intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh động vật trong Kotowaza Nhật Bản (so sánh đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Việt Nam)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hình ảnh động vật trong Kotowaza Nhật Bản (so sánh đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Việt Nam) được nghiên cứu nhằm tìm hiểu hình ảnh động vật trong Kotowaza Nhật Bản từ đó giúp những người quan tâm tới tiếng Nhật, cũng như thành ngữ tục ngữ tiếng Nhật phần nào hiểu rõ hơn về ý nghĩa và hình ảnh động vật được sử dụng trong Kotowaza tiếng Nhật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh động vật trong Kotowaza Nhật Bản (so sánh đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Việt Nam)

  1. HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG KOTOWAZA NHẬT BẢN (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT NAM) Nguyễn Tiên Huyên, Ngô Học Khuê, Lý Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Diễm Phương, Đinh Thị Tường Vy Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đoàn Hương Thủy, GV. Phạm Lê Uyên TÓM TẮT Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu hình ảnh động vật trong Kotowaza Nhật Bản từ đó giúp những người quan tâm tới tiếng Nhật, cũng như thành ngữ tục ngữ tiếng Nhật phần nào hiểu rõ hơn về ý nghĩa và hình ảnh động vật được sử dụng trong Kotowaza tiếng Nhật. Hơn thế, nó còn giúp con người có nhận thức sâu rộng và cho chúng ta biết thành ngữ tục ngữ có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào. Đồng thời so sánh đối chiếu với thành ngữ, tục ngữ Việt Nam để tìm những điểm tương đồng và không tương đồng trong trường tư duy về hình ảnh động vật trong Kotowaza trong tiếng Nhật và thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Từ khóa: hình ảnh động vật, kotowaza, Nhật Bản, thành ngữ tục ngữ, Việt Nam. 1. DẪN NHẬP Với xu hướng toàn cầu hoá như ngày nay, việc khám phá và du nhập vào những nền văn hoá khác nhau trở thành một điều không thể thiếu trong bộ phận giới trẻ ngày nay. Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam đã và đang ngày một tiếp cận gần hơn với văn hóa Nhật Bản. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt ngày càng tăng dần theo từng năm. Cùng với việc học về ngôn ngữ của một quốc gia, tìm hiểu về văn hoá là một tính thiết yếu đi kèm để giúp chúng ta lý giải sâu hơn về tính cách con người và văn hoá của họ thông qua những nét đẹp tinh hoa ngàn đời của họ. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về Kotowaza Nhật Bản, đồng thời so sánh đối chiếu với thành ngữ, tục ngữ Việt Nam sẽ giúp người học hiểu nhiều hơn về nền văn hoá xa xưa của hai đất nước cũng như cách tư duy, cách ứng xử của con người của hai dân tộc. 2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NHẬT - VIỆT 2.1. Khái niệm 2.1.1. Tiếng Việt Tục ngữ Việt Nam là những câu thơ, câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu; là lời ăn tiếng nói của nhân dân từ những đúc kết kinh nghiệm, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, 3415
  2. các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...ngoài ra tục ngữ còn được nhận định là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng. Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian (theo Nguyễn Văn Nở). Hay theo Thạc sĩ Phạm Thanh Hằng (ĐHSP TPHCM) từng viết thì: Tục ngữ là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân trong quá trình lao động sản xuất và nhận thức thế giới khách quan. Do trải dài theo thời gian, những dấu ấn lịch sử của xã hội, của dân tộc dù ít dù nhiều cũng được lưu lại trong nhiều câu tục ngữ. Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của chúng thường không thể giải thích đơn giản từ các từ tạo nên nó (Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học năm 1988). Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy (Nguyễn Công Đức ,1996, Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt). Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, bền vững, có ý nghĩa ổn định, có giá trị gợi tả, có tính biểu trưng cao (ThS. Mai Thị Kiều Phượng (2011), Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt). Từ các định nghĩa trên có thể nói: Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, câu kép và khi tách chúng ra, nó sẽ không còn ý nghĩa ban đầu hoặc thậm chí là không có nghĩa, được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Tóm lại, thành ngữ ở đây chính là tập hợp những từ không đổi. 2.1.2. Tiếng Nhật Khái niệm kotowaza viết là ことわざ hay 諺 (kanji: NGẠN), cũng có thể nhớ là nó gồm có "koto" (việc, sự việc) kết hợp với "waza" (kỹ năng). Kotowaza nếu dịch theo âm hán việt thuần tuý có thể hiểu là “Ngạn ngữ” - là những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa về lời khuyên cũng như bài học, các sự phê phán về đời sống xã hội và con người. Ban đầu, nó chỉ là một "công cụ của lời nói" và tất cả đều có một chức năng là giúp diễn đạt bằng lời nói. Hầu hết chúng được tạo ra chủ yếu từ sự khôn ngoan và trải nghiệm trong cuộc sống của người dân bình thường, nhưng một số trong số chúng đã vô tình được phổ biến qua những châm ngôn và câu chuyện có trong các tác phẩm kinh điển. Nếu so sánh với tiếng Việt do thành ngữ và tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt có đôi khi chưa có sự phân tách rõ ràng nên có thể coi Kotowaza tương đương với thành ngữ, ca dao, tục ngữ trong tiếng Việt. 2.2. Phân loại 3416
  3. Theo cách phân loại của nhà nghiên cứu của Ngô Minh Thủy thì ông phân loại dựa trên trường nghĩa của các yếu tố cấu tạo và có thể được chia làm 2 loại lớn đó là: Kotowaza thuộc thế giới con người (thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể, từ chỉ hoạt động và tư duy của con người; thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ bản thân con người như là con người hiện thực và các nhân vật huyền thoại) và thành ngữ, tục ngữ thuộc thế giới tự nhiên (thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ động vật, từ chỉ thực vật, từ chỉ con số, từ chỉ yếu tố, hiện tượng tự nhiên, từ chỉ màu sắc và các thành ngữ khác). 2.3. Đặc điểm Nhìn chung đặc điểm thành ngữ, ca dao, tục ngữ của Việt Nam và Kotowaza của Nhật Bản đều giống nhau, chúng đều là một câu mang những từ ngữ có tính hình tượng và được xây dựng dựa trên những hình ảnh sự vật và sự việc cụ thể. Thành ngữ, tục ngữ mang những cụm từ có tính cố định, chặt chẽ và luôn được cấu tạo thành chữ cái đầu viết hoa, nội dung có tính trọn vẹn trong ý nghĩa, tính kết thúc... Đặc trưng làm nên sự nổi bật là ngữ nghĩa mang tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao. Nghĩa của câu không phải hiểu theo bởi chính từ ngữ trong mà phải hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa rộng, khái quát hơn, cụ thể hơn, thể hiện được sắc thái biểu cảm trong câu và nó được suy ra từ nghĩa của các yếu tố tạo thành. Ví dụ: Câu “Đứng núi này trông núi nọ” không có nghĩa là ta đứng bên dãy núi bên này nhìn vào núi khác hay là trông coi các ngọn núi khác mà là câu thành ngữ này mang ý phê phán những người thường hay phân bì với người khác, không an phận với những gì mình có. 2.4. Chức năng Kotowaza hay thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đều có vai trò không thể thiếu trong mọi loại ngôn ngữ và nền văn hoá. Cả hai loại hình khi được hiểu theo mặt ngôn ngữ đều có chức năng phê phán hay nêu lên nhận xét về một vấn đề nào đó. Đồng thời cũng có chức năng sắc thái biểu cảm, bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới. 3. HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG KOTOWAZA TIẾNG NHẬT VÀ NHẬT - THÀNH NGỮ TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT 3.1. Những hình ảnh động vật được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Nhật Thông qua từ điển tục ngữ thành ngữ điển cố và một số website về thành ngữ tiếng nhật, nhóm tác giả đã thấy được 357 Kotowaza tiếng nhật có sử dụng hình ảnh động vật, trong đó có 83 loài vật được nhắc tới. Trong những con vật đó thì người Nhật thường sử dụng những hình ảnh động vật quen thuộc, thân thiện để diễn đạt một số ý nghĩa như: 3417
