Đề bài: Hình ảnh cô gái mở đường trong bài Khoảng trời Hố bom gợi cho anh chị <br />
những suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh?<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện <br />
trên các báo chí được bạn đọc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữ thanh niên <br />
xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố <br />
Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng". Đây là bài thơ sáng giá nhất trong <br />
chùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 19721973. Năm <br />
viết bài thơ "Khoảng trời hố bom"(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.<br />
<br />
Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong <br />
trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Bài thơ viết trên đường <br />
hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác <br />
liệt:<br />
<br />
"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn<br />
<br />
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."<br />
<br />
Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái <br />
đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng <br />
"em" với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân <br />
gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:"Chuyện kể rằng em cô gái mở <br />
đường" ...Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hy sinh vô cùng cao cả của em:<br />
<br />
"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình <br />
yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom"<br />
<br />
"Em" đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông "cho đoàn xe kịp giờ <br />
ra trận". Dũng cảm, mưu trí và anh hùng biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hy <br />
sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng <br />
lấy luồng bom". Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa <br />
được lũ giặc lái Hoa Kỳ, con đường "khỏi bị thương", nhưng em đã hi sinh. "Hứng" nghĩa <br />
là đón lấy. Cô gái mở đường đã "hứng lấy luồng bom". Hành động ấy diễn ra một cách <br />
thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp <br />
sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mỹ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt <br />
"Tình yêu Tổ Quốc". Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:<br />
<br />
"Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy"<br />
<br />
Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất <br />
thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:<br />
<br />
"Đánh lạc hướng thù // hứng lấy luồng bom"<br />
<br />
Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hy sinh cực kì anh dũng. Sự hy sinh cao cả của cô đã được <br />
nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng <br />
của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.<br />
<br />
Mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả sáng tạo nên ba hình hoán dụ để ca ngợi bản chất cao <br />
đẹp của cô gái mở đường. Đó là "tâm hồn em", "thịt da em", "trái tim em". Từ những hình <br />
ảnh ấy Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát triển theo mối liên tưởng về sự hóa thân của sự sống con <br />
người vào thế giới thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về bất tử, đầy màu sắc thiêng liêng cao <br />
cả.<br />
<br />
"Có cái chết hóa thành bất tử"(Tố Hữu). Cô gái đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại chứng tích <br />
"Hố bom". "Em đã nằm dưới đất sâuNhư khoảng trời đã nằm yên trong đất". Em đã ra đi <br />
nhưng em trường tồn mãi với quê hương, đất nước. Em đã hóa thân vào thiên nhiên.<br />
<br />
"Thịt da em mềm mại trắng trong", em tươi trẻ, em trinh trắng, em chẳng bao gi ờ ch ết, <br />
em "đã hóa thành những vầng mây trắng", nhởn nhơ bay khắp "khoảng trời ngập nắng" <br />
của quê hương.<br />
<br />
"Tâm hồn em" chẳng bao giờ phai mờ.<br />
Nó vẫn sáng… đêm đêm, như những "vì sao chói ngời lung linh".<br />
<br />
Trên cái không gian "khoảng trời Hố bom" ấy, mặt trờiánh dương vẫn "thao thức". Hai <br />
chữ "thao thức" chỉ sự vĩnh hằng của vầng dương. Từ đó nhà thơ khẳng định, trái tim cô <br />
gái mở đường cũng là một "vầng dương" và sẽ chiếu rọi những mảnh đường hành quân <br />
ra trận:<br />
<br />
"Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi<br />
<br />
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài".<br />
<br />
"Vầng mây trắng", "Vì sao ngời chói lung linh" và "vầng dương thao thức" ...là những <br />
hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc tráng lệ ca ngợi tầm vóc cao cả, kỳ vĩ và bất tử của tâm <br />
hồn, khí phách anh hùng của cô gái thanh niên xung phong thời đánh Mỹ.<br />
<br />
Thơ ca Việt Nam khắc họa rất đẹp hình ảnh "mặt trời". Có "Mặt trời chân lý chói qua <br />
tim" tượng trưng cho lý tưởng cách mạng(Từ ấy). Có mặt trời gợi tả ngày cách mạng <br />
thắng lợi đang tới gần:"Cử đầu, hồng nhật cận"(Ngẩng đầu mặt trời đỏ rất gầnHồ Chí <br />
Minh). Có hình ảnh tượng trưng cho sự sống, tình yêu, niềm tự hào:<br />
<br />
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa <br />
Điềm)<br />
<br />
Và ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết một cách sáng tạo:<br />
<br />
"Vầng dương thao thức <br />
<br />
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực ..."<br />
<br />
Mặt trời vĩnh hằng chói lọi như tinh thần em bất tử đối với đất nước, thiên nhiên.<br />
<br />
Phần cuối bài thơ, tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng vô danh. <br />
Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơncon đường đánh Mỹ. Gương hi <br />
sinh của em được "tôi", "bạn bè tôi", tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ khâm phục và noi <br />
theo. Cách nói của Lâm Thị Mỹ Dạ bình dị mà xúc động, thấm thía:<br />
"Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái Tôi soi lòng mình <br />
trong cuộc sống của em Nên mỗi người có gương mặt em riêng".<br />
<br />
Con đường Trường Sơncon đường mòn Hồ Chí Minh là một chương huyền thoại trong <br />
cuốn sử vàng thời đánh Mỹ. Hàng vạn bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đã ngã <br />
xuống để giữ vững con đường cho đoàn xe ra trận. Có thể nói bài thơ "Khoảng trời Hố <br />
bom" là một tượng đài hùng vĩ về những chiến sĩ mở đường Trường Sơn, những anh <br />
hùng liệt sĩ bất tử.<br />
<br />
Một giọng thơ tâm tình thiết tha cảm động. Những hình ảnh và liên tưởng tuyệt đẹp. Con <br />
người và thiên nhiên, sự sống và cái chết, người ngã xuống và người đang hành quân <br />
được nói đến bằng cả tấm lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa tình yêu mà cô <br />
gái mở đường Trường Sơn hơn mấy chục năm về trước thắp lên đang sáng bừng trang <br />
sách học trò hôm nay và ngày mai.<br />