TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI<br />
BẰNG PHẪU THUẬT CẮT BỎ KẾT HỢP<br />
TIÊM TRIAMCINOLE ACETONIDE NỘI THƢƠNG TỔN<br />
Trần Đăng Quyết*; Nguyễn Kim Khoa**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến sẹo lồi, đánh giá kết quả<br />
phương pháp phẫu thuật sẹo lồi kết hợp tiêm triamcinole acetonide (TA) nội thương tổn.<br />
Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân (BN) sẹo lồi, điều trị ngoại trú tại Khoa Phục hồi<br />
Chức năng, Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 - 2014 đến 4 - 2015. Nghiên cứu tiến<br />
cứu, mô tả cắt ngang đối với MT1 và tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng đối với MT2. Kết quả và<br />
kết luận: tuổi BN: sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi hay gặp nhất < 30 tuổi (64,36%).<br />
Tuổi bệnh chủ yếu < 1 năm (62,06%), chứng tỏ BN lo lắng, đi khám bệnh sớm. Sẹo lồi ha y<br />
gặp ở học sinh, sinh viên (44,20%) và cán bộ viên chức (27,59%). Nguyên nhân hay gặp nhất<br />
2<br />
là bấm lỗ tai (44,83%), vết mổ (24,43%), sẹo lồi có kích thước chủ yếu < 5 cm (82,76%).<br />
Phương pháp điều trị: phẫu thuật sẹo lồi cắt trong rìa tổn thương kết hợp tiêm TA có kết quả tốt<br />
và khá cao hơn hẳn phương pháp phẫu thuật sẹo lồi kết hợp băng dán silicon. Sau 15 tháng<br />
theo dõi (kể từ khi kết thúc điều trị), không có BN nào bị tái phát sẹo lồi.<br />
* Từ khóa: Sẹo lồi; Phẫu thuật cắt bỏ; Tiêm triamcinole acetonide.<br />
<br />
Efficacy of Treating Keloids by Resection Combined with Triamcinole<br />
Acetonide Injection Internal Injury<br />
Summary<br />
Purpose: To study the clinical characteristics of keloids, the efficacy of treating keloids by<br />
resection combined with injecting triamcinole acetonide. Subjects and methods: 87 patients with<br />
keloids (at Dermatology Hospital Hochiminh City since 01 - 2014 to 4 - 2015. A prospective and<br />
descriptive study was carried out on 87 keloids patients. Results: Age of the patient: Keloids<br />
occured in all ages, especially in age of < 30 years (64.36%). Duration of disease was<br />
under < 1 year (62.06%) which proves that patients seek medical care early. Keloids was<br />
common in pupils and students (44.20%) and civil servants (27.59%). The most common cause<br />
was the press ears (44.83%), then the incision (24.13%). The size of keloids primarily was<br />
2<br />
< 5 cm (82.76%). Method of treatment: surgery of keloid lesion cutting edge and combined with<br />
injection of triamcinole acetonide had good results and quite superior to surgical methods<br />
combined with keloids silicone tape. After 15 months of follow-up (end of treatment), no patient<br />
had recurrent keloids.<br />
* Key words: Keloids; Resection; Triamcinole acetonide injection.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Đăng Quyết (trangquyetdalieu@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 15/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/03/2016<br />
<br />
106<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sẹo là kết quả của quá trình hàn gắn<br />
vết thương. Có nhiều loại sẹo khác nhau:<br />
sẹo phẳng, sẹo teo, sẹo phì đại, sẹo lồi,<br />
sẹo co kéo, sẹo thâm, sẹo bạc màu. Sẹo<br />
tuy lành tính nhưng ảnh hưởng nhiều đến<br />
tâm lý BN nhất là sẹo lồi, sẹo thâm. Sẹo co<br />
kéo còn có thể ảnh hưởng đến chức<br />
năng. Có nhiều phương pháp điều trị sẹo<br />
khác nhau như: phẫu thuật cắt bỏ sẹo, điều<br />
trị sẹo bằng laser CO2, điều trị sẹo bằng<br />
tiêm TA… Các phương pháp trên đều cho<br />
kết quả nhất định, tuy nhiên hay tái phát.<br />
Cho đến nay, nghiên cứu về phương<br />
pháp phẫu thuật cắt rìa trong tổn thương<br />
sẹo, sau đó tiêm TA tại chỗ còn hạn chế.<br />
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài này<br />
nhằm:<br />
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu<br />
tố liên quan đến sẹo lồi tại Bệnh viện Da<br />
liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng<br />
01 - 2014 đến 4 - 2015.<br />
- Đánh giá hiệu quả phương pháp<br />
phẫu thuật cắt sẹo lồi kết hợp tiêm TA nội<br />
thương tổn.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
87 BN sẹo lồi điều trị ngoại trú tại Khoa<br />
Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Da liễu<br />
TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01 - 2014 đến<br />
4 - 2015.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Đối với mục tiêu 1: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang. BN được khám, thu thập thông<br />
tin cần thiết vào bệnh án ngoại trú theo<br />
một mẫu thống nhất.<br />
- Đối với mục tiêu 2: tiến cứu, thử<br />
nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh.<br />
87 BN được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm:<br />
+ Nhóm nghiên cứu: 48 BN được phẫu<br />
thuật kết hợp tiêm TA nội thương tổn.<br />
+ Nhóm đối chứng: 39 BN được phẫu<br />
thuật kết hợp băng ép bằng miếng dán<br />
silicon.<br />
Đánh giá kết quả điều trị theo thang<br />
điểm VSS (Vancouver Scar Scale).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng.<br />
Bảng 1: Tuổi và giới (n = 87).<br />
Tuổi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giới<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 30<br />
<br />
56<br />
<br />
64,36<br />
<br />
Nam<br />
<br />
24<br />
<br />
27,58<br />
<br />
30 - 40<br />
<br />
17<br />
<br />
19,54<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
63<br />
<br />
72,42<br />
<br />
> 40<br />
<br />
14<br />
<br />
16,10<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
87<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
87<br />
<br />
100<br />
<br />
Tuổi hay gặp nhất < 30. Kết quả phù<br />
hợp với nghiên cứu của Ketchum và CS<br />
[2]. Đây là lứa tuổi hay bị chấn thương,<br />
vết thương khi lao động, là lứa tuổi có<br />
sức căng da lớn nhất. Trong khi ở người<br />
<br />
nhiều tuổi, da dư thừa nhiều hơn nên ít bị<br />
sẹo lồi hơn [3, 4, 5]. Nữ (72,42%) cao<br />
hơn nam (27,58%). Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Đỗ Thiện Dân [1]:<br />
nam 19,3%, nữ 80,7%.<br />
107<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
* Nguyên nhân gây sẹo (n = 87):<br />
<br />
* Vị trí sẹo (n = 87):<br />
<br />
Mụn trứng cá: 16 BN (18,40%); tai nạn<br />
giao thông: 11 BN (12,64%); vết mổ: 21<br />
BN (24,43%); bấm lỗ tai: 39 BN (44,83%).<br />
Bấm lỗ tai chiếm tỷ lệ cao nhất, chủ yếu<br />
gặp ở nữ, trẻ tuổi do nhu cầu làm đẹp.<br />
Sẹo lồi do trứng cá chủ yếu do BN nặn<br />
mụn gây tổn thương da. Kết quả của<br />
chúng tôi phù hợp với Đỗ Thiện Dân [1]:<br />
nguyên nhân hay gây sẹo lồi ở người trẻ<br />
là bấm lỗ tai và nặn mụn trứng cá.<br />
<br />
Dái tai: 21 BN (24,13%); vành tai:<br />
22 BN (25,28%); sau vành tai: 2 BN<br />
(2,3%); vai: 8 BN (9,19%); sinh dục:<br />
7 BN (8,04%); môi trên: 2 BN (2,3%);<br />
ngực: 17 BN (19,54%); các vùng da<br />
khác: 8 BN (9,19%). Vùng dái tai, vành<br />
tai chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là vùng<br />
ngực, vùng vai. Điều đó phù hợp với<br />
nguyên nhân gây sẹo lồi: bấm lỗ tai và<br />
nặn mụn trứng cá.<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả điều trị ở 2 nhóm theo thang điểm VSS.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
5<br />
<br />
10,41<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Khá<br />
<br />
32<br />
<br />
66,66<br />
<br />
10<br />
<br />
25,64<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
5<br />
<br />
10,41<br />
<br />
23<br />
<br />
58,97<br />
<br />
Kém<br />
<br />
6<br />
<br />
12,50<br />
<br />
6<br />
<br />
15,38<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
48<br />
<br />
100<br />
<br />
39<br />
<br />
100<br />
<br />
p<br />
<br />
p < 0,05<br />
2<br />
<br />
χ = 3,26<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật kết hợp tiêm<br />
TA vào vùng sẹo tốt hơn phương pháp<br />
phẫu thuật đơn thuần, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
không dễ, phù hợp với nghiên cứu của<br />
Đỗ Thiện Dân (60,7%) [1].<br />
<br />
* Số lần tiêm TA ở nhóm nghiên cứu<br />
(n = 48):<br />
<br />
≤ 80 mg: 10 BN (20,83%); 90 - 160<br />
mg: 10 BN (20,83%); > 160 mg: 28 BN<br />
(58,34%), đây là những BN phải tiêm<br />
> 10 lần. Nghiên cứu của Đỗ Thiện Dân [1]<br />
cũng cho kết quả tương tự (dùng > 160 mg<br />
TA chiếm 55,5%).<br />
<br />
< 5 lần: 10 BN (20,83%); 5 - 9 lần:<br />
10 BN (20,83%); ≥ 10 lần: 28 BN (58,34%).<br />
Kết quả này cho thấy điều trị sẹo lồi<br />
<br />
* Tổng lượng thuốc TA/BN ở nhóm<br />
nghiên cứu (n = 48):<br />
<br />
Bảng 3: Tác dụng không mong muốn khi tiêm TA ở nhóm nghiên cứu (n = 48).<br />
Tác dụng không mong muốn<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rối loạn kinh nguyệt<br />
<br />
2<br />
<br />
4,16<br />
<br />
Viêm dạ dày tá tràng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Mọc mụn trứng cá<br />
<br />
15<br />
<br />
31,25<br />
<br />
108<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
Teo da xung quanh chỗ tiêm<br />
<br />
5<br />
<br />
10,41<br />
<br />
Rậm lông<br />
<br />
2<br />
<br />
4,16<br />
<br />
Không có tác dụng phụ nào<br />
<br />
24<br />
<br />
50,00<br />
<br />
48<br />
<br />
100<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
50% BN gặp tác dụng phụ khi tiêm TA. Trong đó, hay gặp nhất là mọc mụn trứng<br />
cá. Đáng lưu ý là teo da quanh chỗ tiêm tuy chỉ chiếm 10,41% BN được tiêm TA,<br />
nhưng hiện tượng teo da này không hồi phục. Các tác dụng phụ khác đều hết sau một<br />
thời gian ngừng thuốc.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Một số yếu tố liên quan.<br />
- Tuổi đời hay bị sẹo lồi nhất < 30.<br />
- Nguyên nhân hay gặp gây sẹo lồi là<br />
bấm lỗ tai, vết mổ, nặn mụn trứng cá.<br />
- Vị trí hay bị sẹo lồi: dái tai, vành tai,<br />
ngực, vùng vai.<br />
2. Kết quả điều trị.<br />
- Nhóm nghiên cứu có kết quả tốt và<br />
khá (77,01%) cao hơn nhóm đối chứng<br />
(25,64%).<br />
- Trên 1/2 số BN (58,34%) của nhóm<br />
nghiên cứu phải tiêm TA ≥ 10 lần, tổng<br />
lượng TA ≥ 160 mg/BN.<br />
- 1/2 số BN được tiêm TA không có tác<br />
dụng phụ nào. Số còn lại có thể gặp tác<br />
dụng phụ như: mọc mụn trứng cá, teo da<br />
xung quanh chỗ tiêm, rối loạn kinh nguyệt<br />
và rậm lông.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đỗ Thiện Dân. Nghiên cứu ứng dụng<br />
điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser CO 2,<br />
laser NE-YAG kết hợp tiêm triamcinolone<br />
acetonide tại chỗ. Luận án Tiến sỹ Chuyên<br />
ngành Phẫu thuật Hàm mặt. 2006.<br />
2. Ketchum LD et al. Hypertrophic scars<br />
and keloid: a collective review. Plat & Reconstr<br />
Surg. 1974, Feb, Vol 53, No 2, pp.140-153.<br />
3. Dockery GI et al. Treatment of<br />
hypertrophic and keloid scars with SILASTIC<br />
gel sheeting. Journal of Foot and Ankle Surgery.<br />
1994, 33 (2), pp.110-119.<br />
4. Gupta S, Kalra A. Efficacy and safety<br />
of intralesional 5-fluouracil in the treatment<br />
of keloids. Dermatology. 2002, 204 (2),<br />
pp.130-132.<br />
5. Rockwell WB et al. Keloids and<br />
hypertrophic scars, A comprehensive review.<br />
Plat & Reconstr Surg. 1989, pp.827-837.<br />
<br />
109<br />
<br />