TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ<br />
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ<br />
Mai Văn Xuân<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học <br />
Huế <br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có tiềm năng <br />
lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhờ những lợi thế của hệ đầm phá <br />
nước lợ (lagoon), nghề NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển nhanh chóng <br />
trong những năm gần đây ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, góp phần tạo thêm <br />
công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, phát triển NTTS, nhất <br />
là nuôi tôm trên địa bàn còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng của <br />
nó. Vì vậy, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm ở huyện Quảng Điền <br />
là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. <br />
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá <br />
huyện Quảng Điền; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm <br />
của địa phương trong những năm đến.<br />
Phương pháp nghiên cứu: ba xã có tình hình nuôi tôm phát triển nhất ở huyện, <br />
bao gồm Quảng Công, Quảng Thành, Quảng Phước được lựa chọn để nghiên cứu. <br />
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách tổ <br />
xác định với kích thước mẫu là 45 hộ nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến <br />
(QCCT) chiếm 10% trong tổng số hộ nuôi theo hình thức này; và 42 hộ nuôi bán thâm <br />
canh (BTC) chiếm 27% trong tổng số hộ nuôi BTC. Phương pháp nghiên cứu có sự <br />
tham gia của người dân; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích riêng biệt <br />
(Discriminant Analysis); phương pháp toán kinh tế... được sử dụng để nghiên cứu. <br />
Dựa vào các tài liệu đã được công bố của địa phương cùng với số liệu điều tra thu <br />
thập từ các hộ qua bảng điều tra (questionnaire) với những nội dung chủ yếu như: <br />
năng lực sản xuất của hộ; kết quả sản xuất kinh doanh; vấn đề thị trường; môi <br />
trường; những thuận lợi, khó khăn... mà các hộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để <br />
phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Số <br />
liệu được phân tích chủ yếu qua ba năm 2001 2003. <br />
Vài nét về đặc điểm vùng nghiên cứu, Quảng Điền là một trong những huyện <br />
vùng đầm phá ven biển của tỉnh TTH, có phá Tam Giang dài hơn 17km, với diện tích <br />
5<br />
trên 3.850ha (chiếm 17,8% diện tích vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai của tỉnh). <br />
Đây là vùng hợp lưu của nhiều con sông và cửa biển với điều kiện sinh thái lý tưởng <br />
cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thuỷ sản có giá trị cao. Theo số liệu <br />
của phòng thống kê huyện, tính đến cuối năm 2002, diện tích NTTS của huyện là <br />
623ha (chiếm hơn 16% diện tích NTTS toàn tỉnh) tăng 77ha so với năm 2001; sản <br />
lượng thủy sản nuôi trồng là 388 tấn (tăng 26 tấn so với năm 2001). Nhờ đầu tư mở <br />
rộng diện tích và tăng năng suất nên tình hình nuôi tôm trong những năm gần đây phát <br />
triển khá mạnh, năm 2002 diện tích đạt trên 583ha, sản lượng trên 362 tấn. Hiện nay <br />
nhân dân trong vùng nuôi tôm sú với hai hình thức chủ yếu là QCCT và BTC. Hai <br />
phương thức này khai thác điều kiện tự nhiên và sinh thái của vùng khác nhau và <br />
mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung <br />
nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi tôm theo các hình thức nuôi này.<br />
2. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng <br />
Điền <br />
a) Năng lực sản xuất của hộ<br />
Diện tích nuôi tôm bình quân hộ theo các hình thức nuôi QCCT và BTC là <br />
0,75ha và 0,62ha; vốn đầu tư bình quân hộ là 69 và 76 triệu đồng; đầu tư bình quân <br />
trên 1ha là 92 và 121 triệu đồng; độ tuổi của chủ hộ không có sự chênh lệch đáng kể, <br />
39 và 38 tuổi; trình độ văn hóa trung bình là lớp 8 và 9; năm kinh nghiệm nuôi tôm là <br />
5,5 và 6,2 năm; số lần tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật nuôi tôm là 2,8 và 3,3 lần; <br />
cả hai hình thức nuôi chủ yếu là sử dụng lao động gia đình.<br />
b) Chi phí sản xuất theo hình thức nuôi<br />
Chi phí trung gian (IE) theo hai hình thức nuôi có sự chênh lệch nhau đáng kể, <br />
nuôi BTC chi phí bình quân gần 37 triệu đồng/ha cao hơn 44% so với nuôi QCCT. <br />
Điều này là do nuôi BTC chi phí về con giống cao hơn nhiều (gần 15 triệu đồng/ha) <br />
so với nuôi QCCT (trên 6,5 triệu đồng/ha). Ở cả hai hình thức nuôi, chi phí về thức <br />
ăn và con giống là đáng kể hơn cả. Nuôi QCCT, tỷ lệ này lần lượt là 45,2% và <br />
26,1%; nuôi BTC là 34,8% và 40,8%. Điều cần lưu ý là các hộ nuôi BTC chủ yếu sử <br />
dụng thức ăn công nghiệp trong khi các hộ QCCT chủ yếu sử dụng thức ăn tươi. <br />
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp không những đảm bảo chất lượng, góp phần tăng <br />
năng suất tôm mà còn đảm bảo vệ sinh ao hồ. Chi phí về phòng trừ dịch bệnh và xử <br />
lý ao hồ chiếm khoảng 2429% trong tổng chi phí trung gian (tùy theo phương thức <br />
nuôi) và thông thường tỷ trọng này ở nuôi QCCT cao hơn nuôi BTC. Điều này là do <br />
tác dụng phụ của việc sử dụng thức ăn tươi của QCCT gây ra.<br />
c) Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi<br />
Số liệu bảng 1 chỉ ra rằng nhờ đầu tư cao hơn mà năng suất tôm của hình thức <br />
nuôi BTC cao hơn nuôi QCCT đáng kể (25%). Vì vậy, mà giá trị gia tăng (VA) của <br />
hình thức nuôi BTC đạt trên 25 triệu đồng/ha cao hơn 18,5% nuôi QCCT. Mặc dù tỷ <br />
<br />
6<br />
trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất (VA/GO) của hình QCCT (45,3%) cao <br />
hơn BTC (40,9%) nhưng rõ ràng trong điều kiện diện tích đất đai nuôi trồng thủy sản <br />
nói chung và nuôi tôm nói riêng còn hạn chế thì hình thức nuôi BTC đã và đang chứng <br />
tỏ ưu thế cao hơn. Vì vậy, ở vùng đầm phá Quảng Điền nói riêng và tỉnh TTH nói <br />
chung ngày càng có nhiều hộ áp dụng hình thức nuôi BTC và thâm canh (TC). Nuôi <br />
theo hình thức BTC và TC không những tiết kiệm được diện tích mà còn tạo tiền đề <br />
quan trọng để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và đề phòng dịch bệnh tốt <br />
hơn. <br />
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nuôi như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều <br />
yếu tố như khả năng tài chính, kinh nghiệm sản xuất, điều kiện đất đai mặt nước... <br />
Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố <br />
khác nhau đến hiệu quả nuôi theo các hình thức qua đó giúp cho các hộ nông dân nên <br />
áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp nào để tăng hiệu quả kinh tế của quá trình <br />
kinh doanh trong phát triển nuôi tôm ở vùng đầm phá Quảng Điền.<br />
Bảng 1: Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi của các hộ ở vùng nghiên cứu năm 2002<br />
<br />
So sánh <br />
Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BTC/QCCT <br />
(%)<br />
1. Năng suất kg/ha 604 755 125,0<br />
2. GO 1.000đ/ha 47.44 62.199 131,1<br />
3. IE 1.000đ/ha 25.968 36.757 141,5<br />
4. VA 1.000đ/ha 21.472 25.442 118,5<br />
5. VA/GO % 45,3 40,9 90,4<br />
6. VA/IE % 82,7 69,2 83,7<br />
Nguồn: Số liệu điều tra<br />
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng theo các mô hình nuôi tôm<br />
Hàm sản xuất CobbDouglas được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh <br />
hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm ở vùng nghiên cứu. Các biến số <br />
được đưa vào phân tích bao gồm, biến phụ thuộc: Y VA (1.000đ/ha); các biến độc <br />
lập: D năng lực của chủ hộ, X1 công lao động (ngàyngười/ha), X2 mật độ thả <br />
giống (số con/m2), X3 chi phí thức ăn công nghiệp (1.000đ/ha), X4 chi phí thức ăn <br />
tươi (1.000đ/ha), và X5 chi phí phòng trừ dịch bệnh (1.000đ/ha). <br />
Năng lực sản xuất của chủ hộ do ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố. Rõ <br />
ràng không thể dùng một nhân tố riêng biệt nào để đánh giá năng lực của chủ hộ mà <br />
đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp một số các yếu tố nhất định. Để giải quyết vấn đề <br />
này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích riêng biệt (Disciriminant Analysis) để <br />
tổng hợp nên biến định tính D năng lực chủ hộ với các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu <br />
<br />
7<br />
như độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm.... Kết quả <br />
phân tích theo các mô hình được phản ảnh ở bảng 2.<br />
Rõ ràng, các nhân tố nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất <br />
trong cả hai hình thức nuôi. Với hình thức QCCT, 4 biến số có ý nghĩa thống kê là D, <br />
X1, X4, X5 với Pvalue lớn nhất là 0,010 (X5) có ảnh hưởng quyết định gần 64% <br />
(R2=0,637) sự biến thiên của giá trị gia tăng trên 1 ha; với nuôi BTC, cũng có 4 biến <br />
số có ý nghĩa thống kê D, X1, X3, X4 với Pvalue lớn nhất là 0,012 (X1) có ảnh hưởng <br />
quyết định trên 88% (R2=0,884) sự biến động giá trị gia tăng trên 1ha. <br />
Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm CobbDouglas theo hình thức nuôi ở vùng nghiên cứu<br />
<br />
QCCT BTC<br />
Hệ số SS Hệ số SS <br />
t Sig. T Sig.<br />
(β) chuẩn (β) chuẩn<br />
R 0,818 0,266 0,940 0,147<br />
R2 0,670 0,884<br />
R2 điều <br />
0,637 0,872<br />
chỉnh<br />
Số quan sát <br />
45 42<br />
(N)<br />
F 20,277 0,000 70,554 0,000<br />
Hệ số tự do 16,466 2,141 7,689 0,000 8,395 0,761 11,034 0,000<br />
D 0,452 0,094 4,830 0,000 0,260 0,052 4,977 0,001<br />
X1 0,827 0,240 3,445 0,001 0,253 0,096 2,642 0,012<br />
X3 0,505 0,059 8,620 0,000<br />
X4 0,714 0,139 5,144 0,000 0,516 0,065 7,928 0,000<br />
X5 0,472 0,176 2,688 0,010 <br />
Trong cả hai hình thức nuôi, biến số D có ảnh hưởng tích cực đến Y (β d = 0,452 <br />
và 0,260 cho QCCT và BTC), trong khi đó X4, trong mô hình nuôi QCCT, có ảnh <br />
hưởng tiêu cực đến Y (β4 = 0,714). X3 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi tôm <br />
BTC (β3 = 0,505). Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhờ nắm bắt được kỹ thuật này mà <br />
các hộ nuôi BTC đã tích cực sử dụng thức ăn công nghiệp nên hạn chế được dịch <br />
bệnh và chi phí vệ sinh ao hồ (vì vậy mà X5 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình <br />
này). Trong khi đó nuôi QCCT, thức ăn tươi được sử dụng phổ biến, vì vậy vừa hạn <br />
chế đến hiệu quả nuôi tôm vừa làm tăng chi phí phòng trừ dịch bệnh.<br />
Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ rằng nuôi BTC không những có hiệu quả <br />
kinh tế cao hơn QCCT mà còn bảo vệ được môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, để <br />
chuyển từ QCCT sang BTC không những đòi hỏi chủ hộ phải có năng lực nhất định <br />
mà cần một lượng tài chính nhất định. Theo tính toán của các chuyên gia và nghiên <br />
cứu của chúng tôi, để chuyển 1 ha từ nuôi QCCT sang BTC cần khoảng 24 triệu <br />
8<br />
đồng. Đây là một khoản kinh phí đáng kể đối với các nông hộ. Đó cũng là lý do vì sao <br />
cho đến nay tỷ lệ nuôi BTC ở huyện Quảng Điền còn khá khiêm tốn (157 hộ, chiếm <br />
gần 26% số hộ nuôi tôm). <br />
4. Thị trường và một số tác động đến tình hình nuôi tôm của các nông hộ:<br />
Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm ở huyện khá đơn điệu, bất lợi <br />
cho nguời nuôi tôm. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có trên 95% số hộ nuôi QCCT và <br />
trên 64% hộ nuôi BTC bán tôm tại hồ; trên 84% số hộ QCCT và trên 90% số hộ BTC <br />
bán tôm cho tư thương. Người nuôi tôm thường bị tư thương ép cấp, ép giá trong khi <br />
các doanh nghiệp nhà nước thu mua và chế biến hàng thủy sản trên địa bàn đang thua <br />
lỗ thậm chí bị phá sản khá nhiều. Đây là vấn đề cần quan tâm hỗ trợ cho người nông <br />
dân có điều kiện phát triển con tôm.<br />
Về giống và thức ăn, việc đảm bảo có giống khỏe, rõ nguồn gốc và sạch bệnh <br />
là vấn đề khá bức xúc, hiện có trên 50% số hộ nông dân mua giống từ ngoài tỉnh. <br />
Hầu hết các hộ mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển <br />
nguồn cung cấp giống tại chỗ, có sự kiểm soát dịch bệnh. Nguồn thức ăn cung cấp <br />
khá dồi dào, mua bán thuận tiện song thường do các đại lý thực hiện, việc khuyến <br />
cáo nên sử dụng loại thức ăn nào, vào thời điểm nào... vẫn chưa được hướng dẫn <br />
chặt chẽ.<br />
Dịch bệnh và môi trường là những vấn đề nan giải với hộ nuôi tôm, trên 78% <br />
số hộ nuôi QCCT và trên 71% hộ nuôi BTC đều cho rằng dịch bệnh là khó khiểm <br />
