Trần Anh Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 121 - 125<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KẾT HỢP XÁO TRỘN VÀ MÃ HÓA<br />
TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN<br />
Trần Anh Thắng*, Phan Thanh Hiền<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Môi trường truyền dẫn của hệ thống thông tin vô tuyến rất phức tạp và có rất nhiều các yếu tố ảnh<br />
hưởng như fading, suy hao..., làm cho chất lượng cũng như độ tin cậy của hệ thống suy giảm.<br />
Phương pháp mã hóa kênh (mã hóa sửa lỗi hướng đi) là một kỹ thuật để nâng cao chất lượng của<br />
hệ thống, nhưng nếu ta kết hợp thêm những kỹ thuật khác sẽ cho phép nâng cao hơn nữa khả năng<br />
truyền dẫn. Bài báo này trình bày về hệ thống truyền thông số qua môi trường truyền dẫn vô tuyến<br />
có fading Rayleigh, các kỹ thuật xáo trộn và hệ thống sử dụng kỹ thuật mã hóa kết hợp với xáo<br />
trộn bít, thực hiện mô phỏng hệ thống để khẳng định việc kết hợp mã hóa và xáo trộn sẽ nâng cao<br />
hiệu quả của hệ thống truyền dẫn vô tuyến.<br />
Từ khóa: Mã hóa kênh, xáo trộn, truyền dẫn vô tuyến, kết hợp mã hóa và xáo trộn, kênh Rayleigh.<br />
<br />
GIỚI THIỆU CHUNG*<br />
Trong tất cả các hệ thống thông tin, hai tiêu<br />
chí quan trọng cần hướng tới là nhanh chóng<br />
và chính xác, nghĩa là khi thiết kế, xây dựng<br />
hay vận hành một hệ thống thông tin, vấn đề<br />
cần phải quan tâm hàng đầu là tốc độ truyền<br />
tin và khả năng kiểm soát lỗi thông tin. Các<br />
hệ thống thông tin thực tế thường có kênh<br />
truyền với băng thông giới hạn, làm hạn chế<br />
tốc độ truyền và bên cạnh đó, các loại tạp<br />
nhiễu (tạp âm Gauss, fading, ...) gây méo tín<br />
hiệu, có thể dẫn đến gây lỗi thông tin. Đấy là<br />
những nhân tố làm ảnh hưởng xấu đến các<br />
tiêu chí nói trên [1]. Chính vì vậy các nghiên<br />
cứu để khắc phục các ảnh hưởng không mong<br />
muốn do kênh truyền, do thiết bị nhằm mục<br />
đích nâng cao tốc độ cũng như độ tin cậy đã<br />
được đề ra. Một trong những biện pháp dùng<br />
để kiểm soát lỗi bit, tăng độ tin cậy của thông<br />
tin nhận được tại đầu thu của hệ thống thông<br />
tin là dùng mã chống nhiễu (chống lại tác<br />
động của can nhiễu) hay còn gọi là mã kênh.<br />
Tuy nhiên, tính chất điển hình của kênh vô<br />
tuyến là fading lựa chọn tần số, khi có hiện<br />
tượng fading sâu sẽ gây nên số bít lỗi xuất<br />
hiện thành một cụm, được gọi là lỗi cụm.<br />
Trong các hệ thống thông tin sử dụng kỹ thuật<br />
truyền phát OFDM (Orthogonal Frequency<br />
Division Multiplexing), nhìn chung là các<br />
sóng mang phụ của tín hiệu OFDM thường có<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 567770, Email: trananhthang@tnut.edu.vn<br />
<br />
biên độ khác nhau, vì thế khi có hiện tượng<br />
fading sâu ở trong phổ tần có thể gây nên mất<br />
khả năng tái tạo một nhóm các sóng mang<br />
phụ, điều đó cũng gây nên lỗi cụm. Hầu hết<br />
các mã sửa lỗi trước (FEC: Forward Error<br />
Correction) chỉ sửa được một số ít lỗi mà<br />
không thể sửa được các lỗi cụm. Do đó, để<br />
khắc phục tác động của fading, có thể dùng<br />
phương pháp phân tập thời gian bằng cách sử<br />
dụng bộ xáo trộn (interleaver). Dãy bit truyền<br />
được xáo trộn ngẫu nhiên tại đầu phát, các<br />
cụm lỗi do fading gây nên sẽ được phân tán ra<br />
thành các lỗi đơn nhờ bộ giải xáo trộn tại đầu<br />
thu, hoạt động theo quy tắc ngược lại với bộ<br />
xáo trộn ở đầu phát. Chính vì vậy, việc kết<br />
hợp mã hóa với xáo trộn cho hệ thống vô<br />
tuyến sẽ nâng cao được độ tin cậy của tuyến<br />
truyền dẫn.<br />
HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SỐ VỚI MÃ<br />
HÓA KÊNH VÀ XÁO TRỘN<br />
Hệ thống thông tin số với mã hóa kênh.<br />
Hình 1 mô tả hệ thống thông tin số đơn giản.<br />
Thông tin đầu vào dạng số hay tương tự (cần<br />
đưa qua bộ biến đổi A/D) tới bộ mã hoá<br />
nguồn, có chức năng cắt bỏ các bit dư thừa<br />
hay nén thông tin nhằm giảm độ rộng phổ của<br />
dãy bit ut đưa tới bộ mã hoá kênh. Bộ mã hoá<br />
kênh tạo dãy bit mã ct bằng cách thêm các bit<br />
kiểm tra để phát hiện lỗi và sửa lỗi tại đầu<br />
thu. Sau đó bộ điều chế sẽ tạo các tín hiệu<br />
dạng sóng để có thể truyền qua kênh thông<br />
tin. Tại đầu thu, thực hiện các quá trình ngược<br />
121<br />
<br />
Trần Anh Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lại với đầu phát. Tín hiệu thu từ kênh truyền<br />
qua bộ giải điều chế thành dãy bit cˆ t đưa tới<br />
bộ giải mã kênh, dấu mũ ở đây thể hiện rằng<br />
trong đó có thể một số bít bị lỗi do tác động<br />
của nhiễu trên kênh truyền. Nhờ có bộ giải<br />
mã kênh, dãy bit uˆ t tại đầu ra có tỉ lệ lỗi bit<br />
(BER) nhỏ hơn so với BER của dãy cˆ t . Sau<br />
đó qua bộ giải mã nguồn thành dạng thông tin<br />
đưa tới bộ nhận tin.<br />
Kênh truyền là môi trường vật lý cho phép<br />
truyền tín hiệu từ đầu phát đến đầu thu. Do<br />
tác động của nhiễu tạp trên đường truyền, tín<br />
hiệu đến đầu thu thường bị méo dẫn tới hậu<br />
quả là dãy bit thu có thể bị lỗi, tức là dãy bit<br />
ˆ t có thể khác so với dãy bit vào ut ở một<br />
ra u<br />
số vị trí bit. Các yếu tố tác động gây méo tín<br />
hiệu điển hình là nhiễu AWGN và fading. Khi<br />
chỉ xét tác động của tạp âm AWGN thì kênh<br />
truyền được gọi là kênh AWGN hay kênh<br />
Gauss vì đây là tạp âm có hàm mật độ xác<br />
suất phân bố chuẩn (phân bố Gauss).<br />
Hệ thống thông tin số dùng mã hóa kênh<br />
kết hợp với xáo trộn.<br />
Trong sơ đồ này, các bít đầu ra của máy mã<br />
nhị phân (dãy ct ) sẽ được xáo trộn vị trí<br />
(thành dãy v t ) trước khi ánh xạ vào tập tín<br />
hiệu S. Tín hiệu truyền là một tín hiệu phức<br />
st = µ (vt ) trong không gian tín hiệu S đã<br />
cho. Ở đây, hàm µ thể hiện quy tắc ánh xạ<br />
giữa tập các nhóm m bit với tập các điểm<br />
trong chòm sao tín hiệu. Ở đầu thu, tín hiệu<br />
nhận được là rt = ht st + nt , trong đó ht là hệ<br />
số fading. Giả thiết kênh fading chậm thì ht<br />
không đổi trong suốt khoảng thời gian một<br />
symbol (nên có thể bỏ chỉ số t ) và có thể ước<br />
lượng được hệ số này tại đầu thu. nt là tạp<br />
âm Gauss trắng chuẩn cộng tính, có mật độ<br />
phổ công suất một bên là N 0 .<br />
Tại phía thu, sau khi giải điều chế, chuỗi bít sẽ<br />
được giải xáo trộn trước khi giải mã tín hiệu.<br />
CÁC KỸ THUẬT XÁO TRỘN BÍT<br />
(INTERLEAVING)<br />
Xáo trộn là việc sắp xếp có chu kỳ ký tự<br />
(hoặc bít) được truyền (L). Các ký tự (bit)<br />
tương ứng được sắp xếp lại bởi các bộ giải<br />
122<br />
<br />
99(11): 121 - 125<br />
<br />
xáo trộn tại phía thu. Xáo trộn được sử dụng<br />
để phân tán các lỗi cụm, khi các cụm lỗi được<br />
tách biệt một khoảng cách dài đối với chu kỳ<br />
của bộ xáo trộn, chúng có thể được phân bố<br />
đồng đều hơn theo thời gian (hay rộng hơn<br />
kích thước) bởi các bộ giải xáo trộn tại phía<br />
thu. Sự phân bố của các lỗi cho khả năng hiệu<br />
quả đối với mô hình thực tế của các bộ mã<br />
hóa đầu vào (mã turbo) và mã hóa kênh như<br />
mô hình kênh không nhớ (BSC: Binary<br />
Symmetric Channel - kênh nhị phân đối xứng,<br />
DMC: Discrete Memoryless Channel - kênh<br />
rời rạc không nhớ) hoặc kênh khác mà kết<br />
quả ký tự đầu ra là độc lập với nhau (kênh<br />
không nhớ).<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống thông tin số đơn giản<br />
<br />
Hình 2: Hệ thống thông tin số kết hợp xáo trộn<br />
<br />
Định nghĩa 1: (Chiều sâu của xáo trộn) chiều<br />
sâu J của một xáo trộn được định nghĩa là sự<br />
tách biệt tối thiểu giữa bất kỳ hai ký tự tại đầu<br />
ra của xáo trộn mà tại đầu vào của xáo trộn<br />
đó, chúng là 2 ký tự liền kề nhau.<br />
Độ sâu của một xáo trộn có ý nghĩa quan<br />
trọng đối với cụm các lỗi tại đầu vào của bộ<br />
giải xáo trộn tại phía thu. Nếu một cụm lỗi có<br />
khoảng thời gian ít hơn so với độ sâu, thì 2<br />
ký tự bị ảnh hưởng bởi cụm lỗi đó không thể<br />
liền kề nhau sau khi giải xáo trộn.<br />
<br />
Trần Anh Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Định nghĩa 2: (Chu kỳ của một xáo trộn) Chu<br />
kỳ L của một xáo trộn là khoảng thời gian<br />
ngắn nhất mà các thuật toán sắp xếp lại được<br />
sử dụng lặp đi lặp lại ở các bộ xáo trộn.<br />
Về cơ bản, chu kỳ được thiết lập bằng cách<br />
mô tả chi tiết của bộ xáo trộn và thước đo<br />
chiều dài của một khối các ký hiệu đầu vào<br />
mà bộ xáo trộn được áp dụng. Bộ xáo trộn<br />
hoạt động lặp lại với cùng một thuật toán dựa<br />
trên các khối một cách lần lượt của L ký tự.<br />
Thường kỳ chu kỳ của bộ xáo trộn được chọn<br />
là bằng với chiều dài khối của một mã hóa<br />
đầu ra khi các mã khối được sử dụng trong<br />
kết nối nối tiếp.<br />
Xáo trộn khối (block interleaving)<br />
Đối với xáo trộn khối, các bít đầu vào xáo<br />
trộn thường được tổ chức thành một khối ghi<br />
vào bộ đệm (hình 3), ở đó các bít đầu vào<br />
được viết vào lần lượt từng cột còn tại đầu ra<br />
thì các bít được đọc thành từng hàng. Bảng<br />
dưới đây là một ví dụ trong việc xáo trộn bít.<br />
Các bít đầu vào (khối 16 bít) được lần lượt<br />
viết vào từng cột, tại đầu ra các bít được đọc<br />
theo hàng lần lượt là: 0, 4, 8, 12, 1, 5, 9, 13, 2,<br />
6, …. Chiều sâu bộ xáo trộn này là J = 4. Chu<br />
kỳ L = 4×4 = 16.<br />
0 4<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
1 5<br />
<br />
9<br />
<br />
13<br />
<br />
2 6<br />
<br />
10 14<br />
<br />
3 7<br />
<br />
11 15<br />
<br />
Hình 3: Bộ đệm dùng để ghi và đọc trong xáo<br />
trộn khối<br />
<br />
Bộ giải xáo trộn được đặt ở phía thu và nhận<br />
các bít đưa đến từ bộ giải điều chế và viết<br />
chúng vào các bộ đệm theo nguyên tắc ngược<br />
với bộ xáo trộn: ghi vào theo hàng và đọc ra<br />
theo cột. Bộ xáo trộn này đôi khi được gọi là<br />
bộ xáo trộn khối cổ điển.<br />
Đối với bộ xáo trộn khối cổ điển, một cụm<br />
của các ký tự bị lỗi B sẽ được phân bố khá<br />
đồng đều trên J khối ký tự bởi quá trình giải<br />
xáo trộn tại máy thu. Nếu đây là chỉ là cụm<br />
lỗi trong tổng số L ký tự nhận được và độ dài<br />
khối ký tự là bằng với chiều dài của một từ<br />
mã cho một mã khối, khi đó bộ giải mã đầu ra<br />
với giải mã quyết định cứng có thể sửa được<br />
khoảng J các ký hiệu bị lỗi. Nếu chiều sâu J<br />
<br />
99(11): 121 - 125<br />
<br />
càng lớn đồng nghĩa với bộ nhớ cần lớn hơn<br />
và độ trễ lớn hơn nhưng hiệu quả lại đạt được<br />
nhiều hơn.<br />
Xáo trộn xoắn (Convolutional Interleaving)<br />
Xáo trộn xoắn là kỹ thuật sử dụng các khâu<br />
trễ trong việc tạo các dãy xáo trộn, vì vậy nó<br />
luôn có ít nhất một khâu trễ trong truyền dẫn.<br />
So với xáo trộn khối, xáo trộn xoắn có thể cho<br />
phép giảm sự trễ (do quá trình ghi và đọc<br />
vào/ra bộ nhớ) và số lượng của bộ nhớ cho<br />
việc hoạt động với một độ sâu J đã cho.<br />
Bộ xáo trộn xoắn còn được gọi là bộ xáo trộn<br />
tam giác cho các trường hợp đặc biệt của xáo<br />
trộn xoắn, khi các phần tử trễ D được sắp xếp<br />
là một ma trận đường chéo tăng hoặc giảm<br />
như được minh họa tại hình 4. Các phần tử trễ<br />
D (hoặc các bộ nhớ) được tổ chức trong một<br />
cấu trúc hình tam giác ở cả bộ xáo trộn và bộ<br />
giải xáo trộn. Các ký tự (hoặc bit) sẽ đi vào<br />
bộ xáo trộn tam giác từ bên trái với các ký tự<br />
nối tiếp được định vị theo chu kỳ tới mỗi 1<br />
trong 3 đường. Chuyển mạch đầu vào và<br />
chuyển mạch đầu ra cho việc xáo trộn được<br />
đồng bộ, vì vậy ở vị trí trên cùng, ký tự sẽ<br />
được truyền ngay lập tức đến đầu ra, nhưng<br />
tại vị trí thứ 2, ký tự sẽ được giữ lại một nhịp<br />
và sẽ được truyền ra tại nhịp tiếp theo. Cuối<br />
cùng, các ký tự hàng dưới cùng trải qua hai<br />
khâu trễ trước khi tới đầu ra chuyển mạch. Bộ<br />
giải xáo trộn hoạt động theo cách tương tự,<br />
nhưng với các ký tự không bị giữ chậm tại<br />
phía phát thì lại được giữ chậm 2 nhịp tại phía<br />
thu, các ký tự ở giữa (thứ 2) vẫn được giữ<br />
chậm 1 nhịp và ký tự ở dưới cùng (được giữ<br />
chậm 2 nhịp tại phía phát) thì không bị giữ<br />
chậm tại phía thu. Rõ ràng tất cả các ký tự sau<br />
khi trải qua hai bộ xáo trộn và giải xáo trộn<br />
đều được giữ chậm 2 chu kỳ. Bất kỳ ký tự<br />
liên tiếp tại đầu vào đều có ít nhất 3 ký tự từ<br />
các khối khác của các đầu vào khác chen vào<br />
giữa như minh họa trong hình 4 và ta có chiều<br />
sâu là J = 4.<br />
Bộ xáo trộn tam giác đòi hỏi chỉ nhiều nhất là<br />
1/4 bộ nhớ và chính xác là 1/2 khâu trễ so với<br />
bộ xáo trộn khối cổ điển. Trong bộ xáo trộn<br />
hình tam giác, chu kỳ L có thể được thiết lập<br />
bằng với chiều dài từ mã. Chu kỳ này không<br />
dài bằng giá trị của K và J là trong xáo trộn<br />
khối. Vì chu kỳ ngắn hơn, việc đồng bộ hóa cho<br />
xáo trộn xoắn đòi hỏi ít hơn xáo trộn khối.<br />
123<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Xáo trộn ngẫu nhiên<br />
Mục tiêu chính của xáo trộn ngẫu nhiên là để<br />
tạo ra một khối rất dài cho mã kết nối nối tiếp<br />
khi được xem như là một mã duy nhất. Các<br />
mã được lựa chọn ngẫu nhiên, miễn là chiều<br />
dài khối là rất dài, thường có thể bằng dung<br />
lượng. Xáo trộn ngẫu nhiên sẽ thiết lập các<br />
phần tử ngẫu nhiên trong thiết kế mã để<br />
không là gia tăng độ phức tạp, mô phỏng sử<br />
dụng giải mã lặp của hai mã xen kẽ. Số lượng<br />
các cách thiết kế chủ yếu là giảm chiều dài từ<br />
mã, độ dài bộ xáo trộn và mô hình của các sự<br />
kiện lỗi có khoảng cách thấp sẽ chỉ có thể xảy<br />
ra khi hai mã là thích hợp trong mã turbo sẽ<br />
được giới thiệu ở bài báo khác. Phần này chỉ<br />
trình bày kỹ thuật xáo trộn.<br />
Bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên<br />
Bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên sử dụng các chuỗi<br />
nhị phân giả ngẫu nhiên (PRBS- pseudorandom binary sequence). Chuỗi này được<br />
dựa trên một lý thuyết đa thức có độ dài cực<br />
đại. Bậc ν của đa thức được chọn để với số<br />
học nhị phân nó là số nguyên tố. Mạch như<br />
vậy (nếu khởi tạo với một điều kiện ban đầu<br />
khác không) sẽ tạo ra một chuỗi định kỳ 2ν 1 mà như vậy, nhất thiết phải bao gồm tất cả<br />
các mẫu nhị phân khác không có chiều dài ν<br />
bít. Chu kỳ của bộ xáo trộn có thể không lớn<br />
hơn so với chu kỳ của PRBS.<br />
Bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên sử dụng một<br />
PRBS để xác định vị trí đầu ra của mỗi ký<br />
hiệu (hay bít) đầu vào. Vì vậy, mỗi bit đầu ra<br />
tiếp theo của PRBS kết hợp với ν-1 ký tự cuối<br />
cùng, như vậy các bít (bít thứ k của đầu vào<br />
bộ xáo trộn) cụ thể đó sẽ được xác định một<br />
địa chỉ (π (k)) khi ra khỏi bộ xáo trộn. Nếu<br />
một địa chỉ vượt quá chu kỳ của bộ xáo trộn<br />
(khi L < 2ν-1), khi đó nó được loại bỏ trước<br />
khi sử dụng, và mạch PRBS sẽ quay vòng trở<br />
124<br />
<br />
10<br />
<br />
Simulation 16QAM over Rayleigh Channel: Theory and coding<br />
<br />
0<br />
<br />
Coderate=1/2<br />
Coderate=2/3<br />
Theory<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
-1<br />
<br />
-2<br />
<br />
BER<br />
<br />
Hình 4: Xáo trộn và giải xáo trộn xoắn.<br />
<br />
99(11): 121 - 125<br />
<br />
lại. Bộ giải xáo trộn có thể tạo chuỗi giống bộ<br />
xáo trộn, nó trích xuất ký tự thứ (π (k)) và<br />
