YOMEDIA
ADSENSE
Hiệu quả của Valproate Sodium trong điều trị động kinh toàn thể vô căn ở trẻ em
59
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của bài viết trình bày về tác dụng chống động kinh của Sodium valproate, đánh giá khả năng dung nạp và cải thiện lâm sàng của đơn trị liệu sodium valproate, liều điều trị trung bình, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Kết quả cho thấy valproate kiểm soát tốt cơn động kinh toàn thể vô căn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ hết cơn cao, liều điều trị ở mức 10‐20mg/kg cân nặng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệu quả của Valproate Sodium trong điều trị động kinh toàn thể vô căn ở trẻ em
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VALPROATE SODIUM <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TOÀN THỂ VÔ CĂN Ở TRẺ EM <br />
Lê Văn Tuấn*, Phạm Quỳnh Nga** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Sodium valproate lần đầu được mô tả về tác dụng chống động kinh tại Pháp (1963), ở trong các tài <br />
liệu Châu Âu và sau đó được sử dụng rộng rãi nhất trong các thuốc chống động kinh. Hiện tại sodium valproate <br />
được sử dụng trong điều trị chống động kinh ở trẻ em với nhiều loạị cơn khác nhau, đặc biệt là trong nhóm trẻ <br />
động kinh toàn thể vô căn. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá khả năng dung nạp và cải thiện lâm sàng của đơn trị liệu sodium <br />
valproate, liều điều trị trung bình, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 72 bệnh nhân động kinh toàn thể vô căn dùng đơn trị <br />
liệu valproate. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. <br />
Kết quả: Tổng số 72 bệnh nhân, tuổi trung bình 5 tuổi 4 tháng; 59,7% bệnh nhân hết cơn hoàn toàn. Đáp <br />
ứng tốt nhất với thuốc điều trị là nhóm bệnh nhân có cơn co cứng‐co giật.Nhóm bệnh nhân có cơn vắng ý thức, <br />
bệnh nhân có cơn co cứng, hay cơn giật cơ đáp ứng kém hơn. Liều điều trị ở mức trung bình. Các tác dụng phụ <br />
thường nhẹ hay thoáng qua, thường gặp chủ yếu là tăng cân. <br />
Kết luận: valproate kiểm soát tốt cơn động kinh toàn thể vô căn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ hết cơn cao, liều điều trị ở <br />
mức 10‐20mg/kg cân nặng. Tác dụng phụ đa phần nhẹ và không ảnh hưởng đến việc ngưng thuốc điều trị. <br />
Từ khóa: thuốc chống động kinh, động kinh trẻ em, chữa trị động kinh. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE EFFICACY OF SODIUM VALPROATE IN TREATMENT <br />
OF IDIOPATHIC GENERALIZED EPILEPSIES IN CHILDREN <br />
Le Van Tuan, Pham Quynh Nga <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 511 ‐ 515 <br />
Background: Sodium valproate was first described with antiepileptic effect in France (1963), in Europe and <br />
then is used as an anti‐epileptic drugs the most widely now. Currently sodium valproate is used in the treatment <br />
of epilepsy in children with many different types of seizures, especially in the group of children with idiopathic <br />
generalized epilepsies. <br />
Objective: The aim of this study was to evaluate tolerability and clinical improvement of sodium valproate <br />
monotherapy, factors affecting drug response and side effects of medications <br />
Methods:, descriptive cross‐sectional study was performed in 72 patients suffering from IGE on sodium <br />
valproate monotherapy. Statistical analysis is done with the software SPSS 16.0 for window. <br />
Result: The total number of 72 patients, median age 5 years 4 months, 59.7% of children became seizure‐free <br />
on valproate monotherapy. Respond well to treatment as patients with generalized tonic‐clonic seizures, Group of <br />
patients with absence, tonic or myoclonic seizures response worse. The response doses are in the average. <br />
Common side effects are mild weight gain, other side effects are generally mild and transient. <br />
Conclusion: children with diagnosed IGE response well to sodium valproate. The average dose of the <br />
responders was 10‐20 mg/kg. Side effects were mostly mild and do not affect the treatment discontinuations. <br />
Keywords: antiepileptic drugs, child neurology, epilepsy, treatment, neuropharmacology. <br />
* Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Quỳnh Nga<br />
ĐT: 0909333538 Email: pnbinh@gmail.com<br />
<br />
Thần Kinh <br />
<br />
511<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Động kinh toàn thể vô căn chiếm khoảng <br />
20% trẻ em được điều trị bệnh động kinh(5) Hầu <br />
hết các hội chứng động kinh toàn thể vô căn <br />
khởi đầu ở trẻ em hoặc thiếu niên nhưng không <br />
như nhiều thông tin về các đáp ứng điều trị ở trẻ <br />
em mới được chẩn đoán. Trong các thuốc động <br />
kinh cổ điển thì sodium valproate có thể điều trị <br />
được tất cả các thể lâm sàng của cơn động kinh <br />
toàn thể(6). Năm1963, đặc tính chống động kinh <br />
của valproate được khám phá bởi Meunier. <br />
Năm 1964 đầu tiên công bố sodium valproate là <br />
thuốc chống động kinh. Năm 1978 FDA chuẩn <br />
thuận cho chỉ định điều trị động kinh cơn vắng <br />
ý thức, sau đó là điều trị động kinh cục bộ. Theo <br />
Guerri(2) nhận định: với phổ tác dụng rộng đối <br />
với các loại cơn động kinh và hội chứng động <br />
kinh, valproate là thuốc lựa chọn đầu tiên cho <br />
trè em được chẩn đoán động kinh lần đầu tiên <br />
(cục bộ và toàn thể), toàn thể nguyên phát vô <br />
căn, động kinh giật cơ và động kinh với nhiều <br />
loại cơn khác nhau, động kinh với kích thích ánh <br />
sáng. Nghiên cứu về tác dụng của valproate <br />
được thức hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong <br />
các nghiên cứu so sánh với các nhóm thuốc <br />
chống động kinh khác hay nghiên cứu mở trong <br />
đó valproate được chỉ định điều trị đầu tiên cho <br />
nhóm trẻ mới được chẩn đoán động kinh toàn <br />
thể vô căn, nhưng chưa được thực hiện tại Việt <br />
Nam. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến <br />
hành nghiên cứu trên nhóm trẻ động kinh vô <br />
căn tại bệnh viện Nhi Đồng Hai với những mục <br />
tiêu cụ thể sau: Khả năng dung nạp và cải thiện <br />
lâm sàng của đơn trị liệu sodium valproate, tiều <br />
điều trị trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến <br />
khả năng đáp ứng cơn, tác dụng phụ của thuốc, <br />
đánh giá giữa tác dụng phụ với ích lợi việc kiểm <br />
soát cơn. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Chọn mẫu là bệnh nhân được chẩn đoán <br />
động kinh toàn thể vô căn tuổi từ 12 tháng đến <br />
15 tuổi tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng hai <br />
được chỉ định điều trị sodium valproate từ 6 <br />
<br />
512<br />
<br />
tháng trở lên. Thông tin từ lịch sử và xét nghiệm <br />
chẩn đoán đã được sử dụng để phân loại động <br />
kinh của mỗi đứa trẻ Các biến số gồm các đặc <br />
điểm lâm sàng, loại cơn động kinh, hình ảnh <br />
học, điện não đồ, thời gian điều trị, khả năng <br />
đáp ứng cơn, tác dụng phụ của thuốc. Việc đánh <br />
giá mức độ đáp ứng thuốc được thực hiện bằng <br />
cách phỏng vấn thân nhân, thu nhận các dữ liệu <br />
cận lâm sàng mới như EEG, xét nghiệm chức <br />
năng gan thận về tác dụng phụ của thuốc. Các <br />
dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án nghiên <br />
cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ liệu của <br />
phần mềm thống kê SPSS 16.0 để khảo sát về sự <br />
liên quan của các biến số với khả năng đáp ứng <br />
thuốc. Trong phân tích đơn biến, các biến số <br />
định tính được phân tích bằng phép kiểm chi <br />
bình phương, các biến số định lượng phân tích <br />
bằng phép kiểm t mẫu độc lập nếu có phân bố <br />
chuẩn, bằng phép kiểm Anova trong phân tích <br />
đa biến. Từ đó rút ra nhận định về khả năng đáp <br />
ứng cơn với từng nhóm trẻ theo phân loại cơn <br />
động kinh toàn thể vô căn, liều thuốc trung bình <br />
được sử dụng, mối liên hệ giữa các yếu tố lên sự <br />
đáp ứng cơ, tác dụng phụ của thuốc. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu <br />
Tỷ lệ trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (59,7%, và <br />
40,3%), trẻ ở nhóm từ hai đến năm tuổi chiếm tỷ <br />
lệ cao nhất trong nhóm (55,6%), tuổi trung bình <br />
là 5 năm 4 tháng.Trẻ được phân loại theo cơn <br />
động kinh trong đó cơn co cứng‐co giật chiếm tỷ <br />
lệ cao nhất (61,1%), cơn vắng ý thức(16,7%), cơn <br />
giật cơ (11,1%), cơn co cứng là 7 (9,7%), cơn mất <br />
trương lực (1,4%), không ghi nhận được cơn co <br />
giật. 20,6% trẻ có tiền căn sốt co giật, chiếm tỷ lệ <br />
khá cao trong nhóm. Đặc điểm điện não đồ ghi <br />
nhận 75% có sóng động kinh điển hình toàn thể, <br />
21,4% có sóng bất thường nhưng không điển <br />
hình, 3,6% có điện não đồ bình thường. Hình <br />
ảnh học được thực hiện trên 33,3% bệnh nhân <br />
và không ghi nhận bất thường. 9,7% bệnh <br />
nhân phát triển tâm thần vận động chậm hơn <br />
so với lứa tuổi, nhóm trẻ phát triển bình <br />
thường là 90,3%. <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Đáp ứng với điều trị sodium valproate <br />
Số trẻ có thời gian điều trị kéo dài trên 2 năm <br />
chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu <br />
chiếm 51,1%. Thời gian điều trị trung bình của <br />
nhóm nghiên cứu là 20 tháng. Tuân thủ điều trị <br />
chiếm 68/72 trẻ. Đáp ứng điều trị hết cơn 100% <br />
sau 6 tháng là 46%, sau 1 năm là 52% và sau 2 <br />
năm là 71 %. Đáp ứng chung hết cơn 100% toàn <br />
nhóm nghiên cứu là 59,7%. Đáp ứng tốt với <br />
thuốc điều trị là nhóm bệnh nhân có cơn co <br />
cứng‐co giật. Nhóm bệnh nhân có cơn vắng ý <br />
thức cũng đáp ứng khá tốt với sodium <br />
valproate, tuy nhiên với bệnh nhân có cơn co <br />
cứng, hay cơn giật cơ đáp ứng khá với thuốc <br />
điều trị, ghi nhận 1 bệnh nhân giật cơ đáp ứng <br />
kém với thuốc điều trị dù đã được dùng ở liều <br />
điều trị trung bình. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Liều điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến <br />
khả năng đáp ứng cơn <br />
Liều điều trị trung bình ở nhóm nghiên cứu <br />
là 14,2mg/kg/liều 2 lần một ngày, nhóm động <br />
kinh giật cơ có liều điều trị trung bình cao hơn <br />
các nhóm khác 18,9 ± 6,7 mg/kg/liều 2 lần một <br />
ngày. Ở nhóm bệnh nhân hết cơn 100%, liều <br />
điều trị trung bình là 11,01 ± 4,4 mg/kg/liều 2 lần <br />
một ngày, thấp hơn so với nhóm đáp ứng hết <br />
cơn 50% và 30%, có thể nói Valproate sử dụng ở <br />
mức liều điều trị trung bình theo khuyến cáo từ <br />
10‐20mg/kg/liều 2 lần một ngày cho kết quả đáp <br />
ứng thuốc tốt. Sự khác nhau ở khả năng đáp <br />
ứng cơn phụ thuộc vào loại cơn động kinh ở trẻ, <br />
đặc biệt ở nhóm bệnh nhân giật cơ, co cứng, mất <br />
trương lực với lâm sàng đa dạng, chẩn đoán khá <br />
phức tạp, khả năng đáp ứng kém hơn các nhóm <br />
khác. Các yếu tố gồm tuổi, giới, tiền căn sốt co <br />
giật, đặc điểm phát triển tâm thần vận động <br />
không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng thuốc <br />
trên bệnh nhân. <br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc <br />
Tác dụng phụ nhận thấy trên 14 bệnh nhân, <br />
với chủ yếu là nhẹ hoặc thoáng qua, trong đó <br />
chủ yếu là tăng cân trên 10 trẻ, tuy nhiên các tác <br />
dụng phụ này không làm cho bệnh nhân phải <br />
giảm liều hay ngưng điều trị. Không thấy có mối <br />
liên hệ giữa liều trung bình và tác dụng phụ ở <br />
bệnh nhân. <br />
<br />
<br />
<br />
Đáp ứng với điều trị sodium valproate <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
<br />
<br />
Thần Kinh <br />
<br />
Các nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của <br />
sodium valproate thường được thực hiện ở đa <br />
trung tâm, trong đó thường so sánh tác dụng <br />
điều trị của sodium với các loại thuốc chống <br />
động kinh khác như nghiên cứu của SANAD(8) <br />
đánh giá hiệu quả của Sodium Valproate, <br />
Lamotrigine, hoặc Topiramate đối với động kinh <br />
toàn thể và không xếp loại năm 2007 tại Anh, <br />
một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối <br />
chứng, không mù đôi trên 716 bệnh nhân, trong <br />
đó valproate được sử dụng trên 238 bệnh nhân, <br />
tác giả nhận định: tỷ lệ không lên cơn sau 1 năm <br />
đối với valproate cao hơn 80%. Sodium <br />
<br />
513<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
valproate vẫn là sự lựa chọn tốt hơn <br />
Lamotrigine. Topiramate có hiệu quả ở giữa <br />
Valpraote và Lamotrigine. Nghiên cứu so sánh <br />
tác dụng của Sodium valproate và <br />
Carbamazepine trên 260 trẻ em với động kinh <br />
toàn thể nguyên phát hoặc động kinh cục bộ (có <br />
hoặc không toàn thể hóa thứ phát) của Verity <br />
CM(13) et al tại 63 phòng khám tại Anh và Ailen. <br />
Kết quả phân tích cho thấy có ít sự khác biệt của <br />
hai loại thuốc đối với tác dụng kiểm soát cơn <br />
động kinh cục bộ hay toàn thể, cả hai loại đều <br />
cho thấy khoảng 75% bệnh nhân không có cơn <br />
động kinh trong vòng 12 tháng khoảng 45‐55% <br />
không có cơn trong vòng hai năm. Một số <br />
nghiên cức mở cũng được thực hiện như nghiên <br />
cứu của Holland K.D(4) và cộng sự trên 84 bệnh <br />
nhân nhi tuổi từ 2‐18 mới được chẩn đoán động <br />
kinh toàn thể vô căn được sử dụng sodium <br />
valproate là đơn trị liệu đầu tiên năm 2010 57 % <br />
trẻ không có cơn động kinh sau khi dùng thuốc <br />
được 12 tháng. Kết quả đáp ứng thuốc toàn mẫu <br />
của chúng tôi là 59.7% cũng phù hợp với kết quả <br />
thu được từ các nghiên cứu khác. Trong nhóm <br />
trẻ nghiên cứu, nhóm trẻ có cơn động kinh co <br />
cứng‐co giật toàn thể đáp ứng tốt nhất với điều <br />
trị. Theo nghiên cứu của Nicolson sử dụng <br />
valproate trên trẻ động kinh vô căn, tác giả ghi <br />
nhận bệnh nhân có cơn co cứng‐cogiật có kết <br />
quả đáp ứng điều trị tốt nhất. Nhóm trẻ động <br />
kinh vắng ý thức trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi cũng đáp ứng 50% hết cơn hoàn toàn với <br />
sodium valproate. Trong một nghiên cứu <br />
Ollivier ML(12), ông nhận thấy nhóm trẻ ó cơn <br />
vắng ý thức không đáp ứng tốt thường kèm <br />
theo cơn toàn thể co cứng‐co giật, có hơn 10 <br />
cơn/ngày, có tuổi mắc bệnh nhỏ. Nhóm trẻ có <br />
cơn giật cơ, cơn co cứng, cơn mất trương lực với <br />
lâm sàng đa dạng và phức tạp đáp ứng với <br />
thuốc khác nhau. Theo nghiên cứu của Hirano <br />
Y(3), về các yếu tố lâm sàng liên quan đến kháng <br />
trị ở động kinh giật cơ thiếu niên. Theo ông, mặc <br />
dù động kinh giật cơ thiếu niên có thể dễ dàng <br />
kiểm soát bằng các thuốc chống động kinh thích <br />
hợp, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy <br />
15 đến 20% bệnh nhân động kinh giật cơ thiếu <br />
<br />
514<br />
<br />
niên kháng trị với điều trị mặc dù được chẩn <br />
đoán chính xác và lựa chọn thuốc thích hợp. <br />
Theo nghiên cứu của Fernando‐Dongas(1), về <br />
động kinh giật cơ kháng trị với valproate, nhóm <br />
bệnh nhân không đáp ứng với đơn trị liệu <br />
valproate có tần số bất đối xứng trên điện não <br />
đồ nhiều hơn so với nhóm đáp ứng với điều trị, <br />
một giả thuyết bệnh nhân đông kinh giật cơ <br />
không đáp ứng với valproate có liên quan đến ổ <br />
động kinh cục bộ. <br />
Nhận thấy nhóm trẻ đáp ứng hết cơn 100% <br />
có liều điều trị trung bình là 11,01 ± 4,42 <br />
mg//kg/liều, nằm trong khoảng khuyến cáo liều <br />
điều trị duy trì ở mức trung bình theo khuyến <br />
cáo tứ 10‐20mg/kg cân nặng/liều. Nhóm trẻ đáp <br />
ứng thuốc kém được sử dụng ở liều cao hơn <br />
nhưng không vượt quá 30mg/kg cân nặng. Theo <br />
nghiên cứu Lundberg(7) về liều valproate trên <br />
bệnh nhân nhi động kinh ông nhận thấy nhóm <br />
trẻ vắng ý thức đáp ứng tốt với thuốc với liều <br />
10‐20mg/kg cân nặng 2 lần ngày và bệnh nhân <br />
động kinh giật cơ cần liều cao hơn 15‐30mg/kg <br />
cân nặng 2 lần một ngày. <br />
Tuổi, giới, tiền căn sốt co giật, đặc điểm phát <br />
triển tâm thần khác khác nhau ở trẻ trong nhóm <br />
nghiên cứu không ảnh hưởng đến khả năng đáp <br />
ứng. Kết quả này của chúng tôi cũng có những <br />
nét tương đồng với kết quả nghiên cứu của <br />
Nicolson(10), ông cho rằng các yếu tố như tuổi, <br />
giới, tiền căn sốt co giật của nhóm bệnh nhân <br />
động kinh toàn thể vô căn không ảnh hưởng <br />
đến đáp ứng với thuốc chống động kinh mà yếu <br />
tố quyết định tác dụng của điều trị phụ thuộc <br />
chính vào loại đơn trị liệu nào được sử dụng <br />
Tác dụng phụ thường gặp có 10 trẻ tăng cân <br />
nhẹ so với cân nặng trước khi sử dụng. Không <br />
có trường hợp bệnh nhân phải đổi thuốc do <br />
không chấp nhận được tác dụng phụ. Theo <br />
nghiên cứu của Novak GP(11), về nguy cơ tăng <br />
cân trên trẻ điều trị động kinh, tác giả ghi nhận <br />
chỉ số cân nặng ban đầu ảnh hưởng lớn nhất đến <br />
mức độ tăng cân của trẻ khi được sử dụng <br />
valproate mà không phụ thuộc vào các yếu tố <br />
khác. Theo Mehrotra TN(9) sử dụng valproate với <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
liều điều trị trung bình 19,6mg/kg cân nặng/2 <br />
lần ngày trong 90 bệnh nhân động kinh, ông chỉ <br />
nhận thấy tác dụng phụ rất nhẹ, không có bất <br />
thường về các chỉ số huyết học hay độc tính trên <br />
gan được ghi nhận. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Tóm lại valproate kiểm soát tốt cơn động <br />
kinh toàn thể vô căn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ hết cơn <br />
cao, liều sử dụng điều trị nằm ở mức trung bình. <br />
Tuổi, giới, đặc điểm phát triển tâm thần vận <br />
động, tiền căn sốt co giật, liều điều trị trung bình <br />
không ảnh hưởng lên sự đáp ứng cơn. Valproate <br />
có tác dụng tốt nhất với nhóm trẻ động kinh <br />
toàn thể vô căn với cơn co cứng‐co giật, nhóm <br />
trẻ động kinh giật cơ, co cứng đáp ứng kém hơn <br />
và đòi hỏi liều trung bình thường cao hơn. Tác <br />
dụng phụ đa phần nhẹ và thoáng qua, thường <br />
gặp chủ yếu là tăng cân nhẹ nhưng không ảnh <br />
hưởng đến giảm liều hay ngưng điều trị. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Fernando‐Dongas MC, Radtke RA, VanLandingham KE, <br />
Husain AM (2000). ʺCharacteristics of valproic acid resistant <br />
juvenile myoclonic epilepsyʺ. Seizure, 9 (6), pp. 385‐8. <br />
Guerrini R (2006). ʺValproate as a mainstay of therapy for <br />
pediatric epilepsyʺ. Paediatr Drugs, 8 (2), pp. 113‐29 <br />
Hirano Y, Oguni H, Osawa M (2008). ʺClinical factors related to <br />
treatment resistance in juvenile myoclonic epilepsyʺ. Rinsho <br />
Shinkeigaku, 48 (10), pp. 727‐32. <br />
Holland KD Monahan S, Morita D, Vartzelis G, Glauser TA <br />
(2010), ʺValproate in children with newly diagnosed idiopathic <br />
<br />
<br />
Thần Kinh <br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
generalized epilepsyʺ. Acta Neurologica Scandinavica, 121 (3), pp. <br />
149‐153 <br />
Jallon P., Patrick L. (2005), ʺEpidemiology of Idiopathic <br />
Generalized Epilepsiesʺ. Epilepsia, 46 (supplement s9), pp. 10‐14 <br />
Lê Quang Cường (2009). ʺPhân loại và các nguyên nhân gây <br />
động kinh ʺ, Điều trị động kinh. Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí <br />
Minh, tr.5‐44 <br />
Lundberg B, Nergardh A, Boreus LO (1982). ʺPlasma <br />
concentrations of valproate during maintenance therapy in <br />
epileptic childrenʺ. J Neurol, 228 (2), pp. 133‐41. <br />
Marson AG, Al‐Kharusi AM, Alwaidh M, Appleton R, Baker <br />
GA, et al (2007). ʺThe SANAD study of effectiveness of <br />
valproate, lamotrigine, or topiramate for generalised and <br />
unclassifiable epilepsy: an unblinded randomised controlled <br />
trialʺ. Lancet, 369 (9566), pp. 1016‐26. <br />
Mehrotra TN, Aneja GK, Arora V, Goel S, Singh VS (1990). <br />
ʺValproate sodium in epilepsy. A clinical trial including <br />
monitoring of drug levelsʺ. J Assoc Physicians India, 38 (4), pp. <br />
277‐9. <br />
Nicolson A, Appleton RE, Chadwick DW, Smith DF (2004). <br />
ʺThe relationship between treatment with valproate, <br />
lamotrigine, and topiramate and the prognosis of the idiopathic <br />
generalised epilepsiesʺ. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 75 (1), pp. <br />
75‐9. <br />
Novak GP, Maytal J, Alshansky A, Eviatar L, Sy‐Kho R, et al <br />
(1999). ʺRisk of excessive weight gain in epileptic children <br />
treated with valproateʺ. J Child Neurol, 14 (8), pp. 490‐5. <br />
Ollivier ML, Dubois MF, Krajinovic M, Cossette P, Carmant L <br />
(2009). ʺRisk factors for valproic acid resistance in childhood <br />
absence epilepsyʺ. Seizure, 18 (10), pp. 690‐4. <br />
Verity CM, Hosking G, Easter DJ (1995), ʺA multicentre <br />
comparative trial of sodium valproate and carbamazepine in <br />
paediatric epilepsy. The Paediatric EPITEG Collaborative <br />
Groupʺ. Dev Med Child Neurol, 37 (2), pp. 97‐108 <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
515<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn