẹn + Bệnh nhân đồng ý tham gia 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ - Không đồng ý nghiên cứu. - Dị ứng với thuốc montelukast, symbicort - Có thai, cho con bú - COPD, lao phổi, tâm thần 2.2.Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng 2.3. Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu chúng tôi chọn được được 92 bệnh nhân. Nhóm 1: có 47 bệnh nhân dùng symbicort + montelukast. Nhóm 2: có 45 bệnh nhân dùng symbicort đơn thuần. 2.4. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện 2.5. Nội dung nghiên cứu: Hen phế quản: Chuẩn đoán theo tiêu chuẩn GINA 2017 - Lâm sàng: Ho, nặng ngực, khó thở, thở khò khè hay thở rít
  3. 82 Các triệu chứng trên thường xuất hiện hay nặng lên về đêm, sáng sớm, sau gắng sức, sau khi tiếp súc yếu tố kích (khói bụi, dị nguyên, khí lạnh, vận động…) - Tiền sử: bản thân hay gia đình mắc các bệnh dị ứng hay hen phế quản - Khi đo chức năng hô hấp có FEV1 > 12% và 200ml hay PEF > 60L hoặc > 20% sau khi hít thuốc dãn phế quản. Hút thuốc lá: được định nghĩa khi hút thuốc ≥ 10 điếu liên tục trong 3 năm. Bậc hen phế quản Hen bậc 1: các triệu chứng thường xuất hiện trong thời gian ngắn và dưới 1 lần/ tuần Bệnh nhân hoàn toàn bình thường về triệu chứng và chức năng PEF ≥ 80 %; PEF dao động < 20% Hen bậc 2: các triệu chứng có ít nhất 1 lần / tuần nhưng không hàng ngày Triệu chứng ban đêm > 2 lần /tháng PEF ≥ 80 %; PEF dao động :20%-30% Hen bậc 3: Các triệu chứng có hàng ngày PEF : 60- 80 %; PEF dao động >30% Hen bậc 4: các triệu chứng tồn tại liên tục, hoạt động thể lực anh hưởng PEF : ≤60%; PEF dao động >30% Kiểm soát hen: tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát hen theo GINA 2017 Tiêu chuẩn Kiểm soát tốt Kiểm soát 1 phần Không kiểm soát (4 tuần) (có tất cả các tiêu chuẩn dưới đây) ( 1-2 tiêu chí) Triệu chứng ban ngày Không (hoặc ≤2 >2 lần / tuần lần tuần)  3 đặc điểm của hen kiểm Triệu chứng thức giấc ban Không Có soát một đêm phần trong Hạn chế hoạt động Không Có bất kỳ tuần
  4. 83 Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn Không (hoặc ≤2 >2 lần tuần nào cấp cứu lần / tuần) Chưc năng hô ấp (PEF hoặc Bình thường < 80% (lý thuyết) FEV1 Cơn kịch phát cấp Không  1 lần/ năm 1 lần trong tuần bất kỳ 2.6. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu: - Hỏi bệnh nhân bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, khám lâm sàng và thu thập thông tin cần thiết ghi vào phiếu thu thập số liệu - Đo chức năng hô hấp: tại phòng đo chức năng hô hấp -khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. - Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản được đưa vào nghiên cứu - Bệnh nhân có mã số lẽ thì điều trị phương pháp 1:symbicort kết hợp montelukast 10 mg/ngày uống buổi tối - Bệnh nhân có mã số chẳn thì điều trị phương pháp 2:symbicort đơn thuần - Liều sử dụng symbicort 4,5g/160g ngày 2 lần (theo bậc hen theo GINA). - Đánh giá tác dụng phụ của thuốc: dị ứng, đau đầu, nôn ói… - Đánh giá kiểm soát hen: sau 1 tháng. 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu + Các biến số định tính dùng phép kiểm t-test. + Các biến định lượng dùng phép kiểm Chi square. + Xử lý thống kê bằng phần mền SPSS phiên bản 22.0. Các test có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. III. KẾT QUẢ Có 92 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, được phân bổ ngẫu nhiên nhóm 1 gồm 37 bệnh nhân được điều trị với (symbicoort kết hợp montelukast) và nhóm 2 gồm 35 bệnh nhân được điều trị với phác đồ (symbicort đơn thuần). 1.Đặt điểm bệnh nhân:
