Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG GÂY NHIỄU KHI ĐÂM KIM<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ RĂNG TRẺ EM<br />
Phan Ái Hùng*, Phan Thị Thanh Yên*, Nguyễn Bá Hiền*, Nguyễn Thúy Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phương pháp đâm kim có gây nhiễu nhằm làm giảm<br />
cảm giác khó chịu trong quá trình gây tê trong điều trị răng trẻ em.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 102 trẻ (3-14 tuổi) có yêu cầu gây tê trong điều trị<br />
nha khoa được chia thành 2 nhóm: (1) 68 trẻ đâm kim theo phương pháp cải tiến và (2) 34 trẻ đâm kim theo<br />
phương pháp cổ điển. Trẻ trong nhóm (1) được yêu cầu cắn chặt gòn cuộn ở vùng chuẩn bị gây tê. Sau đó căng,<br />
kéo mô mềm ngập vào đầu kim. Một đánh giá viên độc lập ghi nhận phản ứng khó chịu khi đầu kim xuyên niêm<br />
mạc theo thang đo cảm giác dựa trên tiếng kêu, phản ứng của mắt và vận động (Sound, Eyes, Motor scale).<br />
Trong nghiên cứu này, sử dụng kim gây tê cỡ 27, chiều dài 21 mm và không dùng thuốc tê bôi.<br />
Kết quả cho thấy phản ứng không khó chịu của nhóm cải tiến (94,12%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm cổ<br />
điển (23,5%), (Chi bình phương, p