intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HIV / AIDS

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

123
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno Deficiency Virus ( Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV – 1 và HIV – 2 AIDS là tên của cụm từ tiếng anh: Acquired Immuno Deficiency Virus (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) Là một bệnh mạn tính do HIV gây nên, HIV phá hủy tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HIV / AIDS

  1. HIV / AIDS I - ĐẠI CƯƠNG: 1 - Định nghĩa: HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno Deficiency Virus ( Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV – 1 và HIV – 2 AIDS là tên của cụm từ tiếng anh: Acquired Immuno Deficiency Virus (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) Là một bệnh mạn tính do HIV gây nên, HIV phá hủy tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó BN dễ bị nhiễm trùng cơ hội, ung thư...mà bình thường cơ thể đề kháng được 2 – Mầm bệnh: - HIV thuộc họ Lentivirus, KT 100nm, có vỏ bọc với một nhân chứa ARN và các Protein bên trong 3 - Bệnh sinh nhiễm HIV:
  2. * Sự tái tạo của HIV: Sự tỏi tạo của HIV - 1 là một quỏ trỡnh gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước. Mỗi một bước là nguồn cung cấp cho sự tái tạo thành công và vỡ vậy đó là những điểm mấu chốt của thuốc kháng Virus. 1. Bước 1 là sự nhiễm trùng tích hợp toàn bộ tế bào, như là tế bào CD4 nhất là Lympho T, sự xâm nhập của virus HIV vào tế bào cần có Receptor trên bề mặt tế bào, Receptor CD4 và đồng Receptor là CCR5 hoặc CXCR4. 2. Bước 2: Những Receptor này tương tác với phức hợp Protein ở lớp bao ngoài của Virus. Những phức hợp này bao gồm 2 loại Protein đó là GP120 và GP41,khi tiếp cận với tế bào đích GP120 của Virus gắn vào Receptor CD4, quá trỡnh này được gọi là gắn kết. Nó hoạt hóa sự gắn của yếu tố đồng tiếp nhận (Co - Receptor), dẫn đến sự thay đổi hỡnh dỏng GP120, cho phộp GP41 đi vào và kết thúc việc vào trong màng tế bào. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp nhất của các màng, vỏ trong nhân Virus thâm nhập vào toàn bộ tế bào, phân hủy giải phóng ra 2 chuỗi RNA Virus và 3 men chủ yếu: Integrase, Protease và Men sao chép ngược. 3. Bước 3: Men sao chép ngược bắt đầu sao chép ngược RNA Virus. Nó có 2 loại đặc tính, men sao chép ngược của Virus tạo ra một AND một sợi, do lai hợp ARN của Virus và AND của tế bào để tạo ra 2 chuỗi xoắn kép DNA nhân Virus phân hủy RNA.
  3. 4. Bước 4 là hoạt động tích hợp. Hoạt động này chia tách Dinucleotit chuyển DNA vào trong nhân tế bào tạo thuận lợi cho tích hợp vào gen của tế bào và như vậy gen tế bào sẽ chứa thông tin di truyền của Virus. Sự hoạt hóa của tế bào trong việc phiên mó RNA tiền Virus thành RNA thông tin. RNA thông tin Virus di chuyển vào trong để tạo ra những Virus mới trồi ra. Một số Virus mới trồi ra này tiếp tục được hỗ trợ bởi Protease Virus. Protease Virus chia tách những sợi d ài Protein thành những đơn vị nhỏ. Bước này là gây nhiễm Virus. 5. Bước 5: Hai chuỗi RNA Virus và men sao chép đến cùng đồng thời và lắp ráp Protein quanh chúng tạo nên vỏ trong (Capsid). Đây là tiểu phần HIV trưởng thành, tiểu phần này dẫn đến tế bào có Protein Virus.Virus trưởng thành sẽ trở nên sẵn sàng để gây nhiễm những tế bào khác. Hàng triệu bản sao chép sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống miễn dịch và cuối cùng gây ra tỡnh trạng bệnh lý cho cơ thể. 4 - Chu trình lây nhiễm HIV: ...........................................HIV Khối cảm thụ ...................... ổ chứa Đường vào .......................... đường ra .......................Đường lây 5 - Đường lây và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