khôi phục nó vào vị trí k. Rõ ràng, xáo trộn<br />
giả ngẫu nhiên tương ứng với khối xáo trộn,<br />
trừ khi chu kỳ chính xác là L = 2ν - 1, trong<br />
trường hợp này, cấu trúc có thể có việc thực<br />
hiện thay thế với hệ không nhớ và có trễ.<br />
CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.<br />
Các kết quả mô phỏng được thực hiện với kỹ<br />
thuật xáo trộn khối (chiều sâu J=8 và chu kỳ<br />
L bằng độ dài chuỗi mô phỏng) và xáo trộn<br />
xoắn (với 8 hàng hay J=9, L bằng độ dài<br />
chuỗi mô phỏng) kết hợp với mã xoắn tốc độ<br />
½ và tốc độ 2/3 với điều chế 16QAM và kênh<br />
truyền fading Rayleigh theo mô hình Jakes<br />
[3] với cách thực hiện mô phỏng được thực<br />
hiện như trong [4] với thông số là 35 tia, thời<br />
gian tồn tại xung Ts=10-5s, tần số doppler fD<br />
= 10Hz.<br />
Các kết quả mô phỏng cho tại hình 5 để đánh<br />
giá nguyên lý truyền dẫn với điều chế 16QAM<br />
qua kênh fading Rayleigh và khi sử dụng mã<br />
kênh với tốc độ mã hóa ½ và tốc độ 2/3.<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
-3<br />
<br />
-4<br />
<br />
-5<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
EbNo<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
30<br />
<br />
Hình 5: Hệ thống với mã xoắn tốc độ ½<br />
và tốc độ 2/3.<br />
<br />
Hình 6 thể hiện việc kết hợp xáo trộn khối kết<br />
hợp với mã kênh có tốc độ mã hóa 1/2 và 2/3;<br />
hình 7 thể hiện việc kết hợp xáo trộn xoắn kết<br />
hợp với mã kênh có tốc độ mã hóa 1/2 và 2/3<br />
cùng các thông số truyền dẫn như nhau.<br />
Simulation 16QAM over Rayleigh Channel with Interleaver and coding<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
-1<br />
<br />
10<br />
<br />
-2<br />
<br />
10<br />
<br />
BER<br />
<br />
Trần Anh Thắng và Đtg<br />
<br />
-3<br />
<br />
10<br />
<br />
-4<br />
<br />
10<br />
<br />
Coderate=1/2<br />
Coderate=2/3<br />
Coderate=1/2, Block Interleaving<br />
Coderate=2/3, Block Interleaving<br />
<br />
-5<br />
<br />
10<br />
<br />
-6<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
EbNo<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
30<br />
<br />
Hình 6: Hệ thống kết hợp xáo trộn khối với mã xoắn<br />
<br />
Trần Anh Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Simulation 16QAM over Rayleigh Channel with Interleaver and coding<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
-1<br />
<br />
10<br />
<br />
-2<br />
<br />
BER<br />
<br />
10<br />
<br />
-3<br />
<br />
10<br />
<br />
-4<br />
<br />
10<br />
<br />
Coderate=1/2<br />
Coderate=2/3<br />
Coderate=1/2, Convolutional Interleaving<br />
Coderate=2/3, Convolutional Interleaving<br />
<br />
-5<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
EbNo<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
30<br />
<br />
Hình 7: Hệ thống kết hợp xáo trộn xoắn với mã xoắn<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các kết quả mô phỏng cho ta thấy, khi tỷ số<br />
Eb/No đạt giá trị nhất định thì các kết quả khi<br />
sử dụng mã hóa tốt hơn nhiều so với không<br />
mã hóa và kết quả mã hóa có tốc độ 2/3 đạt<br />
kết quả càng tốt khi tỷ số Eb/No càng cao.<br />
Khi kết hợp mã hóa và xáo trộn, kết quả mô<br />
phỏng phản ánh đúng cơ sở lý thuyết và các<br />
đánh giá ban đầu của bài báo đó là khi kết<br />
hợp mã hóa và xáo trộn sẽ cho kết quả tốt hơn<br />
khi chỉ có mã hóa. Kết quả mô phỏng khi kết<br />
hợp xáo trộn và mã hóa cho thấy hiệu quả kết<br />
hợp thể hiện vượt trội đối với tốc độ mã hóa ½.<br />
Bài báo thể hiện một hệ thống thông tin số sử<br />
dụng mã hóa kênh để tăng độ tin cậy của<br />
<br />
99(11): 121 - 125<br />
<br />
đường truyền qua kênh vô tuyến có fading<br />
Rayleigh, môi trường phức tạp nhất trong<br />
truyền thông vô tuyến, và kết hợp giữa mã<br />
hóa và xáo trộn bít cho phép nâng cao chất<br />
lượng truyền dẫn. Trong hệ thống truyền dẫn,<br />
việc kết hợp giữa mã hóa, xáo trộn đã thể hiện<br />
ở trên cho thấy chất lượng được cải thiện rõ<br />
so với khi không kết hợp. Nếu kết hợp giữa<br />
xáo trộn, mã hóa và điều chế sẽ cải thiện hơn<br />
nữa chất lượng của hệ thống và nội dung đó sẽ<br />
được tác giả trình bày trong một bài báo khác.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Viterbi, “Approaching the Shannon limit:<br />
Theorist’s dream and practitioner’s challenge,” in<br />
Proc. 2nd Eur. Workshop on Mobile/Personal<br />
Satcoms, London, U.K., 1996, pp. 1–11.<br />
[2]. S. Lin, J. Daniel, and J. Costello, Error<br />
control coding. Englewood Cliffs, New Jersey:<br />
Prentice-Hall, Inc., 1983<br />
[3].<br />
W.C.Jakes,<br />
Microwave<br />
Mobile<br />
Communications.<br />
Piscataway,<br />
NJ:<br />
IEEE<br />
Press,1994.<br />
[4]. Trần Xuân Nam, Mô phỏng các hệ thống<br />
thông tin vô tuyến sử dụng matlab, Học viện Kỹ<br />
thuật Quân sự.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE EFFECT OF THE COMBINATION OF ENCODE AND INTERLEAVING<br />
IN WIRELESS TRANSMISSION SYSTEM<br />
Tran Anh Thang*, Phan Thanh Hien<br />
College of Technology - TNU<br />
<br />
Environmental transmission of radio communication systems are complex and there are many<br />
factors affecting such as fading, attenuation, etc.., making the quality and reliability of the system<br />
decreased. Channel coding (FEC: Forward Error Correction) is a technique to improve the quality<br />
of the system, but if we incorporate more other techniques will allow more power to be<br />
transmitted. This paper presents a digital communication system through radio transmission<br />
environment with Rayleigh fading, the interleaving technique and system use encoding techniques<br />
combined with bit interleaving and this system is simulated to enhance the effectiveness of<br />
wireless transmission systems.<br />
Keywords: channel coding, interleaving, wireless transmission, the combination of encode and<br />
interleaving, Rayleigh channels.<br />
<br />
Ngày nhận bài:30/10/2012, ngày phản biện:08/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 567770, Email: trananhthang@tnut.edu.vn<br />
<br />
125<br />
<br />