  5. 84 Tuổi trung bình 37±4,3, bệnh nhân nhỏ nhất 18 tuổi, lớn nhất 67 tuổi. Giới nữ 49 chiếm tỉ lệ 53,3%. Nam là 43 chiếm tỉ lệ 46,7%. Đặt điểm bệnh nhân hai nhóm tương tự nhau được trình bài trong (bảng 3.1): Bảng 3.1: Đặt điểm bệnh nhân hai nhóm điều trị Các biến Montelukast+Symbicort Symbicort p n = 47 n =45 Tuổi trung bình 37,4 35,2 >0,05 Giới tính Nam 22(51,2%) 21(48,8%) 0,56 Nữ 25(51%) 24 (49%) Hút thuốc lá 5 (13,5%) 4 (11,4%) 0,45 Hen bậc 1 4 (10,8%) 4 (11,4%) 0,49 Hen bậc 2 18 (48,6%) 19 (54,3%) 0,07 Hen bậc 3 13 (36,2%) 10 (28,6%0 0,08 Hen bậc 4 2 (5,4%) 2 (5,7%) 0,6 Nhận xét:Đặt điểm bệnh nhân hai nhóm tương tự nhau, không có sự khác biệt, với p> 0,05. 2.Hiệu quả kiểm soát hen phế quản: Bảng 3.2: Kết quả điều trị kiểm soát hen sau 1 tháng Montelukast + symbicort Symbicort P Phương pháp điều trị n (%) n (%) Kiểm soát tốt 41(87,2 %) 31(68,9%) 0,01 Nhận xét: Hiệu quả kiểm soát hen củaMontelukast + symbicort là 87,2 % so với phác đồ Symbicort đơn thuần 68,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,01. 3.Tác dụng phụ thuốc: Tác dụng phụ của hai phác đồ: Triệu chứng Symbicort+Montelukast Symbicort đơn thuần p n=47 n=45 Không 29 (61,7%) 32 (71,1%) 0,46 Chóng mặt 2(4,3%) 1 (2,2%) 0,53 Đau đầu 3(6,4%) 2(4,4%) 0,49
  6. 85 Khô miệng 6(12,8%) 5(11,1%) 0,56 Run tay chân nhẹ 3(6,4%) 2(4,4%) 0,49 Hồi hợp đánh 4(8,5%) 3(6,7%) 0,51 trống ngực Nhận xét: Không có sự khác biệt về tác dụng phụ của symbicort kết hợp montelukast và symbicort đơn thuần (với p>0.05). Hầu hết các tác dụng phụ này thường nhẹ, thoáng qua, không gây ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị IV. BÀN LUẬN: Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng montelukast kết hợp symbicort kiểm soát hen phế quản cao hơn symbicort đơn thuần. Nghiên cứu này cho thấy ICS (corticoid dạng hít) kiểm soát hen giảm giảm đáng kể. Ngày nay, ICS giảm tỉ lệ kiểm soát hen phế quản 20 năm), dẫn đến kiểm soát hen thất bại giảm đáng kể trên toàn thế giới như ở nước Ý, Năm 2012, tác giả Nagao M và cộng sự [5], nghiên cứu 46 người bệnh dùng ICS đơn thuần, cho thấy rằng 41% bệnh nhân không được kiểm soát hen phế quản. Ở Việt nam, những nghiên cứu gần đây cho thấy ICS (corticoid dạng hít đơn thuần) tỉ lệ kiểm soát hen giảm đáng kể. Năm 2013, tác giả Phùng Chí Thiện và cộng sự [9],nghiên cứu dân số cộng đồng tại Hải Phòng, cho thấy rằng Bệnh nhân hen được kiểm soát tốt với tỷ lệ rất nhỏ (6,9%).Đa số các bệnh nhân chưa được kiểm soát (93,1%). Năm 2014, Tác giả Bùi Thị Hương và cs (cộng sự)[4], Nghiên cứu với 30 bệnh nhân bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy rằng có 56,67% bệnh nhân kiểm soát tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu quả kiểm soát hen phế quản giảm đáng kể của ICS đơn thuần là đạt 68,9%, tương tự với Tác giả Bùi Thị Hương và cs, cũng như tác giả Nagao M và cs [4], [5], điều này cho thấy rằng kiểm soát hen phế quản bằng ICS (corticois dạng hít đơn thuần) giảm đáng kể. Trên thế giới, để nâng cao hiệu quả điều trị trong một bối cảnh với một tỷ lệ kiểm soát Hen phế quản thấp, một số chiến lược điều trị đã được đề xuất. Xu hướng trên thế giới hiện nay cũng tập trung nghiên cứu sử dụng một loại phương pháp mới như điều trị ICS kết hợp montelukast đã được giới thiệu như là một phương pháp điều trị mới để kiểm soát hen tốt hen phế quản. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, Nghiên cứu PRIVIA dùng montelukast so với giả dược, phòng các đợt cấp trong hen phế quản, đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi. Theo dõi sau 12 tháng thấy nhóm montelukast giảm 32% đợt cấp so với trước điều trị với p< 0,001 [10]. Một nghiên cứu khác Năm 2012, tác giả Nagao M và cộng sự [5] cho thấy rằng, nghiên cứu 93 bệnh nhân (47 người trong nhóm montelukast và 46 người trong nhóm ICS). Nhóm
  7. 86 montelukast kiểm soát hen là 79% tốt hơn nhóm ICS đơn thuần kiểm soát hen là 41%. Từ đó, nhiều thử nghiệm đã báo cáo tính ưu việt của phác đồ montelukast kết hợp ICS so với ICS đơn thuần. Hơn nữa, trong một phân tích tổng hợp đã chứng minh gần đây, Năm 2017, Tác giả Chaudhury A và cộng sự [1], cho thấy tổng cộng 160 bệnh nhân cuối cùng đã được đánh giá. 78 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu và 82 người trong nhóm chứng. Vào cuối 4 tuần, cho thấy nhóm bệnh nhân nhóm nghiên cứu dùng montelukast đã kiểm soát hen 82%, nhóm chứng là 59%. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chứng minh montelukast kết hợp ICS hiệu quả hơn ICS đơn thuần, tác giả Pacheco Y và cộng sự [7], năm 2014, Cho thấy rằng Montelukast kết hợp ICS hiệu quả kiểm soát hen tốt hơn ICS đơn thuần, (lần lượt là 89% so với 67%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Năm 2014, Tác giả Zhang HP và cộng sự [10],Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy montelukast đã ngăn ngừa hoặc điều trị chứng cơn hen ở người lớn. Đã xác định được 20 thử nghiệm đối với bệnh hen mạn tính. So với giả dược, nhóm dùng Montelukast kiểm soát hen tỉ lệ 83,2%. Năm 2012, tác giả Bùi Anh Sơn, cho thấy nghiên cứu 62 bệnh nhân, kiểm soát hen phế quản bằng montelukast cho thấy rằng, kiểm soát hen phế quản là 88,23% [8]. Năm 2014, tác giả Trần Hải Yến và cộng sự [11], năm 2014 nghiên cứu vế Đánh giá hiệu quả điều trị của Montelukast kết hợp seretide ở bệnh nhân hen phế quản, cho thấy rằng sau 12 tháng điều trị, Kiểm soát hen đạt 88% . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hiệu quả của phác đồ montelukast kết hợp symbicort so với symbicort đơn thuần tỉ lệ kiểm soát hen lần lượt là 87,2% với 68,9% . Sự khác biệt điều có ý nghĩa thống kê với P
  8. 87 thể leukotrien týp 1 (CysLT1) được ghi nhận làm giảm tế bào ái toan đường hô hấp ở bệnh nhân hen phế quản, cải thiện triệu chứng hen, cải thiện chức năng phổi, giảm sử dụng β- agonist ở bệnh nhân hen dai dẳng Cơ chế tác dụng của Montelukast ở bệnh nhân Hen Phế Quản Tác dụng có hại của Leucotrien ở bệnh nhân bệnh Hen Phế Quản: - Gây co thắt phế quản (mạnh hơn histamine100-10000 lần). - Tăng tính phản ứng của cơ trơn phế quản, ví dụ đối với dị nguyên - Lôi kéo tế bào viêm, đặc biệt là bạch cầu ái toan. - Tăng tính thấm thành mạch (gây phù nề và tắc nghẽn đường hô hấp) Tác dụng của Montelukast:Các thuốc ức chế cạnh tranh receptor với leukotriene tác động trên receptor Cys-LT1 của leukotriene D4, một receptor quan trọng gây co thắt phế quản. Do cả leukotriene C4 và E4 cũng gắn vào receptor này nên các thuốc ức chế cạnh tranh với leukotriene D4 cũng ngăn chặn được tác dụng của cả leukotriene C4 và E4. Tác dụng phụ: cả hai phương pháp có tác dụng phụ tương tự nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05, tác dụng phụ ở cả hai phác đồ đều mức độ nhẹ thoáng qua, tự giới hạn không ảnh hưởng đến điều trị. V. KẾT LUẬN: Nghiên cứu này cho thấy Symbicort kết hợp Montelukast có hiệu quả kiểm soát hen phế quản tốt hơn so với Symbicort đơn thuần, tác dụng phụ 2 phác đồ tương tự nhau.
  9. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chaudhury A, Gaude GS, Hattiholi J (2017), “Effects of oral montelukast on airway function in acute asthma: A randomized trial”. Lung India. 34(4), pp.349-354. 2. GINA (2016), Rick factor, Chapter 3, “ environmental factor that influence the susseptibility to the development of asthma in predisosed inviduals”,pp.27-35. 3. GINA (2017), Chapter 2, “Diagnosis and Clasification”, pp.16-57. 4. Bùi Thị Hương, Bùi Văn Dân, Hoàng Thị Lâm (2016), “ Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bằng ACT đối với bệnh nhân câu lạc bộ hen Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu y học, 99(1), tr 131-135 5. Nagao M, Ikeda M, Fukuda N, Habukawa C, Kitamura T, Katsunuma T, Fujisawa T,(2012),“LePAT (Leukotriene and Pediatric Asthma Translational Research Network) investigators. Early control treatment with montelukast in preschool children with asthma, A randomized controlled trial”. Allergol Int. 67(1), pp.72-78. 6. Pacheco Y, Freymond N, (2014), “Devouassouxg Impact of montelukast on asthma associated with rhinitis, and other triggers and co- morbidities”. J Asthma, 51(1), pp.1-17. 7. Nguyễn Hoàng Phương (2002),“So sánh hiệu quả của symbicort turbuhaler (budesonide/formoterol) với flutication discuus trong điều trị dự phòng hen phế quản”, Luận văn thạc sĩ y học-Trường Đại học y Hà Nội. 8. Bùi An Sơn (2016), “ Đánh giá hiệu quả của singulair trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em từ 1đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương”, Luận văn thạc sĩ y học- Trường đại học Y Hà Nội. 9. Phùng Chí Thiện, Nguyễn Xuân Bá (2013), “Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh và kiểm soát hen phế quản ở học sinh tiểu học, trung học, lê hồng phong, ngô quyền, hải phòng”, Tạp chí y học thực hành, 878(8), trang. 49-53 10. Zhang HP, Jia CE, Lv Y, Gibson PG, Wang G (2014), “Montelukast for prevention and treatment of asthma exacerbations in adults: Systematic review and meta-analysis”. Allergy Asthma Proc.35(4), pp.278-287 11.Trần Hải Yến, Phùng Chí Thiện, Nguyễn Thị Kim Hương, Vũ Minh Thục và cộng sự, (2014),“ Đánh giá hiệu quả điều trị của montelukast kết hợp seretide ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen phế quản”, Tạp chí y học TPHCM, tập 18.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1