intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÌNH ẢNH CÁC VỊ THẦN TRÊN ĐÁ: NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂM CỔ TRÊN CÁC PHÙ ĐIÊU SA THẠCH TẠI KHƯƠNG MỸ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

133
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu năm 2001, các cán bộ khảo cổ học của tỉnh Quảng Nam tiến hành khai quật tại nhóm tháp Khương Mỹ. Tại phần đế của tháp Nam, dọc theo mặt phía Nam ở độ sâu khoảng 1m, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số phù điêu sa thạch của phần móng kiến trúc có độ cao khoảng 90cm. Nằm ẩn trong lòng đất, những phù điêu này hầu như chưa từng được biết đến qua hàng thế kỷ nay, được chạm khắc với hình ảnh con người, khỉ, nai, hoa văn thảo mộc và các motif...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÌNH ẢNH CÁC VỊ THẦN TRÊN ĐÁ: NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂM CỔ TRÊN CÁC PHÙ ĐIÊU SA THẠCH TẠI KHƯƠNG MỸ

  1. HÌNH ẢNH CÁC VỊ THẦN TRÊN ĐÁ: NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂM CỔ TRÊN CÁC PHÙ ĐIÊU SA THẠCH TẠI KHƯƠNG MỸ
  2. Đầu năm 2001, các cán bộ khảo cổ học của tỉnh Quảng Nam tiến h ành khai quật tại nhóm tháp Khương Mỹ. Tại phần đế của tháp Nam, dọc theo mặt phía Nam ở độ sâu khoảng 1m, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số phù điêu sa thạch của phần móng kiến trúc có độ cao khoảng 90cm. Nằm ẩn trong lòng đất, những phù điêu này hầu như chưa từng được biết đến qua hàng thế kỷ nay, được chạm khắc với hình ảnh con người, khỉ, nai, hoa văn thảo mộc và các motif kiến trúc (Thượng Hỷ 2001:41-42) Hình ảnh người đàn ông có nhiều đầu, chiến binh săn nai là những bằng chứng cho thấy những khối đá này mang nội dung của vở trường ca hùng tráng Ramayana. Hơn nữa, đây là đoạn rất cao trào trong vở trường ca này, như đoạn tìm thấy và săn đuổi Nai Vàng, nàng Sita bị bắt cóc, sự can thiệp của Jatayu. Các phù điêu cũng mô tả cảnh Rama và Laksmana truy tìm công chúa bị bắt cóc, trong khi một bức phù điêu khác mô tả cảnh Vườn Asoka trong cuốn Sundarakanda, cuốn thứ 5 của vở trường ca này. Bên dưới những hình ảnh này là một bức phù điêu chạm khắc hình những con khỉ, mỗi con khỉ ở một tư thế và điệu bộ khác nhau và đều mang một nhạc cụ. Những hình ảnh lạ thường này lập tức làm chúng tôi loé lên hai mối liên tưởng khác nhau. Giống như trong thơ ca tiếng Phạn, đây là dhavani (gợi ý) của các chương Mở đường và Vượt đại dương đến Lanka thuộc nội dung một đoạn khác của vở trường ca - Kiskendakanda. Đồng thời, do những hiện vật này nằm ở phần móng thấp nên có thể được xem như một kiểu chơi chữ bằng hình ảnh, vì những hình khỉ này đã tiếm vị như là vũ ban nhạc công trong giản đồ trang trí truyền thống của một đền thờ ấn Độ giáo. Những hình khỉ này là một kiểu phá cách và vượt qua các rào cản trong việc kể lại nội dung trường ca, gợi sự liên tưởng đến hình ảnh của các chiến
  3. binh Hy Lạp trên một bệ thờ tại Pergamon nghiêng mình về phía các bậc cấp như thách thức các khái niệm về không gian và thời gian. Tuy nhiên, gần đây có một khám phá đáng chú ý nhất tại Khương Mỹ là sự mô tả một cảnh trong trường ca Ramayana có thể xem là độc bản điêu khắc tại Châu á - cảnh đối mặt giữa Ravana và Sita tại Vườn Asoka. Các phù điêu này đã được vệ sinh sạch sẽ, đo đạc và được đưa vào hồ sơ, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao trích đoạn đặc biệt này lại xuất hiện ở đây và tại vị trí này? Tại sao nó lại được thể hiện dưới hình thức như vậy? Tại sao nó được tạo ra ở điểm giao thời đó? Nó có ý nghĩa gì đối với những người có trách nhiệm hay sáng tạo ra nó? Khương Mỹ được phát hiện và khai quật lần đầu tiên năm 1901, đúng một thế kỷ trước khi những phù điêu này được phát hiện. Ba ngôi tháp cùng với các chi tiết trang trí, được Henri Parmentier mô tả cụ thể trong cuốn Monuments Cams de l’annam (Di tích Chăm An Nam) xuất bản năm 1909. Trong cuốn sách này, ông xem Khương Mỹ có vai trò ngang bằng với các di tích khác như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương (Parmentier:246). Trong đợt khai quật này của Viện Viễn Đông Bác Cổ, nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị của Khương Mỹ đã được tháo gỡ và đưa về Bảo tàng Chăm Đà Nẵng và lưu giữ đến ngày nay, trong đó có bức lá nhĩ Krishna Govardhanna của Tháp Nam. Phần lớn các nhà khảo cổ học và nhà nghiên cứu từng làm việc tại Việt Nam đầu thế kỷ 20 đều cho rằng Khương Mỹ được xây dựng đầu thế kỷ 10, mở đầu giai đoạn “cổ điển” của nghệ thuật Chăm. So với phong cách Đông D ương trước đó, thì nghệ thuật của giai đoạn “cổ điển” “quay lại với sự tiếp cận nghệ thuật ôn h òa hơn và dễ nhận biết hơn trong các chuẩn mực thẩm mỹ, thể hiện bởi những chi tiết trang trí thanh thoát hơn” (Guilion 2001:41). Đây là phong cách có mối liên hệ
  4. mật thiết với phong cách điêu khắc của tháp Mỹ Sơn A1. Sự xuất hiện của motif kala-makara ở Khương Mỹ tương ứng với các motif trang trí của kiến trúc Phật - ấn giáo Java thế kỷ thứ 9, điều này càng làm rõ thêm mối liên hệ về phong cách nói trên (Le Bonheur 1998:270). Những chuỗi hoa văn thảo mộc liên tiếp và kích thước lớn dần tại vòm cửa giả các tháp Khương Mỹ cũng gợi nhớ đến những bản sao của các hoa văn trang trí kiến trúc Khơme trước đây. So sánh với các di tích Java đồng đại, nơi có truyền thống sử dụng phổ biến hình ảnh mô tả nội dung trường ca, thì các phù điêu Khương Mỹ đã bắt đầu mất dần tính tương đồng. Các phù điêu mô tả trường ca Ramayana tại Khương Mỹ thể hiện các chi tiết điêu khắc thon và dài trên một bề mặt bằng phẳng. Việc sắp xếp cùng một chủ thể lại với nhau theo kiểu tiếp diễn phản ánh r õ ở đây đã sử dụng phương pháp kể chuyện liên tục. Nội dung của các chương được ngắt ra và được tô điểm bằng các hình ảnh cây cối, có khi là chi tiết các ngôi đình. Những hình ảnh này có thể bắt nguồn từ hình ảnh các ngôi đình Java (pendopo), nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa và Mã Lai. So sánh với các thành phần trang trí tinh xảo của kiến trúc giai đoạn Java Cổ điển, thì các phù điêu Khương Mỹ đơn giản một cách thái quá, và nội dung câu chuyện cũng được rút ngắn. Vì vậy nếu gán những cái khác biệt về phong cách với “làn sóng mới ảnh hưởng của văn hóa Java”, thì mối liên hệ gần gũi về phong cách với giai đoạn Java Cổ điển được minh chứng bằng những phù điêu đầu giai đoạn Đông Java hơn là giai đoạn Tiền Trung Java. Bên cạnh những mối liên hệ ngoại vi với kiến trúc Java ở phía Đông - Khương Mỹ còn có những bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ phong cách với các loại hình kiến trúc ở phía Tây. Quay lại phần cực nam của tiểu lục địa ấn Độ, những tr ường ca Mahabharata và Ramayana thường được thể hiện bằng các phù điêu trên phần móng của các ngôi đền ấn Độ giáo. Một tiêu bản và có thể là nguyên mẫu của
  5. những gì tìm được ở Khương Mỹ là ngôi đền An Nam thuộc thánh địa Mallikarijuna ở Dharmapuri, ấn Độ, được xây dựng nửa đầu thế kỷ thứ 9. Các phù điêu về trường ca Ramayana tại Khương Mỹ thể hiện xu hướng nghệ thuật của điêu khắc Chăm trong giai đoạn này, đồng thời cũng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển của các trường ca bằng tiếng Phạn tại khu vực Đông Nam á vào điểm giao thời này. Trong khi các đề tài nghiên cứu trong những thế kỷ qua cố gắng kết nối các phiên bản nghệ thuật với các văn bản văn học của trường ca, hai phù điêu hiếm hoi tại Khương Mỹ chỉ có thể được giải thích một cách hợp lý thông qua sự hiểu biết thấu đáo về hai nhân vật chính mà nó mô tả. Rõ ràng là văn hóa Chăm cũng như văn hóa Java đã quá quen thuộc với các phiên bản của trường ca bằng tiếng Phạn. Theo các tài liệu văn bia, các thành viên của hoàng gia Chăm thời Indrapura đã từng tham gia diễn kịch bằng tiếng Phạn (Lebonheur 1998: 269). Người Chăm trong nhiều thế kỷ trước cũng rất tôn sùng Valmiki, nhưng rõ ràng đến thời điểm các tháp Khương Mỹ được xây dựng, các phiên bản khác bằng tiếng Phạn của trường ca thậm chí được phổ biến rộng rãi hơn ở các khu vực khác nhau. Hơn nữa, một phiên bản có thể đã thâm nhập vào văn chương Chăm. Những hình ảnh điêu khắc tại Khương Mỹ biểu lộ ba sự kiện riêng biệt nhưng có tính liên tục. Hình ảnh đầu tiên là người phụ nữ quỳ gối trước quỷ vương Ravana mười đầu đang ngồi kiểu “tọa trên ngai” trên một loại ghế truyền thống mà tiếng Java gọi là amben. Dường như tay của Ravana chạm vào người phụ nữ, và điệu bộ của hai nhân vật biểu thị nhân vật nữ đang khép nép trước kẻ muốn cưỡng ép mình. Bên trái là những chi tiết của kiến trúc cung điện và những cái đầu của lũ ái la sát nữ (raksasi) trong hậu cung của Ravana. Trong hình ảnh thứ 2, Ravana đang rời khỏi hiện trường. Phần trên của cơ thể Ravana nghiêng đi, các cánh tay nâng lên, các khuỷu tay gập lại gợi lên những chuyển động rất nhanh, như thể hắn đang
  6. lao đi trong cơn giận dữ. Trong hình ảnh cuối cùng, quỷ vương một lần nữa xuất hiện trong một ngôi đình cùng với một người phụ nữ với chiều cao tương đương nhau, có thể là thủ lĩnh của đám ái la sát nữ . Cùng với việc sử dụng nguyên bản được phổ biến rộng rãi của trường ca, rõ ràng là người Chăm đã chịu ảnh hưởng của các hình mẫu điêu khắc khác để tạo nên hình ảnh dasamukha hay quỷ vương mười đầu tại Khương Mỹ. Tuy nhiên, các hình ảnh điêu khắc mô tả cảnh Ravana làm rung chuyển núi Kalaisa trên các tháp Chăm giai đoạn này thậm chí gần gũi với phiên bản gốc hơn. Ngược lại, việc phát hiện những hình ảnh hiếm hoi tại Khương Mỹ làm sáng tỏ thêm một phiên bản điêu khắc khác mới được phát hiện về cảnh Vườn Asoka. Trong số các hiện vật bằng vàng phát hiện tại Wonobyo thuộc giai đoạn Trung Java, có một cái bát hình trụ có 4 thùy. Mỗi thùy được trang trí bằng hình thức dập nổi hình ảnh của đoạn trường ca Ramayana tương ứng với cảnh được mô tả tại Khương Mỹ. Niên đại chiếc bát cũng tương ứng với niên đại của các kalan tại Khương Mỹ. Hình ảnh phía sau mô tả một ông hoàng ngồi trên một chiếc ghế amben, trước mặt ông hoàng là một người phụ nữ đang phủ phục, đầu cúi thấp. Tương tự như trên các hình ảnh điêu khắc tại Khương Mỹ, người đàn ông trên chiếc bát trườn tới để chạm vào người phụ nữ đang quỳ. Trong cảnh tiếp theo người phụ nữ nằm trên ghế amben, tay đỡ lấy đầu biểu hiện vẻ thất vọng. Chi tiết hai người phụ nữ nhìn xuống người phụ nữ đang nằm trên amben, vừa đơn giản nhưng cũng vừa tinh tế, hình ảnh người đứng bên phải có ngón tay nhọn được cho là đang ở tư thế đe dọa. Hai nhân vật trong hình ảnh phía trước và mối liên hệ với nội dung trường ca của hình ảnh này trước đây chưa được xác định một cách nhất quán, nhưng với việc phát hiện ra các phù điêu tại Khương Mỹ, hình ảnh này có thể được khẳng định là cảnh mở đầu của cuộc đối mặt giữa Sita và Ravana, lúc này Sita đang ở trong tư thế van xin. Hình ảnh tiếp theo trên chiếc bát Wonoboyo
  7. là cảnh kết thúc cuộc chạm mặt: Sita bị nhiếc móc bởi các ái la sát nữ. Cho dù xem đây là biểu hiện sơ khai của quan điểm “chủ nghĩa bình quyền” hay là biểu tượng của niềm tin vĩnh cửu của dân tộc Chăm, những phù điêu tại Khương Mỹ về Vườn Asoka vẫn là độc nhất vô nhị. Phong cách nghệ thuật của Khương Mỹ cũng độc đáo không kém, vì nghệ thuật điêu khắc Chăm cũng chịu những ảnh hưởng trực tiếp nhiều hơn từ nghệ thuật điêu khắc miền Nam ấn Độ so với các nền văn hoá Đông Nam á khác đương thời. Các nhà nghiên cứu ngữ văn nhận định rằng các bản trường ca ở Đông Nam á được thêu dệt nên từ những nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng- các nhà nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật cũng nên nhìn nhận như vậy trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu – đó là các nghệ nhân và kiến trúc sư ấn Độ giáo và Phật giáo Đông Nam á đã tạo nên quan điểm nghệ thuật của mình từ những nguồn cảm hứng vô tận, và những quan điểm này được biểu đạt bằng hình thức và môtif hình ảnh ở kiến trúc các ngôi đền đơn lẻ cũng như các khu thánh địa. Thanh Tùng - Thượng Hỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2