soát và đang gây nên những thiệt hại đáng kể cho họ. Trên 97% số hộ nuôi QCCT và <br />
trên 86% số hộ nuôi BTC cho rằng môi trường đang bị ô nhiễm và tác động không tốt <br />
đến kết quả nuôi tôm của họ.<br />
5. Một số giải pháp phát triển kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện <br />
Quảng Điền<br />
Các giải pháp phát triển nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền phải dựa <br />
trên quan điểm chung là: Phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ <br />
nguồn tài nguyên và môi trường vùng đầm phá. <br />
a) Qui hoạch tổng thể việc khai thác, sử dụng vùng đầm phá và phát triển <br />
NTTS. Công tác này phải gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển <br />
NTTS, tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh của các tiểu vùng để bố trí các công <br />
thức nuôi tôm có hiệu quả. Thực hiện giao quyền sử dụng đất ngập nước cho các hộ <br />
gia đình, phát triển các loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm.<br />
b) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ NTTS nói chung và nuôi tôm <br />
nói riêng. Cần có hệ thống dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân nuôi tôm. <br />
Hệ thống này bao gồm các trại giống có chất lượng cao, kiểm soát được dịch bệnh; <br />
xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả <br />
hợp lý. Cho đến nay, ngoài cơ sở chế biến thức ăn Trường Giang hoạt động có kết <br />
<br />
9<br />
quả khá tốt, còn hầu hết các cơ sở khác đều không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, tình <br />
trạng sử dụng thức ăn tươi là khá phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.<br />
c) Chính sách tín dụng, đầu tư cho nuôi tôm cần một lượng vốn đáng kể, nhất <br />
là đối với các hộ nuôi BTC. Hơn thế nữa, như đã phân tích ở trên, cần khuyến khích <br />
và tạo điều kiện cho các hộ chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC có hiệu quả kinh <br />
tế cao hơn. Điều này càng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu khá lớn. Vì vậy, cần phải <br />
mở rộng hình thức và đối tượng cho vay, tạo thêm nhiều kênh huy động vốn... <br />
d) Các chính sách về khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi <br />
tôm, kỹ năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác cho các nông hộ. <br />
Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh từ tuyến xã; kiểm soát được <br />
giống, nhất là giống nhập từ các địa phương khác đến. In ấn và ban hành các tài liệu <br />
hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các đợt tham quan, hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm <br />
nuôi tôm. Hỗ trợ việc cung cấp thức ăn công nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền hạn <br />
chế sử dụng thức ăn tươi.<br />
e) Giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên <br />
kết giữa các hộ nuôi tôm với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thu mua, <br />
chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thành lập các hội nghề để mở rộng qui mô, tăng khả <br />
năng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường, gắn sản phẩm <br />
với thị trường, nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm đáp ứng được nhu cầu và <br />
thị hiếu của khách hàng, nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy <br />
sản lớn như Mỹ, EU, Đông Âu, Nhật Bản, Hồng Kông...<br />
6. Kết luận:<br />
Nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang là ngành kinh tế mũi <br />
nhọn của huyện Quảng Điền, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo <br />
hướng công gnhiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của <br />
địa phương góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. <br />
Nuôi tôm theo hình thức BTC tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nuôi QCCT: tiết kiệm <br />
được diện tích nuôi trồng, dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến; <br />
năng suất nuôi BTC đạt 755kg/ha cao hơn 25% so với QCCT; giá trị gia tăng đạt trên <br />
25 triệu đồng/ha, cao hơn 18% so với nuôi QCCT; ngoài ra, do sử dụng thức ăn công <br />
nghiệp là chủ yếu nên nuôi BTC còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế được <br />
dịch bệnh hơn so với nuôi QCCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hiệu quả kinh <br />
tế của nuôi tôm ở vùng đầm phá Quảng Điền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, <br />
trong đó chủ yếu là năng lực của chủ hộ, phương thức nuôi (QCCT hay BTC), biện <br />
pháp kỹ thuật canh tác (đặc biệt là việc sử dụng thức ăn và phòng trừ dịch bệnh). Vì <br />
vậy, thực hiện các giải pháp nêu ra không những góp phần tích cực nâng cao hiệu <br />
quả kinh tế nuôi tôm mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển bền vững nghề <br />
NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng của địa phương.<br />
<br />
10<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Báo cáo tổng kết công tác NTTS các xã Quảng Công, Quảng Phước, Quảng <br />
Thành huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 2003).<br />
2. Báo cáo tình hình NTTS từ năm 2000 2003, phòng Nông nghiệp, huyện <br />
Quảng Điền, tỉnh TTH.<br />
3. Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 2003).<br />
4. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm <br />
2001, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà nội (2002)<br />
5. Báo cáo tổng kết công tác NTTS từ năm 2000 2003, Sở Thủy sản tỉnh TTH.<br />
6. Chu Văn Cáp. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá <br />
trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia. Hà nội (2003).<br />
7. C. Davis & Y. Trevor. Nguyên lý kinh tế nông nghiệp: thị trường và giá cả <br />
trong các nước phát triển. NXB Nông nghiệp. Hà nội (1994).<br />
8. IUCN. How Much Is an Ecosystem Worth? The World Bank. Washington DC <br />
(2004).<br />
9. C. Ian & B. Gladys. Seeking Sustainability: Challeges of Agricultural <br />
Development and Environmental Management in a Philippine Watershed. Los <br />
Banos, Laguna (2001). <br />
10. Le Van Mien, Ton That Phap and Hoang Nghia Duyet. Aquaculture – Its <br />
introduction and development. In: V.J. Brzeski and G.F. Newkirk (eds.) Lessons <br />
from the Lagoon. Coastal Resources Research Network, Dalhousie University, <br />
Halifax, Canada (2000) 115 133 <br />
11. Ton That Phap and Le Thi Nam Thuan. Aquatic animal health assessment in <br />
Tam Giang Lagoon, Vietnam. Presented at the DFID/FAO/NACA/GOB Asia <br />
Regional Scoping Workshop “Primary Aquatic Animal Health Care in Rural, Small<br />
Scale, Aquaculture Development” held in Dhaka, Bangladesh (1999).<br />
<br />
ECONOMIC EFFICIENCY OF SHRIMP FARMING IN THE LAGOON AREA <br />
OF QUANG ĐIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Mai Van Xuan<br />
College of Economics, Hue University<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
SUMMARY<br />
Quang Đien District has a great potential in aquacultural development. Endowed with <br />
3,850 ha of water surface (accounting for 17.8% total area of Tam Giang Cau Hai <br />
lagoon of Thua Thien Hue Province), aquacultural development in general and shrimp <br />
farming in particularly play an important role in exploiting the comparative <br />
advantages of the locality and improving the living condition of farming households. <br />
Currently, there are two types of shrimp farming in the district: improvedextensive <br />
farming and semiintensive farming. The findings show that the income of the <br />
households from shrimp culture is affected by several factors such as the capacity of the <br />
household head, the type of farming, the foods consumed (industrial or fresh food) ect. <br />
The study also illustrates that semiintensive farming not only brings in higher profit <br />
but also gives better protection to the ecosystem than the improvedextensive farming <br />
does. However, the farmers have to deal with many difficulties such as finding markets, <br />
foods and breeding, environment and diseases ect. In order to boost the shrimp raising <br />
industry, the study suggests following solutions: a) general planning of exploiting and <br />
using lagoon resources; b) upgrading infrastructure and service system; c) credit <br />
policies; d) aquacultural extension services; and e) market.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />