intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh động vật trong ẩm thực và trang phục qua sử thi Ê Đê

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật thường xuất hiện cùng với ẩm thực và trang phục. Điều này cho thấy, người Ê đê có tư duy gắn bó, hòa mình với muông thú, thiên nhiên của người, tạo vật và với muôn loài. Những hình ảnh này vượt qua ngoài ý nghĩa là những con vật thông thường mà để bao hàm những khía cạnh văn hóa, xã hội nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh động vật trong ẩm thực và trang phục qua sử thi Ê Đê

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 79-83<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0065<br /> <br /> HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG ẨM THỰC<br /> VÀ TRANG PHỤC QUA SỬ THI Ê ĐÊ<br /> Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br /> <br /> Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên<br /> Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật thường xuất hiện cùng với ẩm thực và trang<br /> phục. Điều này cho thấy, người Ê đê có tư duy gắn bó, hoà mình với muông thú, thiên nhiên<br /> của người, tạo vật và với muôn loài. Những hình ảnh này vượt qua ngoài ý nghĩa là những<br /> con vật thông thường mà để bao hàm những khía cạnh văn hóa, xã hội nhất định.<br /> Từ khóa: Trang phục, ẩm thực, dân tộc Ê đê, động vật, sử thi Ê đê.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trường nghĩa động vật nói chung dựa trên lí<br /> thuyết ẩn dụ tri nhận, nhiều nghiên cứu văn học đã khảo sát ý nghĩa một số loài vật riêng lẻ, tiêu<br /> biểu trong ca dao, tục ngữ người Việt [2, 7, 8]. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn<br /> Văn Nở, Nguyễn Bích Hà, Đỗ Thị Hoà. . . Hướng nghiên cứu của các tác giả này chủ yếu đi theo<br /> tìm hiểu nghĩa biểu trưng tên gọi các loài hoặc tìm hiểu đặc điểm tri nhận của người Việt thông<br /> qua một trường từ vựng cụ thể. . . Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu hình ảnh động vật<br /> xuất hiện trong văn hoá ẩm thực và trang phục của người Ê đê.<br /> Trong đời sống của người Ê đê, thế giới động vật có vai trò vô cùng quan trọng. Chính thế<br /> giới động vật đã đem lại sự hấp dẫn cho các áng sử thi Ê đê. Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật<br /> xuất hiện với tần số cao và trong nhiều lĩnh vực của đời sống, văn hoá của người Ê đê. Và xuất<br /> hiện nhiều nhất, rõ nhất là trong ẩm thực và trang phục. Khi nghiên cứu hình ảnh động vật xuất<br /> hiện trong ẩm thực và trang phục của người Ê đê, chúng tôi thấy được mối quan hệ mật thiết của<br /> dân tộc Ê đê với thế giới tự nhiên, với động vật cũng như quan niệm về văn hoá, triết lí tín ngưỡng<br /> của họ.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Hình ảnh động vật trong ẩm thực của người Ê đê được thể hiện qua sử thi<br /> <br /> Văn hóa ẩm thực của người Ê đê có quan hệ rất mật thiết với môi trường sống. Những món<br /> ăn, đồ uống làm từ động vật mang đặc trưng văn hóa tộc người, lối sống gần gũi với thiên nhiên,<br /> Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017<br /> Liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, e-mail: quynhtho.1988@gmail.com<br /> <br /> 79<br /> <br /> Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br /> <br /> có tính cố kết cộng đồng chặt chẽ trong văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa ứng xử nói chung<br /> của dân tộc Ê đê.<br /> Để chế biến món ăn truyền thống của người Ê đê bao gồm nguyên liệu khai thác từ thiên<br /> nhiên và từ canh tác. Do môi trường sống của người Ê đê gắn với núi rừng nên rừng có vai trò quan<br /> trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho họ. Rừng còn cung cấp nguồn đạm trong ăn<br /> uống: thịt các loài chim, thú, bò sát trong rừng, cua, ốc, cá từ suối. Các loại vật nuôi ít được ăn<br /> trong cuộc sống thường ngày, hầu như chỉ được dùng trong các dịp có nghi lễ.<br /> Về cách chế biến, người Ê đê thường dùng phương pháp phơi khô. Phơi khô là làm khô<br /> nguyên liệu bằng nhiệt năng theo hai hình thức là phơi nắng và phơi trên giàn bếp. Cách này áp<br /> dụng đối với các loại lương thực (lúa, ngô, sắn), hoa màu (mè, đậu) và cả cá, thịt. Cá phơi khô<br /> thường là loại cá bắt ở sông suối, sau khi làm sạch, người đồng bào Ê đê mổ bỏ ruột và xiên vào<br /> một cái cây để phơi khô. Thịt cắt thành từng miếng lớn để phơi khô. Khi nào nấu canh thịt thì<br /> lấy ra xắt nhỏ. Trong sử thi, có rất nhiều lần, tác giả dân gian nhắc đến phương thức phơi khô thịt<br /> thú rừng sau những chuyến đi săn dài ngày của người đàn ông trong buôn làng: “Ôi lũ trẻ ơi! Khi<br /> nào thịt thỏ khô, khi nào thì thịt thú ráo, khi thịt thú chui, thịt nai nhiều đống bằng ba ngọn núi”<br /> [3;1081]; “Các con hãy thu thịt khô đi lũ trẻ ơi, những đứa con, đứa cháu, những người chăn bò,<br /> trâu!” [3;1347]; “Thịt khô, thịt tươi chở về sau bằng voi” [5;609]; “Những người đi săn gặp may,<br /> sáng chưa tới đêm, đêm chưa tới sáng, thịt nai đã phơi đầy giàn, thịt nướng đầy bếp, thịt khô đầy<br /> gùi, chật giỏ” [10;788]; “Về đến nơi, về đến nhà, năm con voi đem thịt khô cho mẹ Dăm Băng<br /> Mlan, bảy con voi chở thịt khô cho vợ chàng Dăm Băng Mlan” [11;858].<br /> Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn của người Ê đê. Người Ê đê làm lông con vật<br /> bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món. Trước khi thui, họ đều cắt tiết các con vật<br /> rồi mới đem thui. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những con vật thường được người Ê đê thui là<br /> bò, trâu, heo, gà, dê. . . Những món ăn được chế biến theo cách này thường dùng để khoản đãi hay<br /> để dâng cúng thần linh: “Em hãy coi chị đã thui gà hết một chuồng em ạ, chị thui bò hết một gầm<br /> sàn, trâu sáu chục, heo hết bảy chuồng, chị thui cho em rồi em yêu ạ” [3;1020]; “Rồi họ lại tiếp<br /> tục thui bò bảy, rượu bảy, uống cúng thần trong một ngày” [3;1065]; “Họ thui heo đến nát một bụi<br /> le, thui dê nát một bùi lồ ô, thui bò trâu khói ám cả đất trời thật” [3;1065].<br /> Stt<br /> <br /> Bảng 1. Thống kê số lần xuất hiện của hoạt động thui trong sử thi Ê đê<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> Tổng<br /> <br /> Loài ĐV<br /> Trâu<br /> Gà<br /> Dê<br /> Bò<br /> Heo<br /> 5<br /> <br /> Số lần XH<br /> Hoạt động “Thui”<br /> 87<br /> 90<br /> 33<br /> 62<br /> 74<br /> 346<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 25,1<br /> 26,0<br /> 9,5<br /> 17,9<br /> 21,3<br /> 100<br /> <br /> Ngoài ra, họ còn lấy bộ phận gan của con vật để chế biến món ăn là một đặc điểm trong<br /> cách thức ngả món của đồng bào Ê đê: “Hỡi ngàn chim chích, trăm chim cu, người chăn bò, chăn<br /> trâu! Hãy lấy thịt thú cho tôi. Các con hãy dọn gan bò tới một đĩa, dọn gan trâu rừng một mâm;<br /> gan nai, gan bò soạn vào giỏ cho tôi” [3;860]; “Em ăn gan bò tót gần hết một thau, em ăn gan trâu<br /> rừng gần hết một mâm, ăn gan chim cu xanh, chim gầm ghì gần hết một sâu đùm” [3;861]; “Gan<br /> con nai anh phơi, thịt nạc con cheo anh mang về cho em không? [3;966]; “Thịt con nai anh làm<br /> 80<br /> <br /> Hình ảnh động vật qua sử thi Ê đê<br /> <br /> đựng trong ống nữa, thịt trâu rừng anh đều đem về cả” [3;966].<br /> Trong văn hoá ẩm thực của người Ê đê, những con vật nuôi như trâu, bò, gà, lợn, dê... luôn<br /> xuất hiện trong các bữa ăn của hội hè, đình đám với vai trò là những nguồn thực phẩm quan trọng.<br /> Bữa cơm thịnh soạn, hấp dẫn là bữa cơm không thể thiếu trâu, bò, lợn, gà trong những ngày có<br /> khách khứa đông vui. Đó là biểu hiện của sự hiếu khách: “Mọi người ăn cơm thịt bò để trong rổ,<br /> thịt trâu để trong thau, uống rượu đắng ngọt đủ nước bằng tô đồng quý” [11;741]; “Mẹ Hbia Ling<br /> Pang đi nấu cơm, đi thui ba con gà” [11;804].<br /> Một điểm nổi bật trong văn hoá ẩm thực của người Ê đê là hình ảnh trâu, bò, heo xuất hiện<br /> rất nhiều trong những dịp lễ ăn năm, uống tháng của buôn làng. Trong những ngày lễ này, người Ê<br /> đê thui heo, thui trâu, ăn uống, nhảy múa vui vẻ. Trâu, bò là những thức ăn không thể thiếu trong<br /> các cuộc vui, là căn cứ để đo sự giàu có, sự tôn trọng khách. Việc giết thịt loài gia súc để tiếp đãi<br /> khách, chính là thể hiện tấm lòng cởi mở chân tình của người dân Ê đê “Mtao Kwat đang ăn năm<br /> uống tháng, ăn đông uống vui thui thịt heo trâu. Nhà bác anh đến cập, cầu sàn anh đến ghé, ngựa<br /> voi anh đi nghỉ ngơi” [3;1225]; “Chàng Dăm Băng Mlan ở lại ăn đông uống vui, ăn năm uống<br /> tháng, ăn heo ăn trâu hết một ngày một đêm liền” [3;938].<br /> Ngoài trâu, bò thì con gà là hình ảnh quen thuộc gắn bó với con người. Nó là nguyên liệu<br /> tạo nên những món ăn, là thước đo của sự giàu có và còn được coi trọng vì nó còn là con vật có<br /> tính thiêng. Cũng như các động vật khác, gà là thực phẩm trong gia đình, là món ăn ngon, sang,<br /> dùng để mời khách quý, mời người thân. Trong sử thi Ê đê có khá nhiều trường đoạn nói về món<br /> ăn từ gà. Họ mời mọc nhau, họ thực tâm hiếu khách nên trong lời mời của họ loài vật này với vai<br /> trò là một món ăn thơm ngon, thành loài vật mang giá trị cao: “Cha mẹ Sum Blum nấu cơm, mổ<br /> gà, lấy rượu mời cha mẹ Hbia Ling Pang, anh chị em, họ hàng buôn làng đi theo” [11;733].<br /> Ngoài các con thú rừng hoặc thú nuôi, thì hình ảnh của các con vật là sản phẩm của sông<br /> suối cũng xuất hiện trong sử thi Ê đê. Xét về số lần xuất hiện thì hình ảnh các con vật thuộc lớp<br /> Cá, Lưỡng cư là hình ảnh có tần số xuất hiện khá thấp trong sử thi. Cá, cua, tôm, ếch, nhái, lươn. . .<br /> là hình ảnh tiêu biểu cho môi trường nước. Xét cùng với những loài cùng sống trong môi trường<br /> nước thì có sự chênh lệch giữa các hình ảnh. Hình ảnh cá xuất hiện nhiều hơn so với tôm, cua,<br /> lươn, ếch. . . Cũng như các động vật khác, cá là thực phẩm trong gia đình, là món ăn ngon, sang,<br /> dùng để mời khách quý, mời người thân. Trong sử thi Ê đê có khá nhiều trường đoạn nói về món ăn<br /> từ cá “Trông đấy chồng con tìm thịt nạc, chồng con tìm cá mỡ cho con lớn đầy mập đủ” [3;858];<br /> “Cha đi tìm thịt cũng đem về nồi cho mọi người, tìm cá đem về nồi, làm rẫy, làm ruộng, được thỏ,<br /> được chồn cha cũng đem về cho con ở nhà” [3;959]. Như vậy, cá chủ yếu là một đối tượng săn bắt<br /> tồn tại tách biệt với cuộc sống con người nhưng sở dĩ chúng xuất hiện nhiều lần như vậy cũng cho<br /> thấy sự quen thuộc về hình ảnh với dân tộc Ê đê. Và nó vẫn mang chức năng chính là sản phẩm<br /> của sông suối phục vụ cho bữa ăn của con người.<br /> Trong sử thi xuất hiện khá nhiều đoạn nói về việc, con người gọi nhau, rủ nhau đi bắt tôm,<br /> cua, cá để về làm nguyên liệu thức ăn hay thực phẩm dự trữ: “Ôi Hbia Ling Kpang ơi! Nào đây<br /> phải có cá anh không mang về đâu. Em trông này con cua đầy nhủi, con tôm đầy giàn, còn con cá<br /> đến nổi đẩy trong máng. Nếu như em muốn ăn cá thì các anh sẽ đến đó, muốn ăn chuột sóc thì các<br /> anh” [3;1193]; “Nếu em muốn ăn con tôm, anh sẽ mang về nồi, nếu em muốn ăn loài cá rô đồng<br /> để anh xuống bắt ở đồng sâu” [3;1193].<br /> Như vậy, thông qua những mô tả chi tiết và sinh động về văn hoá ẩm thực của người Ê đê,<br /> chúng tôi thấy rằng hình ảnh các con vật xuất hiện khá nhiều, là nguồn thực phẩm vô cùng quan<br /> trọng. Chính hình ảnh những động vật trong những bữa ăn hàng ngày đã làm cho cuộc sống của<br /> 81<br /> <br /> Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br /> <br /> người Ê đê thêm phần sung túc, thêm phần gần gũi với thiên nhiên, tạo nên nét đẹp trong văn hóa<br /> ẩm thực cũng là nét đẹp trong văn hóa truyền thống.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Hình ảnh động vật trong trang phục dân tộc Ê đê<br /> <br /> Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện rất rõ trong mọi hoạt động của đời sống, từ việc<br /> ăn, ở, đến các mối quan hệ xã hội, các phong tục tập quán, nghi lễ, cưới xin của một cộng đồng<br /> người. Đặc biệt, thông qua trang phục, bản sắc văn hoá được biểu hiện rõ nét, thường xuyên và lâu<br /> bền nhất. Trang phục gắn bó mật thiết và tồn tại trong sự vận hành của đời sống tộc người. Trang<br /> phục của người Ê đê có bóng dáng của những loài vật đó là những trang trí, là hình ảnh loài vật<br /> trên váy áo của họ. Trang phục của người phụ nữ Ê đê thường được trang trí những hình tượng của<br /> thiên nhiên như lá cây dương xỉ, con bò cạp ấp con, trứng thằn lằn, con rùa, trứng đại bàng, con<br /> rồng đất. . . Họ đã chắt lọc, sáng tạo, mô phỏng, cách điệu theo tâm thức, tưởng tượng, ước lệ các<br /> họa tiết hình ảnh động vật để tạo ra các bộ trang phục rất đặc trưng của dân tộc mình. . . Trong<br /> những ngày lễ, đặc biệt là lễ bỏ mả, họ thường điểm xuyết những vật đi liền với con vật tượng<br /> trưng cho vẻ đẹp. Với những loại áo, váy, khố dùng trong ngày hội, ngày lễ thì có dệt thêm các<br /> hoa văn màu tươi đẹp... tạo cảm giác đẹp khoẻ. Hình các hoa văn này rất phong phú, trong đó có<br /> cả những con vật quen thuộc: chó, hươu, chim, rắn, “Nàng dệt khung vải ở nhà phía tây thêu hình<br /> con sâu kpo, nàng dệt khung vải ở nhà phía đông thêu toàn hình con nhện giăng tơ, dệt khung vải<br /> giữa nhà thêu hình bông hoa, thêu hình con trăn, nàng dệt váy thêu toàn hình đầu con trâu, thêu<br /> hình đầu con bò, thêu hình những con thằn lằn ngẩng đầu nhìn, phía trên thêu hình rắn hổ mang<br /> đen, phía dưới thêu hình con chim kteh yang, thêu những hình con chim bay lượn, nhảy nhót trên<br /> cành” [3;805]; “Phía dưới thêu con đường, thêu hình con rắn hổ mang, thêu hình hươu, hình con<br /> nai rừng, thêu hình chim bhi, chim djao, thêu hình con sáo hoa” [5;695]; “Đây, chị mặc thử váy<br /> tôi dệt ở nhà phía tây, thêu hoa dây kpô, dệt tại nhà phía đông tôi thêu hình con trăn khổng lồ, tôi<br /> mang cho chị mặc thử, mặc váy này mới vừa ý thần linh, mới là cô gái Ê đê đẹp nhất” [10;771].<br /> Đặc biệt, trong những lễ trọng đại, hay khi gặp các chàng trai mà mình thương, các cô gái<br /> Ê đê đều có sự chỉnh trang rất cẩn thận “Trước khi xuống bến nước, Hbia Sun bỏ váy cũ, thay váy<br /> áo mới, tháo hoa tai bằng gỗ, lấy hoa tai bằng ngà voi mang vào” [5;752]. Như vậy, trang phục có<br /> thêu hình ảnh hoa văn các động vật luôn gắn bó mật thiết và tồn tại trong đời sống của dân tộc<br /> Ê đê. Nhiều hoạt động, đặc trưng văn hoá của người Ê đê đều có sự tham gia của trang phục với<br /> hình ảnh thêu là động vật, đặc biệt là những ngày lễ lớn, những cuộc gặp đặc biệt, trang trọng. Sự<br /> chu đáo, cẩn trọng trong trang phục vào những thời điểm ấy không chỉ đánh dấu tính thiêng của<br /> sự kiện mà còn thể hiện quan niệm tín ngưỡng, tâm linh và là cơ hội để con người thể hiện cá tính,<br /> bản lĩnh trước cộng đồng.<br /> Đồ trang sức của họ thường được dùng trong các hội lễ cũng có dấu ấn của động vật. Với<br /> người đàn ông thường vấn khăn và cài thêm lông chim, đàn bà thì tai xỏ những vật trang sức bằng<br /> lồ ô, hoậc bằng ngà voi “Cháu bỏ váy cũ, mặc áo mới, tháo hoa tai bằng gỗ thay hoa tai bằng ngà<br /> voi” [3;637].<br /> Văn hoá trang phục là kết quả của hoạt động sống và sáng tạo của con người, là văn hoá<br /> ứng xử của môi trường tự nhiên và xã hội. Thông qua các bộ trang phục thêu hình động vật, phần<br /> nào cho thấy người Ê đê thường có xu hướng mô phỏng lại cuộc sống, đưa những hình ảnh con vật<br /> mà họ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống của họ. Từ cách phục sức như vậy<br /> đã tạo cho người dân Tây Nguyên nói chung và người Ê đê nói riêng có một vẻ đẹp giản dị, hồn<br /> nhiên, khoẻ khoắn đặc biệt là rất gần gũi với thiên nhiên.<br /> 82<br /> <br /> Hình ảnh động vật qua sử thi Ê đê<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Kết luận<br /> <br /> Trong sử thi Ê đê, thế giới loài vật trong trang phục và ẩm thực quả là phong phú. Điều đó<br /> phản ánh nhận thức của người Ê đê về cuộc sống xung quanh là khá đầy đủ và chi tiết. Thông qua<br /> thế giới loài vật xuất hiện trong sử thi Ê đê trong hai lĩnh vực ẩm thực và trang phục đã cung cấp<br /> cho chúng ta những hiểu biết cơ bản nhất về con người, về cuộc sống, về văn hoá phong tục của<br /> dân tộc Ê đê và mối quan hệ giữa động vật và con người Ê đê.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Anh em Klu Kla, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [2] Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kna Y Wơn, 2003. Vận dụng luật tục Ê đê vào việc xây dựng gia<br /> đình, buôn, thôn văn hóa. Nxb Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk.<br /> [3] Dăm Băng Mlan, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [4] Dăm Yi chặt đọt mây, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [5] Hbia Mlin, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [6] Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An, 2016. Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Nxb Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> [7] Tử Đinh Hương, 2014. Biểu tượng cỏ cây, hoa, chim, động vật nhỏ, thú. Nxb Kim Đồng, Hà<br /> Nội.<br /> [8] Nguyên Ngọc, Phùng Ngọc Cửu, 2004. Người Ê đê một xã hội mẫu quyền. Nxb Văn hóa Dân<br /> tộc, Hà Nội.<br /> [9] Triều Nguyên, 2011. Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian<br /> người Việt (Qua dẫn liệu vùng Thừa Thiên Huế). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [10] Mdrong Dăm, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [11] Sum Lum, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> ABSTRACT<br /> The images of animals in foods and costumes through Ede’s epics<br /> Nguyen Thi Quynh Tho<br /> Pedagogy department, Tay Nguyen University<br /> During the survey of 6 Ede’s epics, we have an interesting finding that animal images often<br /> appear in the food and costumes of the Ede people. Thus, this shows that Ede people have a close<br /> attachment, mingling with animals, nature, creatures and all species. These images pass beyond<br /> the meanings of ordinary objects that embrace certain cultural and social dimensions.<br /> Keywords: Food, costumes, E de people, animal, Ede’s epics.<br /> <br /> 83<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1