  4. •Lây qua đường máu: - Dùng chung bơm kim tiêm - Dùng chung dụng cụ xuyên chích qua da - Dùng chung dụng cụ cá nhân: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng - Tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV - Tai nạn rủi ro nghề nghiệp •Lây qua đường tình dục: - Quan hệ tình dục đồng giới - Quan hệ tình dục khác giới - Quan hệ tình dục lưỡng giới - Kiểu quan hệ tình dục •Lây từ mẹ sang con: - Trong khi mang thai : 5% - Trong khi đẻ : 15% - Khi cho con bú sữa mẹ : 10%
  5. 6 - Các yếu tố làm lan tràn HIV ở Việt nam: •Bản chất của dịch: Bệnh truyền nhiễm mãn tính, người bệnh trở thành nguồn lây sốt đời, ủ bệnh kéo dài, chưa có vaccine và thuốc chữa khỏi. •Lây nhiễm HIV liên quan mật thiết với hành vi nguy cơ rất khó thay đổi, dễ phát sinh phân biệt đối xử. •Nhiễm HIV liên quan đến di biến động dân cư, phân hóa giàu nghèo và đói nghèo •Nhận thức về dịch chưa cao •Các cấp, các ngành cha quan tâm đúng mức •Mâu thuẫn giữa chính sách và can thiệp •Lối sống hưởng thụ đang tăng •Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu nguồn lực II – TRIỆU CHỨNG: 1 – Lâm sàng:
  6. 1.1 - Phân loại giai đoạn theo TCYTTG: * Giai đoạn lâm sàng I - Không có triệu chứng - Bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng (PGL) - Về vận động( mức độ 1):Không triệu chứng, hoạt động bình thường * Giai đoạn lâm sàng II - Sút cân < 10% trọng lượng cơ thể. - Các biểu hiện nhỏ trên niêm mạc da (Viêm da tăng tiết bã, ngứa sần, nhiễm khuẩn nấm móng tay chân, loét miệng tái phát, viêm khoé môi). - Herpes Zoster (Zona), trong vòng 5 năm vừa qua - Tái phát nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (v.d. Viêm xoang do vi khuẩn) - Về vận động( mức độ 2): Có triệu chứng; Hoạt động bình thường * Giai đoạn lâm sàng III: - Sút cân, > 10% trọng lượng cơ thể. - Tiêu chảy mãn tính không rõ nguyên nhân, > 1 tháng.
  7. - Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (Không hoặc liên tục), > 1 tháng. - Nhiễm nấm candida đường miệng (tưa miệng). - Bị bạch sản lông đường miệng. - Lao phổi trong vòng 1 năm vừa qua. - Nhiễm khuẩn nghiêm trọng. - Về vận động ở gia đoạn 3: nằm bệt giường < 50% trong ngày của tháng vừa qua * Giai đoạn lâm sàng IV: - Hội chứng suy mòn do HIV theo định nghĩa của CDC(Sút cân, > 10% trọng lượng cơ thể.Tiêu chảy mãn tính không rõ nguyên nhân, > 1 tháng.Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (Không hoặc liên tục), > 1 tháng). - Viêm phổi do Pneumocystis carinii - Toxoplasmosis não - Cryptosporidiosis với tiêu chảy, > 1 tháng - Cryptococcosis, lao ngoài phổi - Cytomegalovirus (CMV) bệnh do đối với các cơ quan ngoài gan, lách hoặc hạch bạch huyết
  8. - Nhiễm Herpes simplex virus (HSV), niêm mạc da > 1 tháng, hoặc phủ tạng bất cứ dài bao lâu - Bệnh não trắng nhiều ổ tuần tiến (PML)) - Bất kỳ bệnh nấm lan toả cục bộ nào (i.e. histoplasmosis, coccidioidomycosis) - Nhiễm nấm candida ở thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi - Bệnh do mycobacteriosis lan toả không điển hình - Nhiễm trùng máu do Salmonella dạng không thương hàn - Lao ngoài phổi - U lympho - Kaposi’s sarcoma (KS) - Bệnh não do HIV theo định nghĩa của CDC - Về vận động giai đoạn 4: Nằm bệt giường > 50% số ngày trong tháng vừa qua 1.2 - Ba nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất ở châu á - Lao. - Viêm phổi do Pneumocystis .Carinii - Cryptococcosis, lao ngoài phổi
  9. 2 – Xét nghiệm: 1. Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể khỏng HIV. Qui trỡnh gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang. . Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trỡnh gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang. 2. Xột nghiệm trực tiếp: Phỏt hiện chớnh bản thõn HIV, bao gồm cỏc xột nghiệm khỏng nguyờn (khỏng nguyờn p24), nuụi cấy HIV, xột nghiệm acid nucleic của tế bào lympho mỏu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase
  10. Phỏt hiện chớnh bản thõn HIV, bao gồm cỏc xột nghiệm khỏng nguyờn (khỏng nguyờn p24), nuụi cấy HIV, xột nghiệm acid nucleic của tế bào lympho mỏu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase 3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyờn p24... hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24... 4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tỡnh dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao... như giang mai, viêm gan B, lao... III – CHẨN ĐOÁN 1/ Chẩn đoán xác định nhiễm HIV: + Khi XN tìm KT kháng HIV trong máu (+) ở 3 lần XN với 3 nguyên lý kỷ thuật khác nhau và 3 chế phẩm KN khác nhau. 3 kỹ thuật đó là:
  11. - ELISA(Enzyme-linked-sorbent-assay).: kỷ thuật MD gắn men: (+) 2 lần XN th ì làm tiếp các phương pháp sau - Serodia: - Determire: -> Đây là quy định cho người lớn và trẻ em > 18 tháng tuổi Trẻ < 18 tháng tuổi còn tồn dư KT người mẹ truyền cho con do đó với những trường hợp này khi có Anti HIV (+) thì phải chuyển mẩu máu vào viện Paster để XN PCR, mới cho kết quả quyết định. + Các xét nghiệp sau (+) sẽ cho chẩn đoán xác định - Western blot: - XN kháng nguyên: . P24 . P.C.R – HIV (+) - > chẩn đoán xác địn, nhưng (-) thì chưa loại trừ vì ở giai đoạn đầu số lượng HIV còn ít nên chưa phát hiện được, oặc đã điều trị ARV - Phân lập virus: trên thực tế không làm
  12. 2/ Chẩn đoán AIDS + Chẩn đoán AIDS hoặc dựa vào lầm sàng hoặc dựa vào XN - Lâm sàng: BN ở giai đoạn 4 => chẩn đoán AIDS - XN: CD4 < 200 => chẩn đoán là AIDS sl Lympho < 1200 tb/mm3 khả nưng là AIDS + Lâm sàng giai đoạn 4 (tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhiễm trùng cơ hội): - Hội chứng suy mòn do HIV - Lao: lao phổi giai đoạn 3, lao ngoài phổi gđ 4 - Bệnh Toxoplasma ở não: chẩn đoán bằng CT + huyết thanh - Candidasis( bệnh nấm Candida) thực quản = nấm miệng họng + đau sau x ương ức - Bệnh do Cryptosporridia có tiêu chảy trên 1 tháng - Bệnh Cytomegalovirus ở các cơ quan khác ngoài gan, lách, hạch - Herpes simplex virus da và niêm mạc trên 1 tháng hoặc nội tạng - Viêm não trắng đa ổ tiến triển
  13. - Bệnh nấm lưu hành ở địa phương có biểu hiện lan tỏa toàn thân(như nấm Penicilium, Histoplasma) - Bệnh do Mycobacteria không phải lao lan tỏa toàn thân - Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella không phải thương hàn - U lỵmpho - Sarcoma Kaposi - Bệnh lý não do HIV - Và/ hoặc hoạt động mức độ 4: liệt giường trên 50% số ngày trong tháng IV- ĐIỀU TRỊ: A – Phương pháp điều trị: -Điều trị bằng thuốc ARV ( Anti - Retrovirus) -Điều trị chống nhiễm trùng cơ hội -Chăm sóc, dinh dưỡng, chống nhiễm trùng cơ hội B - Điều trị bằng thuốc: Các thuốc ARV ( Anti - Retrovirrus)
  14. 1 – Mục tiêu điều trị : 1.Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của HIV 2.Phục hồi chức năng MD 3.Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV 4.Cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân 5.Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm. 2 – Nguyên tắc điều trị: 1.Điều trị kháng Retrovirus là một phần tổng thể các biện pháp chăm sóc và hổ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV 2.Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng có ít nhất 3 loại thuốc ARV 3.Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của điều trị kháng Retrovirus. 4.Các thuốc kháng Retrovirus chỉ tác dụng ức chế nhân lên của Virus mà không chữa khỏi hoàn toàn bệnh do HIV, nên người bệnh phải điều trị kéo dài suốt cuộc
  15. đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh lây truyền cho người khác 5.Người bệnh điều trị kháng Retrovirus khi ch ưa có tình trạng MD được phục hồi vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội 3 – Chỉ định điều trị: Người lớn và vị thành niên + Nếu có xét nghiệm số lượng TCD4 -Người nhiễm HIV ở giai đoạn IV, không phụ thuộc TCD4 -Người nhiễm HIV giai đoạn III, khi số lượng TCD4 < 350/mm3 -Người nhiễm HIV giai đoạn I, II, khi số lượng TCD4 < 200/mm3 + Nếu không có xét nghiệm số lượng TCD4: -Người nhiễm HIV giai đoạn IV, không phụ thuộc số lượng tế bào Lympho -Người nhiễm HIV giai đoạn II, III, sl Lympho < 1200 tb/mm3 Những người chưa có chỉ định điều trị ARV cần được theo dõi lâm sàng và Xn 3 - 6 tháng 1 lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định dùng thuốc 4. C¸c thuèc ARV ( Anti - Retrovirrus)
  16. - Thuốc chống virus: C¸c thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Hiện có một số nhóm như: + Các chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTs): đây là nhóm thuốc chống retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự sao chép của một enzym HIV là men phiên mã ngược. Nhóm thuốc này gồm zidovudine(AZT), lamivudine(3TC), didanosin(ddI), zalcitabine(ddC), stavudine(d4T) và abacavir(ABC). Một thuốc mới hơn là emtricitabine phải được dùng phối hợp với ít nhất là 2 thuốc AIDS khác, điều trị cả HIV và viêm gan B. + Các chất ức chế protease (PI): Nhóm thuốc này cản trở sự nhân lên của HIV ở giai đoạn muộn hơn trong vòng đời của nó bằng cách tác động vào enzym protease của virus, khiến cho HIV bị rối loạn cấu trúc và không gây nhiễm. Các thuốc trong nhóm gồm saquinavir(SQV), ritonavir(RTV), indinavir(IDV), nelfinavir(NFV), amprenavir(APV), lopinavir(LPV) và atazanavir. + Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTIs). Những thuốc này gắn trực tiếp với men phiên mã ngược, gồm các thuốc nevirapine(NVP), delavirdine(DLV) và efavirenz(EFV). + Các chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI). Những thuốc này hoạt động rất giống chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleotid nhưng tác
  17. dụng nhanh hơn. Thuốc duy nhất trong nhóm này là tenofovir(TDF) ức chế cả HIV và viêm gan B, tỏ ra có hiệu quả ở bệnh nhân kháng NRTI. + Các chất ức chế hoà nhập: không cho virus nhân lên bằng cách ngăn không cho màng virus hoà nhập với màng của tế bào khỏe mạnh. Thuốc đầu tiên trong nhóm này là enfuvirtide tỏ ra ức chế được ngay cả những chủng HIV kháng thuốc mạnh nhất. - Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,... - Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS. 5 – Các phác đồ điều trị ARV: + Hàng thứ nhất: - d4T + 3TC + NVP - d4T + 3TC + EFV - ZDV + 3TC + NVP
  18. - ZDV + 3TC + EFV + Hàn thức 2 sau khi điều trị thất bại hàng thứ nhất: - TDF hoặc ABC + ddI + LPV hoặc SQV/r hoặc NFV C. Điều trị chống nhiễm trùng cơ hội: - Các phác đồ điều trị các bệnh thường gặp - Lao: lao phổi giai đoạn 3, lao ngoài phổi gđ 4 - Bệnh Toxoplasma ở não: chẩn đoán bằng CT + huyết thanh - Candidasis( bệnh nấm Candida) thực quản = nấm miệng họng + đau sau x ương ức - Bệnh do Cryptosporridia có tiêu chảy trên 1 tháng D. Trị liệu bổ sung: - Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ. - Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,... V - CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
  19. •Phòng lây truyền qua đường tình dục: –Abstinence –Be faithful –Condom –Tăng cường dịch vụ STIs •Phòng lây truyền qua đường máu: –Phòng lây HIV qua tiêm chích ma tuý qua CT giảm tác hại: •Giáo dục đồng đẳng •BKT, BCS, Methadone •Gắn với dịch vụ y tế và xã hội –Thực hiện vô trùng, tiệt trùng các dụng cụ xuyên chích qua da –áp dụng các biện pháp dự phòng phổ cập •Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: –Phụ nữ cần được trang bị kỹ năng sống –Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn
  20. –Xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai, khi có thai và khi đẻ –Quản lý thai nghén, sử dụng ARV –Cho bú sữa thay thế –áp dụng các thủ thuật an toàn khi đẻ •Tăng cường các hoạt động IEC và BCC: –Thực hiện tiếp cận và giáo dục trực tiếp cho từng cá nhân –Kết hợp giữa tuyên truyền vận động và cung cấp phương tiện thay đổi hành vi : VCT, 100% BCS, trao đổi BKT –Sử dụng mọi phương pháp và phương tiện hỗ trợ •Tăng cường các hoạt động Quản lý chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS BS. Nguyễn Văn Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2