Hiệu quả đào tạo CPR có thiết bị phản hồi tại Bệnh viện Vinmec Times City 2019
lượt xem 2
download
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2015 yêu cầu việc ép tim cần được thực hiện với tần số 100 đến 120 nhịp ép mỗi phút, độ sâu từ 5 cm - 6 cm ở người lớn. Kể từ ngày 31/1/2019, AHA yêu cầu sử dụng thiết bị phản hồi trong tất cả các khóa học dạy kỹ năng hồi sinh tim phổi (CPR) cho người lớn. Các thiết bị phản hồi phải đo và cung cấp phản hồi bằng âm thanh và/hoặc phản hồi trực quan về tần số và độ sâu ép tim. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả đào tạo CPR có thiết bị phản hồi tại Bệnh viện Vinmec Times City.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệu quả đào tạo CPR có thiết bị phản hồi tại Bệnh viện Vinmec Times City 2019
- HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO CPR CÓ THIẾT BỊ PHẢN HỒI TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY 2019 THE EFFECTIVENESS OF CPR TRANING ACTIVITES WITH FEEDBACK DEVICE IN THE VINMEC HOSPITAL TIMES CITY 2019 ĐỖ HỒNG CÔNG1, VŨ VĂN THẢO2, NGUYỄN THỊ THU HIỀN2 TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2015 yêu cầu việc ép tim cần được thực hiện với tần số 100 đến 120 nhịp ép mỗi phút, độ sâu từ 5 cm - 6 cm ở người lớn. Kể từ ngày 31/1/2019, AHA yêu cầu sử dụng thiết bị phản hồi trong tất cả các khóa học dạy kỹ năng hồi sinh tim phổi (CPR) cho người lớn [1]. Các thiết bị phản hồi phải đo và cung cấp phản hồi bằng âm thanh và/hoặc phản hồi trực quan về tần số và độ sâu ép tim. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả đào tạo CPR có thiết bị phản hồi tại Bệnh viện Vinmec Times City. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước - sau. Các biến số nghiên cứu: độ sâu, tần số và chất lượng CPR. Kết quả: Độ sâu ép tim đạt 9,18% tăng lên 76,50% khi có thiết bị phản hồi; tần số ép tim đạt chất lượng trước và sau khi sử dụng thiết bị phản hồi lần lượt là 39,80% và 91,84%. Điều đặc biệt quan trọng, chất lượng CPR được cải thiện với phản hồi CPR (1,93% so với 62,12%, p < 0,001). Kết luận: Có sự cải thiện đáng kể trong việc tuân thủ các mục tiêu về độ sâu, tần số ép tim cũng như chất lượng CPR sau khi sử dụng thiết bị phản hồi. Chúng tôi khuyến cáo mạnh mẽ sử dụng thiết bị phản hồi ở tất cả các khóa đào tạo CPR. Từ khóa: hồi sinh tim phổi, thiết bị phản hồi, chất lượng CPR. ABSTRACT Background: The American Heart Association 2015 instructed that chest compression ought to be performed at a rate of 100 to 120 beats per minute and a depth between 5 cm to 6 cm in adults and since January 31, 2019, feedback devices were required in all AHA CPR courses for adults [1]. Following this, these feedback devices must measure and provide audios and/or visual feedback on chest compression rate and depth. Aims: Evaluate the effectiveness of CPR training activities with feedback device in the Vinmec Hospital Times City. Method: Experimental study. Study variables include as follows: Depth, rate and CPR quality. Results: First, the depth of chest compression reached 9.18%, steady rose to 76.50%; Second, adequate chest compression rate increased significantly from 39.80% to 91.84%. Finally, CPR quality experienced an upward trend, from 1.93% to 62.12% after used real-time feedback device. Conclusion: We saw a noteworthy enhancement in compliance with the depth and rate of chest compression and CPR quality goals after using of real-time feedback device. We strongly recommend that real-time feedback devices should be used in all CPR training programs. Keywords: CPR, Feedback devices, chest compression quality. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong quá trình hồi sức tim phổi, chất lượng ép tim là chìa khóa cho sự sống còn của người bệnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cả chuyên gia và người cứu hộ thường thực hiện CPR với tần số và độ sâu không phù hợp. Bản cập nhật Guidelines năm 2015 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) yêu cầu việc ép tim cần được thực hiện với tần số 100 đến 120 nhịp ép mỗi phút và độ sâu từ 5 cm - 6 cm ở người lớn và cũng đã nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng các thiết bị phản hồi ở các khía cạnh độ sâu, tần số ép tim và độ thả thông qua việc phản hồi thời gian thực bằng âm thanh và hình ảnh. Theo đó để đạt được yêu cầu này, các thiết bị phản hồi phải đo và cung cấp phản hồi bằng âm thanh và/hoặc phản hồi trực quan về tần số và độ sâu ép tim, cho phép học viên tự điều chỉnh hoặc xác nhận hiệu suất kỹ năng của họ ngay lập tức trong quá trình đào tạo. Thiết bị phản hồi trong hồi sinh tim phổi cơ bản là thiết bị trực tiếp đo độ sâu, tần số và phản hồi thời gian thực bằng hình ảnh hoặc âm thanh hoặc cả hai. Trong trường hợp tối ưu, thiết bị phản hồi cũng có thể cho phép biết vị trí đặt tay, độ thả và tỷ số ép tim CCF. Thiết bị phản hồi cũng có thể được tích hợp vào mô hình hoặc phục vụ như một phụ kiện của mô hình. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian nghiên cứu: 8/2018 - 30/10/2019. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Vinmec Times City. 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên Bệnh viện Vinmec Times City. 2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau. Đối tượng nghiên cúu được yêu cầu ép tim liên tục trong vòng 1 phút với mô hình và không bật chức năng phản hồi, nghỉ 2 phút sau đó thực hiện lại ép tim 1 phút với thiết bị phản hồi được bật và có nhắc nhở điều chỉnh độ sâu, tần số từ người hướng dẫn dựa trên các thông số phản hồi thời gian thực trên màn hình thiết bị. Dữ liệu từ mỗi lần CPR 1 phút cho mỗi người tham gia đã được máy khử rung kèm monitor Zoll - R Series ghi lại và được lưu trữ trên thẻ nhớ trong của thiết bị. Dữ liệu này sau đó được phân tích bằng phần mềm Case review của Zoll (Zoll Medical Corporation, 2019, phiên bản 8.3.2). Phần mềm này cho phép phân tích cụ thể về tần số, độ sâu và chất lượng CPR theo Hướng dẫn của AHA 2015 và được báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số nhịp ép tim trong một khoảng thời gian. Những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi không được tiếp xúc với thiết bị phản hồi thời gian thực trước đó và vì vậy chúng tôi đã chọn giới hạn phân tích ban đầu về tần số ép tim và độ sâu nhịp ép, trong đó máy khử rung tim cung cấp cả lời nhắc phản hồi trực quan và âm thanh. Phản hồi CPR được thực hiện trên cùng một mô hình với miếng khử rung đa chức năng Zoll CPR Stat- padz với cảm biến CPR tích hợp. 2.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ bằng phương pháp thuận tiện. 2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu: Độ sâu, tần số và chất lượng CPR. 2.7. Quản lý, phân tích số liệu: Kiểm tra số liệu bằng phương pháp thủ công trên bệnh án nghiên cứu và dữ liệu sau khi nhập. Nhập và phân tích số liệu bằng SPSS 20.0. Các kết quả được tính toán: tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ, mối tương quan giữa các biến số. Các test nghiên cứu: χ2 test, T test. 3. KẾT QUẢ Chúng tôi thu thập được 98 mẫu trong thời gian nghiên cứu. Kết quả CPR trước và sau khi sử dụng thiết bị phản hồi được mô tả trong bảng 1 và biểu đồ 1. Trong số 98 người tham gia nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 9,18% nhịp ép đạt độ sâu chính xác mà không sử dụng chức năng phản hồi của thiết bị, nhưng điều này đã tăng lên đến 76,50% khi có phản hồi của thiết bị và người hướng dẫn. Tương tự, việc tuân thủ tần số ép tim trong CPR được cải thiện đáng kể, từ 39,80% lên thành 91,80% với việc sử dụng thiết bị phản hồi. Bảng 1. Độ sâu, tần số và chất lượng CPR trước và sau khi sử dụng thiết bị phản hồi. Không có Có phản p
- phản hồi hồi CPR CPR Độ sâu trung bình 7,98 5,50 (± < (cm) (± 1,63) 0,54) 0,001 Tỷ lệ ép đúng độ < 9,18 76,50 sâu (%) 0,001 Tần số trung bình 121,38 (± 110,69 (± < (nhịp/phút) 16,3) 7,69) 0,001 Tỷ lệ ép đúng tần < 39,80 91,80 số (%) 0,001 Chất lượng CPR < 1,93 62,12 (%) 0,001 Biểu đồ 1. Chất lượng ép tim trước và sau khi có phản hồi CPR (tính theo%) 4. BÀN LUẬN Bảng 1 cho thấy độ sâu trung bình ép lên đến 7,98 cm và không đồng đều (SD 1,63), trong khi có phản hồi CPR độ sâu này giảm xuống trung bình là 5,50 cm (SD 0,54). Tỷ lệ ép đúng độ sâu tăng từ 9,18% lên 76,50% sau khi có phản hồi, khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Pritchard J và cộng sự (2019) với sự khác biệt về độ sâu CPR đạt chuẩn tăng từ 38% lên đến 95% [3] và của White A.E và cộng sự (2017) [5] tăng từ 47% lên 83% sau khi có thiết bị phản hồi. Nghiên cứu của các tác giả này ghi nhận tỷ lệ ép tim đúng độ sâu cao hơn trước khi có phản hồi CPR so với nghiên cứu của chúng tôi là do các nghiên cứu đó thực hiện trên nhóm đối tượng nhân viên Khoa Cấp cứu và sinh viên y khoa, những người được đào tạo CPR trong thời gian nhiều hơn và tái đào tạo thường xuyên hơn, trong khi chúng tôi nghiên cứu trên nhóm người tham gia là nhân viên bệnh viện nói chung, bao gồm cả nhân viên y tế và nhân viên khối hành chính. Tần số ép tim đạt chất lượng từ 39,80% tăng lên 91,84% sau khi có phản hồi, kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Pritchard J và cộng sự (2019) tăng từ 35% lên 95% [3] và của White A.E và cộng sự (2017)[3] tăng từ 46,80% lên 88%. Chất lượng CPR trước và sau khi có phản hồi CPR lần lượt là 1,93% lên 62,12% với p < 0,001 có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Pritchard J (2019) tăng từ 19% lên 61% [3] và nghiên cứu của Peberdy MA và cộng sự (2009) [2] ghi nhận chất lượng CPR trước và sau khi sử dụng thiết bị phản hồi lần lượt là 15% và 78%. Biểu đồ 1 ghi nhận chất lượng CPR được cải thiện với việc sử dụng thiết bị phản hồi (1,93% so với 62,12%, p < 0,001), với dải chất lượng CPR được phân bố nghiêng về phía đạt chất lượng trên 50% nhiều hơn khi có sử dụng thiết bị phản hồi. Chất lượng CPR là thông số phản ánh đồng thời cả độ sâu, tần số, độ thả và CCF. Nghiên cứu của Shota Tanaka và cộng sự (2019) trên 640 học viên cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng thiết bị phản hồi có thể cải thiện
- đáng kể về độ sâu ép tim theo hướng dẫn của AHA, từ 20% tăng lên 39% và độ thả từ 2,7% lên 22,6% với p < 0,001 [4] so với cách dạy truyền thống - giảng viên phản hồi theo cảm nhận và kinh nghiệm cá nhân. Nghiên cứu của chúng tôi không đánh giá độ thả và chỉ số CCF khi đưa ra thiết kế nghiên cứu ép tim liên tục một phút, tuy nhiên chúng tôi cũng dự đoán khi có sự hỗ trợ của thiết bị phản hồi độ thả và chỉ số CCF cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Hạn chế của để tài là việc ép tim trên mô hình đào tạo nên độ cứng không giống cơ thể người thực và việc ép tim trên mô hình thiếu cảm xúc và tính căng thẳng như khi hồi sức trên người thực. Phương pháp lấy số liệu bằng cách cho người tham gia ép tim sau đó nghỉ hai phút và ép tim tiếp với thiết bị phản hồi có thể ảnh hưởng đến chất lượng ép tim do thời gian nghỉ không đầy đủ của người tham gia nghiên cứu. Ngoài ra sẽ có nguy cơ vượt quá độ sâu ước tính nếu ép tim được thực hiện trên bề mặt có tính chất đàn hồi, ví dụ như giường bệnh có đệm. Về thiết bị phản hồi: cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về CPR, có thể ứng dụng vào thực hành như một máy sốc điện và monitor rất tốt nhưng giá thành tương đối đắt tiền, việc sử dụng thiết bị cần thời gian làm quen và có thể gây vướng tay khi thực hành. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CPR chất lượng cao bao gồm cả ép tim duy trì đúng độ sâu, tần số chính xác, độ thả và CCF trên 80% là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng sống còn của người bệnh. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, cấp cứu viên hiếm khi đạt được chất lượng CPR nếu không có thiết bị phản hồi và có xu hướng thực hiện tốt hơn khi có thiết bị phản hồi. Việc sử dụng thiết bị phản hồi trong hoạt động đào tạo CPR làm tăng tỷ lệ ép tim đúng độ sâu, tần số và làm tăng chất lượng CPR. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ cho việc thực hiện đào tạo CPR có thiết bị phản hồi thời gian thực nhất là tại các Khoa Cấp cứu. Các nghiên cứu tương lai cần thực hiện trên đối tượng người thật để kiểm chứng thiết bị phản hồi liệu có cải thiện chất lượng ép tim hay không, đồng thời với đó là có cải thiện tỷ lệ có tuần hoàn tự nhiên trở lại và tỷ lệ sống sót (ép tim thành công) hay không. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kleinman M E., Brennan E.E., Goldberger Z.D et al (2015). Part 5: Adult Basic Life Support and Cardiopulmonary Resuscitation Quality. Circulation, 132(18_suppl_2), S414-S435. 2. Peberdy M.A., Silver A., and Ornato J.P (2009). Effect of caregiver gender, age, and feedback prompts on chest compression rate and depth. Resuscitation, 80(10), pp 1169-1174. 3. Pritchard J et al (2019). Implementation of Chest Compression Feedback Technology to Improve the Quality of Cardiopulmonary Resuscitation in the Emergency Department: A Quality Initiative Test-of-change Study. Cureus, 11(8). 4. Tanaka S., Tsukigase K., Hara T. et al (2019). Effect of real-time visual feedback device “Quality Cardiopulmonary Resuscitation (QCPR) Classroom” with a metronome sound on layperson CPR training in Japan: a cluster randomized control trial. BMJ Open, 9(6). 5. White A.E., Ng H.X., Ng W.Y. et al (2017). Measuring the effectiveness of a novel CPRcardTM feedback device during simulated chest compressions by non-healthcare workers. Singapore Med J, 58(7), pp 438-445.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn