HÌNH DẠNG VÒM KHẨU MẤT RĂNG TOÀN BỘ CỦA NGƯỜI VIỆT TÓM TẮT Mục tiêu:
lượt xem 16
download
HÌNH DẠNG VÒM KHẨU MẤT RĂNG TOÀN BỘ CỦA NGƯỜI VIỆT TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một tiêu chuẩn mới để đánh giá hình thể vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang dựa. Dựa trên tiêu chuẩn mới này, xác định tỷ lệ phân phối các loại hình dạng vòm khẩu của một mẫu dân số người Việt. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 50 mẫu hàm hàm trên chọn ngẫu nhiên trên bệnh nhân mất răng toàn bộ hai hàm đến điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HÌNH DẠNG VÒM KHẨU MẤT RĂNG TOÀN BỘ CỦA NGƯỜI VIỆT TÓM TẮT Mục tiêu:
- HÌNH DẠNG VÒM KHẨU MẤT RĂNG TOÀN BỘ CỦA NGƯỜI VIỆT TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một tiêu chuẩn mới để đánh giá hình thể vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang dựa. Dựa trên tiêu chuẩn mới này, xác định tỷ lệ phân phối các loại hình dạng vòm khẩu của một mẫu dân số người Việt. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 50 mẫu hàm hàm trên chọn ngẫu nhiên trên bệnh nhân mất răng toàn bộ hai hàm đến điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Vẽ hình dạng vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang tại các vị trí cần khảo sát bằng biên dạng kế, sau đó, scan các hình vẽ này vào máy vi tính. Với phần mềm AutoCAD 2004, ở mỗi mặt cắt đứng ngang, chia độ cao vòm khẩu thành 4 phần, tính tỉ lệ giữa chiều rộng vòm khẩu phần phía dưới (c) với chiều rộng vòm khẩu phần phía trên (a). Quan sát và phân loại hình dạng vòm khẩu theo những tiêu chuẩn qui định. Kết hợp tỷ số c/a với hình dạng đã được phân loại bằng quan sát, chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn phân loại mới
- về hình dạng vòm khẩu. Với tiêu chuẩn phân loại này, xác định tỷ lệ phân phối các loại hình dạng vòm khẩu. Kết quả: Tỷ số c/a có giá trị từ 1,19 đến 5,59. Tiêu chuẩn phân loại mới về hình dạng vòm khẩu dựa theo tỉ số c/a như sau: vuông khi c/a≤1,35; parabole khi 1,351,70. Dạng parabole chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở tất cả các vị trí đo (42,0%-73,5%), kế đến là dạng V (16,3- 33,3%) và dạng vuông (10,2-30,0%). Kết luận: Tiêu chuẩn mới giúp phân loại vòm khẩu người Việt phù hợp hơn vì không tính đến chiều cao khẩu cái, vốn sẽ cho đánh giá sai lệch khi có sự hiện diện của torus. Với tiêu chuẩn mới này, chúng tôi có được dữ liệu trung thực hơn về hình dạng khẩu cái mất răng toàn bộ của người Việt. ABSTRACT Objectives: This study was conducted to suggest a way to classify edentulous palatal shape and determining distribution proportion of edentulous palatal shapes. Method: 50 randomly selected casts of edentulous patients were drawn in cross-sectional plane by using contour meter. Images were transferred to a computer for measuring with AutoCAD software. The width
- and height of palate were measured to calculate the index of palatal dimension. The shapes of edentulous palates were evaluated based on a standarized, visual observation. Then, the ratio c/a of each palate (c was the width of lower ¼ site, a was that of upper ¼ site in cross-sectional palatal form) was calculated, and a criterium for morphological categorization was induced after combining these sets of data. With this criterium, we determine the distribution proportion of edentulous palatal shapes. Results: The proportion of c/a ranged from 1.19 to 5.69 and was used as a suggested criterium for categorization for palatal shape: palatal shape considered U-shaped if c/a≤1.35; parabolic if 1.351.70. The majority of palates (42.04-73.5%) showed parabolic shape. The occurence of U-shape and V-shaped palatee were respectively 10.2- 30.0% and 16.3-33.3%. Conclusions: Our suggested classification of palatal shape in which torus appear may be more appropriate than formers’ which depended on the height of palate. With new criterium of classification, we gain more appropriate data concerning morphological characteristics of Vietnamese edentulous palate. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Vòm khẩu ở hàm mất răng toàn bộ là một trong những yếu tố giải phẫu sinh lý quan trọng góp phần cho sự nâng đỡ, vững ổn và bám dính của phục hình toàn hàm. Hiểu biết về hình thái vòm khẩu góp phần vào việc điều trị thành công tình trạng mất răng toàn bộ. Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hình thái vòm khẩu như: Johnson, Holt và Duncanson (1986), Avci và Iplikcioglu (1992)(2), Ferrario và cộng sự (2002)(3)… Nghiên cứu của Johnson và cs năm 1986 đã sử dụng chỉ số “độ cao khẩu cái” để phân loại hình dạng vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang. Mặc dù phương pháp này đơn giản, nhưng không phù hợp trong trường hợp có sự hiện diện của torus, vì khi ấy độ cao khẩu cái sẽ bị đánh giá thấp đi. Trong y văn, hình dạng vòm khẩu thường được phân loại dựa theo hình dạng trong mặt phẳng đứng ngang. Nichols mô tả hình dạng vòm khẩu ở hàm mất răng toàn bộ gồm nhọn, vuông, cung hay phẳng. Một số tác giả khác thì chia là dạng V, dạng U, phẳng, cao, trung b ình và thấp hay kết hợp những dạng trên. Swenson, Hickey and Zarb đã thêm một phân loại bổ sung cho đường ráp nhô lên ở đường giữa và torus. Như vậy, việc phân loại hình dạng vòm khẩu vẫn chưa được thống nhất và các tiêu chuẩn đưa ra chưa đạt mức độ phù hợp cao. Ngoài ra, khi nghiên cứu vòm khẩu, hầu hết các tác giả nhấn
- mạnh sự cần thiết phải đánh giá những lồi xương hàm trên(8), mà torus khẩu cái là một trong những nhô xương thường thấy ở hàm trên. Đặc biệt là ở người Việt Nam, tỷ lệ này lên đến 68,5% trong một khảo sát gần đây(7)…. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với những mục tiêu như sau: - Đề nghị một cách phân loại mới về hình dạng vòm khẩu hàm mất răng toàn bộ. - Xác định tỉ lệ phân bố các loại hình dạng vòm khẩu của hàm mất răng toàn bộ ở một mẫu dân số người Việt. - So sánh tỷ lệ phân bố các loại hình dạng vòm khẩu giữa nam và nữ, giữa trường hợp có torus và không có torus. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu hàm đổ từ dấu sau cùng của 50 bệnh nhân mất răng toàn bộ hai hàm (34 nữ, 16 nam) đến điều trị tại khoa Răng Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 9-2003 đến tháng 4-2004. Chúng tôi loại khỏi mẫu nghiên cứu những mẫu hàm của bệnh nhân mới nhổ răng trong thời gian ít hơn 3
- tháng hoặc có điều trị phẫu thuật trên mô mềm và/hay xương hàm, sống hàm làm thay đổi hình dạng sống hàm và/hoặc vòm khẩu, torus trước đó, có biến dạng mô mềm vòm khẩu và/hoặc mô mềm phủ trên torus do đã sử dụng hàm giả làm sai phương pháp, mẫu hàm không rõ các mốc để xác định điểm chuẩn. Phương pháp nghiên cứu Trước tiên, xác định các điểm chuẩn A, G, G’ với thước chữ T, kế đến chia chiều trước-sau mẫu hàm thành 6 phần (hình 1, 2). Sau đó, dùng biên dạng kế vẽ biên dạng vòm khẩu tại 5 vị trí phía sau (hình 3): Scan các hình ảnh này vào máy tính, vẽ và đo các kích thước cần xác định bằng phần mềm autoCAD 2004 (hình 4). * Tính tỷ số c/a để kết hợp với các dạng vòm khẩu quan sát nhằm tìm hiểu xem với tỷ số nào thì vòm khẩu có hình dạng nào. Hình dạng vòm khẩu cũng được quan sát để đánh giá theo một tiêu chuẩn qui định như sau (h. 5):
- - Dạng tam giác: hai đường nối đỉnh sống hàm đến đáy vòm khẩu thẳng hay cong lõm và hội tụ về phía đáy vòm khẩu. Đáy vòm khẩu hẹp so với bềrộng giữa hai đỉnh sống hàm. Hình 1: Thước chữ T Hình 2: Các điểm mốc để vẽ 1, 2, 3, 4, 5, 6 là các vị trí tương ứng các mốc chia 6 đoạn bằng nhau
- Hình 3: Vẽ hình dạng mặt cắt vòm khẩu bằng biên dạng kế Vòm khẩu không có torus
- Vòm khẩu có torus Hình 4: Hình dạng vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang S, S’ là 2 điểm cao nhất trên đỉnh sống hàm tại vị trí cắt H: giao điểm của mặt cắt đứng ngang và đường giữa khẩu cái H’: chân đường vuông góc hạ từ H xuống SS’ T, T’ là 2 điểm thấp nhất ở 2 bên torus Ht: giao điểm của HH’ và TT’, nếu vòm khẩu có torus HH’:độ cao vòm khẩu từ bề mặt mẫu hàm đến SS’ HtH’: độ cao vòm khẩu từ đáy torus đến SS’ SS’: chiều rộng vòm khẩu tại đỉnh sống hàm Chia độ cao vòm khẩu thành 4 đoạn bằng nhau (HH1=H1H2=H2H3=H3H’) SS’(d) // S1S1’(a) // S2S2’(b) // S3S3’(c) c là chiều rộng phía dưới và a là chiều rộng phía trên của vòm khẩu trong một mặt cắt
- - Dạng parabole: hai đường nối đỉnh sống hàm đến đáy vòm khẩu cong lồi, hội tụ về phía đáy vòm khẩu, đáy rộng so với bề rộng giữa hai đỉnh sống hàm, không có sự gấp khúc ở 1/3 đáy vòm khẩu. - Dạng vuông: hai đường nối đỉnh sống hàm đến đáy vòm khẩu song song hay hội tụ rất ít về phía đáy vòm khẩu, có sự gấp khúc ở 1/3 đáy vòm khẩu. Vòm khẩu dạng tam giác Vòm khẩu dạng parabole
- Vòm khẩu dạng vuông Hình 5: Quy định đánh giá hình dạng mặt cắt vòm khẩu Sau đó kết hợp tỷ số c/a với các dạng vòm khẩu đã quan sát để xem với tỷ số nào thì vòm khẩu có hình dạng nào, từ đó đưa ra một công thức để phân loại hình dạng vòm khẩu. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Hình dạng vòm khẩu Tỉ số giữa chiều rộng phần phía dưới và chiều rộng phần phía trên của vòm khẩu (c/a) Bảng 1: Trung bình của tỉ số c/a ở tất cả vị trí đo (n=250)
- Giá Giá Trung Độ trị nhỏ trị lớn bình lệch nhất nhất chuẩn Tỉ 1,19 5,69 1,58 0,34 số c/a Tỉ số c/a có giá trị trung bình là 1,58, giá trị nhỏ nhất là 1,19, giá trị lớn nhất là 5,69 (bảng 5). Tỉ số c/a có tần số cao nhất trong khoảng (1,19- 1,69) (biểu đồ 1) 33,3 51,1 15,6 28,0 42,0 30,0
- 22,0 64,0 14,0 20,0 68,0 12,0 16,3 73,5 10,2
- 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 6 5
- 4 3 2 Vò trí Vuoâng Parabole Tam giaùc Biểu đồ 3: Tỉ lệ phần trăm các loại hình dạng vòm khẩu
- So sánh sự phân bố hình thể vòm khẩu giữa nam và nữ Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ phần trăm các loại hình dạng vòm khẩu tại các vị trí đo giữa nam và nữ (p>0,05). So sánh sự phân bố hình thể vòm khẩu giữa trường hợp có torus và không torus Ở vị trí 6, không có sự nhô lên của torus, do đó, không xét ở vị trí này. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ phần trăm các loại hình dạng vòm khẩu tại các vị trí đo giữa trường hợp có torus và không có torus (p>0,05) Biểu đồ 4: Tỉ lệ phân bố hình thể vòm khẩu giữa nam và nữ Phương pháp xác định hình dạng vòm khẩu
- Theo Johnson, hình dạng vòm khẩu trong mặt phẳng đứng ngang được phân loại dựa theo độ cao vòm khẩu (8) (bảng 3) Bảng 3: Phân loại hình dạng khẩu cái theo độ sâu vòm khẩu của Johnson Hình Dạng Dạng Dạng dạng khẩu phẳng chữ U chữ V cái Độ 1/2 sâu (inch) 1/2 Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chuẩn này để đánh giá hình dạng vòm khẩu trên các mẫu hàm, chúng tôi nhận thấy có 37/47 trường hợp độ cao vòm khẩu >1/2 inch ( 12,7mm), nhưng là dạng vuông hay parabole (không phải là dạng tam giác). Hình dưới đây minh họa cho trường hợp đề cập trên.
- Hình 6: Độ cao vòm khẩu là 15,01mm, nhưng quan sát thấy hình dạng là dạng U Ngược lại, có trường hợp độ cao vòm khẩu nhỏ
- Do đó, chúng tôi đã đề nghị phân loại hình dạng vòm khẩu theo tỉ lệ c/a và chọn độ cao vòm khẩu được tính đến đáy torus. Các vị trí để vẽ hình dạng mặt cắt vòm khẩu Vòm khẩu được chia làm 6 đoạn bằng nhau theo chiều trước-sau, tương tự như cách chia của Avci. Đo ở tất cả các vị trí cắt, trừ vị trí 1 vì chiều cao vòm khẩu ở vị trí này rất nhỏ(4) ; ngoài ra, ở vị trí này, những vân khẩu cái làm cho việc xác định hình dạng vòm khẩu khó khăn. KẾT LUẬN Nghiên cứu hình dạng vòm khẩu ở người mất răng toàn bộ trên 50 mẫu hàm với phương pháp vẽ lại hình dạng mặt cắt đứng ngang của vòm khẩu bằng biên dạng kế và đo đạc bằng phần mềm AutoCAD cho phép kết luận: Vòm khẩu được phân loại theo tỉ số c/a, gồm 3 dạng như sau: c/a≤ 1,35: vòm khẩu dạng vuông 1,351,70: vòm khẩu dạng tam giác
- Về sự phân bố hình dạng vòm khẩu, vòm khẩu dạng parabole chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở tất cả các vị trí đo (42,0%-73,5%). So sánh các kết quả giữa nam và nữ, giữa trường hợp có torus và không torus, cho phép kết luận: - Không có sự khác biệt về tỉ lệ phân bố hình dạng vòm khẩu giữa nam và nữ tại các vị trí đo. - Không có sự khác biệt về tỉ lệ phân bố hình dạng vòm khẩu giữa trường hợp có torus và không torus. Đề nghị một phương pháp mới để phân loại hình dạng vòm khẩu ở một mẫu dân số người Việt mất răng toàn bộ, chúng tôi hy vọng có được những dữ liệu trung thực hơn về hình thái hàm mất răng toàn bộ người Việt, góp phần phục vụ cho công việc điều trị phục hình toàn hàm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn