HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 97-103<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0032<br />
<br />
HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ<br />
(KHẢO SÁT QUA SỬ THI Ê-ĐÊ)<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br />
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên<br />
Tóm tắt. Tín ngưỡng của người Ê-đê có nguồn gốc nội sinh và du nhập từ bên ngoài. Loại tín<br />
ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là những tín ngưỡng đa thần truyền thống gắn với tục thờ thần<br />
sông, thần núi, thần đất, thần cây… Do đó, có thể gọi đây là tín ngưỡng đa thần. Tín ngưỡng<br />
ngoại sinh là loại tín ngưỡng mới thâm nhập từ bên ngoài như Phật Giáo, Thiên chúa giáo và<br />
Tin Lành. Cả ba tôn giáo này đều đã được công nhận tư cách pháp nhân và đang phát triển rất<br />
nhanh chóng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Người Ê-đê hầu hết đều theo<br />
đạo Tin Lành hoặc Thiên chúa giáo. Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập<br />
đến triết lý tín ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là tín ngưỡng đa thần và hình ảnh của các con<br />
vật xuất hiện trong các nghi lễ cúng thần linh của người Ê-đê. Từ đó, làm sâu sắc thêm mối<br />
quan hệ của động vật với tín ngưỡng, đời sống tinh thần của dân tộc Ê-đê.<br />
Từ khóa: Tín ngưỡng, động vật, sử thi, Ê-đê, tô tem.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Từ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về hình ảnh động vật nói chung, nhiều<br />
nghiên cứu văn học đã khảo sát ý nghĩa một số loài vật riêng lẻ, tiêu biểu trong ca dao, tục ngữ<br />
người Việt. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Bích Hà, Đỗ Thị<br />
Hoà, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thuý Khanh… [9, 15, 17,…]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào<br />
nghiên cứu về hình ảnh động vật, mối quan hệ giữa động vật và triết lí tín ngưỡng của người Ê-đê<br />
(khoả sát qua Sử thi Ê-đê). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hình khảo sát 6 bộ Sử thi Ê-đê<br />
(Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm),<br />
thống kê các hình ảnh động vật thường xuyên xuất hiện trong các nghi lễ hiến tế của người Ê-đê,<br />
từ đó, làm nổi bật vai trò quan trọng của động vật trong triết lí tín ngưỡng của người Ê-đê nói<br />
riêng và cuộc sống của người Ê-đê nói chung.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Người Ê-đê cùng với người Ra glai, Gia rai, Chu ru, Chăm ở Việt Nam là những dân tộc sử<br />
dụng các ngôn ngữ được xếp vào tiểu nhóm Chăm (Chamic) thuộc nhánh phụ phía Tây của ngữ<br />
hệ Nam Đảo (Austronesia). Theo Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà năm<br />
2009 [2], dân tộc Ê-đê có dân số là 331.194 người, cư trú trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây<br />
Nguyên. Ở Đắk Lắk có 298.534 người Ê-đê sinh sống, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% số<br />
người Ê-đê tại Việt Nam. Tại đây, người Ê-đê tập trung chủ yếu ở các huyện như CưM’gar,<br />
Krông Buk, Krông Păk, Krông Ana, M’drak, Krông Bông và thành phố Buôn Ma Thuột.<br />
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 18/3/2018. Ngày nhận đăng: 1/4/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ. Địa chỉ e-mail: quynhtho.1988@gmail.com<br />
<br />
97<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br />
<br />
Sinh sống trong môi trường tự nhiên nguyên sơ, hùng vĩ, trình độ sản xuất lại rất lạc hậu,<br />
nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên là điều bí ẩn đối với người Ê-đê. Đây là tiền đề cho tín<br />
ngưỡng dân gian thuộc tôn giáo nguyên thuỷ phát sinh và tồn tại. Người Ê-đê có tín ngưỡng đa<br />
thần.<br />
Tín ngưỡng đa thần (polytheism) được định nghĩa là hình thức “Thờ nhiều thần, ra đời muộn<br />
hơn và nảy sinh từ tín ngưỡng hồn linh, tô tem” [7]. Hình thức này phổ biến không chỉ ở riêng dân<br />
tộc Ê-đê mà còn nhiều dân tộc trên thế giới. Một trong những cơ sở giúp hình thành tín ngưỡng đa<br />
thần chính là nhận thức hạn chế của con người khi đối diện với thế giới tự nhiên đầy bất trắc. Vì<br />
thế nảy sinh niềm tin vào sự chi phối của thế lực thần thánh có khả năng và sức mạnh tác động<br />
đến số phận con người. Con người cần phải tôn thờ cũng như có cách hành xử phù hợp nhằm đảm<br />
bảo cuộc sống yên ổn như mong muốn.<br />
Tín ngưỡng đa thần quan niệm thế giới được tạo thành bởi hai phần khác nhau: Hữu hình với<br />
sức mạnh hữu hạn mà con người bằng các giác quan có thể cảm nhận được; vô hình với sức mạnh<br />
vô hạn mà con người không thể cảm nhận bằng các giác quan nhưng lại phụ thuộc vào nó, đó là<br />
thế giới thần linh. Mối quan hệ giữa thế giới hữu hình (con người) và vô hình (thần linh) là quá<br />
trình tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Con người vẫn ở vị trí trung tâm trong quan hệ này<br />
bởi họ có khả năng xác lập liên hệ với thần linh nhằm đáp ứng nhu cầu trần thế của mình.<br />
Đối với người Ê-đê, mối quan hệ giữa con người và thế giới thần linh có sự gắn bó, thân thiết.<br />
Con người có thể trò chuyện, kết nghĩa và thậm chí là kết hôn với thần linh. Và thần linh cũng có<br />
thể từ bỏ thân phận của mình để sống như một con người trần tục. Người Ê-đê quan niệm vạn vật<br />
hữu linh, cái gì cũng có yàng (thần, hồn). Đối với người Ê-đê, vạn vật hữu linh ở đây không hẳn<br />
mọi vật đều có linh hồn, mà chỉ có những sự vật có sự chuyển động thì mới có hồn. Chuyển động<br />
đó của các hiện tượng sự vật lại thuộc vào trình độ nhận thức và quan niệm của con người. Thế<br />
giới các linh hồn của vạn vật hết sức đa dạng và phong phú. Do vậy, con người cần tôn trọng vạn<br />
vật để được che chở, phù hộ.<br />
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Ê-đê hay thực hiện những lễ hiến sinh động<br />
vật cúng thần để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong đời sống, lập nên mối giao hoà giữa con người<br />
với lực lượng siêu nhiên, cầu mong các vị thần ủng hộ họ thực hiện những nguyện vọng hoặc<br />
khắc phục khó khăn mà người Ê-đê chưa giải quyết nổi.<br />
Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người Ê-đê rất phong phú. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức<br />
Thịnh cho rằng: “Trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc người Ê-đê có rất nhiều nghi lễ được tổ<br />
chức định kỳ và bất thường. Đó là những nghi thức hoặc lễ hội gắn với những hiện tượng liên<br />
quan tới vòng đời người đến chu trình sản xuất (chủ yếu sản xuất nông nghiệp…). Phạm vi và quy<br />
mô nghi lễ phụ thuộc nội dung và yêu cầu cụ thể. Đó là những nghi lễ được tiến hành cho một cá<br />
nhân, cho một gia đình, hoặc cho cả một cộng đồng buôn” [15; tr.213]. Như vậy, việc thực hiện<br />
các lễ cúng lớn nhỏ đã thể hiện tư duy hoà hợp giữa con người với lực lượng siêu nhiên, với thiên<br />
nhiên và tạo vật của người Ê-đê. Trong các lễ cúng này, theo kết quả khảo sát trong các bộ sử thi,<br />
tuy các nghệ sĩ dân gian không mô tả kỹ các bước của các nghi lễ nhưng trong các nghi lễ diễn ra<br />
trong sử thi, chúng tôi thấy rằng, người Ê-đê thường dùng động vật làm lễ vật. Cụ thể, chúng tôi<br />
trình bày hệ thống nghi lễ của người Ê-đê có dùng động vật làm lễ vật trong Bảng 1 dưới đây.<br />
Tuy nhiên, trong 6 bộ Sử thi Ê-đê (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin,<br />
Dăm Yi chặt đọt mây, Mdrong Dăm) mà chúng tôi khảo sát không có đầy đủ tất cả các nghi lễ<br />
(như trong Bảng 1) mà chỉ có một số lễ lớn trong năm. Các nghi lễ ấy được chúng tôi thống kê<br />
trong Bảng 2.<br />
<br />
98<br />
<br />
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê đê (khảo sát qua sử thi Ê đê)<br />
<br />
Stt<br />
1<br />
<br />
Bảng 1. Hệ thống các nhóm nghi lễ của người Ê-đê có sử dụng động vật làm lễ vật<br />
Lễ chi tiết<br />
Nhóm<br />
Tên nghi lễ<br />
Lễ vật<br />
nghi lễ<br />
trong từng nghi lễ<br />
Nghi lễ 1. Nghi lễ<br />
thuộc<br />
trong sinh<br />
vòng<br />
đẻ<br />
đời<br />
2. Nghi lễ<br />
người<br />
cầu<br />
chúc<br />
sức<br />
khoẻ<br />
trong vòng<br />
đời người<br />
<br />
- Lễ cầu sinh đẻ dễ<br />
<br />
- Ché rượu, một con gà luộc<br />
- Một ché rượu, một con gà<br />
<br />
- Lễ đặt tên<br />
- Lễ Mnu Tlâu Kpiê Tlâu<br />
- Lễ Un boong kpiê tlâu<br />
- Lễ Un boong kpiê êma<br />
- Lễ Un sa kpiê kgiú<br />
- Lễ Kbao sa kpiê tlâu<br />
- Lễ Kbao sa kpiê êma<br />
- Lễ Kbao sa kpiê kgiú<br />
<br />
3. Nghi lễ - Lễ hỏi chồng (Nao huh)<br />
trong cưới - Lễ thoả thuận (Knăm)<br />
xin<br />
- Lễ trả cô gái (nếu có)<br />
- Lễ gọi chồng (Yâu Ung)<br />
- Lễ lại mặt (Siê knăm)<br />
<br />
-Ba ché rượu, ba con gà<br />
-Ba ché rượu, một con heo đực<br />
-Năm ché rượu, một con heo đực<br />
- Bảy ché rượu, một con heo (đực<br />
hoặc thiến<br />
- Ba ché rượu, một trâu đực<br />
- Năm ché rượu và một trâu đực<br />
-Bảy ché rượu và một trâu đực<br />
- Một ché rượu và một vòng đồng<br />
- Thách cưới : Bò, trâu, chiêng,<br />
ché.<br />
- Phạt: Ché rượu và một con heo<br />
- Một ché rượu và một con heo<br />
- Ché rượu (nông cụ, đũa, bát…)<br />
<br />
-Một con gà, một ché rượu.<br />
4. Nghi lễ - Tang lễ (Ngă yang djie)<br />
trong tang - Lễ bỏ mả và vòng đời khép - Rượu, gạo, thịt (heo hoặc trâu)<br />
ma<br />
kín<br />
2<br />
<br />
Nhóm<br />
nghi lễ,<br />
lễ hội<br />
trong<br />
nông<br />
nghiệp<br />
<br />
1. Lễ tìm - Lễ cúng thần gió<br />
đất<br />
- Lễ cúng cái cào cỏ<br />
2.<br />
Trồng<br />
trọt và thu - Lễ trỉa lúa cho cả buôn<br />
hoạch<br />
- Lễ cầu mưa<br />
- Lễ mừng trận mưa đầu mùa<br />
- Lễ lúa lúc lúa trổ bông<br />
- Lễ ăn cơm non<br />
- Lễ rước hồn lúa<br />
- Lễ tuốt lúa<br />
- Lễ đóng kho lúa<br />
3. Mùa săn<br />
- Lễ cúng nỏ<br />
và lễ cúng<br />
nỏ<br />
<br />
- Ché rượu<br />
- Một ché rượu, một heo và một<br />
ống cơm lam<br />
- Một ché rượu và một con heo<br />
- Một ché rượu, một con gà nhỏ,<br />
một con heo<br />
- Dây thịt, rượu<br />
- Thịt gà (hoặc thịt heo)<br />
- Ché rượu, một con gà, một cây<br />
nứa.<br />
- Cơm lúa mới, ché rượu và một<br />
con gà luộc<br />
- Ché rượu và một con gà luộc<br />
- Gà, hai bát cơm, hai bát canh,<br />
rượu<br />
- Một gà, một ché rượu, chén thịt<br />
vụn pha huyết gà với rượu<br />
- Chén huyết gà pha với rượu<br />
99<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ<br />
<br />
3<br />
<br />
Các lễ 1. Lễ cúng<br />
hội khác bến nước<br />
2. Lễ cầu<br />
no đủ<br />
3. Lễ uống<br />
rượu mừng<br />
năm mới<br />
4. Lễ hội<br />
rước<br />
Kpan5. Lễ<br />
cúng trống<br />
da<br />
6. Lễ lên<br />
nhà mới<br />
(* Bảng này được thống kê dựa theo công trình nghiên cứu: Ngô Đức Thịnh, 1995, Văn hoá dân gian<br />
Ê-đê, NXB Sở Văn hoá – Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk)<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê một số nghi lễ có trong sử thi dùng động vật làm lễ vật<br />
Lễ vật<br />
Nghi lễ<br />
Ví dụ<br />
ĐV<br />
Lễ vật<br />
trong sử thi<br />
khác<br />
<br />
1<br />
<br />
Cúng bến nước<br />
<br />
2<br />
<br />
Cúng thần (Thần Gà,<br />
sông, thần núi, thần bạc,<br />
Khiên,<br />
Thần thiến<br />
Đao…)<br />
<br />
3<br />
<br />
Cúng trời<br />
<br />
Heo, gà.<br />
<br />
5<br />
<br />
Cúng thân thể (cầu<br />
sức khoẻ,cầu phúc)<br />
<br />
Heo thiến, Ché rượu<br />
trâu đực,<br />
<br />
6<br />
<br />
Cúng yang<br />
<br />
Heo<br />
sổi, Ché rượu<br />
trâu đực<br />
<br />
7<br />
<br />
Cúng mùa màng<br />
<br />
Trâu, heo<br />
<br />
8<br />
<br />
Cúng hồn<br />
<br />
Trâu đực,<br />
trâu sổi<br />
<br />
9<br />
<br />
Cúng ma<br />
<br />
Heo trắng,<br />
bò<br />
đực,<br />
trâu đực<br />
<br />
10<br />
<br />
Cúng mừng năm Bò,<br />
mới<br />
heo<br />
<br />
11<br />
<br />
Ăn năm uống tháng<br />
<br />
12<br />
<br />
100<br />
<br />
Cúng tổ tiên<br />
<br />
Heo dái<br />
<br />
Trâu,<br />
heo<br />
<br />
Ché rượu<br />
<br />
(1) Một số người đi bắt heo để cúng thần<br />
heo Năm Ché núi sông, một nhóm đi bắt con trâu đực<br />
cúng cho chị Hbia Mlin, còn một số nữa<br />
trâu rượu,<br />
rượu tuk, đi bắt heo nâng cúng ông bà quá cố [8;<br />
tr.751].<br />
Ché rượu<br />
<br />
trâu,<br />
<br />
(2) Tôi có việc vì cúng thần linh, tổ tiên<br />
đòi, tôi cúng cho bản thân mình bằng một<br />
con trâu đực và năm ché rượu [12;<br />
tr.855].<br />
<br />
(3) Có việc Mtao Hwik đến mượn voi,<br />
Mtao Go sẵn lòng giúp bạn, nhưng khi<br />
Ché rượu<br />
lên nhà mới, ông ta lại không hề cho bạn<br />
biết, khi ăn năm, uống tháng, giết trâu,<br />
Ba<br />
ché thui bò, giết heo cúng tổ tiên, giết heo<br />
rượu,<br />
thiến cúng cầu sức khoẻ cũng không mời<br />
Mtao Go đế dự [12; tr.674].<br />
Rượu ché<br />
<br />
Rượu ché<br />
<br />
bò, Rượu ché<br />
<br />
(4) Một nhóm đi dắt con trâu đực to để<br />
Heo trắng, Rượu ché cúng thân thể chàng Sum Blum sống chết<br />
nhờ có vận may, được đi đánh vua ác, kể<br />
trâu đực, tuk<br />
hung để đi giành lại Hbia Ling Pang từ<br />
gà<br />
trống<br />
<br />
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê đê (khảo sát qua sử thi Ê đê)<br />
<br />
trắng<br />
Tổng<br />
<br />
tay Mtao Ar [13; tr.939].<br />
<br />
12<br />
<br />
Theo thống kê và mô tả ở bảng trên, chúng tôi thấy rằng chủ yếu ở các lễ lớn như cúng thần<br />
linh, cúng sức khoẻ, cúng bến nước (ngoài dùng rượu và các lễ vật khác) thì người Ê-đê thường<br />
dùng trâu, bò, heo làm lễ vật hiến sinh. Hiến sinh là loại hình lễ nghi tồn tại ở tất cả các hình thức<br />
tín ngưỡng của dân tộc Ê-đê. Tuỳ vào hình thức tín ngưỡng mà mức độ hiến sinh nhiều hay ít. Lí<br />
giải cho việc người Ê-đê thường dùng động vật, hoặc máu huyết động vật trong các lễ hiến sinh,<br />
Giáo sư Đinh Gia Khánh từng khẳng định “Ở vùng núi thuộc đất liền và hải đảo Đông Nam Á,<br />
nhiều tộc người có tục hiến tế lợn hoặc trâu trong lễ thức nông nghiệp. Ngoài việc tin rằng các<br />
thần linh được hưởng các lễ vật sẽ làm mùa màng tốt thì việc hiến tế còn có ý nghĩa sau đây: sức<br />
mạnh ma thuật (mana) có trong máu súc vật hiến tế sẽ thúc đẩy cho cây lúa lớn nhanh” [11;tr.156],<br />
cầu cho mùa màng bội thu, cầu sức khoẻ... Sử thi Ê-đê cũng thể hiện rất rõ điều này:<br />
(5) “Tôi cúng thần linh bằng năm ché rượu, con trâu cái thiến, rượu ché tuk, con trâu đực cho<br />
thần Núi, thần Sông giúp” [12; tr.1044];<br />
(6) “Họ cúng tổ tiên năm ché rượu, một con trâu, còn bảy ché rượu, một con trâu có đốm<br />
trắng cúng cho người đi lấy vợ, lấy chồng” [12; tr.764];<br />
(7) “Họ cúng một con trâu trắng, ba ché rượu báo tổ tiên, con trâu trắng cúng rẫy, cúng thần<br />
nước phù hộ, thần chiêng, thanh la, cúng cho thần cột nhà, xà ngang xà dọc, thần hang núi<br />
[12;tr.764];<br />
(8) “Họ cúng một con trâu trắng, ba ché rượu báo tổ tiên, con trâu trắng cúng rẫy, cúng thần<br />
nước phù hộ, thần chiêng, thanh la, cúng cho thần cột nhà, xà ngang xà dọc, thần hang núi”<br />
[12;tr.764];<br />
(9) “Cha Hbia Knhí là thịt bò cúng mừng năm mới, thịt heo mừng mùa xuân, làm thịt trâu<br />
mừng nương rẫy, từ nay làm ăn không vất vả đói kém, cúng cho người trong nhà, cúng cho dân<br />
làng từ người già, trẻ em, gái trai đề luôn khoẻ mạnh” [12; tr.603];<br />
(10) “Máu trâu bò không khô sàn hiên, tiếng chiêng tiếng cồng mãi không dứt, bảy con bò,<br />
thui một ngày, bảy con trâu, thui một ngày, cúng cho mùa màng tươi tốt” [1; tr.750].<br />
Việc người Ê-đê chọn các lễ vật thường là động vật xuất phát từ tín ngưỡng tô tem. Tín<br />
ngưỡng tô tem (totemism) hay còn gọi là thuyết vật tổ, là hình thức tín ngưỡng ra đời rất sớm<br />
trong xã hội loài người gắn với thời kỳ công xã thị tộc. Hiểu theo nghĩa đen, tô tem có nghĩa là họ<br />
hàng hay có họ hàng. Theo Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam: “Vật tổ là một trong<br />
những hình thức sơ đẳng nhất của tín ngưỡng, tôn giáo của loài người, tin tưởng ở mối quan hệ<br />
huyết thống siêu nhiên giữa những người trong một tập thể (thị tộc, bộ lạc) với một loài động vật,<br />
thực vật hoặc một đối tượng nào đấy, biến thành tô tem (biểu tượng để cúng, suy tụng…) của thị<br />
tộc và bộ lạc” [7; tr.695]. Như vậy, tô tem là niềm tin về mối liên hệ siêu nhiên của con người<br />
động, thực vật hoặc một đối tượng nhất định. Hiện tượng con vật tô tem chủ yếu là những con vật<br />
gây khiếp sợ cho con người hay những con vật hiền lành ít ảnh hưởng đến con người trong đời<br />
sống. Dần về sau, niềm tin tô tem mới bao hàm cả động vật lẫn thực vật và các đối tượng khác.<br />
Theo quan điểm của S. Reinach – người đã công thức hoá tô tem giáo thành 12 điều, để<br />
khẳng định những đặc trưng cho loại hình tín ngưỡng này, dù rằng sự biểu hiện của nó có thể<br />
không đầy đủ hoặc có sự khác biệt nhất định:<br />
“1. Không được ăn thịt, không được giết một số thú vật; con người nuôi nấng một số cá thể<br />
thú vật ấy và chăm nom chúng cẩn thận.2. Một con vật chết đột tử là một đối tượng để tang và<br />
được chôn cất cùng những lễ nghi như một thành viên cuả bộ lạc. 3. Sự cấm chỉ ăn uống đôi khi<br />
chỉ phụ thuộc vào một bộ phận nào đấy trong thân thể con vật. 4. Người ta khi ở trong tình thế cần<br />
thiết phải giết một con vật thường được miễn trừ, người ta xin lỗi nó và tìm mọi thứ mưu mẹo và<br />
kế cách làm giảm thiểu sự vi phạm tabu, tức là sự giết chóc. 5. Khi con vật bị hiến tế, nó được<br />
101<br />
<br />