  4. Hình ảnh động vật Ý nghĩa tích cực Ý nghĩa tiêu cực 猫の手も借りたいです(ねこのてもか 窮鼠猫を噛む(きゅうそうねこをかむ りたいです- Neko no te mo karitai desu) Con mèo - Kyusouneko wo kamu) Con mèo bị bắt Mèo hay giúp đỡ trong cuộc sống con nạt cũng sẽ biết cắn lại. người. 犬も歩けば棒に当たる(いぬもあるけ 飼い犬に手を噛まれる (かいいぬに ばぼにあたる- Inu mo arukeba boni ataru) てをかまれる - Kaiinu ni te wo Con chó Chó nếu đi bộ cũng có khi trúng được cái kamareru) Tay bị cắn bởi con chó mình gậy. (Khi con người gặp xui thì đi bộ cũng nuôi. (Nuôi ong tay áo, Nuôi cáo dòm vấp phải cây gậy) nhà) Bảng 1 3.2. Những hình ảnh động vật được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Dựa vào tư liệu có được từ hai cuốn từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Lực (2009) và “Thành ngữ tiếng Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Lực - Lương Văn Đang (1978), nhóm tác giả đã tổng kết được có 703 thành ngữ động vật. Trong đó có 146 loài động vật được nhắc đến. Trong những con vật đó thì những hình ảnh động vật quen thuộc, thân thiện thường được người Việt sử dụng để diễn đạt ý nghĩa đa dạng như: Hình ảnh động vật Ý nghĩa Thành ngữ tiếng Việt Con mèo - Tính cách bủn xỉn, hà tiện, tị nạnh nhau. Buộc cổ mèo, treo cổ chó - Chỉ sự mỉa mai về hành vi chê bai phán xét người Con chó Chó chê mèo lắm lông khác, trong khi bản thân cũng không tốt đẹp gì hơn. Bảng 2 4. SO SÁNH ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ NHẬT – VIỆT 4.1. Trường tư duy tương đồng của người Nhật và người Việt 3418
  5. Nhật Bản và Việt Nam là hai đất nước cùng ở Châu Á, là những quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, có nền văn minh lúa nước nên trên cơ bản trường tư duy logic của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản tương đồng nhau. Về cách dùng hình ảnh so sánh khác nhau nhưng đều diễn đạt một nội dung giống nhau và bên cạnh đó cũng có nhiều thành ngữ, tục ngữ tương đồng cả về nội dụng lẫn hình thức so sánh. Tuy vậy cách sử dụng hình ảnh động vật lại khác nhau, và ngược lại đôi khi cách sử dụng hình ảnh giống nhau nhưng ý nghĩa diễn đạt thì trái ngược nhau. Ví dụ: Cả người Nhật lẫn người Việt đều sử dụng hình ảnh con chó trong các thành ngữ, tục ngữ thường được gắn với những người xấu, việc xấu, điều tiêu cực. Như trong tiếng Nhật có câu: 「犬と猿 」(いぬとねこ-inu to neko) chỉ mối quan hệ rất không tốt và trong tiếng Việt cũng có câu: Ăn ở như chó với mèo (chỉ mối quan hệ tồi tệ). Bên cạnh loài chó, còn có những loài động vật khác như sư tử, cáo,v.v... cũng có trí tưởng tượng tương tự trong cả văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Tóm lại, con vật có một số đặc điểm, tốt hay xấu, nhưng điều quan trọng là cách suy nghĩ và lựa chọn đặc điểm nào của con vật để tạo thành thành ngữ. 4.2. Trường tư duy không đồng nhất của người Nhật và người Việt Nhóm thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh động vật trong tiếng Nhật là 316 và tiếng Việt là 330, số lượng các con vật được dùng trong thành ngữ tục ngữ tiếng Nhật là 74, thành ngữ tục ngữ tiếng Việt là 77, trong đó có 20 con vật xuất hiện trong thành ngữ tục ngữ tiếng Việt nhưng không xuất hiện trong thành ngừ tục ngữ tiếng Nhật (kết quả thống kê của ThS. Ngô Minh Thuỷ). Ví dụ: con trâu, chấy, cóc, v.v...Ngược lại, có 17 con vật chỉ xuất hiện trong thành ngữ tục ngữ tiếng Nhật nhưng không xuất hiện trong thành ngữ tục ngữ tiếng Việt như: con ngan, cá mập, bạch tuộc, con nhện,v.v... Đối với loài vật được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người thì rồng xuất hiện đồng thời trong thành ngữ Nhật Bản và Việt Nam, và phượng hoàng cũng xuất hiện trong thành ngữ Việt Nam. Mặt khác, bên cạnh con rồng, hình ảnh kappa đã xuất hiện trong thành ngữ Nhật Bản. Và sau đây là một vài con vật điển hỉnh về sự khác nhau về phương thức liên tưởng đối với hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt. Đầu tiên là Thỏ: hình ảnh con thỏ trong thành ngữ tục ngữ Việt Nam thường được gắn với sự “nhát gan” (Miệng hùm gan thỏ, nhát như thỏ đế, v.v.). Ngược lại, hình ảnh thỏ trong thành ngữ tục ngữ tiếng Nhật lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Chỉ sự rất nhanh 「脱兎、兎の登り坂など」(だっと、うさぎののぼりざかなど-Datto, usagi no noborizaka nado), hay ý muốn nói người tham lam thì rút cuộc chẳng có được gì「⼆兎 を追う者は⼀兎を も得ず」(にとをおうものはいっともえず-Nito wo ou mono wa itto mo ezu/Nếu bạn chạy sau hai con thỏ thì bạn có thể không bắt được con nào cả). 3419
  6. Tiếp theo là Rắn: Khi nói về rắn, người Việt Nam dường như chỉ liên tưởng đến "kẻ xấu" với "nguy hiểm" (Cõng rắn cắn gà nhà, hang hùm nọc rắn, khẩu phật tâm xà, v.v.). Tuy nhiên, rắn trong thành ngữ tục ngữ Nhật Bản có nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ: Bỏ lỡ một cơ hội quan trọng 「⻑蛇を逸する」(ちょうだをいっする-chouda wo issuru), làm điều thừa thãi và kết cục là gây rắc rối「藪を突いて蛇を出す」(やぶをつついてへびをだす-Yabu wo tsutsuite hebi wo dasu),v.v... 5. KẾT LUẬN Trải qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm chúng tôi đã có cái nhìn rõ nét hơn về thành ngữ, tục ngữ nói chung và thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh động vật nói riêng, hiểu rõ được cách sử dụng của các thành ngữ này trong tiếng Nhật và tiếng Việt và từ đó sẽ hiểu rõ hơn nét đặc sắc trong nền văn hóa ngôn ngữ của hai quốc gia. Mỗi hình ảnh động vật lại có “tính đa nghĩa” và “thiên hướng nghĩa” khác nhau. “Tính đa nghĩa” ở đây có nghĩa là cùng một loài động vật nhưng ở mỗi thành ngữ chúng lại chứa đựng ngữ nghĩa khác nhau, mang những thuộc tính khác nhau và có cách cảm nhận, đánh giá riêng biệt. Thiên hướng nghĩa ở đây được hiểu cùng là một loài động vật cụ thể nào đó nhưng được người Nhật hoặc người Việt liên tưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực. Họ quan niệm con vật đó là tốt hay xấu. Trên mỗi câu thành ngữ, tục ngữ ta không chỉ thấy được một mà là nhiều ý nghĩa khác nhau, ngoài mang những nét riêng của nền văn hóa Nhật Bản mà các thành ngữ, tục ngữ này còn mang cả tính dân tộc, đại diện cho con người ở xứ sở Phù tang. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mai Thị Kiều Phượng (2011), Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội [2] Nguyễn Công Đức (1996), Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội [3] Ngô Minh Thuỷ (2002), Về một hướng đi trong nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ, tạp chí khoa học ĐHQGHN, ngoại ngữ, T.XVIII, N01, 2002 [4] Viện Ngôn ngữ học (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa [5] Nguyễn Lực (2009), Thành ngữ tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội [6] Nguyễn Lực, Văn Đang Lương (1978), Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3420
  7. [7] Nguyễn Trung Kiên (2018), Thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học chuyên ngành Ngôn ngữ học [8] Phan Thị Ngân Hà, Trần Đặng Phúc (2013), Hình ảnh động vật trong thành ngữ Nhật-Việt, báo cáo NCKH, Trường đại học Lạc Hồng [8] 益岡隆志, 田窪行則 (1992)、基礎日本語文法 改訂版、くろしお出版、東京 [9] 三省堂編修所編 (1999)、三省堂故事ことわざ・慣用句辞典、三省堂、東京 3421
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2